Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần công nghệ s9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.26 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ S9

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt
Sinh viên thực hiện: Đặng Đình Lập
Mã SV: 19D100166
Lớp : K55A3

Hà Nội, 15 tháng 11 năm 2022


i
TÓM LƯỢC
Luận văn “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công Ty Cổ Phần Công
Nghệ S9” được thực hiện thơng qua q trình nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh,
năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và những yếu tố tác động đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn và kinh nghiệm
nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cùng ngành. Thông qua khảo sát, tổng
hợp, phân tích, tác giả đã đánh giá các cơ hội, thách thức cũng như điểm mạnh, điểm
yếu của Công ty cổ phần công nghệ S9 qua các ma trận các yếu tố bên ngoài, ma trận
các yếu tố bên trong , đồng thời cũng đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần công nghệ S9 so với các đối thủ bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh. Từ thực trạng
của công ty, luận văn nghiên cứu các định hướng phát triển và chiến lược cạnh tranh
của công ty để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao và củng cố hơn nữa năng lực
cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ S9 giúp cơng ty có hướng đi đúng để


hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn.


ii
LỜI CẢM ƠN
Hơn ba năm học tập tại mái trường Đại học Thương mại, mỗi sinh viên chúng em
đã được tiếp cận một khối lượng kiến thức không nhỏ về chuyên ngành Quản trị kinh
doanh. Tuy nhiên sẽ thật là thiếu sót nếu chúng ta khơng được thực hành và tìm hiểu
về ứng dụng của những kiến thức đó trong cuộc sống và sản xuất. Chính vì vậy, đợt
thực tập và làm đề tài khóa luận lần này là một cơ hội rất tốt cho chúng em củng cố,
kiểm tra lại vốn kiến thức của mình, đồng thời phát huy sự hăng say học tập và nghiên
cứu trong chúng em.
Để hồn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự cố gắng của bản thân,
em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cơ, cùng các anh chị
trong công ty.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt đã hướng dẫn
nhiệt tình, chỉ bảo về phương pháp cũng như các nội dung chi tiết trong bài khóa luận
tốt nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Quản trị kinh doanh trường
Đại học Thương mại trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập tại trường đã trang bị và
truyền thụ kiến thức cho em, làm nền tảng hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị ở Công ty cổ phần
công nghệ S9 đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể vận dụng kiến thức trên trường
vào môi trường thực tế và giúp em thu thập thơng tin dữ liệu phục vụ cho bài khóa
luận.
Do giới hạn kiến thức cũng như khả năng lí luận của bản thân cịn nhiều thiếu sót
và hạn chế. Em mong các thầy cơ giáo và các bạn góp ý kiến, bổ sung cho bài khóa
luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2022

Sinh viên
Đặng Đình Lập


iii
MỤC LỤC
TÓM LƯỢC.................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ , HÌNH VẼ................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
6. Kết cấu đề tài............................................................................................................8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP......................9
1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................................9
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh........................................................................................9
1.1.2. Khái niệm năng lực..........................................................................................10
1.1.3. Khái niệm và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
10
1.2. Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh (2-3 trang)......................11
1.2.1. Mơ hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter............................11
1.2.2. Các loại hình chiến lược cạnh tranh...............................................................14
1.3. Mơ hình và nội dung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp......15

1.3.1. Mơ hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...................15
1.3.2. Các nội dung nghiên cứu năng lực canh tranh của doanh nghiệp...............15
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp................19
1.4.1. Các yếu tố chủ quan.........................................................................................19
1.4.2. Các yếu tố khách quan.....................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN CÔNG NGHỆ S9...........................................................................................23


iv
2.1. Khái quát về công ty cổ phần công nghệ S9 (2-3 trang)...................................23
2.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần công nghệ S9...................................................23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần công nghệ S9.............24
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cơng nghệ S9 giai đoạn
2019 - 2021.................................................................................................................. 26
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần
công nghệ S9............................................................................................................... 29
2.2.1.Thực trạng đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty cổ phần công nghệ S9 29
2.2.2. Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần
công nghệ S9............................................................................................................... 30
2.3. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến năng lực cạnh tranh
của công ty cổ phần công nghệ S9.............................................................................37
2.3.1. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên ngồi..............................................37
2.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố mơi trường bên trong..............................................39
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ S9......41
3.1. Các kết luận về thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần công
nghệ S9........................................................................................................................ 41
3.1.1 Các điểm mạnh về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần công nghệ S9
41

3.1.2 Các hạn chế về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần công nghệ S9....42
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế.....................................................................42
3.2 Các dự báo thay đổi môi trường kinh doanh và định hướng phát triển của
Công ty Cổ phần công nghệ S9.................................................................................43
3.2.1 Dự báo thay đổi môi trường ngành..................................................................43
3.2.2 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần công nghệ S9 trong tương lai
43
3.3 Các đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần công nghệ S9
44
3.3.1 Các giải phát trọng tâm trước mắt..................................................................44
3.3.2 Các giải pháp căn cơ lâu dài............................................................................46
KẾT LUẬN................................................................................................................. 47


v
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................49


vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2019,
2020, 2021...................................................................................................................27
Bảng 2.2.Bảng đánh giá tầm quan trọng của các năng lực cạnh tranh.........................31
Bảng 2.3. Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của công ty với các đối thủ cạnh
tranh............................................................................................................................. 36

DANH MỤC SƠ ĐỒ , HÌNH VẼ

Hình 1.1. Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter....................................12

Hình 1.2: Mơ hình nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh......................................15
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần công nghệ S9.........25


vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Giải thích

1

CP

Cổ phần

2

QT

Quốc tế

3

KH

Kế hoạch


4

TH

Thực hiện

5

KD

Kinh doanh

6

NV

Nghiệp vụ

7

TC

Tài chính

8

DTT

Doanh thu thuần


9

HCNS

Hành chính nhân sự

10

CCDV

Cung cấp dịch vụ

11

GVHB

Giá vốn hàng bán


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hố, phục hồi nền kinh tế sau dịch bệnh các doanh
nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những thách thức to lớn như phải đối mặt với các
cơng ty xun quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, cơng nghệ, kinh nghiệm và
năng lực cạnh tranh cao và phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới với những
nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế. Mặc dù ngành
linh kiện điện tử, viễn thông của Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triển
mạnh mẽ, tạo ra những cơ hội lớn nhưng cũng đi kèm là những thách thức không nhỏ.
Với sự phát triển kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường, hơn nữa trải qua

những năm của đại dịch Covid – 19, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng, làm thiếu hụt rất nhiều chip viễn thông, bản mạnh và các
link kiện và đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động: ngành linh kiện điện
tử. Dù có tốc độ phát triển rất nhanh nhưng nhiều chuyên gia cho rằng ngành thiết bị,
linh kiện điện tử, viễn thông vẫn chưa xây dựng dự trữ được nhiều cũng như thương
hiệu lớn trên tầm quốc tế. Ngày nay, hơn bao giờ hết, với sự phát triển mạnh như vũ
bão của ngành công nghiệp điện tử viễn thơng chất lượng và uy tín ln là mối quan
tâm của người tiêu dùng và các đối tác. Vấn đề quản lý rủi ro về chất lượng, sức khỏe
và an tồn, trách nhiệm xã hội và mơi trường ngày càng trở nên quan trọng đối với các
công ty hoạt động trong chuỗi cung ứng linh kiện điện tử, viễn thông
Công ty Cổ phần công nghệ S9 là đơn vị cung cấp các sản phẩm dịch vụ linh
kiện điện tử cho các doanh nghiệp trong gần 10 năm qua, S9 đã hoạt động, tổ chức
nhiều chương trình phục vụ cộng đồng, giúp các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên,
trên thị trường cũng có nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ tương tự, với
quy mô doanh nghiệp lớn hơn, mạng lưới network rộng hơn như Công Ty Cổ Phần
Liên Kết Cơng Nghệ Tồn Cầu – GTC, Tập Đồn Công Nghiệp - Viễn Thông Quân
Đội, Dịch vụ Internet NetNam - Cơng Ty Cổ Phần NetNam..., Trong khi đó, S9 với
quy mơ nhân sự nhỏ, mạng lưới network cịn chưa rộng, điều đó làm ảnh hưởng khơng
nhỏ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì thế giải pháp cấp thiết đối với các
doanh nghiệp đó chính là nâng cao năng lực cạnh tranh để tạo lợi thế cạnh tranh đối
với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế, hoạt động nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu đối với các doanh nghiệp trong mọi


2
lĩnh vực, khu vực để tăng cường khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong
và ngoài ngành.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Công nghệ S9, nhận thấy các vấn
đề còn tồn tại trong công ty về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, em xin lựa chọn
đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của

Công ty Cổ phần cơng nghệ S9”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường từ trước đến nay dù là trong nước
hay quốc tế đều có những biến đổi khó lường, vì thế có rất nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngồi nước nghiên cứu các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trên cả phương diện lý luận và thực tế.
 Nghiên cứu ngoài nước
Thực tiễn và lý luận năng lực cạnh tranh ở các nước phát triển rất sôi động và
thường xuyên cập nhật đem đến nhiều thành cơng cho các doanh nghiệp và tập đồn.
Một số tài liệu quan trọng có liên quan và tham khảo như:
[1] J. Fagerberg (2007), International Competitiveness, The Economic Journal,
Vol. 98, No.391, pp. 355-374. Tác giả nghiên cứu phát triển và thử nghiệm một mơ
hình về các xu hướng khác nhau trong năng lực cạnh tranh quốc tế và tăng trưởng kinh
tế giữa các quốc gia. Mơ hình liên hệ sự phát triển thị phần trong và ngồi nước với ba
nhóm yếu tố: khả năng cạnh tranh về công nghệ, khả năng cạnh tranh về giao hàng
(năng lực) và khả năng cạnh tranh về giá.
[2] P. Maskell, A. Malmberg (1999), Localised learning and industrial
competitiveness, Cambridge Journal of Economics, Vol. 23, No. 2, pp. 167-185. Tác
giả lập luận rằng khả năng cạnh tranh bền vững đòi hỏi phải liên tục thay thế các
nguồn tài nguyên cũ nát, xây dựng lại các cấu trúc lỗi thời và đổi mới các thể chế quốc
gia hoặc khu vực quan trọng về kinh tế, khi sự bắt chước dần dần biến các năng lực
bản địa hóa thành hiện tượng toàn cầu.
[3] Rowe & Coll (1993), Strategic Management: Methodological Approach,
P.Addison Weslay. Tác giả có những phân tích về cạnh tranh giữa các đối thủ dựa trên
chi phí, chất lượng, giá trị, sản xuất. Tác phẩm cũng chỉ ra cho chúng ta thấy hiệu quả
của việc sử dụng chuyên gia trong việc xây dựng chiến lược. Theo tác giả thì quản trị
chiến lược bao gồm cả quản trị cơ cấu tổ chứ, phân tích ĐTCT, chi phí và sử dụng công


3

nghệ thông tin nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh trong q trình tồn cầu hóa. Ngồi ra
nội dung cuốn sách còn nhấn mạnh về quản lý chiến lược, phân tích chiến lược, phân
tích ngành, phân tích mơi trường, lãnh đạo cho phù hợp với sự thay đổi môi trường.
[4] I. Bernolak (1997), Effective measurement and successful elements of
company productivity: The basis of competitiveness and world prosperity,
International Journal of Production Economics, Vol. 52, No. 1–2, pp 203-213. Tác giả
tập trung vào tầm quan trọng sống cịn của năng suất cơng ty, khơng chỉ đối với bản
thân cơng ty mà cịn đối với sự thịnh vượng chung.
[5] Nghiên cứu của Keh & cộng sự (2017) Source of dynamic capacity of
enterprises; Research by Luo (2018) on competitiveness of products and research by
Vu M. Khuong & Haughton (2014) on “market positioning , Vol. 34, No. 1–6, pp
102-332.Tác giả tập trung đưa ra các nội dung ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
sản phẩm của công ty, đồng thời đưa ra các giải pháp hạn chế những rủi ro mà
doanh nghiệp gặp phải
Các nghiên cứu này đã đề xuất tiêu chí đánh giá nguồn năng lực của doanh
nghiệp trên các khía cạnh như: tính dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, tính đổi
mới sáng tạo trong kinh doanh, tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ và các tiêu
chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ như: chất lượng sản phẩm dịch
vụ, thị phần của sản phẩm dịch vụ, giá cả của nhóm sản phẩm chủ lực trong tương
quan so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành…
 Nghiên cứu trong nước
Năng lực cạnh tranh khơng cịn là vấn đề nghiên cứu mới trên thế giới nhưng đây
lại là vấn đề nghiên cứu còn khá mới ở Việt Nam, đã có những tác giả Việt Nam
nghiên cứu về vấn đề này qua một số cơng trình tiêu biểu sau:
[1] Phạm Thị Vân Anh (2020), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trong hội nhập, Tạp chí tài chính Kỳ 1 – Tháng 06/2020. Bài viết này
tập trung vào vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua việc khái quát khái
niệm về năng lực cạnh tranh, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp cho thời gian tới.
[ 2] Dương Mỹ Hoa (2019), Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ Phần

Tự Động Hóa Cơ Khí Chính Xác Và Chuyển Giao Cơng Nghệ, Khóa luận tốt nghiệp,
Đại học Thương Mại. Tác giả đã phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty,


4
từ đó rút ra những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục; phân
tích và dự báo các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty để
rút ra những cơ hội và thách thức. Trên cơ sở điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức tác giả đã xây dựng các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty.
[3] Lê Xn Hịa (2019),Nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng ty Cổ Phần
Thiết Bị Thanh Bình, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại. Tác giả đã đánh giá
năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh thông qua việc đánh giá
định tính bằng phương pháp chuyên gia và phương pháp định lượng bằng phương
pháp khảo sát khách hàng về các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của công ty.
Từ kết quả nghiên cứu và đánh giá, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm duy
trì, củng cố và xây dựng các năng lực cạnh tranh của cơng ty.
[4] Cao Thị Hồi (2019), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần
Dữ Liệu Trực Tuyến Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại. Nghiên
cứu giúp thấy được điểm mạnh, điểm yếu của các phương thức cạnh tranh, thấy được
thực trạng hiện tại của công ty và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty
[5] Nguyễn Vĩnh Thanh (2018) ,Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty CP
dầu khí Đơng Á trong hội nhập kinh tế quốc tế ,Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương
Mại. Tác giả đã đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty CP dầu khí Đơng Á so với
các đối thủ cạnh tranh thơng qua việc đánh giá định tính bằng phương pháp chuyên gia
và phương pháp định lượng bằng phương pháp khảo sát khách hàng về các yếu tố
quyết định năng lực cạnh tranh của công ty. Từ kết quả nghiên cứu và đánh giá, tác giả
đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm duy trì, củng cố và xây dựng các năng lực cạnh
tranh của công ty.
[6] Nguyễn Thanh Nam ( 2017) ,Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ

phần Dịch vụ 30shine , Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc Dân. Đề tài tập
trung nghiên cứu, xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp may mặc Việt Nam
trong hoạt động xuất khẩu. Từ đó đưa ra hệ các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Dịch vụ 30shine trong giai đoạn 2014, tầm
nhìn 2017. Từ đó rút ra những bài học bổ ích cho việc định ra các giải pháp chủ yếu để
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.


5
Như vậy đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu, đề tài khóa luận tốt nghiệp viết
về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu
về công tác nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công Ty Cổ Phần Công Nghệ S9 trong 3
năm gần đây. Đề tài của tác giả đã dựa trên những lý luận cơ bản trọng tâm về năng
lực cạnh tranh đồng thời bám sát vào thực tế của doanh nghiệp để đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với quy mô và nguồn lực của công ty.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đánh giá một cách khách quan và toàn diện năng lực cạnh tranh của Công Ty
Cổ Phần Công Nghệ S9 là việc làm cần thiết giúp cơng ty có những điều chỉnh hợp lý
trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
- Đề ra các giải pháp đề nghị trong đề tài có thể được tham khảo và triển khai áp
dụng ngay trong điều kiện hiện nay của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ S9.
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm vào các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực
cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh và những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, chọn lọc và hệ thống hóa chúng để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh và thực trạng năng lực
cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ S9, từ đó xác định được mức độ ảnh
hưởng của chúng.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ
Phần Công Nghệ S9 trong thời gian tới
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh và những
giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong việc cung cấp các dịch vụ
tư vấn doanh nghiệp, các sản phẩm, linh kiện điện tử chuyển đổi số của Công Ty Cổ
Phần Công Nghệ S9
Phạm vi nghiên cứu


6
 Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần
Công Nghệ S9 tại thị trường Hà Nội tại Tầng 6, Tòa Nhà Hồ Gươm Plaza,102 Đường
Trần Phú, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
 Về thời gian: Các dữ liệu bao gồm: báo cáo tài chính, báo các kinh doanh, báo
cáo nhân sự… phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài trong vòng 3 năm 2019, 2020 và
2021. Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Cơng Ty Cổ Phần
Cơng Nghệ S9 có hiệu lực đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
 Về nội dung: Tập trung nghiên cứu vấn đề năng lực cạnh tranh của Công Ty
Cổ Phần Công Nghệ S9 bao gồm các nội dung sau: xác định SBU và ĐTCT đối sánh,
xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của đơn vị, đánh giá năng lực cạnh
tranh tổng thể và đề xuất nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Công
Nghệ S9
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1

Phương pháp thu thập dữ liệu

5.1.1


Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua việc nghiên cứu tài liệu được lưu lại
trong các phịng ban như phịng kế tốn, phịng kinh doanh, phịng marketing… Ngồi
ra cịn được thu thập bên ngồi công ty thông qua các nguồn từ sách, báo, tạp chí, các
website chun ngành có liên quan đến năng lực cạnh tranh và lĩnh vực hoạt động của
công ty. Cụ thể:
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm từ 2019 – 2021 của Công Ty Cổ
Phần Công Nghệ S9
 Các bài báo, tạp chí, khóa luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu của các
khóa trước.
 Các giáo trình, tài liệu giảng dạy có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Tài liệu của phịng kế tốn, phịng kinh doanh, phịng marketing của Cơng Ty Cổ
Phần Cơng Nghệ S9
5.1.2

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

- Phỏng vấn chuyên gia
+ Đối tượng phỏng vấn: Nguyễn Chí Vinh – Chủ tịch hội đồng quản trị
Công Ty Cổ Phần Công Nghệ S9


7
+ Thời gian phỏng vấn: 9h00 – 10h00 ngày 20/10/2022 Địa điểm phỏng
vấn phịng họp tại Cơng Ty Cổ Phần Công Nghệ S9
+ Nội dung phỏng vấn. Lựa chọn và đánh giá mức độ quan trọng của các
yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN

+ Cách thức tiến hành: hẹn lịch phỏng vẫn với chuyên gia trong khoảng
thời gian từ 9h00 đến 10h00 tại phòng họp. Tiến hành phỏng vấn chuyên gia
với mẫu phiếu phỏng vấn (phụ lục 1), đồng thời tiến hành ghi chép các câu trả
lời của chuyên gia. Lên sẵn bộ câu hỏi với 14 câu hỏi có liên quan tới đề tài để
phỏng vấn sâu nhà quản trị. Mục đích là thu thập thơng tin về các năng lực cạnh
tranh, về sự hình thành phát triển của DN, về đối thủ cạnh tranh, các định
hướng mục tiêu phát triển của DN
- Phương pháp khảo sát
+ Khảo sát các cán bộ nhân viên tại Công ty: Bảng câu hỏi được thiết kế
và gửi đến các cán bộ nhân viên tại công ty Số lượng khảo sát: 15 người Thời
gian khảo sát 20/10/2022
* Mẫu phiếu: đính kèm ở phụ lục 2
Cách thức: Tạo một mẫu google forms và gửi cho mọi người ở các phòng
ban, và thu kết quả thông qua bảng excel. Tổng 15 phiếu và 15 phiếu hợp lệ
+ Khảo sát khách hàng:
- Bảng câu hỏi được thiết kế và gửi đến các khách hàng đã sử dụng dịch
vụ tại cơng ty
• Số lượng khảo sát: 15 khách hàng Thời gian: 21/10/2022
Mẫu phiếu: đỉnh kèm ở phụ lục 3 Cách thức: Xin email của khách hàng,
và gửi email cho khách hàng
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Phương pháp so sánh: qua các số liệu cụ thể được thu thập, khóa luận tiến
hành phân tích so sánh giữa các năm với nhau để thấy được những biến chuyển
trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Phương pháp này sử dụng để thu thập các dữ liệu như kết quả hoạt động
kinh doanh, các báo cáo kinh doanh, các kế hoạch, chiến lược của công ty trong
những năm tới.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản:



8
Phương pháp này bao gồm các giai đoạn: phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa và khái quá hóa những lý thuyết cũng như những vấn đề phương pháp luận
và có liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mục đích
nhằm nghiên cứu, thu thập số liệu, khái qt hóa những thơng tin về vấn đề liên
quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả trong nước và nước ngoài, xây dựng cơ
sở khoa học về mặt lí luận cho đề tài. Từ đó, phân tích và lý giải về mặt khoa
học cũng như tính hợp lý của những quan điểm mà đề tài đã đưa ra
5.2

Phương pháp phân tích dữ liệu

Đây là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mơ tả và phân tích đặc điểm văn
hóa, hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Các
phương pháp nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng trong đề tài như: Nghiên cứu
tình huống, nghiên cứu hành động, phân tích nội dung…
Cụ thể từ những kết quả thu thập được, tác giả tiến hành thống kê một cách có hệ
thống, tổng hợp lại để có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh cũng như cơ sở
thực tiễn triển khai chiến lược kinh doanh của công ty.
Mặt khác cần dùng phương pháp lý luận kết hợp với thực tế. Lý luận mang tính
hệ thống khái quát và logic liên hệ với thực trạng hoạt động phát triển của cơng ty và
chủ trương chính sách của nhà nước.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Công
Nghệ S9
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh của Công Ty Cổ Phần Công

Nghệ S9


9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Thuật ngữ “cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực
như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường xuyên
được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện
thông tin đại chúng và là một khái niệm được các học giả của các trường phái kinh tế
khác nhau rất quan tâm. Sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau,
dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể như sau:
Theo nhà kinh tế học M. Porter (1996), cạnh tranh là việc đấu tranh hoặc giành
giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là
doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn
hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà khơng đến với ĐTCT.
Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác-LêNin (2019), cạnh tranh tư bản chủ
nghĩa (TBCN) là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành
giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận
siêu ngạch. Nghiên cứu sâu về nền sản xuất hàng hoá TBCN và cạnh tranh TBCN,
Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận
bình quân giữa các ngành.
Từ điển Bách Khoa Việt Nam (2014) định nghĩa, cạnh tranh trong kinh doanh là
hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các
nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu nhằm giành
các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những

chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong
sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho
mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người
sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau
để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn
trong sản xuất và tiêu thụ. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một


10
điều kiện và là yếu tố kích thích kinh doanh, là môi trường động lực thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động tạo sự phát triển của xã
hội nói chung.
Như vậy cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá, là nội
dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán
ra càng nhiều, số lượng nhà cung ứng càng đơng thì cạnh tranh càng gay gắt, kết quả
cạnh tranh sẽ tự loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả.
1.1.2. Khái niệm năng lực
Lý thuyết về năng lực của doanh nghiệp được phát triển từ các nghiên cứu của
Barney (1991), Wernerfelt (1984), Peteraf (1993), Sanchez & Heene (1996, 2004,
2008, 2010) và lý thuyết này tập trung vào khả năng sử dụng, kết hợp tài sản, nguồn
lực, năng lực nhằm đạt được tăng trưởng và hiệu quả tổng thể của doanh nghiệp, tổ
chức.
Theo Sanchez & Heene (1996, 2004), năng lực là khả năng duy trì, triển khai và
phối hợp các nguồn lực, các khả năng nhằm giúp công ty đạt được mục tiêu trong
những bối cảnh cạnh tranh do đó năng lực chiếm một cấp độ thứ bậc cao hơn so với
các nguồn lực và khả năng.
Năng lực cũng có thể được xem như là biểu hiện của quá trình học hỏi liên quan
đến công ty, đặc biệt là làm thế nào để phối hợp các kỹ năng sản xuất đa dạng và tích
hợp nhiều dịng cơng nghệ (Prahalad & Hamel, 1990; Ljungqvist, 2007).
Như vậy, năng lực của doanh nghiệp là khả năng sử dụng các nguồn lực đã được

kết hợp một cách có mục đích để đạt được một trạng thái mục tiêu mong muốn. Các
nguồn lực hữu hình và vơ hình được kết hợp và đưa vào triển khai thơng qua các quy
trình hoạt động như nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ, quản trị chuỗi cung
ứng, quản trị quan hệ khách hàng, tiếp thu công nghệ, triển khai vận hành sản xuất…
để tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.1.3. Khái niệm và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Theo M. Porter (1998), năng lực cạnh tranh của cơng ty có thể hiểu là khả năng
chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các sản phẩm cùng loại hay sản phẩm thay thế của cơng
ty đó.


11
Theo Vardwer, E. Martin và R. Westgren (1991), năng lực cạnh tranh của một
ngành, một công ty là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của ngành
hay của công ty trong môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Theo quan điểm
này, lợi nhuận và thị phần là hai chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty. Khi
thị phần của công ty càng lớn thì lợi nhuận mà cơng ty thu được càng tăng lên do đó
năng lực cạnh tranh của cơng ty càng cao và ngược lại.
Theo Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Hoàng Việt (2015), năng lực cạnh tranh là
những năng lực mà doanh nghiệp thực hiện đặc biệt tốt hơn so với ĐTCT. Đó là thế
mạnh mà các ĐTCT khơng dễ dàng thích ứng hoặc sao chép.
Từ những quan điểm trên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận
ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các ĐTCT trên thị trường. Năng lực cạnh tranh
chính là một cách thức tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, có
thể hiểu đây là yếu tố quan trọng khẳng định thành quả lao động và năng suất cao
trong kinh tế.

1.2. Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh (2-3 trang)
1.2.1. Mơ hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter
Mơ hình 5 lực cạnh tranh của Michael Porter: Trong nền kinh tế thị trường, bất
kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải chịu một áp lực cạnh tranh nhất định, mà hiện
trạng cuộc cạnh tranh phụ thuộc vào 5 lực lượng cạnh tranh cơ bản, được biểu diễn bởi
mơ hình sau:

Hình 1.1. Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.


12
(Nguồn: Theo Nguyễn Hoàng Long và Nguyễn Hoàng Việt (2015), Giáo
trình Quản trị chiến lược, NXB Thống Kê, Hà Nội)
Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter là một mơ hình được nhiều
nhà phân tích vận dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc
của một ngành.
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành có tác động trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó ngành là một nhóm các cơng ty cung cấp
các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế và ảnh hưởng lẫn nhau. Có 5 yếu tố cơ bản:
1.2.1.2 Nhà cung cấp (người bán)
Là những cá nhân hay tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến giá cả, chất lượng, thời gian giao
hàng.
Nhà cung cấp có thể chi phối doanh nghiệp là do sự độc quyền của một số ít nhà
cung cấp, do tầm quan trọng của sản phẩm được cung ứng, do đặc tính khác biệt hố
cao của người cung ứng với người sản xuất, do sự liên kết của những người cung
ứng… Mặc dù có thể có cạnh tranh giữa các nhà cung ứng và doanh nghiệp để lựa
chọn nhà cung cấp tốt nhất thì quyền lực thương lượng của nhà cung cấp bị hạn chế
vẫn không đáng kể.
Trong mối quan hệ này, để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp trước khả năng

tăng cao chi phí đầu vào, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp phải
biết chuyển quyền lực thương lượng của người cung cấp thành quyền lực của mình.
1.2.1.3 Khách hàng (người mua)
Khách hàng là người mua sản phẩm, dịch vụ của cơng ty. u cầu từ phía khách
hàng đối với nhà cung cấp sản phẩm ngày càng khắt khe và đa dạng hơn. Để tiếp cận
các nhu cầu này, doanh nghiệp phải đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, bám sát nhu cầu
thị trường và tập trung thỏa mãn khách hàng trên cơ sở cung cấp sản phẩm chất lượng
tốt, đa dạng hóa mẫu mã. Khách hàng có khả năng làm lợi nhuận của ngành hàng giảm
bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công việc
dịch vụ hơn.
Các yếu tố tạo nên thế mặc cả của người mua là số lượng người mua, khối lượng
và tỷ trọng mua, số lượng nhà cung cấp, khả năng tự cung cấp của người mua...
1.2.1.4 Đối thủ cạnh tranh hiện tại



×