Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

SỬ DỤNG ĐẤT VƯỜN ĐỒI Ở HUYỆN VÕ NHAI – TỈNH THÁI NGUYÊN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.65 KB, 8 trang )

Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 68 - 75
68


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

SỬ DỤNG ĐẤT VƯỜN ĐỒI Ở HUYỆN VÕ NHAI – TỈNH THÁI NGUYÊN
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngô Xuân Hoàng
*

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT
Ở huyện Võ Nhai đất vƣờn đồi đƣợc sử dụng thông qua 5 loại mô hình chủ yếu đó là: Mô hình
cây lƣơng thực (chiếm 32,5% diện tích), Mô hình cây chè (chiếm 8,2% diện tích), Mô hình trồng
cây ăn quả chủ yếu là cây hồng, cam quýt, vải nhãn và mận, các loại cây này đƣợc trồng thành vƣờn
với quy mô khác nhau. Mô hình hình vƣờn tạp tƣơng đối phổ biến, đặc biệt là những hộ ngƣời dân
tộc thiểu số với mục đích sản xuất tự túc, tự cấp là chính. Mô hình nông lâm kết hợp, là mô hình
mới nhƣng có triển vọng, đƣợc phát triển ở vùng phía Bắc và vùng cao của huyện nơi có diện tích
đất rộng và dốc.
Kết quả cho thấy: mô hình cây chè, mô hình trồng cây ăn quả và mô hình nông lâm kết hợp có hiệu
quả kinh tế cao hơn các mô hình khác, do vậy phát triển kinh tế vƣờn đồi của huyện cần mở rộng và
phát triển các mô hình cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và mô hình nông lâm kết hợp, tiến tới
thu hẹp và xoá bỏ mô hình vƣờn tạp, vƣờn cây lƣơng thực đem lại hiệu quả kinh tế thấp.
Để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất vƣờn đồi, cần phải thực hiện một cách đồng bộ
các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất cho từng xã, giải pháp về khuyến nông, giải pháp về vốn cho
hộ nông dân, giải pháp về thị trƣờng và chế biến sản phẩm. Giải pháp xây dựng, phát triển mô hình
trang trại phù hợp với địa phƣơng, phát triển các mô hình vƣờn đồi vƣờn rừng có hiệu quả kinh tế cao
Từ khóa: Hiệu quả, giải pháp chủ yếu, sử dụng đất vườn đồi



ĐẶT VẤN ĐỀ
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái
Nguyên, gồm 14 xã và một thị trấn với tổng
số nhân khẩu là 62.744 ngƣời, tổng diện tích
đất tự nhiên là 84.510,4 ha
(2008), trong đó
đất nông nghiệp 7.318,7 ha (8,68%), đất lâm
nghiệp
56.238 ha (66,7%). Trong những năm
gần đây, khai thác và sử dụng đất vƣờn đồi đã
đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, tuy nhiên
chƣa xứng với tiềm năng đất vƣờn đồi của
huyện. Do vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất
vƣờn đồi nhằm tìm ra những giải pháp khả thi
góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai
của huyện là việc làm hết sức cần thiết. Trong
bài viết này chúng tôi muốn làm rõ thực trạng
và hiệu quả sử dụng đất vƣờn đồi ở huyện Võ
Nhai, kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và
tiềm năng nâng cao hiệu quả sử dụng đất
vƣờn đồi từ đó đề xuất những giải pháp chủ
yếu mang tính khả thi nhằm sử dụng có hiệu



Tel: 0912140868
quả đất vƣờn đồi trên địa bàn huyện trong
những năm tiếp theo.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã chọn 8
xã, trong đó có 5 xã vùng thấp và 3 xã vùng
cao, các xã này đƣợc phân bố ở các vùng
trong huyện. Sau đó chọn 240 hộ để điều tra
thu thập số liệu. Trong quá trình thu thập số
liệu chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp
chuyên gia, chuyên khảo, phƣơng pháp đánh
giá nhanh nông thôn (RRA), phƣơng pháp
đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của
ngƣời dân (PRA), phƣơng pháp phỏng vấn,
phƣơng pháp quan sát thực tế. Số liệu đƣợc
kiểm tra chỉnh lý và khẳng định độ tin cậy sau
đó đƣợc phân tổ và trình bày ở bảng thống kê,
đồ thị thống kê, bảng tính toán EXCEL. Các
chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và
môi trƣờng, đƣợc tính cho từng loại mô hình
sử dụng đất trên từng vùng. Bên cạnh đó
phƣơng pháp phân tích thống kê kinh tế và
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 68 - 75
69


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nhiều phƣơng pháp phân tích khác cũng đã
đƣợc dùng trong phân tích và dự báo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm và mô hình sử dụng đất vườn đồi
ở huyện Võ Nhai
Huyện Võ Nhai đƣợc chia thành 3 tiểu vùng
nhỏ thuộc 2 vùng sinh thái: vùng núi cao thuận

lợi phát triển sản xuất lâm nghiệp, trồng cây ăn
quả và chăn nuôi đại gia súc; vùng núi thấp
hƣớng phát triển chính là trồng lúa, cây lƣơng
thực, rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc,
gia cầm. Võ Nhai với địa hình tƣơng đối phức
tạp diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ,
diện tích đất đồi núi chiếm tỷ trọng lớn - thích
hợp cho việc phát triển các loại cây công
nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và
các loại cây trồng cạn khác. Qua điều tra khảo
sát 240 điểm đƣợc phân bố đều ở các vùng
kinh tế trong huyện cho thấy: đất vƣờn đồi
đƣợc sử dụng thông qua 5 loại mô hình chủ
yếu, có thể khái quát nhƣ sau (bảng 01).
Bảng 01. Tình hình sử dụng đất vƣờn đồi năm 2008 tại điểm điều tra
Mô hình
Loại hộ áp dụng (hộ)
Diện tích
Vùng cao
Vùng thấp

Khá
T.bình
Nghèo
Khá
T.bình
Nghèo
Số lượng (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng số

29
88
33
18
51
21
67,2
100
MH1
3
15
12
4
10
6
22,2
32,5
MH2
8
13
4
4
5
2
5,7
8,2
MH3
8
25
6

5
15
7
15,1
21,9
MH4
4
25
10
4
16
6
14,8
21,5
MH5
6
10
1
1
5
-
11,8
15,9
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra.
Mô hình cây lương thực (MH1): trên đất
vƣờn đồi chủ yếu là trồng cây lƣơng thực
nhƣ ngô, lúa cạn, sắn và đậu tƣơng, tỷ trọng
diện tích của mô hình chiếm 32,5% trong
tổng diện tích điều tra. Chủ yếu là các hộ
nghèo và trung bình, sản phẩm làm ra chủ yếu

phục vụ cho bản thân nông hộ, phần dôi ra
dùng để phát triển chăn nuôi, tỷ lệ sản phẩm
hàng hoá nhỏ. Giống cây trồng chủ yếu là các
giống địa phƣơng, đầu tƣ thâm canh thấp, lấy
công làm lãi là chính, chỉ trồng một vụ trong
năm nên sản xuất bấp bênh, hiệu quả kinh tế
và môi trƣờng thấp.
Mô hình cây chè (MH2): phát triển chủ yếu là
cây chè, bên cạnh đó còn có một số loại cây
khác nhƣ cam, quýt, hồng xiêm. Diện tích mô
hình này chiếm khoảng 8,2% trong tổng diện
tích điều tra, tập trung chủ yếu ở phần giữa
của hai vùng trong huyện. Đối tƣợng sản xuất
chủ yếu là các hộ ngƣời dân tộc Kinh khai
hoang, cây chè đƣợc trồng và chăm sóc tƣơng
đối tốt cho năng suất ổn định. Qua điều tra
cho thấy, hầu hết diện tích chè đƣợc các hộ
trồng và chăm sóc theo hƣớng quảng canh
(trồng không đúng kỹ thuật, đầu tƣ phân bón
ít, không đốn…). Trong 5,7 ha có tới 4 ha
trồng theo hƣớng này, giống chè sử dụng chủ
yếu là Trung du, Trung Quốc lá nhỏ.
Mô hình trồng cây ăn quả (MH3): chủ yếu là
cây hồng, cam quýt, vải nhãn và mận, các loại
cây này đƣợc trồng thành vƣờn với quy mô
khác nhau, sản phẩm mang tính hàng hoá cung
cấp cho nhiều nơi trong toàn quốc. Đối tƣợng
sản xuất thƣờng là các hộ có kinh tế khá. Mô
hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao và ngày
càng đƣợc chú trọng mở mang, đƣợc coi là giải

pháp rất quan trọng để cải thiện nâng cao đời
sống ngƣời dân, phủ xanh đất trống, đồi trọc,
bảo vệ môi trƣờng sinh thái trên địa bàn huyện.
Mô hình hình vườn tạp (MH 4): tƣơng đối phổ
biến trong đời sống sản xuất của nông hộ trong
vùng, đặc biệt là những hộ ngƣời dân tộc thiểu
số với mục đích sản xuất tự túc, tự cấp là
chính. Cây trồng trong mô hình sản xuất này
rất đa dạng, manh mún bao gồm cây ăn quả,
cây lƣơng thực, cây rau các loại, sản phẩm
hàng hoá rất ít, không đƣợc chú trọng đầu tƣ,
sản xuất bấp bênh hiệu quả thấp. Đối tƣợng
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 68 - 75
70


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
sản xuất gồm nhiều loại khác nhau, chủ yếu là
nhóm hộ nghèo, trung bình.
Mô hình nông lâm kết hợp (MH 5): đây là mô
hình mới nhƣng có triển vọng, đƣợc phát triển
ở vùng phía Bắc và vùng cao của huyện nơi
có diện tích đất rộng và dốc. Hiện nay ở
huyện Võ Nhai mô hình nông lâm kết hợp có
3 kiểu chính:
Mô hình cây lâm nghiệp - cây ăn quả - cây
lương thực: mô hình này đƣợc các hộ bố trí
nhƣ sau: đỉnh đồi có độ dốc lớn trồng cây lâm
nghiệp (rừng mới trồng hoặc rừng khoanh nuôi
bảo vệ) dƣới tán rừng chăn nuôi dê. Phần lƣng

đồi trồng cây ăn quả (vải, mơ), phần chân đồi
trồng cây lƣơng thực nhƣ lúa, ngô.
Mô hình cây lâm nghiệp - cây lương thực, cây
công nghiệp ngắn ngày - ao: bố trí nhƣ sau
phần chỏm đồi phát triển cây lâm nghiệp
(rừng khoanh nuôi tái sinh), phía dƣới thấp
hơn trồng cây lƣơng thực và cây công nghiệp
ngắn ngày. Mô hình này thƣờng đƣợc thiết kế
theo kiểu nƣơng định canh (nƣơng có băng
cốt khí hoặc xếp băng đá), điển hình ở các xã
Tràng Xá, La Hiên, Thƣợng Nung.
Mô hình cây lâm nghiệp-cây ăn quả-cây công
nghiệp ngắn ngày: ở phần chỏm đồi phát triển
cây lâm nghiệp và chăn thả trâu bò, phần giữa
trồng cây ăn quả (vải, mơ), chân đồi trồng
một số loại cây cây công nghiệp ngắn ngày.
Qua thực tế cho thấy: Nhóm hộ nghèo thƣờng
quan tâm đầu tƣ đem lại lợi ích trƣớc mắt và
an toàn lƣơng thực (mô hình cây lƣơng thực,
vƣờn tạp). Nhóm hộ khá và trung bình đầu tƣ
vào những mô hình sản xuất mang tầm chiến
lƣợc hơn, kết hợp hài hoà giữa lợi ích trƣớc
mắt và lâu dài (mô hình cây lƣơng thực, ăn
quả, công nghiệp và nông lâm kết hợp).
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất vườn đồi ở
huyện Võ Nhai
Hiệu quả kinh tế mô hình trồng cây lương
thực (MH1). Là mô hình tƣơng đối phổ biến,
đặc biệt là ở các hộ nông dân vùng sâu, vùng
xa. Mô hình này tập trung hầu hết ở các hộ

nghèo và hộ trung bình, thƣờng nhiều nhân
khẩu, ít ruộng, thậm chí không có ruộng.
Trong mô hình này thƣờng có 3 loại cây trồng
chính là lúa nƣơng, ngô, sắn và đỗ tƣơng. Các
loại cây trồng này đều dễ trồng, đầu tƣ ít, sử
dụng kỹ thuật truyền thống, sản xuất quảng
canh, các hộ nông dân chủ yếu lấy công làm
lãi, dựa vào sự ƣu đãi của tự nhiên. Qua tính
toán cho thấy: năng suất các loại cây trồng có
sự chênh lệch giữa 2 vùng, trong mô hình có
ngô, đỗ tƣơng và lạc là cho GO từ 3332 đến
4950 nghìn đồng/ha (vùng thấp), từ 3165 đến
4725 nghìn đồng/ha (vùng cao). Thấp nhất là
sắn có GO từ 2598 đến 2691 nghìn đồng/ha.
Nhìn chung MI/ngày lao động thấp, nông dân
lấy công làm lãi, ngày lao động bình quân
trong sản xuất vƣờn đồi dôi ra từ 2,0-2,5
nghìn đồng so với ngày lao động thuê ngoài.
Tuy vậy, đây là nơi cung cấp nguồn lƣơng
thực quan trọng cho các hộ nông dân mặc dù
các loại cây trồng có năng suất không ổn định
phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh,
hiệu quả kinh tế thấp.
Hiệu quả kinh tế của mô hình cây chè (MH2).
Mô hình này chủ yếu là cây chè, bên cạnh các
hộ còn trồng xen một số loại cây ăn quả nhƣ:
hồng, vải, nhãn. Tuy vậy, các loại cây này
chủ yếu tạo bóng mát, chƣa đƣợc chú ý phát
triển. Các hộ trồng chè chủ yếu là ngƣời kinh
lên khai hoang, chè là nguồn thu nhập chính,

sản phẩm hàng hóa cao, với chất lƣợng không
thua kém chè ở các vùng nối tiếng khác. Nhìn
chung hiệu quả sản xuất chè tƣơng đối cao.
Nhìn chung năng suất chè ở vùng thấp cao
hơn năng suất chè ở vùng cao khoảng 1,8
tạ/ha, đặc biệt là chè thâm canh có năng suất
cao hơn chè quảng canh khoảng 3,8 tạ/ha,
hiệu quả kinh tế cây chè gấp khoảng 7,2 lần
so với cây lƣơng thực. Tuy vậy, hiệu quả kinh
tế sản xuất sản xuất cây chè ở Võ Nhai còn
thấp hơn nhiều so với các vùng chè khác
(năng suất, hiệu quả chỉ bằng 1/2 so với chè ở
huyện Đại Từ và chè ở huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang). Hiện nay sản xuất chè đã bắt
đầu phát triển khá mạnh ở huyện Võ Nhai.
Tuy nhiên, việc trồng chè vẫn chủ yếu theo
hƣớng quảng canh (70% diện tích trồng hạt,
giống cũ, không thiết kế hàng chè theo đƣờng
đồng mức) do vậy, ảnh hƣởng đến khả năng
phát triển và năng suất của cây chè. Đầu tƣ vật
chất cho sản xuất chè còn hạn chế, chủ yếu là
thuốc sâu và phân hoá học do vậy phần nào
ảnh hƣởng đến chất lƣợng đất và khả năng
tăng năng suất trong những năm tiếp theo.
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 68 - 75
71


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hiệu quả kinh tế mô hình cây ăn quả (MH3).

Đây là mô hình có hiệu quả nhất, tập đoàn
cây trồng chính trong mô hình này gồm hồng
và cam quýt. Bên cạnh cây hồng, cây cam,
quýt cũng đƣợc phát triển, huyện Võ Nhai có
nhiều giống cam, quýt … loại hoa quả này
thƣờng chín vào dịp Tết, giá bán cao đem lại
thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân. Tuy
vậy, hiện nay giống cam quýt ở Võ Nhai cũng
bị suy thoái, sâu bệnh nhiều, chất lƣợng quả
không tốt. Trong mô hình này cây hồng có
hiệu quả kinh tế cao nhất, bình quân 1 ha
hồng cho GO từ 15406 đến 15615 nghìn
đồng/ha/năm, đem lại MI từ 11094 đến 12398
nghìn đồng/năm, bình quân/ngày lao động đạt
40,7 đến 41,4 nghìn đồng, sau khi trừ chi phí
lãi khoảng 30,7 đến 31,4 nghìn đồng/ngày lao
động. Cây cam có hiệu quả đứng thứ 2, tiếp
đó là cây quít, mô hình cây ăn quả là cho hiệu
quả cao hơn hẳn các mô hình khác từ 14-15
lần. Tuy nhiên, mô hình này có những hạn
chế sau: năng suất và sản lƣợng cây trồng phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năm đƣợc
mùa, năm mất mùa ảnh hƣởng đến đời sống
nông dân. Sản phẩm khó bảo quản, phụ thuộc
nhiều vào thị trƣờng, vốn đầu tƣ ban đầu cao
do vậy thƣờng thích hợp với những hộ khá và
trung bình, hộ nghèo khó phát triển.
Hiệu quả kinh tế mô hình vườn tạp và nông
lâm kết hợp (MH4, MH5). Mô hình vườn tạp
(MH 4): đây là mô hình canh tác truyền thống

của các nông miền núi. Sản phẩm vƣờn tạp
chủ yếu để tiêu dùng cho đời sống hàng ngày
của nông hộ - thể hiện tính tự cung tự cấp rõ
nét. Xét về mặt hiệu quả kinh tế, mô hình
vƣờn tạp có hiệu quả thấp hơn mô hình cây ăn
quả, cây công nghiệp dài ngày và mô hình
trồng cây lƣơng thực. Nhìn chung hiệu quả sử
dụng đất vƣờn tạp ở cả 2 vùng còn thấp chỉ
đạt GO từ 3279 đến 3975 nghìn đồng/ha/năm,
do cơ cấu cây trồng và trình độ đầu tƣ thâm
canh còn hạn chế. Tuy vậy, xét theo quan
điểm hệ thống thì mô hình vƣờn tạp có tính
bền vững cao do có nhiều tầng che phủ,
nhiều bộ rễ ăn sâu trong lòng đất, nên chịu
đƣợc xói mòn rửa trôi, tính ổn định cao,
mức độ rủi ro thấp, gắn chặt với cuộc sống
ngƣời nông dân từ lâu đời.
Mô hình nông lâm kết hợp (MH5): đây là mô
hình mới đƣợc hình thành và phát triển kể từ
sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về
thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho
các hộ nông dân ở huyện Võ Nhai. Nhiều hộ
đã phát huy thế mạnh sẵn có, lấy phƣơng
châm "lấy ngắn nuôi dài" mạnh dạn đầu tƣ
phát triển sản xuất theo hƣớng nông lâm kết
hợp trên cùng diện tích canh tác. Số liệu cho
thấy: mô hình nông lâm kết hợp tuy mới hình
thành và phát triển nhƣng bƣớc đầu mang lại
hiệu quả cao, GO đạt trung bình khoảng
10725 đến 10825 nghìn đồng/ha các chỉ tiêu

khác cũng đạt tƣơng đối cao. Hệ thống nông
lâm kết hợp sẽ đƣợc coi là hệ thống bền vững
và là mô hình phổ biến trong tƣơng lai ở
huyện Võ Nhai, đặc biệt ở các xã vùng cao
nơi có điều kiện thuận lợi về diện tích.
Hiệu quả kinh tế tổng hợp các mô hình sử
dụng đất vườn đồi. Sau khi tính toán hiệu quả
kinh tế của từng mô hình sử dụng đất vƣờn
đồi, chúng tôi đã tổng hợp, trình bày trong
bảng 02, qua bảng này cho thấy nhìn chung
mô hình 2, mô hình 3 và mô hình 5 có hiệu
quả kinh tế cao hơn các mô hình khác, điều
này hoàn toàn phù hợp với định hƣớng phát
triển kinh tế vƣờn đồi của huyện là mở rộng
và phát triển các mô hình cây ăn quả, cây
công nghiệp dài ngày và mô hình nông lâm
kết hợp, tiến tới thu hẹp và xoá bỏ mô hình
vƣờn tạp, vƣờn trồng các loại cây lƣơng thực
đem lại hiệu quả kinh tế thấp.
Như vậy: đánh giá hiệu quả kinh tế sử
dụng đất vườn đồi cho thấy
Trên đất vƣờn đồi, nông hộ sử dụng đất vƣờn
đồi theo nhiều mô hình khác nhau (mô hình cây
lương thực, mô hình cây ăn quả, mô hình cây
chè, mô hình vườn tạp và mô hình nông lâm kết
hợp) và bƣớc đầu đem lại hiệu quả nhất định
góp phần nâng cao đời sống ngƣời dân.
Đối với cây hàng năm: ở cả hai vùng, cây
đậu tƣơng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất,
tiếp đó là cây lạc, sau đó là ngô, lúa và cây

sắn. Do vậy, việc đẩy mạnh phát phát triển
sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày với
chủng loại, cơ cấu, giống phù hợp cùng với
việc tiếp tục trồng các loại cây lƣơng thực
chủ yếu (trong mô hình nông lâm kết hợp)
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 68 - 75
72


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vẫn là hƣớng đi trƣớc mắt và lâu dài đối với
sản xuất trên vƣờn đồi.
Đối với cây lâu năm: cây hồng, cam, cây chè
vẫn là các loại cây đem lại hiệu quả kinh tế
cao, quyết định thu nhập và đời sống trong
nông hộ. Cây vải, tuy mới đƣợc đƣa vào trồng
trên địa bàn huyện thông qua hỗ trợ của các
chƣơng trình dự án, nhƣng đã khẳng định đƣợc
vị trí. Hiệu quả thấp nhất là cây quít do ảnh
hƣởng của yếu tố giống, năng suất, giá cả…
Sử dụng đất vƣờn đồi theo hƣớng trồng cây
ăn quả, cây chè và xây dựng mô hình nông
lâm kết hợp bƣớc đầu đem lại hiệu quả cao
cần nhân rộng, phát triển. Bên cạnh đó cần
tăng cƣờng áp dụng các biện pháp kỹ thuật
canh tác tiến bộ vào sản xuất nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng đất vƣờn đồi.
Qua đánh giá, phân tích cho thấy: trên đất
vườn đồi/rừng cần tập trung chú ý phát triển
các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày

và cây ăn quả với số lượng, quy mô và cơ cấu
giống phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chú ý phát triển các mô hình sử dụng đất có
hiệu quả cao như mô hình chè, cây ăn quả,
nông lâm kết hợp ở những nơi có điều kiện
phù hợp, tiến tới xoá bỏ diện tích vườn tạp và
vườn cây lương thực.

Bảng 02. Hiệu quả kinh tế tổng hợp các mô hình sản xuất vƣờn đồi năm 2008
tại điểm điều tra (Bình quân 1 ha TT)
Mô hình
GO
(1000đ)
VA
(1000đ)
MI
(1000đ)
GO/IC
(lần)
VA/IC
(lần)
MI/IC
(lần)
GO/Ng lđ
(1000đ)
VA/Ng lđ
(1000đ)
MI/Ng lđ
(1000đ)
I.Vùng thấp










Mô hình 1
4017,8
3402,8
2787,8
3,3
2,8
2,3
18,5
14,5
12,5
Mô hình 2
15167,5
13258,0
11348,5
4,0
3,5
3,0
35,2
28,8
26,3
Mô hình 3

12731,0
11079,0
9426,9
3,9
3,4
2,9
47,0
42,0
34,5
Mô hình 4
3575,0
3076,0
2577,0
3,6
3,1
3,0
19,4
16,7
14,0
Mô hình 5
10825,0
9300,0
7775,0
3,5
3,0
2,5
32,5
27,9
23,3
II.Vùng cao










Mô hình 1
3765,0
3178,3
2591,5
3,2
2,7
2,2
17,7
22,3
12,0
Mô hình 2
13837,5
11995,3
10153,0
3,8
3,3
2,8
34,6
30,0
25,3
Mô hình 3

12106,5
10541,5
8976,4
3,9
3,4
2,9
45,5
26,1
33,2
Mô hình 4
3279,0
2809,5
2340,0
3,5
3,0
2,5
19,1
16,4
13,6
Mô hình 5
10725,0
9162,5
7600,0
3,4
2,9
2,5
32,3
27,6
22,9
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra.

Giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu
quả đất vườn đồi ở huyện Võ Nhai
Trong giai đoạn 2008-2015, cải tạo 10.651,5
ha đất đồi núi để trồng rừng sản xuất, xây
dựng mô hình nông lâm kết hợp, trồng cây
công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn
nuôi đại gia súc. Phƣơng hƣớng sử dụng đất
vƣờn đồi sẽ là: huy động tối đa đất vƣờn đồi,
vƣờn rừng vào sản xuất; chuyển giao các tiến
bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp đến các hộ nông
dân, đặc biệt là hộ vùng sâu, xa; mở rộng diện
tích các loại cây công nghiệp và cây ăn quả;
khuyến khích nông hộ làm giàu và phát triển
thành trang trại gia đình.
Giải pháp chung
Giải pháp quy hoạch sử dụng đất cho từng xã.
Cần hoàn thành việc xây dựng phƣơng án quy
hoạch sử dụng đất cho các xã, việc xây dựng
phƣơng án quy hoạch cần có sự tham gia của
ngƣời dân. Tiếp tục hoàn chỉnh việc giao đất
giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất. Bên
cạnh đó cần khuyến khích nông dân trao đổi,
chuyển nhƣợng đất, tăng cƣờng tập trung
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 68 - 75
73


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ruộng đất; kết hợp giao quyền quản lý sử

dụng đất đai và công tác khuyến nông; đề
nghị các chủ sử dụng đất cần tuân thủ chặt
chẽ quy hoạch sử dụng đất.
Giải pháp về khuyến nông.
Về nội dung hoạt động: cần tập trung hỗ trợ
nông dân cách tổ chức sản xuất hƣớng dẫn kỹ
thuật canh tác trên đất dốc, chống xói mòn,
cách sử dụng vốn, hạch toán kinh tế, sử dụng
phân bón, phòng trừ sâu bệnh, chú ý đến kỹ
thuật đầu tƣ thấp, phát huy kiến thức bản địa
về cây trồng, chế biến, bảo quản sản phẩm.
Tuy vậy, cần xác định các chủ đề đào tạo cho
phù hợp với từng đối tƣợng nông hộ (hộ khá
giàu, trung bình, nghèo).
Về phương pháp hoạt động: cần xây dựng kế
hoạch sớm và phát huy tối đa sự tham gia của
ngƣời dân; tổng kết kinh nghiệm tìm ra
phƣơng pháp khuyến nông phù hợp với địa
phƣơng; sử dụng phƣơng pháp truyền đạt
ngắn gọn, dễ hiểu, chủ yếu là trao đổi kết hợp
với việc sử dụng các hình ảnh, tờ bƣớm kỹ
thuật, mô hình; khuyến cáo phải dễ áp dụng
và phù hợp với điều kiện nông dân; tăng
cƣờng cung cấp thông tin cho nông dân thông
qua sách báo, ấn phẩm khuyến nông, đài, ti vi;
xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm
sở thích, làng khuyến nông tự quản. Phải
chuyển hẳn phương pháp khuyến nông cung
cấp hiện nay sang khuyến nông theo yêu cầu.
Giải pháp về vốn cho hộ nông dân.

Đối với hộ khá và quỹ đất lớn, cần tăng
cƣờng vốn vay trung hạn (5-7 trđ) và vốn vay
dài hạn (10-15 trđ). Hộ trung bình cần tăng
cƣờng lƣợng vốn vay trung hạn (5-7 trđ). Các
hộ nghèo tăng cƣờng cho vay vốn từ 3-5 trđ
(chủ yếu là hiện vật). Bên cạnh đó Ngân hàng
cần cải tiến thủ tục vay vốn, đa dạng nguồn
vốn vay, hình thành quỹ tín dụng nhân dân,
gắn chặt giữa hoạt động cho vay, khuyến
nông và hệ thống dịch vụ vật tƣ.
Giải pháp về thị trường và chế biến sản phẩm.
Về thị trường: Gắn ngƣời sản xuất với tiêu
dùng, giữa sản xuất với chế biến thông qua
xây dựng mối liên hệ giữa tổ chức tiêu thụ với
nhóm nông hộ. Bên cạnh đó việc cung cấp
thông tin về giá sẽ giúp cho nông hộ đƣa ra
quyết định đúng đắn trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm ở thị trƣờng nào có lợi nhất.
Vấn đề sơ chế biến: cần đề nghị với Nhà nƣớc
hoặc kêu gọi doanh nghiệp tƣ nhân xây dựng
1-2 cơ sở chế biến với quy mô vừa, chế biến
sản phẩm mơ, mận, vải, nhãn, gỗ ván ép, cót
ép, hàng thủ công mây tre đan, đó là nguồn
nguyên liệu sẵn có ở địa phƣơng để tạo đầu ra
cho các loại sản phẩm.
Giải pháp xây dựng, phát triển mô hình trang
trại phù hợp với địa phương. Giải pháp này
có thể áp dụng đối với hộ khá giàu hoặc có
quỹ đất lớn. Ở huyện Võ Nhai các nông hộ có
thể phát triển trang trại theo 4 hƣớng: trang

trại nông lâm kết hợp, trang trại lâm
nghiệp, trang trại nông lâm -dịch vụ, trang
trại nông lâm ngành nghề. Tuy vậy cần có
hƣớng dẫn và chính sách cụ thể để giúp các
hộ phát triển đúng hƣớng.
Giải pháp cụ thể
Tăng cường phát triển các mô hình vườn đồi
vườn rừng có hiệu quả kinh tế cao nhƣ mô
hình cây ăn quả, mô hình cây chè và mô hình
lâm kết hợp nhằm sử dụng đất có hiệu quả và
tạo ra những vùng sản xuất hàng hoá. Việc
xây dựng vƣờn đồi dƣới dạng mô hình canh
tác đất dốc là hết sức cần thiết, nhằm hạn chế
rửa trôi, giảm xói mòn, tăng độ dinh dƣỡng và
độ ẩm của đất.
Cải tạo vườn tạp trở thành vườn cây ăn quả
có hiệu quả kinh tế cao. Việc thay thế nên
tiến hành từng bƣớc theo phƣơng pháp trồng
xen và tạo gốc ghép, phƣơng pháp trồng xen
nhằm loại thải những cây trồng có năng suất
thấp, bị sâu bệnh, thay vào đó những cây
trồng mới có năng suất và khả năng chống
chịu sâu bệnh tốt. Phƣơng pháp tạo gốc ghép
nhằm tận dụng những cây hiện có trong vƣờn,
bằng cách chặt bỏ phần ngọn, giữ lại phần
gốc sau đó ghép những giống có năng suất
cao (ghép nêm, ghép áp, ghép mắt ) để có
những cây có sản phẩm nhiều hơn, phƣơng
pháp này hiện nay đƣợc áp dụng phổ biến để
cải tạo vƣờn tạp ở nhiều nơi trên miền Bắc.

Cải tạo và lựa chọn giống cây trồng phù hợp,
năng suất cao chất lượng tốt dễ tiêu thụ.
Đối với cây chè: cải tạo giống chè trung du ở
những nơi trồng trên 20 năm có năng suất
thấp bằng cách đốn cải tạo hoặc phá bỏ để
trồng cây chè cành giống PH1. Phát triển
Ngô Xuân Hoàng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 68 - 75
74


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
giống chè PH1 có năng suất tiềm năng 55
tạ/ha, chất hoà tan cao 49,0%. Bên cạnh đó
đối với các xã vùng cao nên tập trung phát
triển diện tích cây chè Tuyến san với thị
trƣờng tiêu thụ lớn phục vụ cho chƣơng trình
phát triển cây chè xuất khẩu của tỉnh.
Đối với cây hồng: cần tập trung phát triển
giống hồng địa phƣơng với mẫu mã, chất
lƣợng, hƣơng vị phù hợp và giá bán cao.
Trong quá trình phát triển cần chú ý chọn lọc
cải tạo chất lƣợng cây giống, kiên quyết
không cho phát triển những cây giống kém
chất lƣợng, loại bỏ giống kém chất lƣợng ra
khỏi địa bàn huyện.
Đối với các loại cây vải, nhãn: cần du nhập và
phát triển các loại cây giống vải nhãn có năng
suất chất lƣợng cao nhƣ vải thiều Lục Ngạn,
nhãn Hƣng Yên đã khẳng định tính thích nghi
với điều kiện miền núi. Tuy vậy, cần chú ý

đến nguồn gốc giống để đảm bảo cây trồng
đƣợc bảo hành về chất lƣợng tránh tình trạng
"cây không có quả" và phải chặt hàng loạt
trong những năm gần đây làm ảnh hƣởng và
tổn thất lòng tin của ngƣời dân đối với nhà
nƣớc, giảm hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
Cải tạo đất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật
cải tiến trong sản xuất.
Cải tạo đất vườn và hệ thống giữ ẩm: Xây
dựng hệ thống cây che phủ, cây bóng mát phù
hợp với từng loại cây trên đất vƣờn (cây cốt
khí, keo tai tƣợng, muồng, dứa, lạc), ví dụ: nếu
vƣờn cây ăn quả thì cây che phủ là đậu, lạc,
dứa; nếu vƣờn cây công nghiệp dài ngày thì
cây che phủ là muồng, cốt khí, keo tai tƣợng,
dứa. Luôn giữ cho mặt đất đƣợc che phủ thông
qua các biện pháp: ủ rác vào gốc cây, trồng cây
phủ đất, không nên cầy xới đất tạo dòng chảy
gây xói mòn cuốn trôi chất dinh dƣỡng.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải tiến trong
sản xuất: Nhƣ thiết kế vƣờn và trồng, đốn tỉa
cành và tạo tán…
KẾT LUẬN
Ở huyện Võ Nhai đất vƣờn đồi đƣợc sử dụng
thông qua 5 loại mô hình chủ yếu đó là: Mô
hình cây lƣơng thực (chiếm 32,5% diện tích),
Mô hình cây chè (chiếm 8,2% diện tích), Mô
hình trồng cây ăn quả chủ yếu là cây hồng,
cam quýt, vải nhãn và mận, các loại cây này
đƣợc trồng thành vƣờn với quy mô khác

nhau. Mô hình hình vƣờn tạp tƣơng đối phổ
biến, đặc biệt là những hộ ngƣời dân tộc thiểu
số với mục đích sản xuất tự túc, tự cấp là
chính. Mô hình nông lâm kết hợp, là mô hình
mới nhƣng có triển vọng, đƣợc phát triển ở
vùng phía Bắc và vùng cao của huyện nơi có
diện tích đất rộng và dốc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: mô hình cây
chè, mô hình trồng cây ăn quả và mô hình
nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế cao hơn
các mô hình khác, do vậy phát triển kinh tế
vƣờn đồi của huyện cần mở rộng và phát triển
các mô hình cây ăn quả, cây công nghiệp dài
ngày và mô hình nông lâm kết hợp, tiến tới
thu hẹp và xoá bỏ mô hình vƣờn tạp, vƣờn
cây lƣơng thực đem lại hiệu quả kinh tế thấp.
Để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất vƣờn đồi, cần phải thực hiện một cách
đồng bộ các giải pháp về quy hoạch sử dụng
đất cho từng xã, giải pháp về khuyến nông, giải
pháp về vốn cho hộ nông dân, giải pháp về thị
trƣờng và chế biến sản phẩm. Giải pháp xây
dựng, phát triển mô hình trang trại phù hợp với
địa phƣơng, phát triển các mô hình vƣờn đồi
vƣờn rừng có hiệu quả kinh tế cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất cả nước đến
năm 2010 (1996). Trình quốc hội khoá IX, kỳ
họp thứ 10, kèm tờ trình số 4665/KTN ngày

15/9, Hà Nội.
[2]. Chu Hữu Quý (1999), Những vấn đề đặt ra đối
với hộ nông dân trong việc sử dụng đất hiện nay,
Tài liệu hội thảo HAU - JICA, Hà Nội, tháng 10.
[3]. UBND huyện Võ Nhai (2008), Báo cáo tổng
kết hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp huyện Võ
Nhai, Võ Nhai, tháng 12.
[4]. Ngô Xuân Hoàng (2003), Giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm
nghiệp ở huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn, Luận án
Tiến sỹ Kinh tế, Hà Nội.
[5]. Ngô Xuân Hoàng (2006) Giải pháp chủ yếu
nhằm sử dụng có hiệu quả đất gò đồi ở huyện Võ
Nhai –tỉnh Thái Nguyên, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ.
[6]. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng
hợp và bền vững, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Quốc Dung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 40 - 45
75


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

SUMMARY
LAND USES OF UPLANDS AND HILL LAND IN VO NHAI DISTRICT
THAI NGUYEN PROVINCE: ISSUES AND SOLUTIONS.

Ngo Xuan Hoang



College of Economics and Technology - Thai Nguyen University

In Vo Nhai district, there were five main models to use hill-garden land as: Food-plants model
(reached 32.5% of area); Tea plants models (made up 8.2% of area); Fruit-tree models had mainly
of Persimmon, Citrus, Litchi, Longan and Plum. These fruit-tree were planted as different size
gardens. Mixed -gardens were fairly popular for minority groups with the major purpose of self-
sufficient and self-supplying. Combinative models of Agro-Forestry were new ones but its had a
good prospects and developed in the North and high-land regions of district which had large and
sloping land.
The results showed that: Tea plats models, Fruit-tree models and Combinative models of Agro-
Forestry had higher economic effects than the other ones. Therefore, to develop of hill-garden
economics for the district needed to expanse for fruit-tree , long-time industrial-tree and combined
Agro-Forestry models. And to come to narrowed and rub out the mixed-garden models and food
gardens which had low benefit.
To develop for production and enhance the using effects for hill-garden, we need to implement the
comprehensive measures on land-use plan for each village; And solutions of extension, funds for
farmers, market and produce-processing; Construction and development the farm models which
suitable with each local area, and develop the hill-garden and forest-garden with high economic
effects.
Key words: Economic effects and Mail solutions for hill-garden using.




Tel: 0912140868

×