Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Khoá Luận Bảo Hộ Chỉ Dẫn Địa Lý Tại Việt Nam Và Bài Học Kinh Nghiệm Của Nước Ngoài Cho Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYÊN DẠ THẢO

BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TẠI VIỆT
NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA
NƯỚC NGOÀI CHO VIỆT NAM
KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYÊN DẠ THẢO
BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ TẠI VIỆT NAM VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA NƯỚC NGOÀI CHO VIỆT NAM

GVHD: THẠC SĨ ĐẶNG NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN

TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 7 – NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lê Nguyên Dạ Thảo, sinh viên khoa Luật Thương mại, khóa 42,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, là tác giả của Khóa luận tốt nghiệp
cử nhân Luật – chuyên ngành Luật Dân sự với đề tài: “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại
Việt Nam và bài học kinh nghiệm của nước ngoài cho Việt Nam”.
Tơi xin cam đoan rằng Khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu của


cá nhân tơi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Đặng Nguyễn
Phương Uyên – giảng viên khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh. Các thơng tin, dữ liệu, luận điểm được trích dẫn đảm bảo đúng tính trung
thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả khóa luận

LÊ NGUYÊN DẠ THẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

CDĐL

Chỉ dẫn địa lý

Công ước Paris

Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp
năm 1883

Dự thảo


Dự thảo 2.0 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 17/11/2020

EU

European Union (Liên minh châu Âu)

EVFTA

EU – Vietnam Free Trade Agreement (Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam – EU)

Hiệp định TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương
mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994

Luật SHTT

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ
sung năm 2009 và 2019

Luật số 84/2014

Act on Protection of Names of Specific
Agricultural, Forestry and Fishery Products and
Foodstuffs, Act No. 84 of June 25, 2014 (Luật
Bảo hộ tên các sản phẩm nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản và thực phẩm cụ thể ngày
25/6/2014)


MAFF

Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries
(Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản)

Nghị định số 63/CP

Nghị định số 63/CP của Chính phủ ngày
24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công
nghiệp

Nghị định số 54/2000/NĐ-CP

Nghị định số 54/2000/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu cơng
nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý,


tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công
nghiệp
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về
sở hữu cơng nghiệp

Quy chế số 1151/2012


Regulation (EU) No 1151/2012 of the European
Parliament and of the Council of 21 November
2012 on quality schemes for agriculture products
and foodstuffs (Quy chế của Hội đồng châu Âu
số 1151/2012 ngày 21/11/2012 về các chương
trình chất lượng cho các sản phẩm nơng nghiệp
và thực phẩm)

SHCN

Sở hữu cơng nghiệp

SHTT

Sở hữu trí tuệ

Thông tư số 01/2007/TTBKHCN

Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa
học và Công nghệ ngày 14/02/2007 hướng dẫn
thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu
trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp

Thỏa ước Madrid

Thỏa ước Madrid về chống các chỉ dẫn sai lệch
hoặc nhầm lẫn về nguồn gốc ngày 14/4/1891


Thỏa ước Lisbon

Thoả ước Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và
đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ ngày 30/10/1958

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ.............7
1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý......................................7
1.1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý........................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý............................................................. 11
1.2. Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý...................................................... 13
1.2.1. Ý nghĩa đối với chủ thể quyền................................................................ 13
1.2.2. Ý nghĩa đối với cộng đồng, xã hội.......................................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN
ĐỊA LÝ................................................................................................................... 17
2.1. Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý...................................................... 17
2.1.1. Nguồn gốc địa lý của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý..............................18
2.1.2. Danh tiếng, chất lượng và đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý....20
2.1.3. Các trường hợp không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý.................................22
2.2. Xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý.......................................................... 25
2.2.1. Phương thức xác lập quyền..................................................................... 25
2.2.2. Chủ thể có quyền đăng ký....................................................................... 26

2.2.3. Trình tự, thủ tục xử lý đơn...................................................................... 27
2.3. Chủ sở hữu và vấn đề quản lý chỉ dẫn địa lý............................................ 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................... 36
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ............37
3.1. Bài học kinh nghiệm từ pháp luật Liên minh châu Âu............................37
3.2. Bài học kinh nghiệm từ pháp luật Nhật Bản............................................. 43
3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam................................................. 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................... 54
KẾT LUẬN............................................................................................................ 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam ngày càng đẩy mạnh q
trình tồn cầu hóa nền kinh tế, tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế. Hoàn
thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu cơng nghiệp nói riêng
là một trong những nhiệm vụ xun suốt và đóng vai trị quan trọng hàng đầu nhằm
đáp ứng các đòi hỏi đặt ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế có tác động trực tiếp tới nền kinh tế, tạo cơ hội
mở rộng thị trường cho các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Do đó,
việc nâng cao uy tín, chất lượng hàng hóa, dịch vụ là một địi hỏi cần thiết nhằm khẳng
định vị thế vững chắc của Việt Nam trên thị trường quốc gia và quốc tế. Chỉ dẫn địa lý
hay đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là một trong những yếu tố đóng vai trị
then chốt góp phần khẳng định, nâng cao chất lượng, danh tiếng và uy tín của sản
phẩm. Với những sản phẩm cùng loại trên thị trường, người tiêu dùng có xu hướng lựa
chọn sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực địa lý nổi tiếng bởi những yếu tố đặc
trưng mà nó mang lại. Hơn thế nữa, phần lớn người tiêu dùng sẵn sàng thanh toán
nhiều tiền hơn cho việc sử dụng một sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Từ góc nhìn

của những nhà sản xuất, chỉ dẫn địa lý còn là yếu tố thúc đẩy lợi nhuận, gia tăng năng
suất và phát triển kinh tế. Nhìn chung, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã, đang và sẽ là một
hướng đi có hiệu quả trong việc bảo vệ tên tuổi, khẳng định chất lượng, nâng cao giá trị
hàng hóa trong nước, đồng thời tạo cơ hội xúc tiến xuất khẩu hàng hóa ra thị trường
nước ngồi. Để có thể khai thác tối đa những giá trị mà chỉ dẫn địa lý mang lại, cần có
sự hồn thiện của hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu cơng nghiệp
nói riêng. Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ các vấn
đề liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số bất cập trong
các quy định của pháp luật và một số hạn chế từ phía cơ quan quản lý nhà nước trên
thực tế. Kéo theo đó là sự lúng túng của các chủ thể quyền trong quá trình xác lập, khai
thác và quản lý chỉ dẫn địa lý.
Trước các vấn đề đặt ra, nhận thấy rằng, cần có một cơng trình nghiên cứu để
tìm hiểu, đánh giá một cách có hệ thống về vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới góc độ lý
luận và thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn
địa lý tại Việt Nam. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý

1


tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm của nước ngồi cho Việt Nam” cho khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nội dung liên quan đến sở hữu cơng nghiệp nói chung hay những vấn đề liên
quan đến chỉ dẫn địa lý nói riêng đã được nghiên cứu bởi nhiều cơng trình nghiên
cứu khác nhau, bao gồm cả tài liệu trong và ngoài nước. Qua tìm hiểu và khảo sát
đối với các cơng trình khoa học pháp lý, tác giả nhận thấy tình hình nghiên cứu cụ
thể như sau:
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Sở
hữu trí tuệ (Tái bản, có sửa chữa, bổ sung), Nguyễn Hồ Bích Hằng và Nguyễn
Xuân Quang (chủ biên), Nxb. Hồng Đức. Giáo trình đã giới thiệu một cách khái

quát về ngành luật sở hữu trí tuệ, đồng thời đi sâu vào việc phân tích những đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Dưới góc
độ là cơng trình nghiên cứu một cách tổng quan về pháp luật sở hữu trí tuệ cho nên
vấn đề chỉ dẫn địa lý chưa được các tác giả khai thác một cách tối đa. Bên cạnh đó,
các tác giả cũng chưa đưa ra được những bất cập và hướng hoàn thiện đối với các
quy định liên quan đến chỉ dẫn địa lý.
Vũ Thị Hải Yến (2008), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội. Theo quan
điểm của tác giả bài viết, luận án là cơng trình đầu tiên thực hiện, nghiên cứu một
cách chun sâu và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến bảo
hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh
đó, tác giả cịn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Nguyễn Thị Phương Thảo (2016), Xây dựng hệ thống kiểm soát độc lập để quản
lý các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa được các
cơ sở lý luận về quản lý và kiểm soát độc lập đối với chỉ dẫn địa lý. Trên cơ sở khảo
sát, phân tích thực trạng quản lý và kiểm sốt chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam, tác giả đã đề
xuất các giải pháp hình thành và triển khai hệ thống kiểm soát độc lập cho những sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Ở cơng trình này, vấn đề bảo hộ chỉ dẫn

2


địa lý chỉ được tác giả trình bày một cách khái qt, đóng vai trị nền tảng cho việc
nghiên cứu vấn đề quản lý và kiểm soát chỉ dẫn địa lý.
Lê Việt Tuấn (2004), Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ
dẫn địa lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh – Khoa Luật Đại học Luật, Đại học Lund. Cơng

trình đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, các
quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý được nghiên cứu trên cơ sở
so sánh với các quy định của Hiệp định TRIPS. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, cơng trình được nghiên cứu vào thời
điểm chỉ dẫn địa lý vẫn còn là một đối tượng khá mới mẻ từ góc độ pháp lý cho đến
góc độ nghiên cứu khoa học. Do đó, những quy định của pháp luật cũng như thực tiễn
bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã có nhiều sự khác biệt so với thời điểm hiện tại.

Đặng Thị Hương Giang (2013), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản
theo pháp luật Việt Nam – So sánh với pháp luật Liên minh châu Âu, Khóa luận tốt
nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Ở cơng trình
này, tác giả đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng
nông sản. Dựa trên việc so sánh những quy định của pháp luật Việt Nam và pháp
luật châu Âu về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng nơng sản, tác giả có cơ sở đánh giá
những điểm hạn chế và đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam. Nhìn chung, những kiến nghị mà tác giả đưa ra là kết quả của việc
nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Thực tiễn bảo hộ chỉ
dẫn địa lý tại Việt Nam chưa được tác giả chú trọng khai thác ở cơng trình này.
Nguyễn Thị Thu Thủy (2007), Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản
Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh. Tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến xây dựng chỉ dẫn
địa lý tại Việt Nam. Thông qua việc hệ thống những quy định của pháp luật, tác giả
đưa ra những đánh giá và đề xuất liên quan đến vấn đề xây dựng chỉ dẫn địa lý. Ở
cơng trình này, chỉ dẫn địa lý được tác giả nghiên cứu dưới góc độ xây dựng và áp
dụng đối với hàng hóa nơng sản. Do đó, vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý không chiếm
dung lượng quá nhiều trong phần nghiên cứu của tác giả.

3



Bùi Thị Hằng Nga, Nguyễn Minh Bách Tùng (2020), “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
Yêu cầu của phát triển nông nghiệp bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 17
(417), tr. 50 – 56. Trong phạm vi bài viết, các tác giả đã trình bày một cách khái
quát về chỉ dẫn địa lý, thực tiễn bảo hộ và sử dụng chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản
tại Việt Nam. Đồng thời chỉ ra nguyên nhân và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả về bảo hộ, sử dụng chỉ dẫn địa lý cho nơng sản. Cơng trình này tập trung
nghiên cứu vào thực tiễn bảo hộ và sử dụng chỉ dẫn địa lý trên thực tế, do đó các
quy định pháp luật có liên quan chưa được các tác giả chú trọng khai thác.
Annette Kur, Sam Cockst (2007), “Nothing but a GI thing: Geographical
Indications under EU Law”, Fordham Intellectual Property, Media and
Entertainment Law Journal, Vol 17 No 4, page 999 – 1016. Dưới góc nhìn từ pháp
luật châu Âu, các tác giả đã nghiên cứu một cách tổng quan những quy định của
pháp luật về chỉ dẫn địa lý. Ngồi ra, các tác giả cịn đề cập đến sự tương thích của
pháp luật châu Âu với Hiệp định TRIPS về chỉ dẫn địa lý trong bài viết của mình.
Jeongwook Suh, Alan MacPherson (2007), “The impact of geographical
indication on the revitalisation of a regional economy: a case study of ‘Boseong’
green tea”, The Geographical Journal, Vol 34 (4), page 518 – 527. Cơng trình đã
nghiên cứu về ảnh hưởng của chỉ dẫn địa lý đối với sự hồi sinh của nền kinh tế
thông qua một chỉ dẫn cụ thể “Boseong” đối với sản phẩm chè xanh. Ở cơng trình
này, chỉ dẫn địa lý được các tác giả nghiên cứu dưới một khía cạnh nhất định về sự
ảnh hưởng đối với nền kinh tế khu vực. Các vấn đề pháp lý liên quan về bảo hộ chỉ
dẫn địa lý không được các tác giả chú trọng khai thác.
Tựu chung lại, hầu hết các cơng trình đã nghiên cứu một cách tổng quan về
chỉ dẫn địa lý dưới góc nhìn lý luận và thực tiễn. Với nhiều cách tiếp cận khác nhau,
các tác giả đã thể hiện những quan điểm riêng và đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện hệ thống pháp luật về chỉ dẫn địa lý. Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát,
tác giả nhận thấy số lượng cơng trình nghiên cứu một cách tồn diện về vấn đề bảo
hộ chỉ dẫn địa lý vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, trải qua một khoảng thời gian, việc
áp dụng các quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã có nhiều thay đổi. Luật

Sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 và 2019
nhằm phù hợp với tình hình thực tại của Việt Nam. Thơng qua việc nghiên cứu các
cơng trình, tác giả đã có cái nhìn tổng thể về vấn đề, từ đó có những định hướng cho
cơng trình của mình một cách phù hợp.
4


3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thơng qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả muốn hướng tới những mục đích
quan trọng sau:
Thứ nhất, đưa ra hệ thống những vấn đề mang tính lý luận về bảo hộ chỉ dẫn
địa lý tại Việt Nam;
Thứ hai, làm rõ và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của quy định pháp luật Việt
Nam hiện hành về bảo hộ chỉ dẫn địa lý;
Thứ ba, đưa ra các gợi mở và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật trên cơ sở
lý luận, pháp luật và thực tiễn nghiên cứu về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi của khóa luận tốt nghiệp, tác giả tập trung phân tích một cách
tổng thể các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Những vấn đề bảo vệ quyền thông qua việc xác định, xử lý các hành vi xâm phạm
đối với chỉ dẫn địa lý sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Tác giả
chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019; Nghị định số
103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng nghiệp và Thơng tư số
01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn
thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính Phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu cơng
nghiệp. Ngồi ra, tác giả cịn liên hệ đến pháp luật của một số quốc gia như Nhật
Bản và Liên minh châu Âu nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trên cơ

sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị khoa học và phù hợp nhằm hoàn thiện quy
định pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau nhưng chủ yếu bao gồm các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Thứ nhất, phương pháp phân tích, đánh giá: Phương pháp này được sử dụng
xuyên suốt khóa luận. Tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá một

5


cách tổng quan và chuyên sâu về các vấn đề lý luận, các quy định pháp luật có liên
quan về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Thứ hai, phương pháp tổng hợp: Đây cũng là phương pháp chủ đạo và xuyên
suốt trong khóa luận. Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp và rút ra kết luận
về việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.
Thứ ba, phương pháp so sánh: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh
nhằm so sánh, đối chiếu thực trạng pháp luật Việt Nam với thực trạng pháp luật của
một số quốc gia, khu vực trên thế giới (cụ thể là Nhật Bản và Liên minh châu Âu)
về vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Trên cơ sở đó, đánh giá sự tương đồng, khác biệt và
điểm tiến bộ để đưa ra gợi mở, kiến nghị cho pháp luật Việt Nam.
6. Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
chia thành ba chương, cụ thể như sau:
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Chương 1 giới thiệu tổng quan về chỉ dẫn địa lý, trình bày những khái niệm về
chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đồng thời phân tích ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ
dẫn địa lý nhằm làm cơ sở, nền tảng lý luận giúp hiểu rõ hơn những chương sau.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ CHỈ

DẪN ĐỊA LÝ
Chương 2 tập trung phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn
đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Theo đó, có ba vấn đề pháp lý được làm rõ, bao gồm: (i)
điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý; (ii) xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý; (iii)
chủ sở hữu và vấn đề quản lý chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, tác giả cịn tập trung làm
rõ một số bất cập của quy định pháp luật nhằm làm cơ sở cho phần hoàn thiện pháp
luật ở Chương 3.
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Chương 3 liên hệ đến các quy định của hệ thống pháp luật châu Âu và pháp
luật Nhật Bản nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời đưa ra những gợi mở,
kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

6


CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.1.

Khái niệm chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý

1.1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý
Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (“SHTT”), đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm quyền là quyền tác giả, quyền sở hữu cơng nghiệp và
1

quyền đối với giống cây trồng . Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng thuộc
quyền sở hữu công nghiệp (“SHCN”), được ghi nhận trong các Điều ước quốc tế và
pháp luật quốc gia.
Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” (“CDĐL”) được đề cập lần đầu

tại Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp (“Công ước Paris”) dưới
tên gọi “chỉ dẫn nguồn gốc” hoặc “tên gọi xuất xứ hàng hóa”. Mặc dù đã được đề cập
2

là một trong các đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp nhưng Công ước Paris vẫn chưa
đưa ra được những định nghĩa cụ thể cho các khái niệm này. Mãi đến năm 1891 và
1958, hai thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc” và “tên gọi xuất xứ hàng hóa” mới lần lượt
được định nghĩa tại Thỏa ước Madrid về chống các chỉ dẫn sai lệch hoặc nhầm lẫn về
nguồn gốc ngày 14/4/1891 (“Thỏa ước Madrid”) và Thoả ước Lisbon về bảo hộ tên gọi
xuất xứ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ ngày 30/10/1958 (“Thỏa ước Lisbon”). Kế
thừa và phát triển Công ước Paris, Thỏa ước Madrid đã quy định rõ hơn về chỉ dẫn
nguồn gốc. Chỉ dẫn nguồn gốc trong Thỏa ước Madrid phải là những chỉ dẫn chính xác
về một quốc gia hoặc một địa điểm tại quốc gia đó – nơi hàng hóa được tạo ra. Trong
trường hợp tồn tại sự lừa dối hoặc sai lệch trong chỉ dẫn nguồn gốc của sản phẩm, theo
3

tinh thần của Thỏa ước, các sản phẩm sẽ bị xử lý dưới hình thức tịch thu . Đến năm
1958, khi Thỏa ước Lisbon ra đời, CDĐL được đề cập dưới thuật ngữ “tên gọi xuất xứ
hàng hóa”. Theo quy định của Thỏa ước Lisbon, tên gọi xuất xứ hàng hóa (i) là tên địa
lý của một quốc gia, khu vực hoặc địa phương cụ thể; (ii) thơng qua tên gọi xuất xứ
hàng hóa, nguồn gốc hay nơi xuất xứ của sản phẩm

1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
2 Theo Điều 1 Cơng ước Paris năm 1883 thì các đối tượng bảo hộ sở hữu cơng nghiệp bao gồm patent, mẫu

hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc
hoặc tên gọi xuất xứ và chống cạnh tranh không lành mạnh.
3 Điều 1 Thỏa ước Madrid 1891 quy định về chỉ dẫn nguồn gốc: “Bất kỳ sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai
lệch và lừa dối mà qua đó, một trong số các thành viên của thỏa ước Madrid hoặc một địa điểm tại nước đó
được chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ hàng nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia

thành viên nào của thỏa ước đều bị tịch thu.”

7


được xác định; (iii) tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa chất lượng, tính chất đặc thù
4

của hàng hóa với yếu tố môi trường địa lý .
Trải qua hơn 30 năm từ thời điểm Thỏa ước Lisbon có hiệu lực, ngày
15/04/1994, Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ (“Hiệp định TRIPS”) ra đời, đánh dấu bước đột phá trong việc bảo hộ chỉ dẫn
5

địa lý . Thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” đã được định nghĩa cụ thể tại Điều 22.1 của Hiệp
6

định này . Theo quy định tại Hiệp định TRIPS, khái niệm CDĐL đề cập đến ba nội
dung: Thứ nhất, chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn chỉ ra được nguồn gốc của hàng
hóa, có thể là lãnh thổ của một quốc gia hoặc khu vực hay địa phương thuộc lãnh
thổ đó. Nếu như tên gọi xuất xứ hàng hóa phải là một tên gọi địa lý cụ thể, thì
CDĐL khơng bị ràng buộc bởi yếu tố tên gọi. Bên cạnh tên gọi, CDĐL cịn có thể là
những dấu hiệu, ký hiệu, từ ngữ bất kỳ thể hiện được nơi bắt nguồn của hàng hóa.
Thứ hai, hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ lãnh thổ quốc gia hoặc khu
vực hay địa phương thuộc lãnh thổ quốc gia tương ứng đã được chỉ dẫn. Thứ ba,
giữa chất lượng, uy tín hoặc đặc tính của sản phẩm với nguồn gốc đã được chỉ dẫn
tồn tại mối liên hệ chặt chẽ. Theo đó, chất lượng, uy tín hoặc đặc tính của sản phẩm
sẽ chịu ảnh hưởng từ nơi xuất xứ của sản phẩm. Hay nói cách khác, danh tiếng của
sản phẩm sẽ dựa trên những đặc điểm nơi khu vực địa lý mang lại.
Với tính chất toàn cầu của Hiệp định TRIPS, CDĐL đã được sử dụng phổ biến

7

tại các quốc gia khác nhau . Là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, Malaysia
cũng đã ghi nhận thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” vào năm 2000 tại Luật Chỉ dẫn địa lý
Malaysia. Theo quy định tại mục 2, Chương 1 Luật Chỉ dẫn địa lý Malaysia năm 2000
thì chỉ dẫn địa lý “là những chỉ dẫn phân biệt bất kỳ hàng hóa có nguồn gốc tại một
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, hoặc một khu vực, một địa phương trong

4 Điều 2 Thỏa ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký tên gọi xuất xứ ngày 30/10/1958 quy định: “Tên gọi xuất xứ
hàng hóa là tên địa lý của một nước, một khu vực, một địa phương nơi xuất xứ của sản phẩm mà chất lượng
và các tính chất đặc thù cơ bản của sản phẩm do môi trường địa lý của khu vực đó quyết định, kể cả yếu tố
tự nhiên và con người.”
5 Vũ Thị Hải Yến (2016), “Bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của Hiệp định Đối tác xun
Thái Bình Dương”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2 (334), tr. 65.
6 Điều 22.1 Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ngày 15/04/1994 quy

định: “Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một Thành viên hoặc từ khu
vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa
lý quyết định.”
7 Phan Thị Hồng Ân (2017), Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý trong pháp luật sở hữu trí tuệ
Việt Nam – thực tiễn và kiến nghị, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 16.

8


quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó, có chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác
của hàng hóa chủ yếu do nguồn gốc địa lý hàng hóa quyết định”. Đạo luật Bảo vệ
chỉ dẫn địa lý Thái Lan năm 2003 cũng đã đề cập đến thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” tại
mục 3, Chương 1. Theo quy định của pháp luật Thái Lan về bảo vệ chỉ dẫn địa lý thì

CDĐL là “tên, biểu tượng hoặc bất kỳ một chỉ dẫn nào dùng để chỉ một vị trí địa lý
hoặc xuất xứ của sản phẩm, có chất lượng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác do
nguồn gốc địa lý tạo nên”. Nhìn từ pháp luật của các quốc gia, CDĐL được quy
định theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, các khái niệm vẫn thể hiện được nội
dung cơ bản theo tinh thần của Hiệp định TRIPS.
Nhìn từ pháp luật Việt Nam, thuật ngữ “tên gọi xuất xứ hàng hóa” lần đầu tiên
8

được quy định tại Điều 786 Bộ luật Dân sự (“BLDS”) năm 1995 . Tên gọi xuất xứ
hàng hóa tại BLDS 1995 được quy định khá tương đồng so với Thỏa ước Lisbon. Theo
đó, khái niệm tên gọi xuất xứ hàng hóa đề cập đến ba nội dung cơ bản: (i) tên địa lý của
một nước hoặc địa phương; (ii) hàng hóa mang tên gọi xuất xứ có xuất xứ từ nước hay
địa phương đó; (iii) mối liên hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù của hàng hóa với
điều kiện mơi trường địa lý. Ngày 24 tháng 10 năm 1996, Nghị định số 63/CP của
Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (“Nghị định số 63/CP”) được ban
hành, quy định cụ thể hơn nội dung liên quan đến tên gọi xuất xứ hàng hóa. Nếu như
BLDS 1995 chỉ dừng lại ở việc định nghĩa tên gọi xuất xứ hàng hóa thì Nghị định số
63/CP đã đề cập đến các vấn đề về bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa. Đến năm 2000,
thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” chính thức được đề cập với tư cách là đối tượng của quyền
sở hữu công nghiệp tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/10/2000
về bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên
thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu
công nghiệp (“Nghị định số 54/2000/NĐ-CP”). Mặc dù, Nghị định số 54/2000/NĐ-CP
không nêu ra định nghĩa cụ thể đối với CDĐL, song đây được coi là bước khởi đầu của
9

CDĐL tại Việt Nam . Tại Nghị định, hai thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” và “tên gọi xuất xứ
hàng hóa” sẽ tồn tại song song. Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hóa thì việc
bảo hộ sẽ tuân theo quy định của pháp luật về tên gọi xuất


8 Điều 786 BLDS 1995 quy định: “Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ
xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng
đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả
hai yếu tố đó.”
9 Phan Thị Hồng Ân, tlđd (7), tr.20.
9


10

xứ hàng hóa . Trong trường hợp này, Nghị định số 63/CP sẽ được áp dụng để điều
chỉnh việc bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa trên thực tế. Có thể khẳng định, theo tinh
thần của Nghị định số 54/2000/NĐ-CP thì CDĐL và tên gọi xuất xứ hàng hóa là hai
thuật ngữ riêng biệt, thuộc hai phạm trù khác nhau. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ra đời
làm chấm dứt sự tồn tại song song của chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa. Theo
tinh thần của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, pháp luật Việt Nam lúc bấy giờ thống nhất
chỉ sử dụng chỉ dẫn địa lý và loại bỏ tên gọi xuất xứ hàng hóa. Ngồi ra, những vấn đề
pháp lý của CDĐL như khái niệm, điều kiện bảo hộ, hình thức bảo hộ, chủ thể quyền
SHCN đối với CDĐL… cũng được luật hóa một cách cụ thể, rõ ràng. CDĐL đã được
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 định nghĩa một cách ngắn gọn như sau: “Chỉ dẫn địa lý
là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ
11

hay quốc gia cụ thể” . Có thể nói, khái niệm CDĐL tại khoản

22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 chỉ mới đề cập đến nguồn gốc của sản
phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Theo quy định trên, CDĐL không chỉ là tên địa lý mà
cịn là những từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng hay những yếu tố thể hiện nguồn gốc của
sản phẩm mang CDĐL. Nguồn gốc của sản phẩm có thể là một khu vực, một địa
phương, một vùng lãnh thổ hoặc một quốc gia cụ thể tương ứng với CDĐL. Điều 79

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về điều kiện đối với CDĐL được bảo hộ đã
góp phần làm rõ hơn về bản chất của CDĐL. Không chỉ dừng lại ở dấu hiệu chỉ
nguồn gốc của sản phẩm, CDĐL còn thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa danh tiếng,
đặc tính, chất lượng sản phẩm với điều kiện địa lý mang lại. Mặc dù không được đề
cập trực tiếp tại khái niệm CDĐL, tuy nhiên những nội dung liên quan đến CDĐL
đã gián tiếp khẳng định sự tương đồng, phù hợp của pháp luật Việt Nam với Hiệp
định TRIPS. Nói cách khác, CDĐL dưới góc độ pháp luật Việt Nam là sự kế thừa
và phát huy trên tinh thần của HĐ TRIPS.
Sau ba năm thực thi, ngày 19 tháng 06 năm 2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội
khóa XII đã thơng qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005. Sau đó, Quốc hội khóa XIV cũng đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ tại kỳ họp thứ 7 ngày 14 tháng
06 năm 2019. Trải qua hai lần được sửa đổi, bổ sung nhưng khái niệm về CDĐL vẫn
được giữ nguyên nội dung theo tinh thần của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Như

10
11

Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 54/2000/NĐ-CP.
Khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

10


vậy, pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam vẫn tiếp tục thừa nhận CDĐL với tư cách
là một đối tượng của quyền SHCN. Hơn 100 năm lịch sử, thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý”
đã được quy định dưới nhiều tên gọi khác nhau. Chỉ dẫn nguồn gốc là thuật ngữ
xuất hiện sớm nhất, có nghĩa rộng nhất, nghĩa là về mặt nguyên tắc các yêu cầu bảo
12


hộ ít nhất và đơn giản nhất . Tuy nhiên, có thể nói chỉ dẫn địa lý là thuật ngữ thể
13

hiện hay nhất và mới mẻ nhất .
1.1.2. Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý không chỉ thu
hẹp trong phạm vi pháp luật quốc gia mà đã trở thành vấn đề quốc tế được quy định
14

trong các điều ước quốc tế . Tuy nhiên, các điều ước quốc tế cũng như pháp luật
Việt Nam chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Thuật ngữ
15

“bảo hộ” đã được đề cập chủ yếu tại Phần II của Hiệp định TRIPS thông qua các
nội dung về đối tượng bảo hộ, điều kiện được bảo hộ, các quyền được bảo hộ và các
quy định pháp lý nhằm ngăn chặn những hành vi xâm phạm. Ngoài ra, các quy định
về bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn nhằm thiết lập một cơ chế thực thi quyền SHTT trên
phạm vi quốc tế. Đến Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm
2009 và 2019 (“Luật SHTT”), thuật ngữ “bảo hộ” đã được quy định cụ thể hơn
thông qua các nội dung về điều kiện bảo hộ, đối tượng bảo hộ, quyền đăng ký, chủ
sở hữu và quyền của chủ sở hữu, các hành vi xâm phạm quyền và các biện pháp
pháp lý xử lý xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
Tác giả cho rằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là cách diễn đạt ngắn gọn hơn của bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL. Nội dung quyền SHCN đã được Luật
SHTT quy định là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa
lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh
16

khơng lành mạnh . Theo đó, bảo hộ quyền SHCN đồng nghĩa với bảo hộ các đối

12
Lionel Bently, Brad Sherman (2009), Intellectual Property Law, Third edition, Oxford University
Press, page 977.
13
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ (bản tiếng Việt), Cục Sở hữu
trí tuệ, Hà Nội, tr. 119.

14
Nguyễn Thị Hương (2015), Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý – Kinh nghiệm của một số
nước và thực tiễn tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.27.
15
Phần II Hiệp định TRIPS quy định về các tiêu chuẩn liên quan đến khả năng đạt được, phạm vi và
việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ.
16
Khoản 4 Điều 4 Luật SHTT.
11


tượng thuộc quyền SHCN. Chỉ dẫn địa lý sẽ được bảo hộ dựa trên những quy định
của pháp luật về bảo hộ quyền SHCN nói chung và những đặc trưng của CDĐL nói
riêng. Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành, việc bảo hộ CDĐL chủ
yếu đề cập đến những nội dung chính sau: (i) xác lập quyền đối với CDĐL; (ii) thực
hiện quyền đối với CDĐL; (iii) xác định những hành vi xâm phạm quyền; (iv) bảo
vệ quyền thông qua các phương thức ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền
đối với CDĐL.
Khi nghiên cứu về bảo hộ CDĐL, mỗi tác giả có những cách định nghĩa riêng
về vấn đề này. Có tác giả đưa ra định nghĩa thơng qua việc nghiên cứu dưới góc độ
khách quan và góc độ chủ quan. Dưới góc độ khách quan, bảo hộ CDĐL là hệ thống
pháp luật được ban hành, tạo cơ sở cho việc xác lập, công nhận và thực hiện quyền đối
với CDĐL, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể. Dưới góc độ chủ quan, bảo hộ

CDĐL là hoạt động của cơ quan nhà nước liên quan đến việc xác lập, sử dụng, khai
17

thác và bảo vệ quyền đối với CDĐL . Mặc dù được nghiên cứu dưới hai góc độ, tuy
nhiên, thuật ngữ bảo hộ CDĐL vẫn được định nghĩa xung quanh các vấn đề về xác lập,
khai thác, thực thi và bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với CDĐL. Ngồi ra, thuật ngữ
bảo hộ cịn được hiểu là phương thức để CDĐL không trở thành một tên gọi chung,
không rơi vào trường hợp mất đi tính phân biệt và không đáp ứng điều kiện được bảo
18

hộ . Khái niệm này được quy định dựa trên những điều kiện để bảo hộ đối tượng
CDĐL. Theo quy định pháp luật, CDĐL sẽ được bảo hộ khi đáp ứng được những điều
kiện chung và không rơi vào trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa CDĐL.
Nếu CDĐL đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa thì chỉ dẫn, tên gọi đó sẽ khơng
19

đáp ứng điều kiện được bảo hộ theo quy định của pháp luật . Nói cách khác, việc bảo
hộ CDĐL trước hết sẽ có ý nghĩa về mặt xác lập quyền trên cơ sở quyết định của Cục
SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký CDĐL cho tổ chức quản lý CDĐL. Tuy
nhiên, nếu việc bảo hộ CDĐL chỉ dừng lại ở việc xác lập quyền thì việc bảo hộ có lẽ
chưa thực sự đầy đủ. Trên thực tế, chủ thể quản lý, sử dụng CDĐL không thể lường
trước được những hành vi xâm phạm quyền đối với CDĐL. Đơi khi vì lợi nhuận cá
nhân, các chủ thể khơng có quyền sẵn sàng tìm mọi cách sử dụng CDĐL cho sản phẩm
của mình nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy
17
Vũ Thị Hải Yến (2008), Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr. 10.
18
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO, tlđd (13), tr.121.
19

Khoản 1 Điều 80 Luật SHTT.

12


tín sẵn có. Họ cũng có thể sử dụng những dấu hiệu trùng hoặc tương tự với CDĐL
đã được bảo hộ nhằm tạo nên sự hiểu lầm ở người tiêu dùng. Do đó, bên cạnh việc
xác lập quyền, pháp luật còn phải quy định những nội dung liên quan đến các
phương thức ngăn chặn, xử lý những hành vi xâm phạm.
Tóm lại, bảo hộ chỉ dẫn địa lý có thể được hiểu là Nhà nước và các cơ quan
có thẩm quyền thông qua các quy định pháp luật thực hiện việc ghi nhận, xác lập
quyền cho các chủ thể đối với CDĐL, quy định những cách thức để thực thi quyền
trên thực tế, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể nhằm
chống lại những hành vi xâm phạm.
1.2.

Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Việc bảo hộ các đối tượng thuộc quyền SHCN nói chung và chỉ dẫn địa lý
nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Vai trò
của việc bảo hộ CDĐL được thể hiện rõ nhất thơng qua các khía cạnh về kinh tế,
văn hóa và xã hội. Những giá trị mà CDĐL mang lại có tác động trực tiếp đến các
chủ thể quyền và cộng đồng, xã hội.
1.2.1. Ý nghĩa đối với chủ thể quyền
Thứ nhất, CDĐL là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng
lợi nhuận của tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng CDĐL (“nhà sản xuất”). Lợi
nhuận của những nhà sản xuất sẽ được đánh giá dựa trên sự chênh lệch giữa giá thành
sản phẩm và chi phí sản xuất. Những sản phẩm mang CDĐL khơng chỉ có vị thế vững
chắc trên thị trường mà cịn có giá trị cao hơn so với những sản phẩm cùng loại thông
thường. Thông qua một cuộc nghiên cứu điển hình về chè xanh Boseong ở Nam Triều

Tiên, kể từ khi có CDĐL, giá thành chè xanh tăng lên đáng kể so với giá chè xanh cùng
loại. Sự gia tăng của giá thành cùng với sự gia tăng về sản lượng (từ 20 đến 30% mỗi
20

năm) đã dẫn đến sự phát triển của ngành và các khu vực liên quan đến chè . Tại Việt
Nam, giá thành sản phẩm sau khi được bảo hộ CDĐL cũng có xu hướng tăng lên đáng
kể, từ 50% đến 100%. Qua khảo sát tại vùng cam Quỳ Hợp, từ khi được bảo hộ CDĐL,
giá thành bán ra từ 55.000 đồng đến 60.000 đồng, tăng hơn 70% so với giá bán thông
thường từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng. Không chỉ cam Qùy Hợp, các sản phẩm khác
cũng được tăng giá thành sau khi CDĐL được bảo hộ: cam Cao Phong
20
Jeongwook Suh, Alan MacPherson (2007), “The impact of geographical indication on the revitalisation
of a regional economy: a case study of ‘Boseong’ green tea”, The Geographical Journal, Vol 39 No 4, page 524.

13


giá bán tăng 50%, nước mắm Phú Quốc tăng từ 30% đến 50%, chuối ngự Đại
21

Hoàng tăng từ 130% đến 150% . Bên cạnh việc gia tăng giá thành sản phẩm,
CDĐL cịn có tác động tích cực đến kinh phí sản xuất của các nhà sản xuất. Sau khi
CDĐL được bảo hộ, các nhà sản xuất không phải mất quá nhiều kinh phí để đưa sản
phẩm ra thị trường. Mỗi sản phẩm sẽ có những danh tiếng, chất lượng nhất định do
điều kiện địa lý tương ứng với CDĐL quyết định. Danh tiếng, chất lượng sản phẩm
sẽ là yếu tố tác động trực tiếp đến người tiêu dùng, giúp họ dễ dàng nhận biết và tự
tìm đến sản phẩm. Do đó, nhà sản xuất khơng cần phải dành nhiều thời gian và chi
phí vào giai đoạn tiếp thị sản phẩm đến người tiêu dùng. Như vậy, sự kết hợp giữa
việc gia tăng giá thành và hạn chế kinh phí sản xuất đồng nghĩa với một nguồn lợi
nhuận được tạo ra cho các nhà sản xuất từ việc sử dụng sản phẩm mang CDĐL.

Thứ hai, CDĐL không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích cho người sản xuất mà cịn
góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Như đã đề cập ở trên, danh tiếng, chất
lượng hay uy tín của sản phẩm sẽ do điều kiện địa lý tương ứng với CDĐL quyết định.
Khi CDĐL được bảo hộ đồng nghĩa với việc sản phẩm mang CDĐL đó đã được Nhà
nước công nhận về chất lượng. Thông qua CDĐL, người tiêu dùng hồn tồn có thể đặt
niềm tin vào chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, bảo hộ CDĐL cịn có vai trị ngăn
chặn, chống lại các hành vi xâm phạm trên thực tế. Việc sử dụng CDĐL thuộc những
trường hợp được quy định là hành vi xâm phạm quyền đều sẽ bị xử lý theo quy định
của pháp luật. Như vậy, quyền và lợi ích của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo khi lựa
chọn các sản phẩm mang CDĐL trên thị trường. Với niềm tin vào chất lượng, uy tín, số
lượng người tiêu dùng lựa chọn sử dụng sản phẩm mang CDĐL ngày càng tăng. Qua
kết quả khảo sát tại Liên minh châu Âu (“EU”) năm 1996 và 1999, số lượng người tiêu
dùng sử dụng sản phẩm mang CDĐL tăng từ 11% đến 20% trong vòng ba năm. Hơn
thế nữa, 43% người tiêu dùng ở EU cho biết họ sẵn sàng trả giá cao hơn 10% cho một
22

sản phẩm mang CDĐL . Sự gia tăng số lượng người tiêu dùng cũng là một trong các
yếu tố thúc đẩy lợi nhuận của những nhà sản xuất nói riêng và thúc đẩy sự phát triển
kinh tế nói chung.

21
Bảo Anh, “Nâng chất cho đặc sản vùng miền nhờ chỉ dẫn địa lý”, truy cập ngày
22/4/2021.

22Ulrike Grote (2009), “Environmental Labeling, Protected Geographical Indications and the Interests of
Developing Countries”, The Estey Centre Journal of International Law and Trade Policy, Vol 10 Issue 1, page
104.

14




×