Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Luận văn xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.05 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH

TẰN ĐÌNH THỐNG

XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỐ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ CHỊU TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Học viên: Tằn Đình Thống
Lớp: Cao học Luật, Bình Thuận khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ “Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” là cơng trình nghiên cứu
của tôi viết, các số liệu, các nội dung hoặc tài liệu sử dụng trong luận văn là trung
thực và có xuất xứ rõ ràng, các phân tích, đánh giá hoặc phát hiện trong luận văn
thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của chính người viết.
Tác giả luận văn

Tằn Đình Thống


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

TỪ VIẾT TẮT

TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

1

BLDS

Bộ luật dân sự

2

BLTTDS 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015


3

BTTH

Bồi thường thiệt hại

4

HĐXX

Hội đồng xét xử

5

TAND

Tòa án nhân dân


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CHỦ SỞ HỮU NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ LÀ CHỦ THỂ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM
CAO ĐỘ GÂY RA.................................................................................................... 6
1.1. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại . 6

1.1.1. Xác định chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.........................................6
1.1.2. Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường toàn
bộ thiệt hại.......................................................................................................... 7

1.2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường một phần thiệt hại
10
1.3. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt hại..12
1.4. Vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.......................................................... 16
1.4.1. Vướng mắc trong quy định của pháp luật.............................................. 16
1.4.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật.............................................................. 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. NGƯỜI CHIẾM HỮU, SỬ DỤNG NGUỒN NGUY HIỂM CAO
ĐỘ LÀ CHỦ THỂ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN
NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA......................................................................... 21
2.1. Xác định người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ.......................................................................................................... 21
2.1.1. Căn cứ phân định trách nhiệm của chủ sở hữu và người được chủ sở
hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại..............21
2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
22
2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ................................................................................................ 27
2.2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được chủ sở hữu giao
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.................................................. 27
2.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thứ ba chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ.................................................................................. 32


2.2.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm trái pháp luật gây thiệt hại............................................................. 34
2.3. Vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xác định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của người người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm

cao độ................................................................................................................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................... 40
KẾT LUẬN............................................................................................................. 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một
loại trách nhiệm pháp lý phát sinh ngoài hợp đồng. Điểm khác biệt là khi xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại khơng bắt buộc phải có hành vi trái pháp luật hay
lỗi của người gây thiệt hại mà do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của
chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Mặc dù chủ sở hữu hoặc người chiếm
hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể khơng có lỗi đối với thiệt hại nhưng để bảo đảm
quyền lợi hợp pháp cho người bị thiệt hại, pháp luật vẫn buộc họ có trách nhiệm bồi
thường. Trong thực tế, có những sự vật như máy móc, phương tiện giao thơng, hệ
thống tải điện, dây chuyền sản xuất trong nhà máy… mà bản thân hoạt động của
chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại cho chúng ta. Mặc dù chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã tìm mọi cách phịng ngừa, vận hành
chúng an tồn nhưng thực tế vẫn có những thiệt hại khách quan bất ngờ xảy ra nằm
ngồi sự kiểm sốt đó.
Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
bước đầu được ghi nhận và áp dụng từ Bộ luật dân sự năm 1995. Quá trình xây
dựng pháp luật đã dần hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng nói chung và trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm gây ra nói riêng, nhưng trên thực tế xác định chủ thể có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra có một số vướng mắc, bất cập trong khi
áp dụng Bộ luật dân sự năm 2015, mà ngay trong thực tiễn áp dụng xét xử, như:

Tại khoản 2 Điều 584 BLDS quy định: Người gây thiệt hại không phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện
bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc luật có quy định khác. Nhưng tại khoản 4 Điều 585 BLDS quy
định: Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì khơng được bồi thường
phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra và khoản 3 Điều 601 BLDS quy định: Chủ sở
hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại
cả khi khơng có lỗi, trừ trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý
của người bị thiệt hại và thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình
thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Qua thực tiễn xét xử nhận thấy rằng nhiều tòa án trong các trường hợp người
bị hại có lỗi vơ ý gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hoặc
người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ thì đều phải có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho bị hại (theo khoản 3 Điều 601 BLDS). Điều này dường như tạo ra cách


2
hiểu mâu thuẫn với quy định chung về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại (khoản 2 Điều 584 BLDS) và về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
(khoản 4 Điều 585 BLDS). Từ đó, làm cho đương sự, cơ quan và người tiến hành tố
tụng có cách áp dụng pháp luật khác nhau để thỏa thuận hoặc giải quyết tranh chấp
theo yêu cầu của bị hại, làm cho pháp luật không được thực thi nghiêm minh. Chính
điều này đã khơng gây ít khó khăn cho công tác xét xử, thiếu sự thống nhất trong
việc áp dụng pháp luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra ở mỗi Tòa án làm cho việc giải quyết tranh chấp thường
kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của người bị hại.
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là điều cần thiết.
Thông qua luận văn này, tác giả sẽ phân tích, luận giải để tìm ra những thiếu sót
trong quy định của pháp luật. Vì vậy tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Xác định chủ

thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra” làm luận
văn thạc sĩ luật học theo định hướng ứng dụng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về vấn đề xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong thời gian qua, tác giả đã tìm hiểu một số
cơng trình nghiên cứu như sau:
Về giáo trình và sách chuyên khảo:
Trường Đại học Luật Hà Nội (2021), Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập
2), NXB Công an nhân dân.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức Hội Luật gia Việt
Nam.
Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự
2015, Hội Luật gia Việt Nam NXB Hồng Đức.
Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam bản
án và bình luận bản án (Tập 2), Hội Luật gia Việt Nam NXB Hồng Đức.
Phùng Trung Tập (2017), Luật Dân sự Việt Nam (Bình giải và áp dụng) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Cơng an nhân dân.
Những cơng trình nghiên cứu khoa học nêu trên tuy có sự khác nhau về bố
cục, mục đích cũng như trọng tâm nhưng đều có đề cập đến trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Quá trình thực hiện luận văn tác giả


3
tiếp thu những quan điểm về lý luận, các vấn đề bình giải cũng như quan điểm pháp
lý, những cơng trình này đa phần chưa phân tích sâu về các vụ án và cách thức giải
quyết của các Tòa án trong thời gian gần đây. Vì vậy nội dung của luận văn tác giả
sẽ tiếp tục làm rõ thêm các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và việc áp dụng,
giải quyết các vụ án của các Tòa án có sự khác biệt.
Về bài báo, tạp chí chun ngành:
Mai Bộ, Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Tạp chí Tịa

án nhân dân số 02/2003.
Phạm Thị Hồng Đào, Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

- Những vướng mắc từ thực tiễn, Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp ngày 06/7/2017.
Đoàn Thị Ngọc Hải, Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra, Tạp chí Tịa án nhân dân tháng 11/2019.
Lê Đình Nghi, Bàn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra, Tạp chí nghề Luật số 06/2008.
Lê Phước Ngưỡng, Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Tạp chí Kiểm sát số 07/2005.
Về luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ:
Nguyễn Thanh Hồng (2001), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ
tai nạn giao thông đường bộ, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Luật Hà Nội.
Nguyễn Văn Hợi (2017) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Vũ Thị Hải Yến (2010), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Đại luật Luật Hà Nội.
Những cơng trình nghiên cứu khoa học nêu trên đã trình bày được những vấn
đề khái quát chung nhất về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra. Tuy nhiên chưa có cơng trình luận văn thạc sĩ nào đề cập chuyên sâu,
riêng biệt về vấn đề xác định chủ thể chịu trách trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là đưa ra những kiến nghị, giải pháp
góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài


4
hợp đồng nói chung, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm

cao độ gây ra nói riêng và nâng cao hiệu quả thực hiện.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Phát hiện và giải quyết những vấn đề mang tính hệ thống, cơ bản trong thực
tiễn áp dụng pháp luật về xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp pháp lý, cơ chế thực hiện pháp luật, nhằm
bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả của pháp luật liên quan đến vấn đề trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Nghiên cứu thực tiễn thi hành, áp dụng một hoặc một số quy định pháp
luật, chế định pháp luật liên quan đến vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Nghiên cứu các hồ sơ, bản án, vụ việc để tổng kết, đánh giá, kết luận về
hiệu quả áp dụng pháp luật.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật dân sự Việt
Nam, tập trung nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và thực tiễn thực hiện. Bện cạnh đó, đối
chiếu với thực tiễn xét xử tại Tòa án, khai thác sâu thực trạng về vấn đề chủ thể chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong thực tiễn
hiện nay. Luận văn cũng đồng thời nghiên cứu các cơng trình khoa học, quan điểm
của các tác giả và các bản án, quyết định của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng trong thực tiễn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Trong phạm vi của đề tài có nhiều vấn đề cần nghiên cứu và
giải quyết. Tuy nhiên do giới hạn về dung lượng của luận văn theo định hướng ứng
dụng, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản là xác định chủ thể chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thực tiễn áp dụng pháp luật và kiến nghị hoàn
thiện của pháp luật dân sự về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Về không gian và thời gian: Luận văn khảo sát thực tiễn thực hiện trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây trên


5
trên phạm vi cả nước, trong đó tập trung vào một số vụ, việc trong thực tiễn xét xử
có nhiều quan điểm khác nhau, điển hình từ năm 2017 đến năm 2021.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu luận văn được xuyên suốt đúng với mục đích và phạm vi đã
đặt ra, trong quá trình nghiên cứu tác giải đã sử dụng các phương pháp, cụ thể như
sau:
- Phương pháp phân tích luật viết: được sử dụng xuyên suốt trong luận văn
với đối tượng nghiên cứu là các học thuyết pháp lý và pháp luật về hình thức.
- Phương pháp so sánh: sử dụng trong việc so sánh quan điểm pháp lý của
Tòa án nhằm làm rõ phạm vi trách nhiệm, lỗi của chủ thể gây ra thiệt hại.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ vụ án: tác giả lựa chọn một số vụ án mà
trong thực tiễn cách giải quyết còn tồn tại những vướng mắc, hạn chế trong thực
tiễn áp dụng pháp luật.
6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả
nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn là việc chỉ ra được những vấn đề còn hạn
chế, bất cập của pháp luật dân sự hiện hành cũng như những tồn tại của Bộ luật dân
sự năm 2015, các luật có liên quan vẫn chưa khắc phục được về vấn đề xác định chủ
thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra, qua đó đề xuất được những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật.
- Địa chỉ ứng dụng: kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể sử dụng tham
khảo trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý về pháp luật dân sự và áp dụng
pháp luật trong quá trình giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra.
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn được kết cấu thành 02
chương:
Chương 1. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là chủ thể trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Chương 2. Người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là chủ thể
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.


6
CHƯƠNG 1
CHỦ SỞ HỮU NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ LÀ CHỦ THỂ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ
GÂY RA
1.1. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại
1.1.1. Xác định chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
Trong chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường có thể xuất phát từ hành vi trái pháp luật của con người
hoặc xuất phát từ tài sản gây ra thiệt hại. Đối với trách nhiệm do hành vi của con
người gây ra, người nào có hành vi trái pháp luật, gây ra thiệt hại thì người đó phải
bồi thường. Đối với trách nhiệm do tài sản gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu của tài sản
1

phải bồi thường đối với thiệt hại đó .
Theo Điều 601 BLDS 2015, những chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra bao gồm:
- Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ;
- Người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ;
- Người được giao sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ từ người được chủ sở
hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ;
- Người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật.

Thực tiễn xét xử cho thấy tùy thuộc vào từng loại nguồn nguy hiểm cao độ
hoặc trạng thái thực tế thực hiện quyền kiểm soát, chi phối đối với nguồn nguy hiểm
cao độ mà Tịa án có nhiều cách thức xác định chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
khác nhau. Có trường hợp Tòa án xác định chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ
thơng qua một giao dịch cụ thể ví dụ như xác định thông qua hợp đồng mua bán
điện hoặc xác định chủ sở hữu thông qua Giấy đăng ký xe ơ tơ, mơ tơ, xe máy và
cũng có những trường hợp xác định chủ sở hữu là người đang thực tế chiếm hữu tài
sản ví dụ như mua xe máy nhưng không đăng ký sang tên chủ sở hữu hoặc là chủ sở
hữu của chất cháy… các căn cứ xác định chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ sẽ
được tác giả làm rõ thêm qua một số vụ án được phân tích ở phần sau của luận văn.

1 Khoản 3 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015


7
Nguồn nguy hiểm cao độ có thể là vật chất trong thế giới tự nhiên hay hoạt
động máy móc, các phương tiện khoa học kỹ thuật, nguồn nguy hiểm cao độ cũng
có thể bao gồm những động vật hoặc bất động vật… hoặc được xác định theo các
văn bản quy phạm pháp luật mà những nguồn này có thể gây thiệt hại về tài sản,
2

tính mạng, sức khoẻ cho con người . Tuy nhiên dù được định nghĩa dưới những nội
dung nào thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đa
phần được các nhà nghiên cứu luật học xác định đây là loại trách nhiệm do tài sản
3

gây ra mà không phải trách nhiệm do con người gây ra .
Mặc dù thiệt hại ngoài hợp đồng do tài gây ra nhưng tự thân tài sản không
thể mang quyền, nghĩa vụ pháp lý mà trách nhiệm đối với tài sản phải gắn liền với
chủ thể mang quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đó. Đây cũng

chính là cơ sở lý luận để xây dựng quy phạm về trách nhiệm của chủ sở hữu tài sản.
Quy định này được ghi nhận tại khoản 3 Điều 584 BLDS 2015: “Trường hợp tài
sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại…”. Đây cũng là quy định mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005,
quy định này góp phần củng cố cơ sở pháp lý, bổ sung cho những thiếu sót của các
BLDS trước đó.
1.1.2. Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường tồn
bộ thiệt hại
Dưới góc độ trách nhiệm BTTH của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ,
khoản 2 và khoản 3 Điều 601 BLDS 2015 đã khẳng định: Chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, chủ sở
hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại
cả khi khơng có lỗi”. Với việc ghi nhận trách nhiệm pháp lý nêu trên chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ là chủ thể phải chịu trách nhiệm trước tiên, phải bồi
thường thiệt hại ngay cả khi khơng có hành vi trái pháp luật và khơng có lỗi hoặc

2 Lê Mai Anh (1997), “Những vấn đề cơ bản về TNBTTH ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự”, Luận văn
thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội;
Nguyễn Thanh Hồng (2001), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ”,
Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
3 Nguyễn Xuân Quang (2011) “Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 03 (64)/2011, trang 34-38;
Đỗ Văn Đại (2018), “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án”, trang
274 (Tập 2), Hội Luật gia Việt Nam NXB Hồng Đức.


8
4

khơng có ai khác chịu trách nhiệm bồi thường . Điều này hoàn toàn khác biệt so với

trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con người gây ra hoặc trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do các loại tài sản thông thường khác gây ra.
Vấn đề pháp lý đặt ra ở đây là trường hợp nào chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Qua
thực tiễn xét xử các vụ án, tác giả nhận thấy một số trường hợp điển hình quy buộc
trách nhiệm của chủ hữu phải bồi thường toàn bộ thiệt hại như sau:
- Trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đồng thời là người trực
tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại:
Trách nhiệm pháp lý đối với chủ sở hữu trong trường hợp này khá rõ ràng.
Hầu như các vụ án đều xác định người trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ là chủ sở hữu thì đương nhiên phải bồi thường thiệt hại cho dù nguyên
nhân gây ra thiệt hại có thể xuất phát từ hành vi trái pháp luật của chủ sở hữu đối
với việc quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hoặc chủ sở hữu khơng có lỗi
hoặc người bị thiệt hại khơng có lỗi cố ý trong việc gây ra thiệt hại. Nội dung này
được thể hiện thông qua vụ án sau:
Vụ án thứ 1 – xác định chủ sở hữu thông qua hợp đồng mua bán điện,
không xác định lỗi của chủ sở hữu: Bản án số 07/2019/DS-ST ngày 31/5/2019 của
Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội
Nội dung vụ án: Vào lúc 2 giờ 00 ngày 10/02/2017, tại xưởng sản xuất mây
tre đan của ông Trần Văn L, bà Nguyễn Thị S (bị đơn) xảy ra vụ cháy lan sang nhà
của anh Nguyễn Văn Q (nguyên đơn) gây thiệt hại về tài sản là 87.200.000 đồng.
Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại nêu trên.
“Tòa án nhận định, nguyên nhân xảy ra vụ cháy là do chập đường dây điện
tại khu vực bên trong xưởng sản xuất của bị đơn. Chủ sở hữu của hệ thống tải điện
gây ra thiệt hại, căn cứ vào hợp đồng mua bán điện, bên mua chịu trách nhiệm
quản lý tài sản, đảm bảo an toàn đối với dây dẫn điện từ sau thiết bị đo đếm điện
đến nơi sử dụng điện. Như vậy có đủ căn cứ để xác định bị đơn là chủ sở hữu
đường dây điện gây thiệt hại. Căn cứ Điều 601 BLDS 2015, chủ sở hữu nguồn nguy
5


hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” .

4Đỗ Văn Đại (2018), “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án”,
trang 283 (Tập 2), Hội Luật gia Việt Nam NXB Hồng Đức.
5 Xem Phụ lục, Bản án số 07/2019/DS-ST ngày 31/5/2019 của Tòa án nhân dân H. Phú Xuyên, TP. Hà Nội


9
Trong vụ án nêu trên, cách giải quyết vụ án của HĐXX có những nội dung
đáng chú ý gồm:
- Căn cứ xác định chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ - nguồn điện là hợp
đồng mua bán điện, hợp đồng quy định “bên mua chịu trách nhiệm … từ sau thiết bị
đo đếm điện đến nơi sử dụng điện”;
- Tòa án xác định trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ theo Điều 601 BLDS 2015;
- Tịa án khơng xác định lỗi của chủ sở hữu hay nói cách khác chủ sở hữu
phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi khơng có lỗi;
- Việc xác định hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản có thể tồn tại dưới dạng
không hành động (không vận hành, tác động vào nguồn nguy hiểm cao độ mà do
nguồn điện tự gây cháy).
Vụ án thứ 2 - không xác định rõ chủ sở hữu, phải bồi thường thiệt hại:
Bản án số 37/2018/DS-ST ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang
Nội dung vụ án: ngày 14/01/2017, bà Phan Thị K đi làm bằng xe mô tô đến
đoạn đường làng xã Xn Lương thì gặp xe ơ tô của anh Lục Văn T điều khiển đi
ngược chiều, hai xe va chạm dẫn đến hậu quả bà K bị thương tích 44%, bà K yêu
cầu anh T bồi thường số tiền 66.463.000 đồng, anh T không đồng ý vì khơng có lỗi
trong vụ án.
“Tịa án nhận định: vụ tai nạn xảy ra đã lâu, khơng có nhân chứng trực tiếp,
lời khai của các bên khác nhau, không xác định được lỗi nguyên nhân xảy ra tai

nạn. Tòa án đã đối chiếu với khoản 3 Điều 601 BLDS 2015, xác định anh T là
người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường
thiệt hại cả khi khơng có lỗi”, bà K yêu cầu anh T bồi thường là có căn cứ, phù hợp
6

với quy định pháp luật. nên buộc anh T phải bồi thường thiệt hại cho bà K” .
Trong vụ án này, HĐXX buộc anh T phải bồi thường thiệt hại cho bà K. Tuy
nhiên tác giả cho rằng việc nhận định như trên còn một số nội dung chưa rõ:
- Thứ nhất toàn bộ nội dung bản án Tịa án khơng xác định anh T có phải là
chủ sở hữu của xe ô tô hay không (chưa nêu căn cứ xác định chủ sở hữu, không làm

6 Xem Phụ lục, Bản án số 37/2018/DS-ST ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân H.Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang.


10
rõ anh T có là chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận đăng ký xe) điều này được hiểu là
anh T vừa là người trực tiếp chiếm hữu, sử dụng xe đồng thời là chủ sở hữu xe.
- Thứ hai, Tòa án xác định anh T là người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
nên phải chịu trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Căn
cứ xác định chủ thể trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là chủ sở
hữu nhưng Tịa án khơng xác định người trực tiếp điều khiển xe gây tai nạn có phải
là chủ sở hữu hay không, điều này là chưa thuyết phục khi viện dẫn khoản 3 Điều
601 BLDS 2015 để truy buộc trách nhiệm của người điều khiển xe.
- Thứ ba, Tòa án áp dụng cơ sở trách nhiệm theo khoản 3 Điều 601 BLDS
2015 (trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ ngay cả khi khơng có lỗi), so với cách giải quyết của vụ án thứ
nhất, cách giải quyết trong vụ án này có điểm chưa thuyết phục đó là chưa xác định
rõ chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, chưa nêu căn cứ pháp lý chung mà chủ sở

hữu phải chịu trách nhiệm BTTH theo khoản 2 Điều 603 BLDS 2015. Tuy nhiên
trong vụ án này, HĐXX đã nhận định thêm về yếu tố lỗi và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ ngay cả khi khơng có lỗi, điều này
là thuyết phục người chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm đối với tài sản của mình.
1.2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường một phần thiệt
hại
Nguyên tắc giải quyết trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
đó là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, kịp thời theo Điều 585 BLDS 2015,
chủ sở hữu của nguồn nguy hiểm cao độ là người có trách nhiệm được nhắc đến đầu
tiên. Tuy nhiên quy tại Điều này cũng xác định việc bồi thường thiệt hại cũng phải
căn cứ vào phần lỗi của bên gây ra thiệt lại, bên bị thiệt hại.
Trong thực tiễn xét xử nhiều vụ án liên quan đến phạm vi bồi thường thiệt
hại của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, có vụ án Tịa án buộc chủ sở hữu bồi
thường tồn bộ thiệt hại mà khơng xét đến mức độ lỗi, có vụ án buộc bồi thường
thiệt hại theo mức độ lỗi và có vụ án phải liên đới bồi thường thiệt hại. Tác giả xin
dẫn một số vụ án được giải quyết như sau:
Vụ án thứ 3 – chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường một
phần thiệt hại: Bản án số 02/2018/DS-ST ngày 18/6/2018 của Tòa án nhân dân
huyện A, tỉnh Hà Giang


11
Nội dung vụ án: vào ngày 03/4/2016 anh Nông Văn L (chồng chị H – nguyên
đơn) điều kiển xe mô tô va chạm vào xe ô tô do anh Phùng Đình H (bị đơn) điều
khiển, hậu quả anh L tử vong khi cấp cứu tại Bệnh viện. Nguyên đơn yêu cầu bị đơn
phải bồi thường số tiền mai táng, viện phí, cấp dưỡng là 432.431.000 đồng. Giải
quyết vụ án nêu trên, Tịa án xác định:
“- Anh Nơng Văn L điều khiển xe mơ tơ trong người có nồng độ cồn 0,59mg/l
khí thở, khơng quan sát phía trước cùng chiều có xe ô tô đang quay đầu, vượt ẩu là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn, vi phạm khoản 8 Điều 11 Luật giao thơng

đường bộ.
- Anh Phùng Đình H điều khiển xe ô tô đang quay đầu trên đoạn đường được
phé quay đầu, có bật tín hiệu báo rẽ, khơng có lỗi trực tiếp trong vụ tai nạn.
- Anh H là người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ, vì anh H quay đầu xe
nên anh L mới đâm vào xe của anh H, tuy anh H khơng có lỗi trực tiếp nhưng có lỗi
gián tiếp là nguyên nhân dẫn đến tai nạn và gây thiệt hại.
- Anh L tuy điều khiển xe có nồng độ cồn đã đâm vào xe của anh H nhưng
anh L không cố ý đâm vào xe của anh H.
- Để gắn trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ khi tham gia
giao thơng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Do vậy
cần buộc trách nhiệm anh Phùng Đình H phải bồi thường một phần thiệt hại theo
7

quy định tại các Điều 591, khoản 3 Điều 601 BLDS 2015” .
Trong cách giải quyết nêu trên Tòa án đã xác định trách nhiệm BTTH của
chủ sở hữu xe thơng qua yếu tố lỗi. Theo đó Tòa án nhận định lỗi trực tiếp thuộc về
bị hại, lỗi gián tiếp thuộc về bị đơn để phân định mức độ bồi thường thiệt hại để
buộc bị đơn phải bồi thường một phần thiệt hại trong số các yêu cầu nguyên đơn
đưa ra.
Tuy nhiên việc xác định nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp lại
chưa được quy định trong BLDS. Mặc dù Tòa án xác định bị đơn phải chịu trách
nhiệm bồi thường một phần thiệt hại nhưng lại khơng đưa ra căn cứ xác định cách
tính phần giá trị bồi thường dựa trên phần lỗi ½ hay ¾ của thiệt hại.
Vụ án thứ 4 – chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường một
phần thiệt hại: Bản án số 225/2018/DS-PT ngày 06/3/2018 của Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh
7 Xem Phụ lục, Bản án số 02/2018/DS-ST ngày 18/6/2018 của Tòa án nhân dân huyện A, tỉnh Hà Giang


12

Nội dung vụ án: vào lúc 15 giờ ngày 13/8/2013, ông Dương Bá H1 (nguyên
đơn) được anh NLQ1 chở bằng xe mơ tơ lưu thơng trên đường thì va chạm với xe ô
tô của anh Phạm Công H2 (bị đơn) đang quay đầu xe đâm thẳng vào chân của ông
H1. Hậu quả gây tổn hại đến sức khỏe của nguyên đơn, nguyên đơn yêu cầu bị đơn
bồi thường số tiền 163.415.000 đồng.
Tịa án xác định: Lỗi chính dẫn đến tai nạn là do xe ô tô của bị đơn quay đầu
xe trái quy định trong khu dân cư gây ra tai nạn vi phạm khoản 3 Điều 15 Luật giao
thông đường bộ, lái xe mô tô lưu thông không đúng phần đường quy định cũng có
lỗi khi chở nguyên đơn lưu thơng vào đường cấm. Tịa án xác định lỗi do xe ô tô
gây ra tai nạn là 75%, lỗi do xe máy gây tai nạn là 25% và căn cứ vào mức lỗi này
để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, áp dụng các Điều 604, 605, 609, 623
BLDS 2005 để giải quyết vụ án.
So với cách giải quyết và áp dụng pháp của vụ án thứ 3 nhận thấy HĐXX
trong vụ án này đã áp dụng triệt để các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, từ quy định chung về căn cứ phát sinh trách nhiệm, căn cứ xác định mức độ lỗi
và cả quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để quyết
định về bồi thường thiệt hại. Thông qua các vụ án được nghiên cứu để xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, tác giả nhận thấy rằng còn nhiều
cách áp dụng pháp luật khác nhau, dẫn đến quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể tham
gia tố tụng cũng chịu sự ảnh hưởng khác nhau.
1.3. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường thiệt
hại
Nội dung tại mục 1.1 và 1.2, tác giả đã trình bày trách nhiệm BTTH của chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu
nguồn nguy hiểm cao độ, trong một số trường hợp nhất định pháp luật cũng quy
định về trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi thường khi
có thiệt hại xảy ra. Tác giả xin đưa ra một số vụ án để phân tích các trường hợp này
như sau:
Vụ án thứ 5 – chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi
thường thiệt hại: Bản án số 52/2020/DS-PT ngày 23/6/2020 của Tòa án nhân dân

tỉnh Bình Định
Nội dung vụ án: vào lúc 14 giờ ngày 17/02/2018 anh Đặng Minh T1 là con
trai của ông Đặng Văn D (nguyên đơn) điều khiển xe mô tô chở bạn thì va chạm với


13
xe mô tô do anh Trương Văn Nh (bị đơn) điều khiển. Hậu quả anh T1 tử vong khi
cấp cứu tại bệnh viện, anh Nh bị thương nặng ở vùng mặt. Nguyên đơn yêu cầu bị
đơn là anh Nh và chủ sở hữu xe – người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là anh
Trương Văn T phải liên đới bồi thường số tiền 202.266.000 đồng, anh T và bị đơn
anh Nh không đồng ý bồi thường, anh Nh phản tố yêu cầu nguyên đơn bồi thường
100.108.000 đồng.
Tòa án xác định: “Nguyên nhân gây tai nạn do lỗi hỗn hợp, anh T1 điều
khiển xe lấn sang phần đường của anh Nh còn anh Nh điều khiển xe vượt sai quy
định, lỗi chính dẫn đến tai nạn là của anh T1. Tòa án cấp sơ thẩm xác định nguyên
nhân xảy ra tai nạn là do lỗi hỗn hợp, mỗi bên phải chịu ½ thiệt hại và xác định anh
Trương Văn T chủ sở hữu xe cho anh Trương Văn Nh mượn xe phải liên đới bồi
thường thiệt hại cho nguyên đơn là chưa chính xác.
Hội đồng xét xử tịa án cấp cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm, xác định anh T1
phải chịu ¾ thiệt hại do lỗi của mình gây ra, anh Nh phải chịu ¼ thiệt hại do lỗi
của mình gây ra, chủ sở hữu xe là anh Trương Văn T khơng phải bồi thường thiệt
8

hại” .
Tịa án cấp phúc thẩm đã căn cứ các Điều 584, 589, 590, 615 BLDS 2015 để
quyết định như trên. Như vậy ttrong vụ án này Tịa án khơng căn cứ vào thiệt hại
gây ra bởi nguồn nguy hiểm cao độ mà xác định thiệt hại được gây ra bởi con người
theo trách nhiệm bồi thường chung được quy định tại Điều 584 BLDS 2015. Mặc
dù Tòa án đã phân định lỗi và xác định phần trách nhiệm phải bồi thường nhưng lại
không căn cứ vào Điều 585 BLDS 2015 để lý giải cho việc phân định trách nhiệm.

Vụ án thứ 6 - chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải bồi
thường thiệt hại: Bản án số 204/2021/DS-PT ngày 30/9/2021 của Tòa án nhân dân
tỉnh Long An.
Nội dung vụ án: Ngày 13/3/2019, anh Trần Phạm Ngọc Th điều khiển xe mô
tô va chạm với xe mô tô do ông Trương Hồi Sơn điều khiển. Sau tai nạn, ơng Sơn
tử vong trên đường cấp cứu, Trần Phạm Ngọc Th bị thương nặng. Gia đình ơn Sơn
là ngun đơn xác định xe mô tô do Trần Phạm Ngọc Th điều khiển là nguồn nguy
hiểm cao độ, Th là người chiếm hữu sử dụng, ông Trần Ngọc H và bà Phạm Thị Tr
là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ nên phải liên đới bồi thường cho bị đơn
148.000.000 đồng. Bị đơn không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn.
8 Xem Phụ lục, Bản án số 52/2020/DS-PT ngày 23/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định


14
Tòa án xác định: nguyên nhân gây ra tai nạn là do ơng Trương Hồi Sơn điều
khiển xe mơ tơ có nồng độ cồn trong máu vượt mức quy định (265,34mg/100ml) là
vi phạm quy định tại khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thơng đường bộ. Ngồi ra ơng
Sơn tham gia giao thông không đúng làn đường, phần đường quy định là vi phạm
quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Giao thông đường bộ.
Từ nhận định trên, việc nguyên đơn cho rằng chiếc xe mô tô Biển số 52Z48566 là nguồn nguy hiểm cao độ nên yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng là anh Trần
Phạm Ngọc Th và chủ sở hữu là ông Trần Ngọc H và bà Phạm Thị Tr phải có trách
nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ này gây ra là không
đúng. Bởi lẽ, thiệt hại xảy ra trong vụ việc này là do hành vi trái pháp luật của ơng
Trương Hồi Sơn (điều khiển xe mơ tơ lưu thông trên đường mà nồng độ cồn trong
máu vượt mức quy định và tham gia giao thông không đúng làn đường, phần đường
quy định), đây chính là nguyên nhân trực tiếp, quyết định gây ra thiệt hại về tính
mạng đối với ông Sơn và sức khỏe đối với anh Th chứ không phải do hoạt động tự
thân của nguồn nguy hiểm cao độ là chiếc xe mô tô Biển số 52Z4-8566 gây ra. Như
vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án này là trách nhiệm bồi thường
thiệt hại thông thường do hành vi trái pháp luật của con người gây ra chứ không

phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Do trong vụ việc này,
anh Th khơng có lỗi đối với cái chết của nạn nhân Sơn nên không phải chịu trách
nhiệm bồi thường. Còn việc anh Th tự ý lấy chiếc xe mô tô Biển số 52Z4-8566
trong khi chưa đủ tuổi và chưa có giấy phép lái xe mơ tơ thì anh Th bị cơ quan Nhà
9

nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật .
Trong vụ án nêu trên Tòa án đã xác định nguyên nhân chính gây ra tại nạn là
do hành vi trái pháp luật của người bị thiệt hại. Tòa án cũng khẳng định thiệt hại
trong vụ án là thiệt hại thông thường do hành vi trái pháp luật của con người gây ra,
thiệt hại này không phải do tự thân tài sản gây ra. Do đó chủ sở hữu không phải chịu
trách nhiệm bồi thường.
Cách áp dụng pháp luật để giải quyết trong vụ án này có sự khác biệt so với
các vụ án trước đó. Cụ thể là trong vụ án này, Tòa án đã xác định nguyên nhân gây
ra thiệt hại bởi hành vi trái pháp luật của con người, thiệt hại không do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra vì vậy chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải chịu
trách nhiệm bồi thường.
9 Xem Phụ lục, Bản án số 204/2021/DS-PT ngày 30/9/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Long An.



×