Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Hiệu quả dẫn vốn qua thị trường chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.16 KB, 14 trang )

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ DẪN VỐN CỦA TTCK
1.1. Tổng quan về TTCK
1.1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của TTCK:
1.1.1.1.1. Khái niệm:
TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài
hạn nhằm mục đích kiếm lời.
1.1.1.2. Bản chất:
Về mặt bản chất thì
- TTCK là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm.
- TTCK là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thị
trường một cách trực tiếp. Qua kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đầu tư đã thực sự gắn
quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn.
- TTCK thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ từ tư bản sở hữu sang tư bản
chức năng. Đây là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hóa.
1.1.1.3. Đặc điểm:
- TTCK là phương thức cung cấp và huy động vốn trực tiếp, người có vốn nhàn rỗi và
người có nhu cầu vốn trực tiếp tham gia thị trường mà không thông qua trung gian tài
chính như ngân hàng.
- Là thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo với sự tham gia của nhiều người
mua và bán; giá hình thành trên cơ sở quan hệ cung – cầu.
- Là thị trường vừa gắn với hình thức tài chính dài hạn, vừa gắn với hình thức tài chính
ngắn hạn.
1.1.2. Chức năng và cấu trúc của TTCK:
1.1.2.1. Chức năng của TTCK:
- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công
ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua
đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, chính phủ và chính quyền ở các
địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát
triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: TTCK cung cấp cho công chúng một môi


trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Chính vì vậy, TTCK góp
phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển
đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ
2
muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối
với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư.
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các
doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và
so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo
ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích
áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
- Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tê vĩ mô
1.1.2.2. Cấu trúc của TTCK:
Tùy theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc TTCK có thể được phân loại theo nhiều cách
khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu, ta chỉ xét cách phân loại theo quá
trình luân chuyển vốn. Theo cách phân loại này, TTCK được phân thành thị trường sơ cấp
và thị trường thứ cấp.
- Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơi mua bán chứng
khoán đầu tiên. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn của nhà
phát hành.Cụ thể: Chính phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc chi
tiêu dùng cho chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm tài trợ cho
các dự án đầu tư, phát triển công ty.
- Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch, mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được
phát hành nhằm kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau, trong đó
thị trường sơ cấp là cơ sở, tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường
sơ cấp thì sẽ không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu
không có thị trường sơ cấp thì việc hoán chuyển các chứng khoán thành tiền sẽ gặp khó
khăn, hạn chế khả năng huy động vốn cho nền kinh tế. Với hai bộ phận cấu thành là thị

trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, TTCK trở thành kênh chủ yếu huy động các nguồn
vốn trung và dài hạn cho Chính phủ và doanh nghiệp trong đó thị trường sơ cấp đóng vai
trò trực tiếp trong việc dẫn vốn từ nhà đầu tư đến các chủ thể phát hành.
1.1.2.3. Chủ thể tham gia thị trường
-Chủ thể phát hành:
+ Chính phủ
3
+ Các doanh nghiệp
+ Các tổ chức tài chính
-Chủ thể đầu tư:
+ Các nhà đầu tư cá nhân
+ Các nhà đầu tư có tổ chức
-Chủ thể trung gian chứng khoán: nhà trung gian chứng khoán có thể hoạt động với tư
cách là:
+ Nhà trung gian cá nhân (thể nhân)
+ Tổ chức trung gian (pháp nhân), như các CTCK
-Người quản lý giám sát các hoạt động TTCK: ở Việt Nam UBCKNN là người quản lý
giám sát hoạt động của thị trường.
- Các tổ chức có liên quan: như Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức thanh toán bù trừ và lưu
trữ chứng khoán, trung tâm đào tạo và hành nghề chứng khoán.
1.2. Hiệu quả dẫn vốn của thị trường chứng khoán:
1.2.1. Định nghĩa về hiệu quả dẫn vốn:
Trước hết ta cần hiểu khái niệm hiệu quả là gì? “Hiệu quả” là phép so sánh dùng để
chỉ những mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi
phí mà chủ thể bỏ ra để có được kết quả đó trong những điều kiện nhất định.
Từ đó, liên hệ đến “hiệu quả dẫn vốn” của một kênh dẫn vốn là việc các chủ thể cần
vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh có thể tiếp cận được nguồn vốn nhàn rỗi từ
các chủ thể thừa vốn (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, các tổ chức nước ngoài…)
nhanh chóng, kịp thời với chi phí thấp trong những điều kiện nhất định.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả dẫn vốn của TTCK:

1.2.2.1. Số chủ thể tham gia vào TTCK
- Số doanh nghiệp phát hành cổ phiếu: Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng
khoán càng lớn thì số lượng vốn mà TTCK dẫn vốn được cho nền kinh tế càng lớn.
- Số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia: Khi mà các chỉ số của thị trường diễn
biến theo chiều hướng tốt (mức độ rủi ro thấp, mức độ sinh lời cao) sẽ thu hút nhiều nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia vào TTCK càng
lớn, thì ở một khía cạnh nào đó, TTCK càng thu được nhiều vốn cho nền kinh tế.
1.2.2.2. Lượng vốn huy động được thông qua TTCK: Khối lượng vốn huy động được phản ánh rõ
nét mức độ hiệu quả của thị trường
1.2.2.3. Thời gian huy động được vốn thông qua thị chứng khoán: Thời gian huy động càng ngắn
thì doanh nghiệp tiếp cận được vốn nhanh hơn, chứng tỏ mức độ hiệu quả của TTCK
1.2.2.4. Chi phí để huy động vốn: Chi phí để huy động được vốn càng thấp thì càng thể hiện mức
độ hiệu quả của việc dẫn vốn
I.2.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả dẫn vốn của TTCK
4
I.2.3.1. Hành lang pháp lý và những chính sách của chính phủ
Khi Chính phủ các nước ban hành các chính sách trên thị trường tài chính, tạo môi
trường hành lang pháp lý cụ thể tạo cơ sở cho các chủ thể tham gia vào TTCK cả nhà đầu
tư và nhà phát hành hoạt động hiệu quả. Hạn chế được tình trạng bất cân đối thông tin,
bớt rủi ro cho các chủ thể.
I.2.3.2. Nhân tố vĩ mô
Một số nhân tố vĩ mô như cung tiền, sản lượng công nghiệp (thể hiện hiện cho hoạt
động kinh tế thực) tác động thuận chiều với TTCK.
+ Cung tiền tăng tạo sự dư thừa cho tổng phương tiện thanh toán. Đó là điều kiện để
dòng tiền chảy vào TTCK, làm tăng chỉ số giá chứng khoán.
+ Khi sản lượng công nghiệp tăng, nền kinh tế tăng trưởng, triển vọng đầu tư khả quan,
các doanh nghiệp có nhiều khả năng kinh doanh sinh lợi cao, do đó thu hút dòng vốn đầu
tư vào TTCK.
Trong khi đó nhân tố tỷ giá hối đoái và lãi suất có tác động ngược chiều với TTCK.
+ Tỷ giá hối đoái: Khi tỉ giá tăng, VND mất giá tạo tâm lý bất an cho nhà đầu tư. Có thể

xem đó như một tín hiệu rằng nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ đến, do đó TTCK sẽ sụt giảm.
+ Lãi suất: Do hiện tượng tâm lý đầu tư theo bầy đàn và tâm lý chi phối hành vi của nhà
đầu tư trên TTCK khá mạnh mẽ khiến cho chỉ số giá chứng khoán sụt giảm khi có tín hiệu
về bất ổn kinh tế vĩ mô như lãi suất tăng.
I.2.3.3. Biến động từ kênh tín dụng trung và dài hạn
Khi có sự biến động từ kênh tín dụng trung và dài hạn như rủi ro về thanh khoản, rủi
ro về tỷ giá, rủi ro về lãi suất, nhà đầu tư “ nghi ngờ” về khả năng sinh lợi của đồng vồn
đầu tư qua kênh tín dụng này dẫn đến có sự hấp dẫn hơn về nhà đầu tư qua kênh đầu tư
chứng khoán
I.2.3.4. Mức độ lợi tức từ các hoạt động trong TTCK
Khi tỷ suất lợi tức của các công cụ trên TTCK do các doanh nghiệp đưa ra cao hơn so
với lãi suất tiền gửi của ngân hàng trên thị trường, nhà đầu tư sẽ cân nhắc kênh đầu tư
mang lại lợi nhuận cao, rủi ro thấp từ đó việc phát hành các công cụ trên TTCK của các
doanh nghiệp hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư và ngược lại.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DẪN VỐN CỦA TTCK VIỆT NAM
2.1. Bối cảnh kinh tế và thực trạng TTCKVN trong giai đoạn 2007-2012:
Sau khi hình thành và đi vào hoạt động, TTCK VN đã có những đóng góp nhất định
cho nền kinh tế. Tuy nhiên sau giai đoạn tăng trưởng nóng, thị trường thường rơi vào
5
trạng thái mất cân bằng, chỉ số giá chứng khoán liên tục sụt giảm. Bên cạnh đó, khủng
hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã khiến cho kinh tế Việt Nam phải đương đầu với nhiều
thách thức. Những thông tin tiêu cực về kinh tế vĩ mô đã tác động không nhỏ tới sự suy
giảm của toàn thị trường. Năm 2012 là năm chứng kiến nền kinh tế Việt Nam có nhiều
biến động, đặc biệt là theo chiều hướng bất ổn. Các biện pháp, chính sách tài khóa và tiền
tệ thắt chặt đã được áp dụng từ 2011 khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại trong năm 2012.
Số liệu vĩ mô cho thấy nền kinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn khó khăn. Mặc dù
CPI đã giảm tốc, nhưng thời gian qua nhiều mặt hàng thiết yếu như y tế, giáo dục, điện,
nước, xăng dầu, chất đốt đã kịp tăng giá khiến cầu tiêu dùng suy yếu nghiêm trọng. Hàng
tốn kho ứ đọng duy trì ở mức cao trong khi tình hình sản xuất tiếp tục trì trệ, số lượng đơn
hàng sụt giảm. Hàng tồn kho chậm giải quyết cùng với vấn đề nợ xấu chậm xử lý khiến

tăng trưởng tín dụng chậm lại. Thâm hụt NSNN tăng mạnh ảnh hưởng tới an sinh xã hội,
khả năng hỗ trợ kinh tế của Chính phủ, cũng như gây áp lực lên thịt trường tiền tệ. Chịu
tác động nặng nề từ diễn biến kinh tế vĩ mô, năm 2012 đã ghi nhận những khó khăn nhất
định của TTCK Việt Nam thể hiện qua các chỉ số VN-Index và HN-Index.
Biểu đồ 2.1. Chỉ số VN-Index giai đoạn 2000-2013
Biểu đồ 2.2: Chỉ số HN-Index giai đoạn 2000-2013
6
* Về quy mô công ty niêm yết trên thị trường:
Năm HSX HNX Cả 2 sàn
2006 66 95 183
2007 118 119 237
2008 147 175 322
2009 193 245 438
2010 271 356 627
2011 301 385 686
2012 315 399 714
Quy mô công ty niêm yết trên sàn giao dịch TP Hà Nội và Hồ Chí Minh liên tục tăng
từ năm 2007 đến 2012. Năm 2007: tổng số công ty niêm yết là 183, trong đó có 66 công
ty niêm yết trên sàn HSX và 95 công ty niêm yết trên sàn HNX. Năm 2012: tổng số công
ty niêm yết là 714, trong đó có 315 công ty niêm yết trên sàn HSX và 399 công ty trên sàn
HNX. Cả 2 sàn tăng 531 công ty trong đó sàn HSX tăng 249 công ty và HNX tăng 304
công ty.
* Về mức độ vốn hóa thị trường:
Năm HSX (tỷ
VND)
HNX
(tỷ VND)
2006 179,700 39,008
2007 307,714 107,060
2008 169,355 45,339

7
2009 392,666 121,479
2010 491,802 126,835
2011 383,400 80,636
2012 602,904 82,232
Ta nhận thấy sàn GDCK TP Hà Nội có mức độ vốn hóa chưa cao. Sàn HNX có mức
độ vốn hóa cao nhất trong 2 năm 2009 (121,479 tỷ VNĐ) và năm 2010( 126,835 tỷ VNĐ)
và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011-2012. Trong khi đó, sàn giao dịch HSX lại có
mức độ vốn hóa cao hơn nhiều HNX dù số công ty niêm yết trên sàn HNX cao hơn sàn
HSX. Và mức độ vốn hóa của sàn HSX có nhiều biến động nhưng trong năm 2012 có sự
tăng trưởng mạnh ( tăng 219,504 tỷ VNĐ từ 383,400 tỷ (2011) lên 602,904 tỷ (2012)) .
* Tình hình niêm yết và phát hành trên thị trường chứng khoán:
2007 2008 2009 2010 2011 2012
Số công ty
niêm yết lần
đầu
54 85 116 189 59 28
Tổng KLCP
lưu hành của
các CTNY
(triệu CP)
5259,147 8174,01 13886,258 21545,65
9
26281,145 32691,54
Số CP phát
hành bổ sung
2914,86
3
5712,248 7659,401 4735,486 6410,395
Số tiền thu

được từ PH
( tỷ đồng)
11740 3644 4178 31192 14010 4782
Bảng 2.1. Tình hình niêm yết và phát hành khoán trên thị trường giai đoạn 2007-2012
2.2. Đánh giá hiệu quả dẫn vốn của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012:
2.2.1. Những điểm sáng của thị trường chứng khoán:
8
Kết thúc năm 2012, dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tác động rất mạnh đến sự phát
triển ổn định của TTCK nhưng TTCK Việt Nam vẫn được các tổ chức xếp hạng trên thế
giới đánh giá tăng trưởng khá khi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường đạt trên 300
triệu USD, tăng 1,5 lần so với năm 2011. Đây là điểm sáng bất ngờ trong bức tranh chung
nhiều màu sắc u ám của kinh tế thế giới năm 2012.
Doanh số giao dịch của ba sàn HSX, HNX và Upcom đều tăng trưởng cao hơn năm
2011, trong đó chỉ số VN - Index cuối năm 2012 tăng 17,69% so với năm 2011. Mức tăng
trưởng của VN - Index cũng cao gấp gần hai lần TTCK Mỹ (chỉ tăng 6%). Tại khu vực
châu Á, mức tăng của TTCK Việt Nam thậm chí còn cao hơn cả In-đô-nê-xi-a, Đài Loan,
Hàn Quốc và chỉ đứng sau Thái Lan (tăng 28%), Phi-líp-pin (26%), Ấn Độ (21%)… Đây
là mức tăng khá lý tưởng cho các khoản đầu tư cả dài hạn và ngắn hạn trong điều kiện nền
kinh tế còn nhiều khó khăn.
Mặc dù huy động vốn của doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu giảm sút, nhưng
tổng mức huy động vốn qua TTCK trong năm tăng trưởng mạnh mẽ với tổng giá trị
khoảng 170.000 tỷ đồng, tăng khoảng 40% so với năm 2011.
Năm 2012 cũng là năm đáng ghi nhận trong việc hoàn thiện khung pháp lý, thể chế
chính sách khi được đánh giá là năm có số lượng văn bản ban hành khá lớn trong 12 năm
hoạt động của thị trường như Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, TT số 227/2012/TT-BTC …
tạo tiền đề cho việc hình thành các sản phẩm mới trong năm 2013.
Bên cạnh đó, thị trường đã đưa vào nhiều sản phẩm nghiệp vụ mới như: kéo dài thời
gian giao dịch sang buổi chiều, áp dụng lệnh thị trường (MP), rút ngắn chu kỳ thanh toán
từ chiều ngày T+3 xuống sáng ngày T+3 và cho phép nhà đầu tư được bán chứng khoán
vào ngày T+3… Điều này cũng nhằm hỗ trợ thanh khoản của thị trường.

2.2.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân:
Quy mô thị trường năm 2012 còn nhỏ bé với tổng số lượng công ty niêm yết chỉ có 714
công ty trong đó có 28 công ty mới niêm yết, mặc dù giá trị tổng vốn hóa thị trường đã
đạt tới 23,9% GDP ( các nước trong khu vực có tỷ lệ này khoảng 30-40% GDP, số lượng
CTNY lên đến hàng nghìn). Giá trị tổng vốn hóa thị trường của VN cao có thể do trị giá
cổ phiếu đang được định giá ở mức cao hơn nhiều lần so với giá trị thực. Quan hệ cung và
cầu chứng khoán nhiều lúc mất cân đối, gây nên những biến động cho thị trường, do vậy
9
thị trường chứng khoán hoạt động chưa thực sự ổn định vững chắc, vẫn thể hiện một sự
không ổn định trong hoạt động giao dịch của thị trường mà nguyên nhân chính vẫn phụ
thuộc vào tâm lý đầu tư ngắn hạn. Chỉ số VNIndex chưa thực sự trở thành phong vũ biểu
của nền kinh tế. Thị trường tự do chiếm thị phần lớn và tiềm ẩn bất ổn cho cả hệ thống tài
chính.
Trong số lượng các CTNY thì chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước đã CPH nhưng tỉ
lệ CP do nhà nước nắm giữ ở các công ty lớn vẫn còn khá lớn. Điều này một mặt hạn chế
hàng hóa giao dịch trên thị trường dẫn đến nguồn cung hạn chế và đẩy giá lên cao. Mặt
khác chính nhà nước chưa tận dụng cơ hội này để thu hồi vốn cho ngân sách khi bán tiếp
tỉ lệ mà nhà nước đang nắm giữ ra bên ngoài. Quá trình CPH ở VN được đánh giá kém
hiệu quả.
Khả năng giám sát, cưỡng chế thực thi của các cơ quan giám sát còn yếu kém cùng
với sự phối hợp giữa tài chính, chứng khoán, ngân hàng, trong chính sách điều hành quản
lý thị trường còn hạn chế. Có quá nhiều văn bản pháp luật với hiệu lực pháp lý khác nhau
đang điều chỉnh về CK và phát hành CK.
Hệ thống CSHT, đặc biệt về hệ thống CNTT của các TTGDCK, CTCK cho thấy có
sự bất cập trước sự phát triển nhanh của thị trường đòi hỏi cần phải có sự đầu tư nâng cấp.
Doanh nghiệp mất nhiều thời gian để tiếp cận được vốn của thị trường. Chi phí phát
hành ra công chúng cao, chiếm từ 8-10% dẫn đến hiệu quả của dẫn vốn qua thị trường
chứng khoán bị giảm sút.
* Nguyên nhân:
Thị trường chứng khoán chỉ có thể phát triển khi công ty CP đại chúng là hình thức

phổ biến trong nền kinh tế và các CTNY hầu hết là các doanh nghiệp lớn đại diện cho các
ngành kinh tế.
Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường chứng khoán nước ta chưa có các tổ chức kiểm
toán, tổ chức định mức tín nhiệm (ĐMTN) hoạt động hiệu quả để hỗ trợ quản lý và thông
tin, làm cơ sở cho quyết định của các NĐT trên thị trường.Về chính sách, thể chế và pháp
luật, chúng ta vẫn chưa có những chính sách hợp lý, thể chế chưa hoàn thiện và luật pháp
vừa chồng chéo, vừa không đồng bộ.
10
Những hạn chế về bản thân các DN: Rất nhiều CTCP không có chiến lược kinh doanh
dài hạn, do đó cũng không xác định được cơ cấu vốn và phương thức huy động vốn 1
cách tối ưu.
Chi phí phát hành khá cao bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau như chi phí bảo lãnh
phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết. Ngoài ra
hàng năm công ty cũng phải chịu thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các
báo cáo tài chính, chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lí nhà nước về
chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kì.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẪN VỐN CỦA TTCK
* Triển vọng của thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2013-2020:
Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn rất thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Trong đó chỉ có
30% các DNNVV tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có
hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều DN vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao
15 – 18%). Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng bị sụt giảm, tăng trưởng tín dụng
thấp, gặp khó khăn trong thu nợ (gốc và lãi). Nợ xấu có xu hướng tăng cao. Điều kiện vay
vốn hiện nay chưa phù hợp với DNNVV, rất ít các DN đáp ứng được điều kiện không
được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn.
Theo điều tra “Tác động của chính sách tiền tệ và suy thoái kinh tế toàn cầu đến khả
năng tiếp cận vốn và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam” do Diễn đàn
Phát triển Việt Nam (VDF) phối hợp với Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) vừa công bố,
dù đã có sự nới lỏng của chính sách tiền tệ và nhiều chính sách kích cầu đang được triển
khai, nhưng vẫn có tới 20,8% doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết gặp khó khăn khi

tiếp cận vốn vay ngân hàng. Để tiến hành điều tra này, VDF và NEU đã gửi mẫu khảo sát
đến hơn 300 doanh nghiệp trong bốn lĩnh vực sản xuất kinh doanh gồm: sản xuất, thương
mại, xây dựng và dịch vụ tại Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, thương mại có số doanh
nghiệp tham gia điều tra chiếm 33,2%, dịch vụ chiếm 20,4%, xây dựng chiếm 17,3%, sản
xuất chiếm 12,2%. Theo kết quả điều tra, có đến 63,1% doanh nghiệp cho rằng khó và rất
khó trong việc tiếp cận vốn trong giai đoạn 1 với mức lãi suất dao động 15,65%/năm đến
20,35%/năm; 40,1% gặp khó khăn trong giai đoạn 2 với mức lãi suất tiếp cận thấp nhất là
11
8,4%/năm và cao nhất là 21%/năm, trung bình là 15,6%/năm; 20,8% vẫn đang thực sự
gặp khó khăn trong giai đoạn 3 (khi lãi suất đã giảm mạnh do chính sách nới lỏng tiền tệ
và gói kích cầu thông qua hỗ trợ 4% lãi suất cho vay của Chính phủ đang được triển
khai).
Từ đó ta nhận thấy: Đối với các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng,
nguồn vốn của nền kinh tế vẫn được huy động chủ yếu qua tín dụng của ngân hàng
thương mại. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, việc tiếp cận vốn vay từ
ngân hàng của các doanh nghiệp bị hạn chế thì vai trò dẫn vốn thông qua thị trường
chứng khoán trở nên hữu hiệu hơn.
Để xây dựng TTCK hoàn chỉnh, hiện đại có khả năng hòa nhập với thị trường vốn
quốc tế và trở thành kênh huy động vốn dài hạn hiệu quả cho DN và nền kinh tế khi mà
kênh dẫn vốn qua hệ thống ngân hàng gặp khó, quá trình xây dựng và phát triển TTCK
Việt Nam trong thời gian tới cần chú ý tập trung vào những giải pháp sau:
3.1. Hoàn thiện quy trình công bố thông tin
+ Mỗi CTCK cần xây dựng quy trình công bố thông tin của mình trên cơ sở quy
trình công bố thông tin mẫu của TTGDCK.
+ Cần phổ biến các vấn đề công bố thông tin trong nội bộ công ty, đồng thời tăng
cường giám sát để hạn chế việc rò rỉ thông tin ra bên ngoài hoặc ra báo chí trước khi báo
cáo với UBCKNN hoặc TTGDCK.
+ Không ngừng nâng cao chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho các nhân viên đặc
biệt là các nhân viên công bố thông tin trong đó nhân viên phải cung cấp cho khách hàng
những thông tin một cách trung thực đầy đủ, chính xác, nhanh chóng và kịp thời như

thông tin về tình hình giao dịch trên thị trường, thông tin liên quan đến CTNY, thông tin
quản lý thị trường, thông tin đã qua xử lý tại các công ty chứng khoán…
3.2. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin:
+ Phát triển và hoàn thiện hệ thống truyền thông nối mạng giữa TTGDCK và các
CTCK để tăng cường tính công khai minh bạch và kịp thời do CTNY công bố.
+ Đối với mỗi công ty đại chúng đạt tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK tập trung, cần
quy định cụ thể CTNY đó phải có hệ thống trang thông tin điện tử riêng đủ mạnh nhằm
12
cung cấp tất cả các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
một cách kịp thời, liên tục cho tất cả các nhà đầu tư.
3.3. Tăng cường công tác quản lý, giám sát TTCK:
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán có
vấn đề về an toàn tài chính, thanh khoản hoặc vi phạm các quy định về giao dịch, bảo vệ
tài sản của NĐT. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để xử lý các CTCK và cá
nhân có dấu hiệu vi phạm hình sự. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án tái cấu trúc CTCK
theo mục tiêu đảm bảo sự ổn định của TTCK.
3.4. Cải thiện môi trường pháp lý:
Để tăng thêm nhiều kênh cung cấp thông tin trên TTCK, Nhà nước nên xem xét
khuyến khích và tạo điền kiện cho các cơ quan tham gia công tác thông tin chứng khoán.
Hệ thống pháp luật về tài chính phải đặc biệt lưu ý đến những quy định về chế độ công
khai tài chính. Hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK hoạt động. Hoàn chỉnh các văn bản
quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán của các NĐT nước ngoài theo hướng
thông thoáng . Đặc biệt, xây dựng đề án TTCK phái sinh và nghị định hướng dẫn tổ chức
và hoạt động TTCK phái sinh bám sát yêu cầu thực tiễn vận hành của thị trường. Sớm
quyết định sáp nhập hai Sở Giao dịch Chứng khoán, đẩy mạnh triển khai các đề án quản
lý vốn gián tiếp, đề án tái cấu trúc thị trường trái phiếu.
Phải có những quy định cụ thể về thông tin và các hình thức xử phạt hợp lý đối với
việc vi phạm các nguyên tắc liên quan đến công khai thông tin.
Tạo điều kiện và khuyến khích thành lập quỹ đầu tư chứng khoán theo mô hình công
ty cổ phần. Quỹ đầu tư được thành lập tạo “cầu nối” để huy động các nguồn vốn tiết kiệm

nhỏ lẻ trong công chúng mà còn có vai trò lớn trong việc giúp đỡ những NĐT nhỏ, tạo
thói quen đầu tư cho họ cũng như góp phần định hướng đầu tư, ổn định thị trường, qua đó
nâng cao tính chuyên nghiệp trong đầu tư chứng khoán.
13
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ DẪN VỐN CỦA TTCK……… ……1
1.1. Tổng quan về TTCK……………………………………………………………….1
1.1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của TTCK…………………………………….…1
1.1.1.1. Khái niệm………………………………………………….……………… 1
1.1.1.2. Bản chất…………………………………………………………………… 1
1.1.1.3. Đặc điểm…………………………………………………………………….1
1.1.2. Chức năng và cấu trúc của TTCK……………………………… ……………… 1
1.1.2.1. Chức năng của TTCK……………………………………………………….1
1.1.2.2. Cấu trúc của TTCK…………………………………………………… ….2
1.1.2.3. Chủ thể tham gia thị trường…………………………………………… ….3
1.2. Hiệu quả dẫn vốn của thị trường chứng khoán………………………………….….4
1.2.1. Định nghĩa về hiệu quả dẫn vốn……………………………………………………4
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả dẫn vốn của TTCK…………………………… …4
1.2.2.1. Số lượng chủ thể tham gia vào thị trường………………………………… 4
1.2.2.2. Lượng vốn huy động được thông qua TTCK……………………………….4
1.2.2.3. Thời gian huy động…………………………………………………………4
1.2.2.4. Chi phí để huy động vốn……………………………………………………4
1.2.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả dẫn vốn của TTCK……………………………4
1.2.3.1. Hành lang pháp lý và những chính sách của chính phủ…………………….5
1.2.3.2. Nhân tố vĩ mô………………………………………………………….……5
1.2.3.3. Biến động từ kênh tín dụng trung và dài hạn……………………………….5
1.2.3.4. Mức độ lợi tức từ các hoạt động trong TTCK………………………………5
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DẪN VỐN CỦA TTCK VIÊT NAM………… 6
1.1. Bối cảnh kinh tế và thực trạng TTCKVN trong giai đoạn 2007-2012…………… 6
1.2. Đánh giá hiệu quả dẫn vốn của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012…….8

1.2.1. Những điểm sáng của thị trường chứng khoán…………………………………….8
1.2.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân……………………………………… 9
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIÊU QUẢ DẪN VỐN CỦA TTCK…………11
3.1. Hoàn thiện quy trình công bố thông tin…………………………………………… 12
3.2. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin………… ……12
3.3. Tăng cường công tác quản lý, giám sát TTCK…………………………………… 13
3.4. Cải thiện môi trường pháp lý……………………………………………………… 13
14

×