Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần tô châu đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.68 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TẠ KHÁNH TỒN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TÔ CHÂU ĐỒNG THÁP

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
TẠ KHÁNH TOÀN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÔ CHÂU ĐỒNG THÁP

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN MINH ĐỨC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022



-i-


-ii-


-iii-


-iv-


-v-


-vi-


-vii-


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.

LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Tạ Khánh Tồn

Giới tính: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 16/08/1980

Nơi sinh: Đồng Tháp

Quê quán: Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp

Dân tộc: Kinh

Địa chỉ liên lạc: 23 Trần Quang Diệu, Phường Mỹ Phú, Thành phố Cao Lãnh,
Đồng Tháp. E-mail:
II.

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1.

Đại học
Ngành học

Hệ đào tạo

Cơng nghệ thực phẩm Đại học chính quy
Ngơn ngữ Anh
Đại học văn bằng 2
Tài chính Ngân hàng Đại học văn bằng 2
2. Thạc sỹ

Thời gian
đào tạo
1997 – 2002

2010 - 2013
2013 - 2016

Nơi học
Đại học Cần Thơ
Đại học Đồng Tháp
Đại học Đồng Tháp

Hệ đào tạo: Chính quy. Thời gian đào tạo từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2022.
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh.
Ngành học: Quản lý Kinh tế.
Tên luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ
phần Tô Châu Đồng Tháp.
Ngày & nơi bảo vệ luận văn: Ngày bảo vệ luận văn 12/11/2022 tại Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Minh Đức.
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC
Thời gian
2002 - 2007
2007 - 2022
Tháng 5/2022
đến tháng 7/2022

Nơi cơng tác
Cơng việc đảm nhiệm
Cơng ty TNHH Vĩnh Hồn Phó phịng Tổ chức
Cơng ty Cổ phần Tơ Châu Phó phịng Kinh doanh Tiếp thị
Công ty Cổ phần Tô Châu Trưởng phòng Kinh doanh tiếp

thị
-viii-


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại Công ty
Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp” do bản thân thực hiện.
Tôi xin tuyên bố rằng tất cả dữ liệu điện tử và dữ liệu giấy được trình bày dưới
đây là cơng việc của riêng tôi, ngoại trừ các nguồn được chỉ ra. Có tài liệu tham khảo
từ sách, tạp chí, nghiên cứu, báo cáo, hoặc các bài báo dựa trên các lý thuyết có liên
quan và trích dẫn của các bài báo. Dữ liệu phân tích trong bài báo cáo sử dụng các số
liệu thứ cấp thu thập được tại Công ty Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp. Tôi tự xử lý và
phân tích dữ liệu. Những kết quả này chưa được gửi hoặc công bố trong các nghiên
cứu trước đây.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2022
Tác giả

Tạ Khánh Toàn

-ix-


LỜI CẢM ƠN
Đề tài Luận văn Thạc sĩ của tôi là “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh tại Công ty Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp” là kết quả của quá trình học tập và
rèn luyện mà tác giả đã thực hiện khi theo học chương trình sau Đại học tại Trường
Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, Quý thầy cô trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí minh đã tạo điều kiện, giảng dạy nhiệt tình, truyền kiến
thức q báu cho tơi.

Tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Minh Đức, người hướng dẫn luận
văn thạc sĩ của tôi đã đồng hành cùng tơi trong suốt q trình tơi viết luận văn thạc
sĩ.
Xin cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp và các đồng
nghiệp đã cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu quý và nhiều ý kiến đóng góp giúp tơi
hồn thành nhiệm vụ này.
Tác giả chân thành gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè và các nghiên cứu sinh
cùng khóa đã chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập và quá
trình thực hiện đề tài.
Tác giả đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận văn, thường xuyên trao đổi, tiếp
thu ý kiến đóng góp của các thầy, cơ giáo và các bạn, tham khảo nhiều tài liệu. Tuy
nhiên, q trình thực hiện khơng tránh khỏi những mặt hạn chế và tồn tại nhất định.
Tác giả hoan nghênh ý kiến và đề xuất của Quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn.

-x-


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên các mục tiêu đã nêu trong Chương 1
và tài liệu tham khảo lý thuyết từ nghiên cứu trước về những yếu tố ảnh hưởng năng
lực cạnh tranh ở Công ty Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp. Tác giả đề xuất mơ hình
nghiên cứu lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty,
trong đó có TC (Năng lực tài chính), CN (sức mạnh cơng nghệ), UT (Uy tính doanh
nghiệp), DV (chất lượng dịch vụ), ML (mạng lưới hoạt động). Dựa trên mơ hình
nghiên cứu lý thuyết, tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát trong nhân viên của Công
ty cũng như nhà cung cấp, khách hàng, đối tác của Công ty. Các phương pháp được
sử dụng trong nghiên cứu là nghiên cứu định tính và định lượng.
Nghiên cứu định tính: Được thực hiện thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm
nhằm phát hiện và điều chỉnh các thành phần này và quy mô cạnh tranh của Công ty

Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp. Đo lường tác động tới năng lực cạnh tranh chứa 22
biến quan sát và 4 biến quan sát đo lường về năng lực cạnh tranh.
Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện bằng cách gửi bảng câu hỏi đến từng
nhân viên, nhà cung cấp cũng như một số khách hàng của Công ty Cổ phần Tô Châu
Đồng Tháp. Số lượng bảng câu hỏi được điền bằng cách điền đầy đủ thông tin vào
bảng câu hỏi và cỡ mẫu thu thập được là n = 264. Sử dụng phương pháp kiểm tra độ
tin cậy nhân tố Cronbach's alpha, kết quả chỉ cho thấy một trong 22 biến quan sát độc
lập. Biến quan sát và bốn biến phụ thuộc được loại bỏ và thích hợp để đưa vào phân
tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích hồi quy khẳng định tất cả 05 thành phần của
mơ hình khảo sát. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng tới khả năng
cạnh tranh tại Cơng ty. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy mơ hình 5 thành phần giải
thích được 61,3% sự thay đổi trong các biến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Tô Châu Đồng Tháp. Hiệu quả hoạt động tài chính có ảnh hưởng lớn nhất đến khả
năng cạnh tranh (hệ số chuẩn hóa beta = 0,461). Mặt khác, yếu tố uy tín doanh nghiệp
có ảnh hưởng ít nhất đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tô Châu Đồng
Tháp (với hệ số ảnh hưởng là 0,157).
-xi-


MỤC LỤC
TRANG
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI............................................................................ii
BIÊN BẢN CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ.......................................................iii
LÝ LỊCH KHOA HỌC ..................................................................................... viii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ ix
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... x
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................... xi
MỤC LỤC.......................................................................................................................xii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. xv

DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................... xvi
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................. xvii
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ...................................................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 4
1.4 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
1.7 Đóng góp của luận văn ................................................................................ 5
1.8 Kết cấu của luận văn ................................................................................... 5
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 6
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............. 7
2.1 Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ................................ 7
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh ........................................................... 7
2.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh...................................................... 7
2.1.1.2 Cấp năng lực cạnh tranh………………………….……...…8
2.1.1.3 Vai trò của cạnh tranh thị trường ......................................... 8
2.1.1.4 Phân loại cạnh tranh thị trường…………………………….8
-xii-


2.1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh ............................................... 9
2.1.3 Cơ sở lý thuyết định tính………………………………….………....9
2.1.4 Cơ sở lý thuyết định lượng………………………………………...12
2.1.5 Cơ sở lý thuyết nhân tố khám phá EFA và hồi qui………………..16
2.2 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................... 20
2.3 Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp ........................................... 23
2.3.1 Môi trường bên trong doanh nghiệp ................................................ 23
2.3.2 Mơi trường bên ngồi doanh nghiệp ................................................ 25

2.4 Các mơ hình để phân tích năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp ............. 27
2.4.1 Ma trận SWOT ............................................................................... 27
2.4.2 Mơ hình năm áp lực cạnh tranh ...................................................... 28
2.4.3 Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ... 31
2.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực cạnh tranh ................... 32
2.5.1 Nghiên cứu trong nước về năng lực cạnh tranh ............................. 32
2.5.2 Nghiên cứu ngoài nước về năng lực cạnh tranh ............................. 35
2.6 Đề xuất mơ hình nghiên cứu ..................................................................... 36
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................... 39
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 40
3.1 Quy trình nghiên cứu................................................................................. 40
3.2 Nghiên cứu định tính ................................................................................. 40
3.2.1 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 40
3.2.2 Thảo luận với chuyên gia ............................................................... 41
3.2.3 Kết quả nghiên cứu…………………………………………………..42
3.3 Nghiên cứu định lượng .............................................................................. 42
3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu ................................................................ 42
3.3.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu........................................................... 43
3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu .................................... 43
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................... 46
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 47
-xiii-


4.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp .............................. 47
4.1.1 Sự hình thành và phát triển ............................................................ 47
4.1.2 Sản phẩm Công ty……………………………..………………….. 47
4.1.3 Thị Trường và phân khúc thị trường...………………..........….…...47
4.1.4 Đối thủ cạnh tranh………………………..…………………..…….48
4.1.5 Thống kê thông tin người tham gia khảo sát .................................... 49

4.2 Kết quả định lượng .................................................................................... 50
4.2.1 Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha ...................... 50
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................... 52
4.3 Kiểm định mơ hình lý thuyết .................................................................... 54
4.3.1 Phân tích tương quan ...................................................................... 54
4.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mơ hình ............................................... 56
4.3.3 Phân tích hồi quy ............................................................................ 57
4.4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................... 60
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................... 63
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 64
5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 64
5.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 65
5.2.1 Duy trì và củng cố năng lực tài chính ............................................ 65
5.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ .......................................................... 66
5.2.3 Hoàn thiện mạng lưới hoạt động .................................................... 70
5.2.4 Nâng cao Uy tính doanh nghiệp ..................................................... 71
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ........................... 73
5.3.1 Hạn chế của đề tài .......................................................................... 73
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 74
PHỤ LỤC 1 : DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM .............................................. 77
PHỤ LỤC 2 : PHIẾU KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ....................................... 79

-xiv-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ


DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

NLCT

Năng lực cạnh tranh

DN

Doanh nghiệp

KH
SXKD
SP
SWOT

Khách hàng
Sản xuất kinh doanh
Sản phẩm
Strengths Weaknesses Opportunities Threats

-xv-



DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Mơ hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter ............................ 28
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................ 37
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 40
Hình 4.1: Mơ hình hồi quy chuẩn hóa ................................................................. 59

-xvi-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: So sánh phương pháp định tính và định lượng .................................... 15
Bảng 2.2: Ma trận SWOT……….........................................................................28
Bảng 4.1: Mô tả mẫu khảo sát .............................................................................. 49
Bảng 4.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha................................................... 51
Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................... 53
Bảng 4.4: Kết quả xoay nhân tố thang đo Năng lực cạnh tranh .......................... 54
Bảng 4.5: Kết quả phân tích tương quan.............................................................. 55
Bảng 4.6: Tóm tắt mơ hình hồi quy ..................................................................... 56
Bảng 4.7: Kiểm định ANOVA ............................................................................. 56
Bảng 4.8: Kết quả các thông số hồi quy .............................................................. 57
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ............................................... 59
Bảng 4.10: So sánh mức độ quan trọng và giá trị trung bình các yếu tố đo lường
về năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp…..………….62
Bảng 5.1: Giá trị trung bình của các quan sát thuộc yếu tố chất lượng dịch vụ.. 66


-xvii-


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1

Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có nhiều thuận lợi trong việc phát triển ngành chế biến

và xuất khẩu thủy hải sản. Theo Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 03 năm 2021
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến
năm 2030: Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất
hàng hóa quy mơ lớn gắn với cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững,
tích cực thích ứng với biến đổi khí hậu; Có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; Có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh
và hội nhập quốc tế; Đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng
cao, bảo đảm an sinh xã hội; Góp phần bảo đảm quốc phịng, an ninh, giữ vững độc
lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Tầm nhìn đến năm 2045: Thủy sản là ngành
kinh tế thương mại hiện đại, bền vững. Nó có trình độ quản lý tiên tiến, khoa học và
cơng nghệ. Đây là trung tâm chế biến hải sản biển sâu thuộc nhóm ba nhà sản xuất
và xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Nó đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu
ngành nơng nghiệp, biển và góp phần đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng.
Đảm bảo an sinh xã hội, làng chài xanh, sạch, đẹp, văn minh. Mức lương của ngư
dân bằng với mức trung bình của cả nước. Góp phần bảo đảm quốc phịng, an ninh
và giữ vững độc lập, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Đồng thời, trong xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều

cơ hội để phát triển và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần tăng GDP của
đất nước. Song bên cạnh đó, các cơng ty cùng ngành luôn cạnh tranh lẫn nhau để tồn
tại và giành lấy thị phần. Trước tình hình đó, nâng cao năng lực cạnh tranh đã trở
thành vấn đề thiết yếu để các công ty phát triển bền vững và góp phần tạo ra giá trị
của chính mình. Các cơng ty phải tận dụng các nguồn nhân vật lực để tăng hiệu suất
sản xuất và cắt giảm các chi phí không cần thiết để cạnh tranh với các đối thủ khác
-1-


và giành thị phần. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với tất cả các công
ty.
Hơn 15 năm hoạt động phát triển, Công ty Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp đã
tạo dựng được chỗ đứng nhất định trên thị trường trong nước và nước ngoài trong
lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản, góp phần đưa ngành thủy sản Việt Nam ngày
càng phát triển. Bên cạnh thành công về tài chính, cơng ty cịn gặp nhiều khó khăn
khi đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng. Quá nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện
trong tỉnh và tương tự như các tỉnh lân cận như An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long...cũng
như các các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài với các sản phẩm thay thế như cá
pollack, cá rô phi phê, cá da trơn ở các nước lớn mạnh của Mỹ, Trung quốc… Để
cơng ty có thể đứng vững trên thị trường trong tương lai gần thì cần có chiến lược
nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính vì lẽ đó, tác giả đã chọn “Các yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Tơ Châu Đồng Tháp”.
1.2

Các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để nâng cao năng lực cạnh

tranh ở nhiều công ty, nhưng vẫn chưa nghiên cứu nào thực hiện để làm rõ các yếu
tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh tại Công ty CP Tô Châu Đồng Tháp. Các tác giả
nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan từ các nghiên cứu về chủ đề này thông qua

các văn bản pháp luật, Quyết định của Chính phủ, Tài liệu tham khảo, Bài báo Nghiên
cứu, Tạp chí và Trang web về Chủ đề này. Các chủ đề bao gồm:
Bùi Đức Tuân (2010), trong luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chế
biến thủy sản Việt Nam” phát triển bền vững và hội nhập thị trường quốc tế.
Nguyễn Chu Hồi (2007), trong cơng trình nghiên cứu “Cơ hội và thách thức
của ngành thủy sản khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới”.
Trần Hữu Ái (2014) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thủy
sản xuất khẩu”, trong luận án Tiến sĩ tại học viện khoa học và xã hội. Nhấn mạnh vai
trò của các lợi thế quốc gia trong việc tạo dựng và cũng cố năng lực cạnh tranh của
một ngành.

-2-


Huỳnh Văn Sáu (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh ở nhiều doanh nghiệp công
nghiệp cao su tại Việt Nam đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực.

Nguyễn Hữu Thắng (2006), Năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp Việt Nam
với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế gần đây. Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh năm 2005,
Viện Khoa học Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài hệ thống hóa các tài liệu
trong và ngồi nước về năng lực cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường của
nước ta hiện nay thơng qua phân tích cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..
Nguyễn Thiên Phú, Nguyễn Vũ Huy (2013) đã thực hiện một nghiên cứu với
tiêu đề “Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Một trường hợp của các DNVVN ở tỉnh Bình Dương”. Nghiên cứu nói lên ý nghĩa
của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tỉnh Bình Dương
nói riêng đang bước vào thời kỳ cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Một mơ hình nghiên
cứu bao gồm bảy thành phần được đề xuất.
Định hướng thị trường, Khả năng tổ chức, Hiệu suất dựa trên phần thưởng,
Văn hóa học hỏi liên tục, Đổi mới, Định hướng thương hiệu, Khả năng gây quỹ.
Nghiên cứu này được thực hiện theo hai giai đoạn, định tính và định lượng. Một
nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng bảng câu hỏi 350 mẫu. 345 phiếu khảo
sát tích cực. Dữ liệu khảo sát được sử dụng cho thang điểm và kiểm tra giả thuyết.
Phân tích hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng
định và mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng với phần mềm SPSS 16.0 và
AMOS 21.0. Kết quả kiểm tra cho thấy văn hóa tổ chức định hướng thị trường và khả
năng huy động vốn là hai yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các
DNVVN. Mặc dù phạm vi nghiên cứu không phù hợp với chủ đề nghiên cứu của tác

-3-


giả nhưng khung lý thuyết và giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp ngành cao su có giá trị tham khảo nhất định.
1.3

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại

Công ty Cổ phần Tơ Châu Đồng Tháp. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tô Châu trong thời gian tới.
Mục tiêu chi tiết: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt được các mục
tiêu cụ thể sau:
Phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ Phần
Tô Châu Đồng Tháp;

Đo lường các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Tô
Châu Đồng Tháp;
Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Tô Châu
Đồng Tháp trong thời gian tới.
Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, nghiên cứu
cần trả lời các câu hỏi sau: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại Công
ty CP Tô Châu Đồng Tháp là gì Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
của Công ty CP Tô Châu Đồng Tháp như thế nào? Giải pháp để nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tô Châu trong Đồng Tháp thời gian tới?
1.4

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại

Công ty Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp.
1.5

Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp.
Nghiên cứu thu thập dữ liệu thứ cấp về thực trạng năng lực cạnh tranh trong

giai đoạn 2015-2019 và dữ liệu sơ cấp từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022.
1.6

Phương pháp nghiên cứu
Hệ thống lý thuyết và các câu hỏi về các nguồn gốc của năng lực cạnh tranh:

các định nghĩa, nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Thống
-4-



kê, mơ tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu dữ liệu từ nguồn dữ liệu nội bộ.
Phương pháp định tính: Trao đổi với các chuyên gia đề xuất các tiêu chuẩn
đánh giá năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Tơ Châu Đồng Tháp, tạo ma trận
hình ảnh cạnh tranh có sự tham vấn của các chuyên gia, nghiên cứu mơ hình và quy
mơ. Phương pháp định lượng: Nghiên cứu thực hiện kiểm tra độ tin cậy Cronbach's
alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) của thang đo loại trừ biến số sẽ được sử
dụng để đánh giá độ tin cậy và tính hợp lệ của thang đo. Phân tích hồi quy bội với
mục đích kiểm định các mơ hình lý thuyết đã đưa ra, các giả thuyết nghiên cứu và đo
lường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại Công ty CP Tô Châu Đồng Tháp.
1.7

Đóng góp của luận văn
Đóng góp về mặt khoa học: Nghiên cứu góp phần tổng hợp các lý thuyết về

năng lực cạnh tranh và xây dựng hệ thống thang đo cho các thành phần ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh, bổ sung cho hệ thống thang đo còn thiếu ở Việt Nam, đặc
biệt là tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.
Đóng góp thực tiễn: Bài luận văn này phản ánh năng lực cạnh tranh hiện tại
của Công ty Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho Công
ty Cổ phần Tô Châu Đồng Tháp nói chung và ngành cơng nghiệp chế biến thủy sản
tỉnh Đồng Tháp nói riêng những tài liệu tham khảo và đề xuất về khả năng cạnh tranh
trong tương lai để đáp ứng những thách thức trong tương lai. Nâng cao nhận thức về
kinh tế vĩ mô và sự biến động kinh tế tồn cầu. Q đó giúp lãnh đạo Cơng ty nhận
thức có hệ thống hơn trong việc định hướng chiến lược phát triển Công ty, giúp các
bộ phận nghiệp vụ hiểu được giá trị phần hành của công việc hiện tai cũng như giúp
tác giã hiểu rỏ hơn công việc đang làm góp phần nâng cao năng lực quản lý của tác
giã ở công việc hiện tại và phát triển hơn nữa sự nghiệp trong tương lai.
1.8


Kết cấu của luận văn
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và Mơ hình nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
-5-


TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 tác giả cũng đã trình bày lý do chọn đề tài, chủ đề nghiên cứu, thời
gian, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu. Như tác giả đã đề cập đến phương pháp khảo
sát ở Chương 1, nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát hỗn hợp (kết hợp giữa
phương pháp khảo sát định tính và định lượng).
Qua đó, nghiên cứu định tính nhằm xây dựng một mơ hình nghiên cứu ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh và tạo ra thang đo (bản thảo) các khái niệm nghiên
cứu trong mơ hình nghiên cứu đề xuất.

-6-


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1

Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

2.1.1 Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh

2.1.1.1Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh không chỉ là môi trường thúc đẩy cho hoạt động sản xuất kinh
doanh phát triển, mà còn nâng cao năng suất lao động, làm cho các doanh nghiệp hoạt
động ngày càng hiệu quả hơn mà cịn góp phần vào sự phát triển của đất nước. Tuy
nhiên, khái niệm cạnh tranh được thể hiện khác nhau tùy theo thời đại và cách tiếp
cận của tác giả.
Smith (1776) đề xuất rằng, theo lý thuyết kinh tế phương Tây, hoạt động kinh
tế có thể hợp tác nhịp nhàng thơng qua cạnh tranh và thúc đẩy xã hội phát triển. Cạnh
tranh tự do thúc đẩy nỗ lực và sức sáng tạo của mọi người, nâng cao năng suất lao
động, tăng quá trình thịnh vượng của quốc gia. Cạnh tranh có quan hệ mật thiết với
thị trường, vì cạnh tranh chủ yếu thông qua thị trường và giá cả, cạnh tranh tự do tự
điều chỉnh quan hệ cung ứng. Sự phân công lao động tạo ra sự cân bằng giữa cung và
cầu trong xã hội mà không cần sự can thiệp của chính phủ.
Theo Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (2002): Cạnh tranh là sự cạnh
tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất với nền kinh tế nhằm đạt được
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh tế và tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, đấu
tranh với và vì lợi ích tốt nhất của chính nó. Mục đích của cuộc thi nhằm đạt được lợi
ích, quyền lợi tối đa và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của các chủ thể tham gia cuộc
thi.
Theo Porter (1980), cạnh tranh để giành thị phần. Thực chất của cạnh tranh là
tìm kiếm lợi nhuận cao hơn lợi nhuận trung bình của cơng ty. Kết quả của q trình
cạnh tranh là lợi nhuận trung bình của ngành theo hướng cải thiện đáng kể, có thể
dẫn đến hạ giá. Các góc nhìn trên được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau nhưng đều
có nội dung tương tự nhau. Tác giả xin sơ lược cuộc thi như sau: “Cạnh tranh là sự
-7-


×