Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Ảnh hưởng của một số vấn đề kinh tế thế giới đối với nền kinh tế thế giới và liên hệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.25 KB, 63 trang )

Chủ đề 1: Ảnh hưởng của một số vấn đề kinh tế thế giới đối với nền kinh tế
thế giới và liên hệ Việt Nam
I.

BREXIT

1. NỘI DUNG
Brexit là thuật ngữ tiếng Anh ghép từ 2 chữ Britain (nghĩa là Liên hiệp
Vương quốc Anh) và Exit (nghĩa là thoát khỏi, ra đi). Kết quả cuộc bỏ phiếu trưng
cầu dân ý vào sáng ngày 25/06/2016 (theo giờ Việt Nam) cho thấy 51,89 % người
dân Anh đã lựa chọn rời khỏi EU. Kết quả bỏ phiếu này chính thức có hiệu lực và
nước Anh trên nguyên tắc đã rời khỏi EU.
2. ẢNH HƯỞNG
2.1.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới

Trong ngắn hạn
Sự kiện Anh rời khỏi liên minh châu Âu đã tạo ra những phen chao đảo trên
thị trường tài chính tồn cầu, đặc biệt là đối với vàng và chứng khoán
Thị trường vàng: Ngay sau khi cử tri Anh lựa chọn rời khỏi thị trường chung
châu Âu, giới đầu tư đã đổ xơ vào vàng để đảm bảo sự an tồn khiến giá vàng tăng
mạnh. Sau 6 phiên tăng giá liên tiếp, ngày 6/7 giá vàng thế giới đã đột ngột tăng
lên 1.374,91 USD/ounce, mức cao nhất trong 2 năm qua.
Thị trường chứng khoán: Brexit ngay lập tức đã gây ra làn sóng bán tháo
mạnh nhất trên phố Wall trong vịng 10 tháng tính trở lại. Theo thống kê thì Brexit
đã “đánh cắp” 2100 tỷ USD từ các thị trường chứng khoán toàn cầu trong ngày
24/6 do các nhà đầu tư hoang mang khi đối mặt với mối đe dọa nền kinh tế thế giới

1



Tuy nhiên, khi mối lo ngại về Brexit lắng dịu thì thị trường tài chính đã có
dấu hiệu bình ổn trở lại. Cịn thị trường chứng khốn, giới đầu tư sau khi đổ xơ đi
tìm những tài sản an tồn trước thông tin Anh chọn rời khỏi EU cũng sẽ quay lại
với những lựa chọn đầu tư mang tính rủi ro hơn.
Trong dài hạn
Bản thân Anh cũng chính là nước hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề nhất sau
Brexit
Xét về thương mại quốc tế: theo số liệu năm 2015, xuất khẩu của Anh sang
EU là 47,3% và nhập khẩu là 55,1%. Tuy nhiên khối lượng hàng hóa của EU xuất
và nhập sang Anh chỉ chiếm tỷ trọng tương đối khiêm tốn trong tổng thương mại
của các nước EU
Bên cạnh đó, khi tách khỏi EU, London sẽ đánh mất vị thế là trung tâm tài
chính của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Vốn trực tiếp nước ngồi FDI
cũng theo đó mà tìm đường đến các nước khác như Pháp, Đức hay Ý, nơi mà thị
trường mang tính cởi mở và tương đối ổn định đồng thời còn được hưởng ưu đãi
của EU.
Dù vậy, bên cạnh những bất lợi thì cái mà Anh được sau khi rút khỏi liên
minh chính là có thể tiết kiệm một khoản khơng nhỏ vào ngân sách EU, đặc biệt là
khơng cịn phải gồng gánh những khoản nợ của các nước thành viên khác, mà điển
hình là Hy Lạp.
Bên cạnh Anh thì EU và các nước thành viên đương nhiên cũng sẽ gánh chịu
không ít hậu quả
EU sẽ mất đi nền kinh tế thứ hai của khối này, điều này gây ra ảnh hưởng
kinh tế to lớn khi hiện tại EU đang phải đối mặt với tốc độ kinh tế chậm.
2


Viễn cảnh tồi tệ nhất khiến nhiều người lo ngại là Brexit có thể dẫn đến
nguy cơ Liên minh Châu Âu tan rã sẽ ngày càng cao, giống như vụ sụp đổ ngân

hàng loang ra thành khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008
2.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam
Trong ngắn hạn:
Tiền đồng tăng giá: Ngay sau khi có kết quả trưng cầu dân ý, đồng Bảng
Anh đã rớt giá kỷ lục xuống đáy 31 năm so với đồng USD Mỹ. Đồng tiền chung
Euro cũng giảm mạnh 4%. Nội tệ mạnh lên sẽ bóp nghẹt năng lực cạnh tranh của
các nhà xuất khẩu Việt Nam tại Anh. Trong khi người dân Việt Nam mua được
nhiều hàng hóa Anh hơn, thì khả năng chi tiêu của nhà đầu tư Anh tại Việt Nam lại
bị giảm sút. Không riêng Việt Nam, hầu hết nội tệ của các nước Đông Nam Á đều
tăng giá so với bảng Anh, ngoại trừ Malaysia. Nhưng mức tăng của tiền đồng là
cao nhất, đồng nghĩa xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu sức ép nhất.
Chứng khốn mất điểm vì hoảng loạn: Thơng tin về Brexit đã cuốn bay
hơn 1 tỷ USD Mỹ khỏi thị trường Việt Nam, khiến 500 mã cổ phiếu giảm điểm và
VN-Index chốt phiên ngày 24/6 giảm 1,9%.
Trong dài hạn
 Những ảnh hưởng tiêu cực
Brexit gây ra những tác động tương đối xấu đối với nền kinh tế Việt Nam,
nhất là các kênh thương mại và đầu tư.
Làm giảm nguồn vốn FDI từ Anh: Anh đang đứng thứ 15 trong số 116 đối
tác đầu tư tại Việt Nam. Khi kinh tế trong nước suy thối, chính phủ Anh sẽ coi
trọng đầu tư nội địa nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Đồng bảng
Anh sẽ mất giá, nền kinh tế trong ngắn hạn sẽ chao đảo khiến các công ty Anh phải
3


tính tốn và cân nhắc các kế hoạch kinh doanh khi đầu tư ra nước ngoài. May mắn
là đầu tư trực tiếp của Anh vào Việt Nam hiện nay không quá lớn nên trên thực tế,
những tác động này không đáng kể.
Tuy nhiên, điều đáng lo là ở chiều ngược lại, đầu tư của nước ta vào Anh
ngày càng tăng, sau khi làm hết sức để hội nhập, giảm chi phí,.. thì việc Anh tách

ra khỏi EU sẽ làm các nhà đầu tư vào Anh sẽ phải thiết lập lại thị trường và, tất
nhiên, sẽ mất nhiều thời gian, chi phí cho những thủ tục khác.
Ảnh hưởng đến hiệp định thương mại tự do thương mại Việt Nam – EU
Do Hiệp định này đang trong quá trình chờ phê chuẩn nên có thể phải bắt
đầu lại một cách riêng rẽ giữa Việt Nam với Anh và Việt Nam với EU, gây đến
việc mất rất nhiều thời gian để đàm phán song phương với Anh.

 Ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế EU – Việt Nam
EU là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng của Việt Nam. Trong 10 năm
trở lại đây, Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu với EU. Năm 2014, EU trở thành thị
trường xuất khẩu đứng thứ hai của Việt Nam.
Tuy nhiên sau cú sốc Brexit có khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang EU
sẽ giảm do thị trường EU bị thu hẹp và tăng trưởng kinh tế tại các nước EU suy
giảm. Đầu tư từ EU sang Việt Nam có khả năng sẽ bị yếu đi do tiềm lực tài chính
của các nước EU suy yếu khi Anh rời khỏi khối. Những tác động tiêu cực này sẽ
làm giảm bớt những tác động tích cực mà hiệp định thương mại tự do EVFTA sẽ
mang lại cho mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với EU như dự báo
ban đầu.
 Những ảnh hưởng tích cực

4


Có thể thấy bên cạnh những tác động tiêu cực kể trên thì Việt Nam sẽ vẫn có
được một số lợi ích nhất định, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Thứ nhất, về đầu tư, Brexit khiến các nhà đầu tư Anh xem xét lại chiến lược kinh
doanh tại Việt Nam. Thậm chí đây có thể được xem là cơ hội để Việt Nam củng cố
thị phần tại Mỹ và Châu Âu.
Thứ hai, hưởng lợi từ EVFTA duy nhất ở Đơng Nam Á
Brexit có thể khiến Anh phải tái đàm phán thỏa thuận thương mại tự do với

Việt Nam, gián đoạn q trình dỡ bỏ hàng rào thuế có lợi cho nhà đầu tư Anh trong
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Các mặt hàng xuất khẩu
hàng đầu sang Anh như điện tử, da giày, máy móc, may mặc sẽ bị ảnh hưởng tiêu
cực khi bảng Anh sụt giá. Do đó, mặc dù Anh chỉ là nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài lớn thứ 15 tại Việt Nam, đây là lại là đối tác thương mại lớn nhất của Việt
Nam trong khối EU. Brexit chắc chắn sẽ có tác động lớn tới mối quan hệ này. Khi
châu Âu lâm vào khủng hoảng, nhiều thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa EU
với ASEAN, bao gồm các nước Thái Lan, Singapore và Philippines sẽ bị gián
đoạn. Anh và châu Âu có nhiều vấn đề khác cần quan tâm hơn, dẫn đến số phận
của các FTA trên sẽ bị bỏ ngỏ. Việt Nam, với ưu thế là nước duy nhất tại ASEAN
đã hồn tất thành cơng thỏa thuận FTA với EU, sẽ thu hút các nhà đầu tư châu Âu
chuyển hướng sang Việt Nam vì người tiêu dùng EU muốn hàng nhập khẩu giá rẻ.
Như vậy có thể thấy cú sốc Brexit đã gây ra những ảnh hưởng cả 2 mặt tiêu
cực và tích cực đối với cả thế giới nói chúng và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên dù
sao Brexit cũng đã xảy ra và việc chúng ta nên làm là tìm ra những giải pháp tích
cực nhất để hạn chế hậu quả mà nó để lại. Riêng Việt Nam, chúng ta cần tiếp tục
duy trì mối quan hệ thương mại tốt đẹp với cả EU và Anh bằng những hiệp định có
hiệu quả nhất.

5


II.

Sự biến động của giá dầu trong năm 2016

1. NỘI DUNG
Trong năm 2016 giá dầu mỏ thế giới đã có những biến động không ngừng.
Giá dầu mỏ thế giới đã từng ở mức thấp nhất là dưới 28 USD/thùng vào cuối
tháng 1/2016( thấp nhất trong 13 năm qua ). Nguyên nhân của sự việc này là là do

tình trạng dư cung kéo dài do các nước vẫn tăng cường sản xuất dầu thơ trong khi
nhu cầu về nó lại khơng tăng; và tình trạng này trở nên trầm trọng khi một số lệnh
trừng phạt Iran được dỡ bỏ vào 16/1/2016, giúp nước đầy tiềm năng nàycó thể tăng
sản lượng dầu thô xuất khẩu lên trên 2,8 triệu thùng/ngày, gây sức ép lên mâu
thuẫn cung – cầu đã có từ trước.
Tuy nhiên giá dầu dần có khởi sắc trong năm qua và đạt mức cao nhất là 55
USD/thùng vào 12/12/2016. Để có được thành quả như vậy OPEC và một số nước
đã đóng băng hoặc cắt giảm sản lượng dầu xuất khẩu, làm cho lượng cung giảm
xuống đáng kể. Ngoài ra triển vọng tích cực về nhu cầu dầu mỏ cũng góp phần làm
cho giá dầu tăng lên.
2. ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ DẦU GIẢM
2.1Ảnh hưởng đối với thế giới
a, Trong ngắn hạn
Ảnh hưởng của giá dầu giảm đối với kinh tế thế giới vừa mang tính tích
cực, vừa mang tính tiêu cực.
-

Đối với Châu Âu, điều này là có lợi. Ngân hàng Đức cho rằng các nhà đầu
tư bán tháo dầu mỏ có thể sẽ khiến cho kinh tế của Khu vực đồng tiền chung
châu Âu (Eurozone) tăng trưởng. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới
(WB), mỗi lần giá dầu giảm 30%, sẽ kéo kinh tế thế giới tăng trưởng 0,5%.

6


- Đối với các nước xuất khẩu dầu thô, điều này là tiêu cực. Theo thống kê,
mỗi lần giá dầu thô giảm 10%, GDP của những quốc gia này sẽ giảm xuống
0,8-2,5%, đồng thời còn khiến cho thu nhập tài chính của nước xuất khẩu
dầu thơ giảm xuống, đồng tiền mất giá, nguồn vốn chảy ra ngoài.
- Đối diện với việc giá dầu thô giảm mạnh, các nước vùng Vịnh liên tiếp phải

chịu sức ép.Nhiều nước xuất khẩu dầu thô như Nga, Venezuela, Colombia
và Ecuador đều chịu sức ép chưa từng có.
b. Trong dài hạn
- Giá dầu thấp sẽ đóng vai trò kiềm chế đối với việc phát triển năng lượng
mới, năng lượng tái tạo ở một mức độ nhất định, song nhiều nước thúc đẩy
sự phát triển của năng lượng mới phần nhiều là do xem xét các yếu tố như
đa dạng hóa năng lượng, tiết kiệm năng lượng, giảm bớt khí thải, chứ khơng
phải là giá năng lượng.
- Riêng với Trung Quốc là nước nhập khẩu, tiêu thụ lượng dầu thơ lớn thứ hai
thế giới, trong đó có 60% là nhập khẩu từ nước ngoài. Cho nên việc giá dầu
tăng quá cao hoặc giảm quá thấp cũng sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến nền Kinh
tế Trung Quốc cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
2.2Ảnh hưởng đến Việt Nam
a, Trong ngắn hạn
Việc giá dầu thô giảm sâu sẽ gây hậu quả xấu tới cân đối ngân sách trong
bối cảnh các nhiệm vụ chi theo dự toán ngày càng tăng cao. Muốn đảm bảo các
nhiệm vụ chi NSNN theo dự tốn, đồng thời khơng làm tăng quy mơ thâm hụt
NSNN bắt buộc Chính phủ phải khai thác nguồn thu khác để bù đắp khoản hụt thu
do giảm giá dầu.

7


Trên phương diện Việt Nam là một nước nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu
thành phẩm (với hơn 70% lượng xăng dầu nhập khẩu), khi giá dầu giảm, giá các
thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới giảm theo sẽ làm giảm nhẹ hóa đơn
xăng dầu của người tiêu dùng Việt Nam. Trên thị trường nội địa, chúng ta cũng đã
nhận được các đợt điều chỉnh giảm liên tục giá các sản phẩm xăng dầu từ điều
hành của Nhà nước. Một khi chi tiêu cho xăng dầu giảm thì thu nhập khả dụng của
người tiêu dùng còn lại cho các sản phẩm hàng hóa khác sẽ tăng lên và sự gia tăng

sức mua cho người dân trong nước sẽ góp phần làm tăng GDP.
Đặc biệt, việc giảm giá dầu thành phẩm lại là cơ hội để phát triển các hoạt
động sản xuất, kinh doanh trong nước khi xăng dầu là yếu tố đầu vào quan trọng
của rất nhiều hoạt động kinh tế. Đó là chưa kể các hiệu ứng tích cực khác của việc
giá dầu giảm tới kinh tế của đất nước như việc hỗ trợ tích cực cho việc kiểm soát
lạm phát.
b, Trong dài hạn
Giá dầu sẽ tự điều chỉnh về mức cân bằng thơng qua các chính sách của nhà
nước.
III.

Fed tăng lãi suất
1. NỘI DUNG
Kết thúc cuộc họp kéo dài trong 2 ngày 13-14/12, Ủy ban Thị trường Mở

Liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED, công bố quyết định
nâng biên độ lãi suất cơ bản thêm 25 điểm phần trăm, từ 0,25%-0,5% lên 0,5%0,75%.
2. ẢNH HƯỞNG

8


*Thế giới
Trong ngắn hạn
Các chỉ số chứng khoán lớn của Phố Wall (Wall Street) cũng như của châu
Âu đồng loạt giảm điểm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất lần
thứ hai trong một thập kỷ qua.
Quyết định của FED cũng khiến thị trường dầu mỏ biến động mạnh, giảm
tới gần 4%.
Thị trường vàng bị nhấm chìm, đồng USD trên thị trường thế giới tăng mạnh

Trong dài hạn
Lãi suất sẽ làm đồng USD tăng giá so với các ngoại tệ mạnh khác và điều
này trực tiếp ảnh hưởng đến ngoại thương của các nước. Lý do, đồng bạc xanh lên
giá sẽ làm hàng hóa Mỹ đắt hơn và khó cạnh tranh hơn, đồng thời khiến hàng nhập
khẩu vào Mỹ trở nên rẻ và dễ bán hơn cho các nước xuất khẩu vào Mỹ
Các khoản vay mượn bằng đồng USD sẽ đắt hơn và gây khó khăn cho các
nước đã vay quá nhiều USD khi đồng USD còn rẻ và lãi suẩ tại Mỹ thấp
* Việt Nam
Giá vàng SJC trong nước dù cũng tăng trở lại trong ngày 17/12 song tính
chung vẫn giảm trong tuần qua, dù mức độ nhẹ hơn rất nhiều so với thị trường
quốc tế. Tuy nhiên tính chung, giá vàng SJC vẫn "bốc hơi: gần 300.000
đồng/lượng.
Sáng 16/12, Ngân hàng Nhà nước công bố Tỷ giá trung tâm ở mức 22.144
đồng/USD. So với hôm trước, USD tăng thêm 9 đồng/USD
Mức tăng 0,25 điểm phần trăm sẽ không tác động nhiều đến Việt Nam mặc
dù áp lực lên tỷ giá là có .Tuy nhiên, Việt Nam đang có trong tay mức dự trữ ngoại
9


hối kỷ lục lên đến 40 tỷ USD, nên ở góc độ khác, khi USD tăng giá, Việt Nam
cũng sẽ thu được lợi ích.
Lãi suất cơ bản đồng USD tại Mỹ tăng lên, dẫn đến lãi suất đồng USD tại thị
trường Mỹ đang cao hơn tại Việt Nam. Điều này có thể tác động lên nguồn cung
vốn ngoại tệ trong nước về ngắn hạn lẫn dài hạn. Dòng vốn đầu tư rót vào Việt
Nam nhằm kiếm lợi từ sự chênh lệch lãi suất giữa 2 thị trường trước đây sẽ giảm
sút. Nguồn vốn kiều hối đổ về cũng sẽ phần nào bị ảnh hưởng.
Nguồn vốn huy động của các ngân hàng và mặt bằng lãi suất cũng chịu
nhiều ảnh hưởng. Với nguồn vốn ngoại tệ có thể bị chảy ngược về Mỹ (do lãi suất
tăng), lượng tiền gửi ngoại tệ tại các ngân hàng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Trong khi
đó với tình hình tỷ giá ln chịu nhiều áp lực trước triển vọng Fed sẽ tiếp tục nâng

lãi suất đồng USD trong năm sau, thì nguồn tiền gửi VNĐ tại các ngân hàng cũng
có thể chuyển dịch sang kênh đầu tư ngoại tệ và do đó cũng gây áp lực lên lãi suất
tiền gửi VNĐ.
Những doanh nghiệp có tỷ lệ xuất khẩu cao có thể sẽ được lợi hơn từ việc
đồng USD tăng giá, trong khi nguyên liệu đầu vào khơng có nhiều biến động (tiêu
biểu có các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành thủy sản, dệt may). Tuy nhiên, xuất
khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ được lợi hơn so với các
thị trường khác (Nhật Bản, EU...) do mức độ giảm giá đồng tiền của các nước này
vẫn cao hơn so với mức độ giảm giá của VND trong vòng 1 năm qua. Trong khi
đó, những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành có nguyên liệu đầu vào phải nhập
khẩu, chịu ảnh hưởng từ sự biến động của tỷ giá sẽ phải tăng chi phí sản xuất, từ
đó giảm lợi nhuận (tiêu biểu là các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dược phẩm,
săm lốp, nhựa).

10


Chủ đề 2: Trình bày các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô ( đo lường nền kinh tế thế
giới và nền kinh tế quốc gia) cho ví dụ minh họa
1. Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP- Gross domestic product):
Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động
kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định
Để tính GDP có 3 cách tiếp cận cơ bản là từ sản xuất, tiêu dùng và phân phối
Ví dụ: GDP Việt Nam năm 2016 là 4502,7 nghìn tỷ đồng
2. Tổng thu nhập quốc dân ( GNI- Gross National Income):
Là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một
nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này bao gồm các
khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến các khoản
nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài
GNI= GDP+ chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài

Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài= Thu nhập lợi tức nhân tố từ nước
ngoài – Chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngồi
Ví dụ: GNI của Việt Nam năm 2016 là 4252,199 nghìn tỷ đồng

3. Thu nhập quốc dân (NI- National Income):
Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một
khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng thu nhập quốc dân sau khi đã trừ đi
khấu hao vốn cố định của nền kinh tế ( Dp)
NI= GNI- Dp

11


4. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI- National Disposable Income):
Là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy
thuần trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này được hình thành sau khi thực hiện
phân phối thu nhập lần thứ hai, thực nhất nó là thu nhập quốc dân sau khi đã điều
chỉnh các khoản thu, chi về chuyển nhượng hiện hành giữa các đơn vị thường trú
và không thường trú
NDI= NI + Chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài
Chênh lệch về chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài= Thu chuyển nhượng
hiện hành từ nước ngoài- Chi chuyển nhượng hiện hành từ nước ngồi
5. Thu nhập bình qn đầu người ( GDP/ người):
Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số.
Ví dụ thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam 2016 đạt 48,6 triệu đồng,
tương đương 2215 USD/người/năm
6. Giá để tính các chỉ tiêu tăng trưởng
Các chỉ tiêu phản án tăng trưởng kinh tế nêu trên đều được tính bằng giá trị.
Giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăng trưởng gồm 3 loại: giá so sánh, giá hiện hành
và giá sức mua tương đương.

Giá so sánh là giá được xác định theo mặt bằng của một năm gốc.
Giá hiện hành là giá được xác định theo mặt bằng của năm tính tốn
Giá sức mua tương đương ( PPP), được xác định theo mặt bằng quốc tế và
hiện nay thường tính theo mặt bằng giá của Mỹ
Ví dụ: GDP bình qn đầu người 2016 của Việt nam đạt 2215 USD, tương
đương 1770 USD theo giá so sánh 2010 và đạt trên 5600 USD tính theo sức mua
ngang giá
12


Chủ đề 3: Phân tích, so sánh GDP/ đầu người và tốc độ tăng GDP
của 2 quốc gia lựa chọn trong khoảng 3-5 năm trở lại đây

GDP/đầu
Năm
2016
2015
2014
2013
2012

Tốc độ tăng trưởng GDP
Trung Quốc
Việt Nam
6.70%
6.21%
6.90%
6.68%
7.30%
5.98%

7.70%
5.42%
7.70%
5.25%

người
Trung Quốc
8272 USD
8141 USD
7626 USD
6629 USD
6071 USD

Việt Nam
2215USD
2109 USD
2028 USD
1900 USD
1749 USD

Tốc độ tăng trưởng GDP được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa GDP kỳ
hiện tại so với GDP kỳ trước chia cho GDP kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng GDP
được thể hiện bằng đơn vị %.
GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm
nhất định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời
điểm đó chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó.
Kinh tế Trung Quốc đang gặp phải vấn đề đấy là tốc độ tăng trưởng kinh tế
giảm đi. Nguyên nhân do giá nguyên liệu, sản phẩm thơ giảm mạnh. Trong khi đó,
tăng trưởng kinh tế Việt Nam lại là điểm sáng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam tăng liên tục qua các năm từ 2012 đến 2016.


13


Trong số các nươc đang phát triển, giáo dục cơ sở của người Việt Nam rất
tốt. Chính trị Việt Nam rất ổn định, khơng có sự thay thế Đảng cầm quyền. Chính
phủ Việt Nam thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngồi, mơi trường đầu tư khá ổn định,
có một số ưu đãi về chính sách
Trong thời đại tồn cầu hóa, dường như tất cả các nhà sản xuất đều nghĩ đến
việc sản xuất ở Trung Quốc đầu tiên, sau đó xuất khẩu để cả thế giới tiêu thu
Giống như Trung Quốc, Việt Nam cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa miền
Nam và miền Bắc, hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng
giống như Bắc Kinh và Thượng Hải. Miền bắc chủ yếu doanh nghiệp Hàn Quốc,
miền Nam chủ yếu doanh nghiệp Nhật Bản, Đài Loan. Sự phát triển của Việt Nam
trong những năm gần đây có sự đóng góp rất lớn của tập đồn Samsung.
Việt Nam là quốc gia có GDP bình qn đầu người thấp nhưng nền kinh tế
có tính đa dạng và tương đối linh hoạt. Trong những năm gần đây, các kế hoạch và
chính sách về phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam là phù hợp nhằm ổn định kinh
tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát một cách hiệu quả ở mức thấp. Ngoài ra tăng trưởng
xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn kiều hối của Việt Nam ổn định và có
xu hướng tăng cũng như lợi thế so sánh về chi phí nhân cơng so với các quốc gia
trong khu vực tiếp tục là những nhân tố giúp cải thiện cán cân thanh toán và sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên trong thời gian tới, Việt Nam cần kiểm soát
bội chi ngân sách, tốc độ gia tăng nợ công và nợ xấu của khu vực ngân hàng
Trên thực tế, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam tương đương
với Trung Quốc dù GDP bình quân đầu người của nước này cao gấp nhiều lần
Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam đang thua kém Trung Quốc trên nhiều phương
diện khác như thu nhập, việc làm, y tế, hạ tầng, giáo dục

14



Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, GDP bình quân đầu người lên 80009000 USD ( tính theo sức mua tương đương)

Chủ đề 4: Phân tích, so sánh cơ cấu GDP theo nghành ( công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ) của 2 quốc gia lựa chọn trong khoảng 3-5 năm trở lại đây

Công nghiệp

2012
2013
2014
2015

Trung Quốc
45.274
44.008
43.103
40.932

Nông nghiệp

Dịch vụ

Việt Nam Trung Quốc Việt Nam Trung Quốc
36.267
9.42
21.346
45.307
36.923

9.295
19.984
46.697
36.925
9.06
19.677
47.837
36.955
8.833
18.885
50.236

Việt Nam
41.386
43.093
43.398
44.16

Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện cả mặt định lượng và định tính. Mặt định lượng
chính là quy mơ và tỷ trọng chiếm về GPP, lao động, vốn của mỗi ngành trong
tổng thể kinh tế quốc dân. Mặt định tính thể hiện vị trí và tầm quan trọng của mỗi
ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân.

15


Sự thay đổi cơ cấu GDP Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đặc trưng bởi sự thu
hẹp của khu vực nông lâm thủy sản và sự tăng lên tương ứng của 2 khu vực cịn
lại, nhưng q trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế tương đối chậm. Với tỷ trọng cao
trong tổng GDP, khu vực dịch vụ là khu vực có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh

tế trong giai đoạn 2012-2014,tuy nhiên đến năm 2015 với sự tăng trưởng bứt phá
của khu vự CN-XD , khu vực này đã dẫn đầu nền kinh tế và có mức đóng góp cao
nhất và có mức đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung
Theo Tổng cục Thống kê, nông nghiệp suy giảm kết hợp với khó khăn trong ngành
cơng nghiệp khai khống được cho là ngun nhân chính dẫn đến sự tăng trưởng
thấp.
Nhóm ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. .
Tăng trưởng kinh tế ở mức thấp gần đây của Trung Quốc là kết quả của những thay
đổi nhanh chóng về cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế hiện nay của Trung Quốc có sự
khác biệt rất lớn so với thời kỳ tăng trưởng “siêu cao”. Khi đó, đi kèm tăng trưởng
với đầu tư lớn, cịn có sự mở rộng tín dụng, tiêu hao năng lượng lớn, hoạt động
cơng nghiệp diễn ra mạnh mẽ với việc nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu.
Cùng với việc tăng trưởng kinh tế ngày càng phụ thuộc vào các ngành dịch vụ và
nhu cầu trong nước, những yếu tố giúp cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng
mạnh như trước kia đã không cịn nữa. Vì vậy, thành phần cấu thành GDP của
Trung Quốc sẽ thay đổi. GDP mới sẽ bao gồm các hoạt động dịch vụ nhiều hơn,
chẳng hạn sẽ xuất hiện các ngành mới về giáo dục và văn hóa, vui chơi giải trí,
truyền thơng, thời trang, gia đình và dịch vụ cá nhân. Các dịch vụ này chủ yếu
thuộc các lĩnh vực "phi thương mại", "phi xuất khẩu", rất khó để phản ánh và tính
tốn trong GDP truyền thống.

16


Sự đóng góp của ba ngành nghề lớn đối với tăng trưởng kinh tế có sự thay đổi. Xét
về lâu dài, ngành công nghiệp và xây dựng của Trung Quốc, đặc biệt là cơng
nghiệp, chiếm vai trị chủ đạo trong GDP so với tỷ trọng của ngành dịch vụ tương
đối thấp.
Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ trong ba quý đầu năm 2015 là 8,4%, cao

hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và xây dựng (6%) và
tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp (3,8%), dự kiến năm 2015 giá trị gia
tăng của ngành dịch vụ ở Trung Quốc chiếm khoảng 51,5% GDP. Năm 2016,
Trung Quốc vẫn sẽ chủ yếu dựa vào ngành dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
tỷ trọng của ngành dịch vụ sẽ tiếp tục tăng lên, dự kiến chiếm khoảng 52,5% GDP.
Các ngành nghề phi nông nghiệp mới gia tăng của Trung Quốc cũng chủ yếu dựa
vào phát triển ngành dịch vụ để giải quyết.

Chủ đề 5: Phân tích đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố dân số thế
giới
I.

Đặc điểm sự phân bố dân cư thế giới

Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật, do tác động tổng hợp của
hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó mới đến các nguyên nhân về điều
kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư
1. Sự biến động của phân bố dân cư theo thời gian
Sự phân bố dân cư trên các lãnh thổ được thể hiện qua mật độ dân số, mà mật độ
dân số có sự thay đơi theo thời gian theo quy mô thế giới.

17


Châu Á ln là nơi có mật độ dân cư tập trung đông nhưng sự biến đổi theo
thời gian không rõ rệt. Bởi vì đây là lục đại rộng lớn, điều kiện tự nhiên khá thuận
lợi là cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Châu Âu dân cư tập trung đông đúc. Thời gian đầu, dân cư tương đối ổn
định ( từ thế kỉ 17-18). Đến thế kỉ thứ 19, dân số tăng cao đột ngột do bùng nổ dân

số. Sau đó giảm đột ngột do gia tăng tự nhiên giảm và do chuyển cư
Châu Phi thời gian đầu dân cư đơng nhưng sau đó thì giảm mạnh do bệnh tật
thiên tai,.. và bị bắt làm nô lệ.
Châu Mĩ do dòng nhập cư liên tục từ châu Phi và Âu tới mà dân cư tăng lên
đáng kể.Thời gain sau tăng mạnh, từ thế kỉ 19 sang 20 taưng mạnh hơn 8,3 % và
dần ổn định
2. Sự phân bố dân cư không đông đều theo không gian
Những vùng đông dân cư: Trên thế giới có 4 khu vực tập trung đơng dân cư
nhất.
-Nam Á, Đông Nam Á và ven bờ Tây Thái Bình Dương bao gồm các bán
đảo Ấn Độ, Đơng Dương, miền Đông Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, In đơ nê
xi a. Có những nơi mật độ lên tới hàng vài vạn người trên 1 km² như hạ lưu
Trường Giang, châu thổ Tây Giang, đảo Ja-va,..
-Châu Âu ( trừ bán đảo Xcanđinavi ) đặc biệt là Tây Bắc châu Âu khoảng
400 triệu người, Nga, Ucraina và các nước Tây Âu khoảng 360 triệu người chiếm
12 %
-Đơng Bắc Hoa Kì vành đai công nghiệp chế tạo nổi tiếng từ thế kỉ 19.
-Hạ lưu và châu thổ sông Nin

18


3. Sự phân bố dân cư theo độ cao địa hình và vĩ tuyến

Theo độ cao địa hình, phần lớn phân bố ở độ cao tuyệt đối từ 200m trở
xuống. Càng lên cao mật độ dân số nhìn chung là giảm. Vì vậy những phần lãnh
thổ có độ cao dưới 500m là địa bàn cư trú của tuyệt đại bộ dân cư. Nhìn chung
vùng ơn đới, điều kiện thuận lợi nhất của con người là vùng thấp, còn nhiệt đới thì
cao hơn.Như vậy phân bố dân cư thế giới theo độ cao địa hình khơng đồng đều.
Theo vĩ tuyến: từ vĩ tuyến thấp đến vĩ tuyến cao phân bố dân cư không đồng

đều. Ở vùng vĩ độ cao thời tiết lạnh sẽ gây trở ngại cho cư trú thường xuyên lên tới
78 độ vĩ Bắc, còn Nanm Bán Cầu con người chỉ sống đên 54 độ Nam . Hai bán cầu
tập trung ở bán cầu Bắc là chủ yếu và tập trung đơng nhất ở chí tuyến Bắc. Nam
bán cầu phần lớn là đại dương nên sự phân bố theo vĩ tuyến khong rõ rang.Đai khí
hậu phân bố dân cư thật khác nhau chủ yếu tập trung ở vùng nhiệt đới và ôn đới.
4.Phân bố dân cư theo châu lục
Con người lúc đầu mới xuất hiện ở 2 châu lục là Á và Phi, nhưng hiện nay con
người đã xuất hiện trên tất cả các châu lục. Mật độ dân cư ở các châu lục chênh
lệch đáng kể.
Châu lục Châu Á có mật độ dân cư cao nhất , châu Âu có mật độ dân số đứng thứ
2, châu Phi có dân số kém xa châu Á nhưng lại có mật dộ dân số cao, tiếp đến là
Châu Mĩ được tìm ra muộn hơn, mật độ dân số thuộc loại thấp là Châu Đại Dương
5.Sự phân bố dân cư theo từng nước
Xét về số lượng có 10 quốc gia có dân số lớn nhất: ( năm 2017) Trung Quốc :, Ấn
Độ, Hoa Kì, Indonexia, Brazil ,Pakistan, Nigeria, Bangladet, Nga, Mexico.
Như vậy phân bố dân cư theo quốc gia cũng không đồng đều.

19


II.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư

1. Nhân tố tự nhiên
b. Khí hậu:
Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ nét nhất đến sự phân bố dân cư.
Khí hậu ấm áp ơn hịa thường thu hút đơng dân cư, khí hậu khắc nghiệt lạnh q,
nóng q thu hút ít dân cư. Thực tế ,con người tập trung đông ở khu vực ôn đới sau
đó nhiệt đới. Trong cùng 1 đới con người thích khí hậu tính chất hải dương hơn

tính lục địa. Trong cùng khu vực nhiệt đới thì con người thích khí hậu nhiệt đới gió
mùa hơn. Khu vực cận cực và cực và mùa dông lạnh quá nên dân cư thưa thớt.
c. Nước
Mọi hoạt dộng dân cư đều cần đến nước ở đâu có nước ở đó con người sinh
sống. Dân cư tập trung đông ở lưu vực sông lớn như sông lưỡng hà, sông Nin, sông
Ấn Hằng, sông Hồng,..Hoang mạc, đất đai khô cằn tập trung it dân cư
d. Địa hình và đất đai
Địa hình bằng phẳng giao thơng thuận lợi thu hút đông dân cư hơn . vùng
núi cao hiểm trở tập trung đơng dân cư. Những vùng có đất đai màu mỡ thường tập
trung đông dân cư hơn cịn vùng đất đai khơ cằn dân cư thưa thớt.
e. Khống sản
Giàu khống sản có sức hút đặc biệt với con người dù gù điều kiện có nhiều
khó khăn, thiên nhiên khắc nghiệt như như các mỏ lưu huỳnh tập trung ở hoang
mạc alacama.
2. Nhân tố kinh tế- xã hội , lịch sử
a. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

20



×