Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 102 trang )



i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ




TRẦN THỊ THU HƯƠNG





YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Kim Anh





Hà Nội - Năm 2012
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH iii
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH
BẢO HIỂM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 7
1.1. Khái quát chung về ngành bảo hiểm 7
1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm 7
1.1.2. Vai trò của ngành Bảo hiểm trong nền kinh tế quốc dân 8
1.2. Năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm 9
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 9
1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm 10
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm 12
1.3.1. Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp 13
1.3.2. Điều kiện cầu về bảo hiểm 14
1.3.3. Các nhân tố điều kiện 14
1.3.4. Các ngành liên quan và bổ trợ 15
1.3.5. Nhận thức, tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước 16
1.3.6. Cơ hội 16
1.4. Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm 16
1.4.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành bảo hiểm Việt Nam 16
1.4.2. Cam kết theo hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) 18
1.4.3. Cam kết theo hiệp định khung hiệp định thương mại song phương
Việt Nam – Hoa Kỳ (Vietnam-USA BTA) 19
1.4.4. Những cam kết của Việt Nam đối với WTO trong lĩnh vực bảo

hiểm 20

iv
1.5. Kinh nghiệm ở một số nƣớc 23
1.5.1. Kinh nghiệm ở Trung Quốc 23
1.5.2. Kinh nghiệm ở Ấn Độ 24
Kết luận chƣơng 1: 27
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG
LỰC CẠNH TRANH NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 28
2.1. Tổng quan ngành bảo hiểm Việt Nam trong quá trình hội nhập 28
2.1.1. Tăng trưởng doanh thu phí của ngành 28
2.1.2. Số lượng doanh nghiệp của ngành 30
2.1.3. Thị trường chưa phát triển cân xứng, mức độ tập trung thị trường cao 31
2.1.4. Vai trò của ngành bảo hiểm Việt Nam trong nền kinh tế 32
2.2. Năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm Việt Nam 35
2.2.1. Tổng tài sản của ngành 35
2.2.2. Năng lực công nghệ của DNBH 39
2.2.3. Nguồn nhân lực 40
2.2.4. Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa của dịch vụ cung cấp . 41
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm
Việt Nam 43
2.3.1. Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp 43
2.3.2. Điều kiện cầu 46
2.3.3. Các nhân tố điều kiện 55
2.3.4. Các ngành liên quan và bổ trợ 61
2.3.5. Nhận thức, tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước 66
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG CẠNH TRANH NGÀNH
BẢO HIỂM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 71
3.1. Bối cảnh chung 71

3.1.1. Bối cảnh quốc tế 71
v
3.1.2. Bối cảnh trong nước 72
3.2. Một số chỉ tiêu phát triển cụ thể của ngành bảo hiểm 73
3.2.1. Phát triển thị trường 73
3.2.2. Nâng tỷ trọng dịch vụ bảo hiểm trên GDP và đẩy mạnh tốc độ tăng
trưởng doanh thu phí bảo hiểm 73
3.2.3. Ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 73
3.2.4. Tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu cho ngân sách nhà nước 73
3.3. Cơ hội và thách thức của ngành bảo hiểm Việt Nam trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế 74
3.3.1. Cơ hội 74
3.3.2. Thách thức 75
3.4. Khuyến nghị 77
3.4.1. Đối với cơ quan quản lý bảo hiểm 77
3.4.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm 82
3.4.3. Đối với Hiệp hội bảo hiểm 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC


i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Giải nghĩa
1
BHNT
Bảo hiểm Nhân thọ

2
BHPNT
Bảo hiểm Phi nhân thọ
3
BTA
Bilateral Trade Agreements
Hiệp định thương mại song phương
4
CIRC
China Insurance Regulatory Commission
Ủy ban giám sát bảo hiểm Trung Quốc
5
DNBH
Doanh nghiệp bảo hiểm
6
GATS
General Agreement on Trade in Services
Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
7
GDP
Gross domestic product
Tổng sản phẩm quốc nội
8
GIC
General Insurance Corporation
Cơ quan Bảo hiểm chung
9
IAIS
International Association of Insurance Supervisors
Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế

10
IRDA
Insurance Regulatory and Development Authority
Cơ quan giám sát và phát triển bảo hiểm
11
KDBH
Kinh doanh bảo hiểm
12
LIC
Life Insurance Corporation
Hội đồng bảo hiểm nhân thọ
13
NHNN
Ngân hàng nhà nước
14
OECD
Organisation for Economic Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
15
QLGSBH
Quản lý, giám sát bảo hiểm
16
TTCK
Thị trường Chứng khoán
17
TTTP
Thị truờng trái phiếu
18
WTO
World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới
ii

DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
Nội dung
Trang
1
Bảng 1.1
Tổng doanh thu phí bảo hiểm của Trung Quốc, giai đoạn
2001-2010
23
2
Bảng 2.1
Thống kê đóng góp của các DNBH có vốn đầu tư nước ngoài
vào thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003 - 2010
31
3
Bảng 2.2
Thị phần bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn 2005-2010
32
4
Bảng 2.3
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của toàn ngành qua các năm
37
5
Bảng 2.4
Vốn điều lệ của các DNBH Việt Nam (Năm 2010)
38

6
Bảng 2.5
Phí bảo hiểm bình quân đầu người từ năm 2002 đến năm 2010
51
7
Bảng 2.6
Số lượng hợp đồng khai thác mới
52

iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Hình
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1
Mô hình Kim cương của Michael Porter
13
2
Hình 1.2
Thị phần các doanh nghiệp Ấn Độ
25
3
Hình 2.1
Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm
28
4
Hình 2.2
Tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm toàn cầu (2003-2010)

29
5
Hình 2.3
Đóng góp vào GDP của ngành bảo hiểm
33
6
Hình 2.4
Đầu tư trở lại nền kinh tế
33
7
Hình 2.5
Đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội
34
8
Hình 2.6
Lao động trong ngành bảo hiểm
35
9
Hình 2.7
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản
36
10
Hình 2.8
Tổng tài sản của bảo hiểm các quốc gia Đông Nam Á
37
11
Hình 2.9
Nhận thức của cá nhân về mức độ quan trọng của bảo hiểm
47
12

Hình 2.10
Hiểu biết của các cá nhân về các DNBH
47
13
Hình 2.11
Nhận thức về mức độ quan trọng của bảo hiểm
50
14
Hình 2.12
Tăng trưởng doanh thu phí các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ
52
15
Hình 2.13
Phí bảo hiểm/GDP so với các nước trên thế giới
54
16
Hình 2.14
Phí bảo hiểm bình quân đầu người của các nước trên thế giới
54
17
Hình 2.15
Lý do không sử dụng sản phẩm bảo hiểm
55
18
Hình 2.16
Cơ cấu đầu tư của các DNBH
64


1

LỜI NÓI ĐẦU

Với quan điểm mở rộng hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
hợp tác với các nước trên thế giới đã giúp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và
rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Một số dấu mốc có thể kể đến khi nói đến sự
hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam như: Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác
thương mại với Liên minh Châu Âu (năm 1992). Gia nhập ASEAN năm 1995,
AFTA năm 1998, APEC năm 2008, ký hiệp định thương mại tự do với Mỹ
năm 2000 và đặc biệt quan trọng là việc tham gia đàm phán gia nhập WTO
năm 1995 và trở thành thành viên chính thức của tổ chức này vào năm 2007.
Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả nền
kinh tế thông qua việc tăng cường khả năng thu hút các nguồn lực về vốn,
công nghệ, kinh nghiệm quản lý Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đồng thời
mở ra con đường cho các doanh nghiệp trong nước vươn tới thị trường quốc
tế. Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt ra những thách thức lới đối với các doanh
nghiệp trong nước. Sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ làm
môi trường cạnh tranh tại thị trường trong nước gay gắt hơn. Điều này tác
động rất lớn tới các doanh nghiệp trong nước như bị thu hẹp thị phần, thua lỗ
và thậm chí phá sản. Do đó, có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
Hội nhập kinh tế trong lĩnh vực bảo hiểm cũng nằm chung trong xu
hướng đó. Việc mở cửa cho các DNBH 100% vốn nước ngoài gia nhập thị
trường có thể tạo áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn nữa cho các doanh nghiệp
bảo hiểm trong nước cũng như có thể gây bất ổn định thị trường bảo hiểm do
mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước, hệ thống quy định quản
lý chưa theo kịp được với mức độ mở cửa thị trường. Hơn nữa, bảo hiểm là
một lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm, có tính xã hội cao, đòi hỏi các DNBH
trong nước phải đủ mạnh để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm
2
trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, năng lực cạnh tranh của ngành bảo
hiểm Việt Nam còn thấp. Tìm hiểu năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt

Nam chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào và làm thế nào để nâng cao năng
lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới
có ý nghĩa rất quan trọng, do vậy, tôi lựa chọn đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

* Một số công trình nghiên cứu trong nước có liên quan tới luận văn
bao gồm:
Báo cáo của nhóm tác giả Thái Bá Cẩn, Hoàng Hải, Hoàng Thái Sơn,
Vũ Văn Hóa (2005) đã chỉ ra thực trạng hoạt động của thị trường bảo hiểm
Việt Nam giai đoạn 1996-2003 và đánh giá ảnh hưởng của việc mở cửa thị
trường đối với ngành bảo hiểm Việt Nam cũng như giải pháp phát triển thị
trường bảo hiểm phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế.
Hoàng Mạnh Cử (2007) đã nghiên cứu hoạt động của thị trường bảo hiểm
thương mại tại việt Nam. Chỉ ra được chính sách tài chính của nhà nước đối với
thị trường bảo hiểm, đặc biệt là các chính sách tài chính hỗ trợ các DNBH.
Nguyễn Như Tiến (2006) đã chỉ rõ sự ra đời và phát triển thị trường
bảo hiểm Việt Nam, những cơ hội và thách thức đối với thị trường bảo hiểm
Việt Nam và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trước
yêu cầu hội nhập.
Nguyễn Hải Đường (2007), đã làm rõ lý luận chung về bảo hiểm nhân
thọ và bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1993-2006 và đề ra một số
giải pháp chủ yếu phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2010.
Các công trình trên đã xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn cho
việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một ngành dịch vụ trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế.
3
* Một số công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan tới luận văn
bao gồm:
MA Rui, ZHAO Hong (2008) đã hệ thống hóa sự phát triển của ngành

bảo hiểm Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 2007, các tác giả đã thiết lập
một mô hình toán học trong đó chỉ ra những yếu tố yếu tố kinh tế vi mô và vĩ
mô ảnh hưởng lớn đến ngành bảo hiểm của quốc gia này.
Michael Luhnen (2009) đã phân tích thị trường bảo hiểm thế giới và
cho thấy các doanh nghiệp ngày càng gia tăng lợi nhuận thông qua việc cung
cấp bảo hiểm qua biên giới và phát triển hệ thống sản phẩm. Cùng với đó, các
quy định pháp lý ngày càng được thông thoáng hơn làm cho sự cạnh tranh
trên thị trường bảo hiểm thế giới ngày càng mạnh hơn.
Những nghiên cứu kể trên có giá trị kế thừa và tham khảo tốt cho việc
thực hiện luận văn luận văn như tổng quan chung về ngành bảo hiểm trong
những năm vừa qua cũng như các thông tin liên quan đến thị trường bảo hiểm
thế giới. Tuy nhiên, các công trình trên chưa đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế, để làm cơ sở đề xuất giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành bảo hiểm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

:
Luận văn n những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
ngành bảo hiểm Việt Nam để đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh ngành bảo hiểm trong thời gian tới.
:
Tổng quát lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam;
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
ngành bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2003 - 2010.
4
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
ngành bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới.
4. .
cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn từ khi bắt đầu thực
hiện chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm năm 2003 cho đến hết năm
2010. Tập trung nghiên cứu vào nhóm bảo hiểm Nhân thọ và phi nhân thọ
trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Quy trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước













(Nguồn: phác thảo của tác giả)


Bước 1:
Xác định vấn
đề nghiên
cứu
Bước 2:
Khảo sát tình
hình nghiên cứu
Bước 3:

Xây dựng khung khổ lý
thuyết cho nghiên cứu

Bước 6:
Viết luận văn
Bước 4:
Thu thập dữ liệu
Bước 4.2:
Dữ liệu sơ cấp
(Xây dựng bảng
hỏi, gửi phiếu
điều tra)
Bước 4.1:
Dữ liệu thứ cấp
Bước 5:
Phân tích tư liệu
và xử lý số liệu
5
5.2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh quốc gia của Micheal
Porter áp dụng cho một ngành/lĩnh vực, và các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực
cạnh tranh của ngành, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
đánh giá những dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các nguồn chính thống như:
sách báo, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, điều tra khảo sát
do các tổ chức, cơ quan có uy tín thực hiện và xuất bản.
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh giữa các giai đoạn phát triển
của ngành bảo hiểm để phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam. Đồng thời, phương pháp so sánh
còn được sử dụng để đối chiếu thực tiễn và lý luận, đối chiếu giữa thực tiễn ở
Trung Quốc, Ấn Độ với Việt Nam trên cơ sở đó rút ra bài học cho việc nâng

cao năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm Việt Nam.
Phương pháp điều tra thống kê thông qua bảng hỏi để tập hợp tư liệu sơ
cấp làm minh chứng về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành
bảo hiểm Việt Nam liên quan đến khách hàng cá nhân. Bảng hỏi được thiết kế
ở mức đơn giản, thuận tiện nhất cho người được hỏi. Cuộc khảo sát đã được
thực hiện trong khoảng thời gian 8 tuần từ tháng 08/2011 đến tháng 10/2011 ở
các quận Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Từ Liêm. Đối tượng trả lời phiếu
điều tra là các cá nhân ở từ 18 tuổi trở lên với mức thu nhập khác nhau. Số
phiếu đã phát ra là 500 phiếu. Số phiếu thu về 475 phiếu, trong đó số phiếu trả
lời đúng 423 phiếu, đạt tỷ lệ 89%. Kết quả thống kê từ các phiếu điều tra
được xử lý trên phần mềm Excel.
Luận văn sử dụng một số tiêu chí trong hệ thống CARAMELS (Vốn, Tài
sản, Tái bảo hiểm, Dự phòng nghiệp vụ, Quản lý, Lợi nhuận và Tính thanh
khoản) để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm. Đây là các hệ
thống tiêu chí đang được các cơ quan quản lý bảo hiểm của Hoa Kỳ, Canada,
Anh,… sử dụng đánh giá năng lực cạnh tranh ngành và doanh nghiệp của họ.
6
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới năng lực cạnh
tranh ngành bảo hiểm trong giai đoạn 2003-2010.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành
bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
ngành bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực ngành bảo hiểm Việt Nam
trong thời gian tới.

7
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH BẢO HIỂM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1. Khái quát chung về ngành bảo hiểm
1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm
Theo Uỷ ban thuật ngữ bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm và rủi ro Hoa
Kỳ thì Bảo hiểm là sự tập trung các tổn thất bất ngờ bằng việc chuyển giao
những rủi ro gây ra chúng cho những người bảo hiểm khi họ cam kết bồi
thường những tổn thất này, cung cấp các quyền lợi bằng tiền khác khi tổn
thất xảy ra hoặc cung cấp các dịch vụ liên quan đến rủi ro.
Theo Hiệp hội các nhà bảo hiểm Anh thì Bảo hiểm là sự thoả thuận
qua đó một bên (người bảo hiểm) hứa thanh toán cho bên kia (người được
bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm) một khoản tiền nếu sự cố xảy ra gây
tổn thất tài chính cho người được bảo hiểm. Để chấp nhận trách nhiệm thanh
toán này, người bảo hiểm đòi người được bảo hiểm một khoản tiền, đó là phí
bảo hiểm.
Dưới góc độ tài chính, người ta cho rằng: Bảo hiểm là một hoạt động
dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất không mong đợi.
Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp, các tập đoàn
thương mại trên thế giới lại đưa ra khái niệm: Bảo hiểm là một cơ chế, theo
cơ chế này một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức, chuyển nhượng rủi
ro cho DNBH, doanh nghiệp đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các
tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả
những người được bảo hiểm.
Có thể nói, các khái niệm trên đã lột tả được bản chất của bảo hiểm trên
các khía cạnh về rủi ro. Sự chuyển giao rủi ro giữa DNBH và người được bảo
8

hiểm thông qua phí bảo hiểm và số tiền bồi thường hoặc chi trả khi người
được bảo hiểm gặp rủi ro tổn thất. Và một cách đơn giản, bảo hiểm chính là
một cách xử lý rủi ro, nhờ đó việc chuyển giao, phân tán rủi ro trong từng
nhóm người được thực hiện qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm (KDBH) của
các tổ chức bảo hiểm.
1.1.2. Vai trò của ngành Bảo hiểm trong nền kinh tế quốc dân
Vai trò kinh tế - xã hội của bảo hiểm được ghi nhận ở tất cả các quốc
gia trên thế giới bởi những đóng góp dưới đây:
 Bảo hiểm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế: Hoạt động kinh doanh bảo
hiểm càng phát triền thì doanh thu phí từ bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT), bảo
hiểm nhân thọ (BHNT) và hoạt động đầu tư sẽ đóng góp vào GDP của cả nước,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
 Bảo hiểm huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Do sự đảo ngược của chu trình kinh doanh sản phẩm trong KDBH (phí
bảo hiểm phải thu trước; bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm chỉ thực hiện sau
một thời gian) khiến phần lớn lượng tiền mà DNBH tập trung được từ phí bảo
hiểm có thời gian tạm thời nhàn rỗi. Các DNBH vẫn sử dụng nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi đó để đầu tư vào nhiều lĩnh vực và chủ yếu là đầu tư gián tiếp
trên thị trường tài chính, nhất là thị trường chứng khoán. Hoạt động đầu tư
tích cực của các DNBH còn có tác dụng tăng quy mô và độ linh hoạt của thị
trường tài chính, kích thích các luồng vốn vận động theo nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, tăng tính khả thi của những dự án lớn, nâng cao hiệu quả của
việc phân bố các nguồn lực tài chính có hạn trong nền kinh tế.
 Đóng góp cho sự ổn định kinh tế - xã hội
Rủi ro mang đến những thiệt hại tài chính bất thường cho các cá nhân,
tổ chức. Một căn nhà bị hoả hoạn, một người trụ cột trong gia đình bị tai nạn
và chết, một con tàu bị mất tích… đều mang đến những kết cục bất hạnh và đi
9
đôi là khó khăn tài chính. Hơn lúc nào hết, các cá nhân, tổ chức cần đến
nguồn tài chính kịp thời để bù lại thiệt hại, lấy lại sự cân bằng, ổn định tình

hình tài chính. Sự có mặt của các DNBH đã đáp ứng nhu cầu đó một cách
nhanh nhất. Hơn nữa, vượt lên ý nghĩa “tiền bạc”, bảo hiểm mang đến trạng
thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc cho người
được bảo hiểm. Vai trò này được thể hiện ở các khía cạnh khác như là: giảm
sức ép đối với hệ thống phúc lợi xã hội, hỗ trợ các hoạt động kinh doanh, thúc
đẩy các hoạt động thương mại phát triển.
 Tạo việc làm cho xã hội
Ngành bảo hiểm đã thu hút một lực lượng lớn lao động làm việc tại các
DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, mạng lưới đại lý bảo hiểm và các
nghề nghiệp liên quan như đánh giá rủi ro, giám định tổn thất, định giá tài
sản, giám định sức khỏe…trong điều kiện thất nghiệp đang ám ảnh nền kinh
tế toàn cầu thì sự phát triển ngành bảo hiểm vẫn được coi là còn nhiều tiềm
năng ở các quốc gia, góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cũng như
các vấn đề xã hội có liên quan.
1.2. Năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Theo Hội đồng về năng lực cạnh tranh của Hoa Kỳ: Năng lực cạnh
tranh là năng lực kinh tế về hàng hoá và dịch vụ của nền sản xuất, của một
nước có thể vượt qua thử thách trên thị trường thế giới trong khi sức sống của
dân chúng nước ấy có thể được nâng cao một cách vững chắc, lâu dài. Khái
niệm này tuy lột tả được được tính cạnh tranh nhưng lại bị bó hẹp về năng lực
cạnh tranh cấp quốc gia, chưa nhấn mạnh đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp và của ngành.
Theo Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại, năng lực cạnh tranh là
Năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia
10
không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng
lực kinh tế. Khái niệm này đã bao quát được năng lực cạnh tranh của các cấp
độ nhưng diễn tả cụm từ “cạnh tranh” chưa rõ ràng.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và

Phát triển kinh tế (The OECD High Level Forum on Industrial
Competitiveness) đã lựa chọn một khaí niệm cố gắng kết hợp cho cả doanh
nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của
các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu
nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Như vậy, mỗi một khái niệm đều có mặt ưu điểm và nhược điểm riêng,
nhưng khái niệm của OECD là hoàn thiện nhất khi nêu được chủ thể cạnh
tranh và cụm từ cạnh tranh. Như vậy, năng lực cạnh tranh của ngành bảo
hiểm là khả năng ngành bảo hiểm của một quốc gia có khả năng giành được
thị phần trước các đối thủ cạnh tranh để tạo ra thu nhập và việc làm cao hơn
trong điều kiện cạnh tranh quốc tế.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm
Trong lĩnh vực bảo hiểm, trên thế giới hiện nay chưa có một phương
pháp luận chung để đánh giá năng lực cạnh tranh của DNBH hay của ngành
bảo hiểm. Do vậy, để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm, luận
văn lựa chọn một số tiêu chí theo hệ thống CARAMELS như sau:
1.2.2.1. Tổng tài sản của ngành
Tổng tài sản của ngành là tổng tài sản có của các doanh nghiệp trong
ngành. Tiêu chí này phản ánh “sức khỏe” của các doanh nghiệp cũng như toàn
ngành. Tổng tài sản như là tấm đệm để đảm bảo cho mỗi ngành có khả năng
chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động bảo hiểm cũng như rủi ro từ môi
trường kinh doanh và môi trường tự nhiên. Tổng tài sản càng lớn thì các doanh
nghiệp càng có khả năng chống đỡ cao hơn với những thay đổi của môi trường
11
kinh doanh. Điều này ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện môi trường
kinh doanh tiềm ẩn nhiều biến động khôn lường. Tổng tài sản còn ảnh hưởng
đến mức đầu tư vào công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy,
tổng tài sản nhỏ sẽ là một bất lợi lớn trong lĩnh vực bảo hiểm.
1.2.2.2. Năng lực công nghệ
Trong lĩnh vực bảo hiểm, công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng

như một nguồn lực giúp hoạt động của các doanh nghiệp và toàn ngành trở
nên hiệu quả hơn. Công nghệ không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính
tác nghiệp như hệ thống cấp đơn bảo hiểm, bán hàng qua Internet… Công
nghệ trong lĩnh vực bảo hiểm còn bao gồm hệ thống quản lý thông tin khách
hàng, cảnh báo rủi ro từ các sự việc có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm trong nội bộ
các DNBH. Như vậy, công nghệ thông tin kết nối trực tiếp đến hầu hết các
nhân tố tác động tới hoạt động của DNBH, bao gồm bảo hiểm tự động, quản
lý dữ liệu, phản ứng và giải quyết thảm họa; kiểm soát doanh nghiệp tự động;
tích hợp và thay thế các hệ thống cũ; an ninh, bảo mật. Và trong môi trường
cạnh tranh ngày nay, việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là một
trong những đòi hỏi cấp bách nhằm hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ bảo
hiểm, mà trong đó, ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng.
1.2.2.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp.
Đặc biệt, đối với ngành bảo hiểm, nhân sự luôn là then chốt bởi chính con
người tạo nên sự kết nối giữa khách hàng với các sản phẩm bảo hiểm. Bên
cạnh đó, nhân sự của một DNBH kết nối các nguồn lực của DNBH và đây
gốc của mọi cải tiến hay đổi mới. Tiêu chí này được thể hiện ở những yếu tố
như: trình độ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động cơ phấn đấu, mức
độ cam kết gắn bó với doanh nghiệp.
12
1.2.2.4. Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hóa của dịch vụ
cung cấp
Hệ thống kênh phân phối là một yếu tố quan trọng trong hoạt động của
các DNBH. Hệ thống phân phối của DNBH thể hiện ở số lượng các chi nhánh
và các đại lý. Việc triển khai các công nghệ hiện đại đang làm rút ngắn
khoảng cách về không gian và làm giảm tác động của một mạng lưới chi
nhánh rộng khắp đối với năng lực cạnh tranh của một DNBH. Tuy nhiên, vai
trò của mạng lưới đại lý rộng khắp vẫn rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong điều
kiện hình thức phân phối truyền thống vẫn còn phát triển. Hiệu quả của mạng

lưới đại lý cũng là một chỉ tiêu quan trọng.
Một doanh nghiệp có nhiều loại hình dịch vụ cung cấp phù hợp với nhu
cầu của thị trường và năng lực quản lý của doanh nghiệp sẽ là có lợi thế cạnh
tranh. Sự đa dạng hóa dịch vụ một mặt tạo cho doanh nghiệp phát triển ổn
định hơn, mặt khác cho phép doanh nghiệp phát huy được lợi thế quy mô.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm
Luận văn lựa chọn mô hình Kim cương của Michael Porter để đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành bởi từ mô hình này có
thể phân tích được sâu những yếu tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh
quốc gia của ngành/lĩnh vực và hoàn toàn phù hợp với mục đích nghiên cứu
của luận văn. Để rút gọn, từ phần này cụm từ “năng lực cạnh tranh ngành”
được hiểu là năng lực cạnh tranh quốc gia đối với một ngành.
Theo mô hình này, đối với mỗi ngành, các yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh là:
 Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp: Các điều kiện
của doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc các doanh nghiệp được thành lập, tổ chức
và quản lý như thế nào cũng như mức độ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.
 Điều kiện cầu: Nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của ngành.
13
 Các ngành liên quan hoặc phụ trợ: hỗ trợ sự phát triển của ngành
 Các nhân tố điều kiện: Các nhân tố sản xuất như lao động lành
nghề, cơ sở hạ tầng là hết sức cần thiết để tạo sự cạnh tranh của một ngành.
 Chính phủ và cơ hội: Đây là nhân tố xúc tác, tác động đến bốn yếu
tố nói trên
Hình 1.2.Sơ đồ kim cương lợi thế cạnh tranh
Cơ hội
Chính phủ
Chiến lược Công ty,
Cơ cấu và
Đối thủ cạnh tranh

Những ngành liên quan
và bổ trợ
Điều kiện về
Các yếu tố sản xuất
Điều kiện cầu

Hình 1.1. Mô hình Kim cƣơng của Michael Porter
Nguồn: Porter (1990), tr. 127
Theo đó, đi sâu vào đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh ngành bảo hiểm sẽ được thực hiện như sau:
1.3.1. Chiến lược, cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi kinh tế phát triển, cạnh
tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn với mức độ gay gắt hơn trong mọi lĩnh
vực, đặc biệt là trong ngành dịch vụ như bảo hiểm. Doanh nghiệp sẽ có những
định hướng phát triển riêng, cách thức mà doanh nghiệp sẽ tiến hành trong
hoạt động kinh doanh như thế nào trong điều kiện như vậy sẽ tác động rất lớn
tới sự cạnh tranh nội bộ ngành và năng lực cạnh tranh ngành. Cách thức các


14
doanh nghiệp cạnh tranh làm ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của một
ngành. Nếu có sự cạnh tranh lành mạnh và hợp tác hiệu quả giữa các doanh
nghiệp bảo hiểm (DNBH) trong nước là nền tảng để tạo ra sức mạnh của cả
ngành. Do vậy, các tiêu chí để xem xét việc ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của cả ngành là: Chiến lược dài hạn của doanh nghiệp và đặc điểm cạnh
tranh của ngành.
1.3.2. Điều kiện cầu về bảo hiểm
Khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, quyền lực của khách hàng thậm chí có thể tác động
tới sự tồn vong của cả một ngành. Chính vì vậy, duy trì và giữ chân khách

hàng luôn là bài toán thường trực đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình
điều hành kinh doanh. Cùng với sự phát triển của bảo hiểm, hàng hóa dịch vụ
ngày càng đa dạng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, cuộc chiến cạnh
tranh giành khách hàng cũng ngày càng gay gắt hơn. Do vậy, để nâng cao
năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm cần phải chú trọng nhiều đến yếu tố này.
Từ góc độ người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong đó hiểu biết về bảo
hiểm là quan trọng nhất đối với tiềm năng phát triển của ngành bảo hiểm.
Theo đó, tiêu chí để xem xét xem điều kiện cầu đã ảnh hưởng như thế nào đến
năng lực cạnh tranh ngành bảo hiểm thì cần tìm hiểu các vấn đề: nhận thức
của khách hàng về mức độ quan trọng của dịch vụ bảo hiểm và khách hàng
hiểu về các DNBH hiện đang hoạt động trên thị trường đến đâu? Họ đã có
nhiều kinh nghiệm sử dụng dịch vụ chưa? Và thực trạng khai thác và tiềm
năng khai thác bảo hiểm trong tương lai như thế nào?
1.3.3. Các nhân tố điều kiện
Bảo hiểm là một ngành dịch vụ phức tạp do vậy nó đòi hỏi những điều
kiện rất cao về nguồn nhân lực, hoạt động đào tạo bảo hiểm và nguồn lực
công nghệ thông tin. Và đây cũng là những nhân tố quan trọng trong môi
15
trường quốc gia có ý nghĩa quyết định đối với năng lực cạnh tranh của các
DNBH với các chỉ tiêu:
Yếu tố về nguồn lực trong lĩnh vực bảo hiểm thể hiện qua các chỉ tiêu:
số lượng các nhân viên và các nhà quản lý bảo hiểm giàu kinh nghiệm, có
trình độ cao;
Yếu tố nguồn trí lực trong bảo hiểm thể hiện ở quy mô đào tạo hàng
năm, trình độ, kỹ năng của đội ngũ sinh viên đuợc đào tạo trong lĩnh vực bảo
hiểm khi ra trường; số lượng các trường đại học, các viện đào tạo và nghiên
cứu về hoạt động bảo hiểm.
Yếu tố về thống kê và công nghệ thông tin của cả ngành. Cụ thể là
công tác thống kê được áp dụng như thế nào trong nội bộ? Dữ liệu báo cáo
của các doanh nghiệp có được tập hợp và lưu trữ hệ thông hay không? Thông

tin các DNBH có thông báo kịp thời hay không? Đối với công nghệ thông tin
được phản ánh thông qua mức độ tin học hoá trong các doanh nghiệp cũng
như các cơ quan quản lý. Đây là những điều kiện mang tính cơ sở cho việc
triển khai các dịch vụ bảo hiểm trong thời gian tới.
1.3.4. Các ngành liên quan và bổ trợ
Trong một nền kinh tế có thể nói không có một ngành nào lại độc lập
hoàn toàn với ngành khác. Bảo hiểm là ngành liên quan đến nhiều ngành
trong nền kinh tế quốc dân. Những ngành có mối quan hệ hỗ trợ và liên quan
mật thiết có thể kể đến là hệ thống các tổ chức tín dụng và chứng khoán bởi
trình độ phát triển của các ngành này có tác động trực tiếp đến sự phát triển
của bảo hiểm. Thị trường chứng khoán, hệ thống các tổ chức tín dụng phát
triển vừa tạo áp lực buộc bảo hiểm phát triển, mặt khác lại tạo ra cơ hội hợp
tác nghiên cứu, triển khai những ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ nói chung, nhờ đó các bên cùng có lợi và cùng nhau phát triển.
Đặc biệt, đối với ngành bảo hiểm, thị trường chứng khoán vừa đóng vai trò là
kênh huy động vốn vừa đóng vai trò cung cấp các cơ hội đầu tư.
16
1.3.5. Nhận thức, tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước
Vai trò chính phủ trong mô hình kim cương của Porter hoạt động như một
chất xúc tác và thách thức, nó khuyến khích hoặc thậm chí đẩy các doanh nghiệp
nâng cao mục tiêu của họ và chuyển sang cấp độ cao hơn về hiệu suất cạnh tranh.
Đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm, vai trò của chính phủ thông qua nhận
thức, tư duy của các cơ quan quản lý nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng đối
với sự phát triển của bảo hiểm. Yếu tố này thể hiện trách nhiệm của các cơ
quan quản lý trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế và tháo gỡ các khó khăn cho
các doanh nghiệp không phải là vấn đề của riêng ngành bảo hiểm, mà là vấn
đề của toàn nền kinh tế. Các DNBH không chỉ hoạt động và chịu sự quản lý
của các cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực bảo hiểm, mà còn chịu sự quản
lý của những cơ quan chức năng có liên quan khác (ví dụ như y tế, an ninh,
giao thông, hải quan, xây dựng ) khi bảo hiểm cho các rủi ro trong các lĩnh

vực khác nhau, và đặc biệt khi tiến hành giám định tổn thất để bồi thường khi
có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
1.3.6. Cơ hội
Cơ hội là những sự kiện vượt ra khỏi tầm kiểm soát của một quốc gia mà
có tác động đến sự phát triển một ngành của quốc gia đó. Cơ hội này có thể là
sự phát triển và suy thoái của nền kinh tế thế giới; những dấu hiệu thay đổi của
tỷ giá hối đoái; tình trạng thiên tai lũ lụt toàn cầu; sự phát triển ngành này ở các
khu vực trên thế giới hoặc có thể là các quyết định của chính phủ các quốc gia
khác Đây là một yếu tố rất quan trọng bởi mỗi cơ hội sẽ có những tác động
tới bốn yếu tố chính trong mô hình Kim cương từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh và sự phát triển của ngành, đặc biệt, trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế sự tác động của các cơ hội càng trở nên mạnh mẽ hơn.
1.4. Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm
1.4.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành bảo hiểm Việt Nam
Trước năm 1975, trên thị trường miền Nam Việt Nam đã có một số
17
DNBH. Tại miền Bắc, ngày 15/01/1965 DNBH Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt)
được thành lập và trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ cung cấp các sản phẩm
bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm vận tải biển Sau năm 1975,
Bảo Việt đã mở rộng phạm vi hoạt động vào miền Nam, dần dần trên phạm vi
toàn quốc, trở thành DNBH lớn nhất Việt Nam.
Cho đến tháng 12/1993, cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển mới
của ngành bảo hiểm Việt Nam là sự ra đời của Nghị định 100/CP ngày
18/12/1993 quy định về hoạt động KDBH. Nghị định này đã tạo ra một bước
ngoặt trong việc phát triển một thị trường cạnh tranh, đa dạng hoá sở hữu các
DNBH tại Việt Nam khi thể hiện rõ quan điểm của chính phủ trong việc phát
triển thị trường bảo hiểm dựa trên cơ sở cạnh tranh và đa dạng hoá sở hữu,
cho phép các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước như
doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, liên doanh hoạt
động KDBH. Cùng đó, ngành bảo hiểm Việt Nam cũng tích cực tham gia vào

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một số dấu mốc quan trọng như:
Tháng 12 năm 1995, Việt Nam đã cùng các nước thành viên ASEAN
ký hiệp định khung về dịch vụ (AFAS) với mục tiêu chủ yếu là tự do hóa
thương mại dịch vụ với mức cam kết rộng hơn so với các cam kết mà các
nước ASEAN đã có theo hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của
tổ chức thương mại thế giới (WTO). Hiệp định này đã đưa ra những cam kết
cụ thể trong lĩnh vực bảo hiểm theo hướng huỷ bỏ về cơ bản những hạn chế
về tiếp cận thị trường và tăng cường chiều sâu và phạm vi tự do hoá trong
lĩnh vực bảo hiểm.
Ngày 13/7/2000, hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa
Kỳ đã được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Những cam kết
trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đối với lĩnh vực bảo hiểm có
thể coi là bước đi đầu tiên thể hiện những cam kết và rõ ràng nhất cả về lộ trình
18
cũng như nội dung hội nhập của bảo hiểm Việt Nam. So với những nước trong
khu vực, những cam kết của Việt Nam là một trong những nước có mức độ mở
cửa thị trường bảo hiểm thông thoáng nhất. Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký thoả
thuận hợp tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước bảo hiểm với Hiệp hội quốc gia
các nhà quản lý bảo hiểm Hoa Kỳ (NAIC) vào tháng 11/2003, với phương thức
hợp tác chủ yếu là chương trình đào tạo cho cán bộ và trao đổi thông tin.
Tháng 10/2006, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Trong đó,
bảo hiểm là dịch vụ mà các thành viên WTO quan tâm và yêu cầu cao về mức
độ mở cửa thị trường cho các DNBH nuớc ngoài. Tuy nhiên, mức cam kết
của Việt Nam đạt được trong Biểu cam kết tốt hơn so với mức cam kết của
các nước mới gia nhập WTO gần. Về tổng thể, mức cam kết như trên là tương
đương với BTA. Điểm khác duy nhất là Việt Nam cho phép mở thêm chi
nhánh DNBH phi nhân thọ.
Tháng 10/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp
hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIS). Tham gia tổ chức này, hệ thống
pháp lý bảo hiểm có những thay đổi để phù hợp với các nguyên tắc của IAIS.

Theo đánh giá từng mức độ phù hợp với nguyên tắc IAIS của Cục Quản lý
giám sát bảo hiểm và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam thì Việt Nam hiện tuân thủ
hoàn toàn với 13 /28 nguyên tắc của IAIS – tuân thủ tương đối với 10 nguyên
tắc, và tuân thủ một phần với 3 nguyên tắc.
Việc hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế, cạnh tranh trên
thị trường bảo hiểm trong nước thời gian tới sẽ sôi động hơn và sẽ có tác dụng
thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.
1.4.2. Cam kết theo hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)
Tháng 12 năm 1995, các nước thành viên ASEAN đã ký hiệp định khung về
dịch vụ (AFAS) với mục tiêu chủ yếu là tự do hóa thương mại dịch vụ với mức
cam kết rộng hơn so với các cam kết mà các nước ASEAN đã có theo hiệp định
chung về thương mại dịch vụ (GATS) của tổ chức thương mại thế giới (WTO).

×