Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.59 KB, 11 trang )

THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
MỤC LỤC
A. KHÁI NIỆM VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH
I – KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC & THÂM HỤT NGÂN SÁCH
1. Ngân sách nhà nước
2. Thâm hụt ngân sách nhà nước
3. Phân loại thâm hụt NSNN
II – NGUYÊN NHÂN GÂY THÂM HỤT NGÂN SÁCH
III – TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1. Thâm hụt ngân sách và vấn đế thoái lui đầu tư
2. Thâm hụt NSNN – một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát
3. Tác động của thâm hụt ngân sách tới cán cân thương mại
B. THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH VIỆT NAM
C. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH VIỆT NAM
1. Phát hành tiền
2. Phát hành trái phiếu Chính phủ
3. Vay nợ nước ngoài
4. Tăng thuế
5. Cắt giảm chi tiêu
6. Các giải pháp khác
A. KHÁI NIỆM VỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH
I – KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC & THÂM HỤT NGÂN SÁCH
1. Ngân sách nhà nước là gì?
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển, ngân sách Nhà nước là một văn kiện tài
chính mô tả các khoản thu và chi của chính phủ được thiết lập hàng năm.

Theo quan điểm của cácnhà kinh tế học hiện đại, ngân sách Nhà nướclà bảng cân đối, trong đ
ó liệt kê các khoản thu và chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của nhà nước.
Tại kỳ họp thứ
9, khóa IX của Quốc hội ngày 20/3/1999 đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước, trong đó đưa


ra khái niệm về ngân sách Nhà nước. Theo đó, ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi
của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực
hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
2. Thâm hụt ngân sách là gì?
Là tình trạng chi ngân sách vượt quá số thu vào. Tình trạng này có thể là do chi ngân sách kém
hiệu quả hay do có một khoản chi nào đó phải chi gấp mà chưa có tiền thu vào để bù đắp hoặc
do nạn tham nhũng. Để bù đắp thiếu hụt ngân sách thường phát hành trái phiếu. Thâm hụt
ngân sách của chính phủ nếu vượt quá 5% GDP thì được coi là nguy hiểm.
Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm
hụt chu kỳ.
• Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến
của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo
dục,quốc phòng,
• Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là
bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy
thoái, tỷ lệthất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi
ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Nợ công còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia hay Nợ chính phủ, là tổng giá trị các khoản tiền
mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.
II – NGUYÊN NHÂN GÂY THÂM HỤT NGÂN SÁCH
1 / Thất thu thuế nhà nước
Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnh các nguồn thu
khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ…tuy nhiên, do hệ thống pháp
luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đã tạo kẻ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi
dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng kể cho ngân sách nhà nước…điển hình, trong
năm 2008 lượng thuốc lá nhập lậu vào nước ta đã làm thất thu thuế, lấy đi của ngân sách nhà
nước 2.500- 3000 tỉ đồng. Ngoài ra, lượng thuốc lá nhập lậu còn làm chảy máu ngoại tệ của đất
nước khoảng 200 triệu USD/năm, làm gia tăng thất nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
kinh tế. Năm 2012, lượng đường nhập lậu làm Nhà nước thất thu ít nhất 500 tỷ đồng/năm, gồm
5% thuế nhập khẩu (khoảng 250 tỷ đồng) và 5% thuế VAT 250 tỷ đồng, chưa kể hàng trăm tỷ

tiền thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh nghiệp có thêm
nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên,việc miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm
thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác gây thâm hụt ngân sách nhà nước.
2/ Sự đầu tư công lớn, dàn trải, kém hiệu quả
Giá trị
(ngàn tỷ
đồng)
Tốc độ
tăng
(%)
% GDP Tỷ trọng các thành phần kinh tế (%)
Kinh tế
Nhà nước
Kinh tế
ngoài
nhà nước
Khu vực có
vốn
đầu tư
nước ngoài
2001 170.5 12.8 35.4 59.8 22.6 17.6
2002 200.1 17.4 37.3 57.3 25.3 17.4
2003 239.2 19.5 39.0 52.9 31.1 16.0
2004 290.9 21.6 40.7 48.1 37.7 14.2
2005 343.1 17.9 40.9 47.1 38.0 14.9
2006 404.7 17.9 41.6 45.7 38.1 16.2
2007 532.1 31.5 46.5 37.2 38.5 24.3
2008 616.7 15.9 41.7 33.9 35.2 30.9
2009 708.8 14.9 42.2 40.6 33.9 25.6

2010 830.3 17.1 42.6 38.1 36.1 25.8
2011 877.9 5.7 34.6 38.9 35.2 25.9
Trong giai đoạn 2001-2010, tổng đầu tư toàn xã hội của VN thuộc diện cao nhất thế giới, trung
bình đạt hơn 40% GDP và có tốc đọ tăng trên 18% mỗi năm. Trong đó tỷ trọng đầu tư công,
mặc dù có xu hướng giảm trong vài năm gần đây nhưng vẫn xấp xỉ 40% trong tổng đầu tư xã
hội.
Trong 2 năm 2007 và 2008, nước ta đã tiếp nhận một lượng vốn rất lớn từ bên ngoài. Nhằm đẩy
mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích
phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí ở các địa
phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia
còn chậm và thiếu hiệu quả, đã gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước và kiềm hãm sự phát
triển của các vùng miền, là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, nền hành chính công - dịch vụ công của chúng ta quá kém hiệu quả. Chính sự kém
hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng trở nên trầm trọng.
3/ Nhà nước huy động vốn để kích cầu
Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là: Phát hành trái phiếu Chính phủ, miễn giảm
thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước. Sử dụng gói giải pháp kích cầu một mặt làm kích thích
tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sẽ làm mức thâm hụt ngân sách tăng rất cao khoảng
8-12%GDP
Dự kiến đến hết năm 2012, khối lượng huy động vốn ước đạt 140.000 tỷ đồng. Số vốn giải ngân
cũng đạt 41.977 tỷ đồng, đạt kế hoạch năm.
4/ Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
Chi tiêu NSNN các năm
(Nguồn: Quyết toán và dự toán NSNN các năm của Bộ Tài Chính)
Giá trị
(ngàn tỷ đồng)
Tốc độ tăng
(%)
% GDP Tỷ trọng các tỷ phần
Đầu tư phát

triển
Thường
xuyên
2003 162.2 26.4 36.8 63.2
2004 187.4 15.5 26.2 35.3 64.7
2005 229.1 22.3 27.3 34.6 65.4
2006 268.4 17.2 27.6 32.9 67.1
2007 336.3 25.3 29.4 31.0 69.0
2008 411.8 22.5 27.9 29.0 71.0
2009 508.0 23.4 30.3 35.7 64.3
2010 605.6 19.2 31.0 28.2 71.8
2011 710.2 17.3 28.0 24.6 75.4
2012 852.8 20.1 29.2 21.7 78.3
Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi ngân sách
(nhất là ngân sách các địa phương). Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chế phân cấp nguồn
thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân
sách cấp dưới. Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ
thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm. Vì vậy, khi các địa phương vay
vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công
trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình,
làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính điều đó luôn tạo sự căng thẳng về ngân sách.Để có nguồn
kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai
trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN.
5/ Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn.
Quy mô chi tiêu chính phủ ở một số nước châu Á (% GDP)
Nguồn: ADB (2011), Key Economic Indicators for Asia and the Pacific
1990 1995 2000 2005 2009 2010
Bang-la-
đét
12,4 14,4 14,5 15,0 15,3 15,9

Campuchia 8,4 14,8 14,8 13,2 20,5 20,7
Trung Quốc 18,5 … 16,3 18,3 22,4 22,5
Hồng kông 14,3 16,4 17,7 16,9 17,8 17,4
Ấn Độ 17,3 14,1 15,5 13,7 15,6 15,4
Indonesia 19,6 14,7 15,8 18,4 16,7 16,5
Hàn Quốc 15,2 15,3 18,1 21,4 23,9 21,4
Lào 23,4 26,7 20,8 18,4 21,0 24,8
Malaysia 27,7 22,1 22,9 23,9 30,3 26,5
Pakistan 25,9 23,0 18,9 16,8 19,8 20,0
Việt Nam 21,9 23,8 22,6 27,3 31,8 30,7
Tăng chi tiêu của chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong ngắn hạn,
nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài chính do sự thiếu hiệu
quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của
hệ thống tài chính. Lý thuyết kinh tế không chỉ ra một cách rõ ràng về hướng tác động chi tiêu
của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên đa số các nhà kinh tế thường thống nhất
rằng chi tiêu của chính phủ một khi vượt quá một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng
kinh tế do gây ra phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả dẫn tới thâm hụt ngân sách nhà
nước và cuối cùng là gây ra lạm phát.
III – TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1. Thâm hụt ngân sách và vấn đề thoái lưu đầu tư
theo “thuyết tương đương” của Ricardo khi có tình trạng thâm hụt ngân sách thì tiết kiệm của
dân chúng tăng lên bằng mức thâm hụt. Vì thế sẽ không ảnh hưởng đến lãi suất , không gây
cản trở đầu tư
Tuy nhiên qua thực tế ở nhiều nước khi ngân sách nàh nước thâm hụt, chi tăng, thu giảm, GNP
sẽ tăng lên theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với mức cung tiền cho trước, lãi suất sẽ
tăng lên bóp nghẹt một số đầu tư.Kết quả là một phần GNP tăng lên có thể bị mất đi do thâm
hụt cao, kéo theo thoái lưu đầu tư với quy mô nhỏ trong ngắn hạn và quy mô lớn nếu trong dài
hạn.Từ đó làm giảm sự tăng trưởng kinh tế.
2.Thâm hụt NSNN- một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát
“lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian”.

Khi ngân sách nhà nước thâm hụt lớn, chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền
danh nghĩa tăng lên là một nguyên nhân gây ra lạm phát.Khi giá cả đã tăng lên thì sự thâm hụt
mới lại nảy sinh đòi hỏi phải in them một lượng tiền mới và lạm phát tiếp tục tăng vọt.Mà tác
hại của lạm phát là rất lớn như phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên.Gây biến
dạng về cơ cấu sản xuất và làm việc trong nền kinh tế…Như vậy thâm hụt NSNN trên đã gián
tiếp gây ra các tác động làm tổn hại đến nền kinh tế
Tuy nhiên, lạm phát cũng có tác động ngược đến thâm hụt NSNN.Với tác động phân phối của
cải một cách ngẫu nhiên thì lạm phát cũng sẽ làm dễ dàng hơn cho chính phủ trong một chừng
mực nhất định:
Thứ nhất, chính phủ có thêm một nguồn thu nhập đó là thuế lạm phát.
Thứ hai, chính phủ có thể được lợi nếu lạm phát làm cho lãi suất danh nghĩa tăng ít hơn bản
thân của lạm phát.
Và như vậy bản thân mức thâm hụt ngân sách có thể giảm.
3.Tác động của thâm hụt ngân sách tới cán cân thương mại
Hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong khoản giao dịch còn gọi là cán cân thương mại.Các
hoạt động xuất và nhập hàng hóa không chỉ được đánh giá thông qua số lượng mà còn đánh
giá thông qua tỉ lệ trao đổi.
Tỉ lệ trao đổi ở đây là tỉ số giữa giá hàng hóa xuất khẩu của một nước và giá hàng nhập khẩu
của bản thân nước đó.Như vậy, nếu như giá xuất khẩu tăng lên một cách tương đối so với hàng
nhập khẩu thì cán cân thương mại sẽ được tăng cường theo hướng tích cực và ngược lại(nếu
như khối lượng hàng không thay đổi).
Như ta đã phân tích ở trên tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ làm cho lãi suất thị trường tăng.Lãi
suất tăng làm cho giá trị đồng nội tệ tăng, giá hàng hóa trong nước theo đó cũng tăng làm
giảm lượng hàng xuất khẩu.Trong khi tương ứng, hàng hóa của nước khác sẽ rẻ tương đối so
với nước đó, dẫn tới việc tăng lượng hàng nhập khẩu vì vậy thâm hụt ngân sách sẽ gây ra tình
trạng nhập siêu.Nhập vào lớn hơn xuất ra , việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước bị hạn
chế, sản xuất gặp nhiều khó khăn.Tác động không ít tới tăng trưởng kinh tế.
B. THỰC TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH VIỆT NAM
Việt Nam thâm hụt ngân sách liên tục
hơn 10 năm qua

Con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu
vực, khoảng 6% GDP/năm.
Báo cáo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" do Ủy ban Kinh
tế của Quốc hội vừa công bố chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam tăng
nhanh trong thời gian qua.
Báo cáo chỉ ra rằng, thâm hụt ngân sách diễn ra liên tục trong khoảng hơn một thập kỉ qua và
có mức độ ngày càng gia tăng. Cụ thể, thâm hụt ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc của
Việt Nam trung bình trong giai đoạn 2003 - 2007 chỉ là 1,3% GDP, nhưng con số này đã tăng
hơn gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008 - 2012.
Thâm hụt ngân sách của Việt Nam qua các năm (%GDP)
Đặc biệt những năm gần đây, thâm hụt ngân sách liên tục đã kéo theo sự gia tăng nhanh của nợ
công. Tổng nợ công của Việt Nam đã tăng từ khoảng 40% GDP từ cuối năm 2007 lên tới 57%
GDP vào cuối năm 2010 và chỉ giảm đôi chút vào năm 2011. Cùng thời gian đó, nợ nước ngoài
của Việt Nam cũng tăng từ 32% lên tới gần 42% GDP.
Nợ công của Việt Nam qua các năm (%GDP)
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng cho biết, những con số này có thể chưa phản ánh đúng bản
chất của thâm hụt tài khóa ở Việt Nam hiện nay. Các tổ chức quốc tế đưa ra những con số khác
xa với báo cáo của Bộ Tài chính.
Cụ thể, tính riêng năm 2009, con số thâm hụt ngân sách chỉ tính riêng năm 2009 không bao
gồm chi trả nợ gốc theo báo cáo của Bộ Tài chính là 3,7% GDP, trong khi đó con số tương ứng
của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cao hơn nhiều, lần lượt là
6,6% và 9,0% GDP.
Trung bình trong hai năm 2009-2010, con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao
nhất so với các nước trong khu vực, vào khoảng 6% GDP/năm. Con số này gấp khoảng 6 lần so
với con số tương ứng của Indonesia, gấp 2 lần so với Thái Lan.
Thâm hụt ngân sách ở một số nước châu Á 2009 - 2010 (%GDP)
Theo báo cáo, sự thiếu nhất quán trong cách hạch toán tài khóa khiến cho các con số thống kê
không phản ánh chính xác về thực trạng nợ công của Việt Nam, gây nhiễu loạn thông tin cho
những người tham gia thị trường. Đồng thời nó khiến cho việc so sánh quốc tế, đánh giá, và
quản lý rủi ro nợ công của Việt Nam gặp khó khăn.

Sự bỏ sót trong hạch toán thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam được thể hiện rất rõ
thông qua các con số chênh lệch giữa lượng trái phiếu chính phủ phát hành vay nợ thực tế hàng
năm và con số trái phiếu chính phủ phát hành phản ánh trong Quyết toán ngân sách Nhà nước.
Theo số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), chỉ tính riêng hai năm 2010 và 2011,
tổng giá trị trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính phủ bảo lãnh mỗi năm được phát hành vào
khoảng 110 ngàn tỉ đồng, cao hơn rất nhiều so với con số báo cáo trong Quyết toán ngân sách
Nhà nước.
Ngoài ra, còn một lượng nợ lớn của các doanh nghiệp nhà nước, không được Chính phủ bảo
lãnh, cũng không được phản ánh trong bội chi ngân sách và nợ công hàng năm của Việt Nam
như thông lệ và khuyến cáo của nhiều tổ chức quốc tế.
C. GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THÂM HỤT NGÂN SÁCH VIỆT NAM
1. Phát hành tiền
Nhà nước phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông để hạn chế thâm hụt
ngân sách. Biện pháp này sẽ giúp cho Chính phủ huy động nhanh nguồn
vốn để cân đối ngân sách Nhà nước mà không tốn kém nhiều chi phí hành thu. Nhưng
giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm
quá nhiều tiền để bù đắp tham hụt ngân sách. Đặc biệt, khi nguyên nhân
thâm hụt là do thiếu hụt các nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển gây
"tăng trưởng nóng" và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia.
Nền kinh tế có thể phải gánh chịu phí tổn rất lớn do lạm phát có thể tăng
cao và suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, phát hành tiền không phải bao giờ cũng chứa đựng nguy cơ
lạm phát, tác động tiêu cực đến kinh tế, chính trị và xã hội. Nếu phát hành
tiền ở mức hợp lý, phù hợp với diễn biến của nền kinh tế, và sử dụng tiền
phát hành hiệu quả, tạo ra năng lực sản xuất mới thì sẽ không những không
làm tăng lạm phát mà còn loại bỏ được sự chen lấn đầu tư đối với khu vực
tư, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
2. Phát hành trái phiếu Chính phủ
Biện pháp này ngoài ưu điểm dễ triển khai và giúp Chính phủ tránh bị
ảnh hưởng hoặc o ép từ bên ngoài, còn cung cấp cho thị trường tài chính

một khối lượng hàng hóa có quy mô lớn, chất lượng cao, ít rủi ro. Tuy
nhiên, khả năng vay bằng trái phiếu của Nhà nước bị giới hạn trong phạm vi
lượng tiết kiệm của khu vực tư; mặt khác, nhu cầu vay nợ của Chính phủ sẽ
đẩy lãi suất thị trường tăng lên, tạo ra sự chèn lấn đầu tư đối với khu vực tư.
3. Vay nợ nước ngoài
Bao gồm vay từ nguồn vốn ODA, phát hành trái phiếu Nhà nước trên thị
trường tài chính quốc tế… Đặc biệt vay từ nguồn ODA có ưu điểm lãi suất
thấp, thời hạn vay dài. Tuy nhiên, vay nước ngoài sẽ phải phụ thuộc vào đối
tác cho vay, chịu sụ ràng buộc, áp đặt bởi nhiều điều kiện từ phía chủ thể
này. Mặt khác, việc gia tăng vay nợ nước ngoài trước mắt sẽ làm đồng nội
tệ lên giá, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu, tình trạng cán cân
thanh toán quốc tế. Trong dài hạn có thể gia tăng áp lực khủng hoảng nợ.
Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài
cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả
nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong
nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ - trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh
các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của ngân sách cho
các thời kỳ sau
4. Tăng thuế
Tăng thuế có hai cách: thứ nhất là tăng thuế suất. Biện pháp này có thể
tăng thu ngân sách ngay nhưng lại không được sự ủng hộ từ dân chúng, và
xét về lâu dài lại ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế - tiền tệ. Trên
thực tế tăng thuế suất có khả thi hay không còn phụ thuộc vào sức chịu
đựng của nền kinh tế, hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý thu và hiệu
suất của từng sắc thuế, cả thuế trực thu lẫn gián thu. Tăng thuế suất thuế
trực thu sẽ làm tăng thu ngân sách Nhà nước, kích thích kinh tế tăng trưởng.
Nhưng khi vượt quá giới hạn chịu đựng của nền kinh tế, tăng thuế suất thuế
trực thu cao sẽ thúc đẩy trốn thuế, không kích thích kinh tế tăng trưởng.
Thứ hai, mở rộng và nuôi dưỡng nguồn thu, chống thất thu có hiệu quả.
Biện pháp này không những giúp tăng thu ngân sách mà còn đảm bảo sự

công bằng về nghĩa vụ đónng góp cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên biện
pháp này khó thực hiện và phải triển khai trong thời gian khá dài, cũng như
phải có sự phối hợp đồng bộ với hệ thống các chính sách khác mới phát huy
tác dụng.
5. Cắt giảm các khoản chi tiêu
Đối với các nước đang phát triển, tiết kiệm của nền kinh tế bị hạn chế
bởi yếu tố thu nhạp bình quân đầu người. Bởi vậy, để duy trì sự tăng trưởng
kinh tế và mở rộng đầu tư, đòi hỏi Nhà nước phải gia tăng tiết kiệm ngân
sách trên cơ sở kết hợp chính sách thuế và chi ngân sách Nhà nước. Bên
cạnh biên pháp tăng thuế một cách hợp lý, cần phải thiết lập chinh sách chi
ngân sách Nhà nước hiệu quả. Việc cắt giảm chi tiêu ít ảnh hưởng tiêu cực
đến tiết kiệm của khu vực tư nhân. Tuy nhiên, cắt giảm chi ngân sách chỉ có
tác dụng tích cực khi Nhà nước cắt giảm những khoản chi tiêu lãng phí, bất
hợp lý, các khoản chi bao cấp cho xã hội và doanh nghiệp Nhà nước trên cơ
sở xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ công và cải cách khu vực kinh tế
nhà nước. Như vậy cần phải phân biệt giữa lãng phí với việc tăng chi để
kích cầu; giữa tính hiệu quả, tiết kiệm với việc cắt giảm chi ngân sách Nhà
nước một cách tùy tiện.
6. Các giải pháp khác
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định
chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền
kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống
chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống
kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng
như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường Đặc biệt
trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thếgiới, vấn đề tăng
cường vai trò quản lý nhà nước đối với quản lý ngân sách Nhà nước nói chung và xử lý bội chi n
gân sách nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết.
HẾT

×