Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Phát triển thư viện số ở Trung Quốc và hình thành “Thủ thư số” pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.83 KB, 32 trang )

Phát triển thư viện số ở Trung Quốc và hình thành “Thủ thư số”
Lời nói đầu
Cùng với sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của mạng lưới truyền thông và
công nghệ thông tin, nhiều thư viện số đang có sự phát triển mạnh mẽ trên
thế giới hiện nay. Những thư viện số này sẽ trở thành trung tâm thu thập và
sản sinh ra nhiều tài nguyên thông tin khác nhau, là cầu nối cho sự trao đổi
giữa các chuyên gia, thủ thư và bạn đọc, là công cụ khám phá, tìm kiếm và
truy xuất thông tin và là mô hình hiện đại nhằm cung cấp những dịch vụ
thông tin chuyên biệt ở mức độ cao. Sự xuất hiện của thư viện số không chỉ
tạo ra một cơ hội mới cho sự phát triển thư viện, mà còn đặt ra những yêu cầu
cao hơn trong việc cải tổ những thư viện truyền thống, đặc biệt là phát triển
một thủ thư theo "phong cách mới".
Định nghĩa và đặc điểm thư viện số
Nhiều định nghĩa đã được công bố trong giới học giả toàn cầu về thư viện
nhằm định nghĩa rõ ràng một thư viện số. Đây là một số định nghĩa tiêu biểu
về thư viện số:
Một số thành viên Hiệp hội Thư Viện Số Hoa kỳ (Digital Library Federation)
đã đưa ra một định nghĩa, "Thư viện số là các tổ chức cung cấp tài nguyên,
gồm các nhân viên chuyên biệt giúp lựa chọn, tổ chức, cung cấp khả năng
truy cập thông minh, chỉ dẫn, phân phối, bảo quản tính toàn vẹn và sự thống
nhất của các bộ sưu tập số theo thời gian để đảm bảo làm sao chúng luôn sẵn
có để truy xuất một cách dễ dàng và kinh tế nhất đối với một cộng đồng
người dùng hoặc một nhóm cộng đồng người dùng" (Raitt, 1999).
Hai học giả người Nga là Sokolova và Liyabev cho rằng thư viện số là một
hệ thống phân tán có khả năng lưu trữ và tận dụng hiệu quả các loại tài liệu
điện tử khác nhau, mà giúp người dùng có thể truy cập và được chuyển giao
thông tin dễ dàng qua mạng máy tính (Xiao, 2003).
Nhiều học giả Trung Quốc lại có cùng quan điểm rằng "Một thư viện số trên
thực tế không phải là một thư viện ở góc độ mở rộng không gian của nó; thay
vào đó nó là trung tâm tài nguyên thông tin số chứa đựng tài nguyên thông tin
đa phương tiện. Một thư viện số tồn tại bằng việc số hóa thông tin, chẳng hạn


như văn bản, ký tự, chữ viết, hình ảnh, video và âm thanh, đồng thời cung
cấp cho người dùng các dịch vụ thông tin nhanh chóng và thuận tiện thông
qua Internet, nhằm chuyển giao một hệ thống thông tin số mà trong đó việc
chia sẻ nguồn tài nguyên luôn sẵn sàng" (Wang, 2003).
Mặc dù có sự khác nhau về lý giải trong nhiều định nghĩa, nhưng những đĩnh
nghĩa này lại tương tự nhau về mặt bản chất cốt yếu. Vì vậy, từ những định
nghĩa trên chúng ta có thể rút ra những đặc điểm khác biệt của thư viện số
bao gồm:
o Khả năng lưu trữ khối lượng lớn tài nguyên thông tin khác nhau;
o Khả năng lưu trữ và chuyển giao tài nguyên thông tin bằng nhiều phương
tiện khác nhau;
o Khả năng chuyển giao tài nguyên thông tin qua mạng;
o Khả năng quản lý tài nguyên thông tin phân tán;
o Khả năng chia sẻ thông tin ở cấp độ chuyên biệt cao;
o Có công nghệ tìm kiếm và truy xuất thông minh;
o Cung cấp dịch vụ thông tin không giới hạn thời gian và không gian.

Những thư viện số đang phát triển ở Trung Quốc
Trung Quốc bắt đầu việc nghiên cứu và thử nghiệm những thư viện số vào
năm 1995. Chỉ sau một vài năm, chúng đã được sự phát triển nhanh chóng.
Nhiều dự án đã được triển khai với sự tiến triển đáng chú ý, dưới đây là một
vài dự án.
Dự Án Thư Viện Số Trung Quốc Thử nghiệm (CPDL- The Chinese Pilot
Digital Library Project)
Dự Án Thư Viện Số Trung Quốc Thử nghiệm (CPDL) được phát triển bởi
chín thư viện công cộng danh tiếng ở Trung Quốc, bao gồm Thư Viện Quốc
Gia Trung Quốc (NLC), Thư Viện Thành Phố Thượng Hải, Thư viện Thẩm
Quyến, Mục tiêu chính nhằm tạo ra một Dự Án Thư Viện Số Trung Quốc
Thử nghiệm (CPDL) thống nhất và liên kết mà trong đó nhiều thư viện có thể
hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Dự Án CPDL được đưa vào thử nghiệm các kho

tài nguyên thông tin được tiêu chuẩn hóa và phân tán thuộc nhiều dạng khác
nhau chuyển giao một công nghệ ban đầu sẵn có và hỗ trợ thực hành cho việc
xây dựng những thư viện số của Trung Quốc đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hiện tại,
các tổ chức tham gia đang tiến hành nghiên cứu và phát triển thích hợp và
xây dựng một tiến trình tốt trong việc thực hiện tiêu chuẩn siêu dữ liệu, một
trong những tiêu chuẩn quan trọng của công nghệ thư viện số (Zhang, 2003).
Mạng Tri Thức - Dự Án Hệ Thống Thư Viện Số (Knowlegde Network -
Digital Library System Project)
Dự án phối hợp giữa Thư Viện Quốc Gia Trung Quốc (NLC) và Beijing
Dawning Information Technologies Corporation đã tập trung vào việc thiết
kế và phát triển kiến trúc thư viện số Cấp I. Hệ thống sẽ được xây dựng trong
môi trường Internet, chứa đựng nhiều kho tài nguyên số phân tán. Trí tuệ
nhân tạo được sử dụng trong hệ thống phục vụ việc tìm kiếm nhanh chóng
trên nhiều kho tài nguyên cùng một lúc (Xiao et al., 2002).
Hệ Thống Thông Tin Thư Viện các trường Đại học Trung Quốc (CALIS-
China Academic Libraries Information System)
Được phối hợp từ Trung Tâm Quản Lý tại trường Đại Học Bắc Kinh, dự án
bao gồm bốn trung tâm chuyên ngành và bảy trung tâm văn học địa phương
trên khắp Trung Quốc. Người ta dự định tích hợp các tài nguyên thư viện của
tất cả các trường đại học ở Trung Quốc bằng cách cung cấp truy cập chia sẻ
đến cả các tài nguyên thông tin lẫn hệ quản trị môi trường chia sẻ, và theo
cách đó để chuyển giao dịch vụ cung cấp tài nguyên học thuật đa dạng và
phong phú. Tiến trình thực hiện của dự án bao gồm phát triển những tiêu
chuẩn và chi tiết kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng thư viện số và lựa
chọn hoặc phát triển những công nghệ tích hợp để hỗ trợ các thư viện thành
viên, nhằm tạo nên một hệ thống thư viện số đa lớp (multi-layer digital
library) (Xiao et al., 2002).
Dự Án Thư Viện Số Quốc Gia Trung Quốc (China National Digital Library
Project)
Như là một hệ thống tài nguyên số quốc gia được hỗ trợ bởi những công nghệ

mới hiện đại và tiên tiến nhất, Dự Án Thư Viện Số Quốc Gia Trung Quốc
(CNDL) được xây dựng để tạo nên một tập hợp thư viện tài nguyên số Trung
Quốc chất lượng, quy mô trên mạng Internet nhằm cung cấp những dịch vụ
hiệu quả cho Trung Quốc và thế giới thông qua mạng trao đổi thông tin quốc
gia (national communication backbone). Dự án bao gồm việc xây dựng tài
nguyên số, cùng phần cứng và phần mềm cho hạ tầng cơ sở hệ thống thư viện
số, phát triển hệ thống ứng dụng, phát triển các tiêu chuẩn, chi tiết kỹ thuật,
những quy tắc, và thiết lập hệ thống dịch vụ và xử lý nhằm làm tăng hiệu lực
của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ, cũng như là tạo dựng năng lực cho hệ thống
(Zhang, 2003).
Dự Án Thư Viện Số Kiến Trúc Đại Học Thanh Hoa (Tsinghua University
Architecture Digital Library)
Dự Án Thư Viện Số Kiến Trúc Đại Học Thanh Hoa (THADL) là sự hợp tác
giữa trường đại học Thanh Hoa và "Yingzaoxueshe", một viện nghiên cứu
của người Trung Quốc mà tập trung vào công trình kiến trúc cổ và cuộc đời
của ông Liang Sicheng, một kiến trúc sư nổi tiếng. Bộ sưu tập trung tâm sẽ là
hình vẻ của 2.783 tòa nhà cổ và những hình ảnh về kiến trúc cổ. Về mặt kỹ
thuật, một kiến trúc dịch vụ hệ thống nhiều lớp được xây dựng bằng sử dụng
những công nghệ đối tượng phân tán và tương tác thông minh, ngoài là một
hệ thống định hướng đối tượng ra, hệ thống còn là một cơ sở dữ liệu đa
phương tiện phân tán. Đối với siêu dữ liệu mô tả, hệ thống sử dụng lược đồ
mô tả siêu dữ liệu Dublin Core mở rộng (Xiao et al.,2002).
Trung Tâm Thông Tin Khoa Học và Công Nghệ Quốc Phòng Trung Quốc
(China Defense Science and Technology Information Center)
Ngày nay, nhiều thư viện Trung Quốc đang phát triển những kho dữ liệu số
đầu tiên. Cho dù những nỗ lực nhất định trong lĩnh vực này cũng đã được tiến
hành tại thư viện của Trung Tâm Thông Tin Khoa Học và Công Nghệ Quốc
Phòng Trung Quốc (CDSTIC) - đáng chú ý nhất là, những bộ sưu tập quý giá
bao gồm những tạp chí, bản ghi âm hội nghị, và sách đã được số hóa; nhiều
nguồn tài nguyên thông tin số đa dạng đã được tích hợp với nhau; và một hệ

thống dịch vụ thông tin tích hợp trên nền tảng Web đã được tạo lập; nhìn
chung CDSTIC vẫn còn ở những bước khởi đầu trong việc phát triển một thư
viện số.
Như chúng ta nhận thấy, ngoài sách và tạp chí ra, một thư viện cần bao gồm
con người, thông tin, tài chính, công nghệ và nhiều tài nguyên khác. Vì tài
nguyên con người (human resource) là một động lực tích cực nhất, nó đóng
vai trò là một tài nguyên có ảnh hưởng lớn trong việc kiểm soát và sử dụng
các tài nguyên khác. Thiếu tài nguyên con người; thì không tài nguyên nào
hữu dụng cả. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ có tính sứ mệnh khi dịch
chuyển một thư viện có tính di sản trước kia vào một thư viện số đó là nhằm
chuyển đổi thành công tài nguyên con người của một thư viện (các thủ thư)
trở thành các "thủ thư số" để đáp ứng đòi hỏi của quá trình dịch chuyển này.


Đặc điểm về phương cách làm việc của "thủ thư số"
Nội dung công việc của những "thủ thư số"
Trong kỷ nguyên thông tin, vai trò của thủ thư thay đổi nhanh chóng. Họ sẽ
phát triển tiến tới để trở thành những tổ chức và chuyên gia thông tin trong xã
hội. Vì vậy, so với thủ thư truyền thống, nội dung công việc của họ rất khác
biệt (Xem Bảng I)
Công việc mà các thủ thư số chủ yếu như sau:
o Lựa chọn, bổ sung, bảo quản, tổ chức và quản lý các bộ sưu tập số;
o Thiết kế kết cấu kỹ thuật cho thư viện số;
o Mô tả nội dung và thuộc tính của đầu mục hoặc đối tượng (siêu dữ liệu);
o Lập kế hoạch, thực hiện và hỗ trợ các dịch vụ số như định hướng thông tin,
tư vấn và chuyển giao;
o Tạo lập giao diện thân thiện người dùng trên toàn bộ hệ thống mạng;
o Xây dựng các chính sách và tiêu chuẩn liên quan đến thư viện số;
o Thiết kế, duy trì và chuyển giao các sản phẩm thông tin với giá trị gia tăng;
o Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin số trong môi trường mạng; và

o Đảm bảo an ninh thông tin.
Cách thức phục vụ của "thủ thư số"
Cho dù thư viện có phát triển theo hướng nào, thì mục tiêu của nó là đáp ứng
nhu cầu thông tin và mong muốn hiểu biết của nhân loại sẽ không bao giờ
thay đổi. Trong những thư viện số, các thủ thư số sẽ cung cấp cho bạn đọc
những dịch vụ đa dạng, tiên tiến, năng động và linh hoạt theo cách thức đầy
sáng tạo, bao gồm:
o Phân tích và xử lí nhiều loại tài nguyên thông tin khác nhau;
o Thúc đẩy và tổ chức các giá trị tiềm ẩn trong mọi thông tin;
o Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị gia tăng cao đúng
lúc và đúng đối tượng; và
o Chuyển giao thông tin đúng đến người dùng và cung cấp các dịch vụ
chuyên biệt và định hướng người dùng.
Bảng I - Sự khác nhau giữa thủ thư số và thủ thư truyền thống ở Trung Quốc
Thủ thư truyền thống

Thủ thư số
Vai trò trong xã
hội
Thu thập tài liệu
Phổ biến tài liệu
Chuyên gia thông tin
Định hướng thông tin
Môi trường làm
việc
Thư viện truyền
thống
Thư viện số
Hệ thống kiến
thức

Đơn lẻ Tổng hợp
Nhóm đ
ộc giả Cố định Bất cứ người dùng kết nối mạng
Cơ sở dịch vụ
Bên trong tòa nhà th
ư
viện
Trên hệ mạng máy tính
N
ội dung công
việc
Đơn điệu Đa dạng
Cách thức phục
vụ
Bị động Chủ động
Đối tượng làm
việc
Tài liệu in Các bộ sưu tập số
N
ội dung phục
vụ
Gửi giao tài liệu
Định hướng thông tin, tư vấn và
chuyển giao,
Trình độ làm
việc
Thấp Cao
Xây dựng chất lượng của các thủ thư số
Nhằm đáp ứng những đòi hỏi về công việc trong những thư viện số, thủ thư
số cần có những năng lực và kiến thức sau:

1) Hệ thống kiến thức tổng hợp. Điều này có nghĩa là kiến thức của thủ thư
số không nên hạn chế ở một lĩnh vực đơn lẻ nào. Thay vào đó, nó nên bao
gồm nhiều chủ đề đa dạng như khoa học thư viện, khoa học máy tính, khoa
học truyền thông và một số công nghệ cụ thể khác
2) Kiến thức về thông tin ở cấp độ cao. Chủ yếu đề cập đến sự cảm nhận
thông tin sâu sắc và khả năng nắm bắt thông tin cao.
Cảm nhận nguồn thông tin sâu sắc
 Phản ứng nhanh nhạy với những nguồn thông tin bên ngoài;
 Giỏi trong việc tìm kiếm thông tin hữu dụng;
 Có ý thức cung cấp dịch vụ thông tin một cách tích cực; và
• Có ý thức gia tăng giá trị cho thông tin.
Khả năng nắm bắt thông tin cao
 Khả năng lọc thông tin và đánh giá được tính hữu ích của nó;
 Khả năng bổ sung thông tin theo cách tốt nhất;
 Khả năng xử lý, tổ chức và quản lý thông tin; và
• Khả năng phổ biến thông tin đến người sử dụng thích hợp đúng lúc và đúng
chỗ.
(3) Có năng lực cá nhân xuất sắc
 Có mục đích sáng tạo;
 Tinh thần đồng đội cao;
 Tính linh hoạt cao; và
• Tầm nhìn xa và trí tưởng tượng tốt.
Nhờ có công nghệ web 2.0 mà dịch vụ thư viện đã thay đổi theo một diện
mạo mới, giúp ích cho thư viện trong việc làm phong phú và nâng cao chất
lượng các dịch vụ tra cứu trực tuyến của mình. Có thể tận dụng những tính
năng công nghệ để kết nối và tăng cường giao lưu với người dùng tin thư
viện, xóa đi nhiều khoảng cách ngăn trở để tạo ra một môi trường "tương tác"
thực sự giữa thư viện và người sử dụng. Điều này gián tiếp tạo ra và nuôi
dưỡng một môi trường tích cực cho chia sẻ tri thức giữa thư viện và người
dùng.

Từ khóa: Web 2.0, RSS, Blogs, Mash-up, Nhắn tin nhanh, Wikis,
Podcasts, mạng xã hội, dịch vụ tra cứu, Thư viện đại học
Được xem là một cuộc cách mạng trên thế giới mạng, thế hệ web mới có
những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn cả ở cách
thức sử dụng - hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó mọi người cùng
tham gia đóng góp cho xã hội "ảo" chứ không chỉ "duyệt và xem". Người
dùng giờ đây được tiếp xúc với nhiều dịch vụ trực tuyến cho phép họ tạo ra,
thu thập, phân nhóm, thanh lọc, truyền bá, và xuất bản nguồn lực thông tin
trên Internet tại chỗ và toàn cầu.
Mục tiêu đầu tiên của những người tiên phong xây dựng Internet là nhằm kết
nối các nhà nghiên cứu và các máy tính của họ với nhau để có thể chia sẻ
thông tin hiệu quả. Khi bổ sung World Wide Web (năm 1990), Tim Berners-
Lee cũng nhằm mục tiêu tạo phương tiện cho phép người dùng tự do đưa
thông tin lên Internet và dễ dàng chia sẻ với mọi người (trình duyệt web đầu
tiên do Berners-Lee viết bao gồm cả công cụ soạn thảo trang web). Tuy
nhiên, sau đó web đã phát triển theo hướng hơi khác mục tiêu ban đầu. Tuy
có một số ngoại lệ nhưng thế giới Web 1.0 (thế hệ web trước Web 2.0) chủ
yếu gồm các website "đóng" của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm
mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng hiệu quả hơn. Nó là phương tiện
phát tin hơn là phương tiện chia sẻ thông tin. Chỉ đến gần đây, với sự xuất
hiện của nhiều kỹ thuật mới như blog (hay webblog), wiki web mới trở nên
có tính cộng đồng (và cộng tác) hơn và trở nên gần hơn với sự kỳ vọng và
khả năng thực sự của nó.

Vậy web 2.0 là gì?
Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty, phó chủ tịch của OReilly
Media, đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do OReilly Media và
MediaLive International tổ chức vào tháng 10/2004. Dougherty không đưa ra
định nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ so sánh phân biệt Web 1.0 và Web 2.0:
"DoubleClick là Web 1.0; Google AdSense là Web 2.0. Ofoto là Web 1.0;

Flickr là Web 2.0. Britannica online là Web 1.0; Wikipedia là Web 2.0.
v.v ". Sau đó Tim O'Reilly, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành OReilly
Media, đã đúc kết lại 7 đặc tính của Web 2.0:
1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng
2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng
3. Dữ liệu có vai trò then chốt
5. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không
ngừng
4. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng
6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị
7. Giao diện ứng dụng phong phú (O'Reilly, 2005).
Khái niệm Web 2.0 đã thay đổi cách thức làm việc của thủ thư tra cứu. Thư
viện hay trung tâm thông tin có trách nhiệm đảm bảo rằng người dùng của
mình được phục vụ nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể bằng cách sử dụng
những công cụ phù hợp nhất.
Web 2.0 là một cách tiếp cận mới để sử dụng web như là một nền tảng nơi
mà người dùng cùng nhau tham gia vào việc tạo ra, chỉnh sửa, và xuất
bản thông tin thông qua những công cụ hợp tác sáng tạo nội dung trên nền
web. Web 2.0 liên quan tới người dùng không phải chỉ ở chỗ người dùng tạo
ra nội dung mà người dùng giúp thu thập, tổ chức, mô tả, cập nhật, chia sẻ,
truyền bá, sắp xếp lại, bình luận, hiệu đính, và đóng gói lại nội dung. Web 2.0
là một cuộc hội thoại trong đó người dùng có cơ hội để đánh dấu, nhận xét,
và chia sẻ quan điểm về một số chủ đề, nguồn thông tin và dịch vụ thông
tin nhất định. Nó là một kiến trúc tham dự trong đó những tương tác và
đóng góp được khuyến khích. Điều đó có nghĩa là Web 2.0 hoàn toàn là nội
dung do người dùng tạo ra nhờ khai thác trí tuệ tập thể.
Một số ứng dụng phổ biến của web 2.0 có thể kể đến như: RSS, Đánh dấu xã
hội, Viết blog, mạng xã hội, website chia sẻ đa phương tiện, Wikis, mash-up.



Hình 1: Mô hình tương tác ứng dụng của web 2.0 [7.]
Tác giả sẽ chỉ ra những ứng dụng đang được các thư viện trên thế giới áp
dụng dưới đây.
Những ứng dụng web 2.0 trong dịch vụ tra cứu
Có nhiều ứng dụng Web 2.0 có thể sử dụng trong dịch vụ tra cứu và được độc
giả đón nhận tích cực. Do mỗi trường đại học và cao đẳng có những mục tiêu
khác nhau, việc ứng dụng công nghệ này tuỳ thuộc vào từng thư viện
cho phù hợp với nhu cầu của trường mình. Đối với nhiều
trường, dịch vụ tra cứu ở các thư viện đại học thường bao gồm nhiều khâu
như trả lời yêu cầu tài liệu nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu quảng bá thư viện,
mở lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, cập nhật và thông báo nguồn tài liệu
mới, liên lạc với giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên,
Nhìn vào các ứng dụng Web 2.0 mô tả ở phần trên, công nghệ này không
hoàn toàn xa lạ với nhiều thư viện nhất là thư viện các trường đại học lớn trên
thế giới, xong ở Việt Nam nó chưa thực sự phát triển. Những ứng dụng như
nhắn tin nhanh, mạng xã hội, viết nhật ký điện tử (blogging) đã trở thành một
phần hành tranh của cuộc sống hôm nay và vấn đề áp dụng trong môi trường
thư viện nên được quan tâm.
Nhắn tin nhanh (Instant Messaging-IM)
Một trong những ứng phổ biến là nhắn tin nhanh hay dịch vụ tra cứu qua
chat. Nhắn tin nhanh giúp người dùng kết nối với cán bộ thư viện trong thời
gian thực không phụ thuộc vào thời gian và vị trí. Có nhiều ứng dụng miễn
phí có thể tìm trên Internet như Yahoo (),
Google Talk( MSN Messenger,
, AIM, ICQ, Gadu-Gadu, ngay cả IRC và SMS. Trong số những thư viện
sử dụng công cụ này có thư viện ĐH Ohio
( và Thư viện Đại học
Bang Oregon (
Nhắn tin nhanh cũng có thể dễ dàng sử dụng được trên các thiết bị di động
khiến cho dịch vụ này trở thành một ứng dụng phổ biết, đặc biệt là thế hệ

người dùng hiện nay. Trong môi trường thư viện, cán bộ thư viện tra cứu có
thể dùng ứng dụng này để trả lời câu hỏi hoặc yêu cầu nhanh qua chát.
Nhắn tin nhanh còn có thể dùng để hướng dẫn bạn đọc tìm thông tin qua
cuộc trao đổi ngắn. Mặc dù tìm thông tin và hỗ trợ trong giải đáp yêu cầu tra
cứu là mục đính chính, nhắn tin nhanh cũng giúp xây dựng quan hệ tốt đẹp
giữa thủ thư và bạn đọc. Cả hai bên đều có thể sử dụng công cụ trung gian
này để trao đổi quan điểm và kinh nghiệm quý báu và đó cũng chính là
nơi để lắng nghe độc giả và hiểu nhu cầu của họ.
Định dạng tệp tin (RSS)
RSS (Really Simple Syndication - RSS 2.0.0; Rich Site Summary - RSS 0.91;
RDF Site Summary - RSS 0.9 and 1.0) là một công cụ hữu dụng khác mà thủ
thư tra cứu có thể sử dụng. Công cụ này có sẵn miễn phí và có rất nhiều lựa
chọn trên Internet. Những công cụ đọc dòng tin RSS phổ biến bao gồm Feed
Digest (www.feeddigest.com), Google Reader (www.reader.google.com),
Awasu Personal Edition(www.awasu.com). RSS là công cụ hữu ích giúp cập
nhật cho bạn đọc về những chủ đề từ tổng hợp cho tới chuyên sâu.
Cán bộ thư viện tra cứu có thể phát triển nội dung trên những trang web
tập hợp thông tin từ những công cụ tìm kiếm và hiển thị nội dung mới nhất.
Họ có thể lập danh mục những website hữu ích dùng làm nguồn tra cứu hoặc
tạo ra những thư mục chủ đề trên website của thư viện. Thông qua những
công cụ đọc tin này, trang web sẽ thường xuyên hiển thị nội dung mới và
nhờ đó người dùng luôn được cập nhật. Ví dụ về những website áp
dụng cách tiếp cận này là Daily Rotation ở địa
chỉwww.dailyrotation.com cung cấp thông tin từ hơn 300 website
kỹ thuật và Detod ở địa chỉ cung cấp thông tin về
pháp luật.
Thư viện trên toàn thế giới cũng đã ứng dụng công cụ này. Thư viện Học
viện Công nghệ Massachuset ( sử
dụng dòng tin để thông báo về sách mới trên mục lục thư viện dựa trên chủ
đề bạn đọc quan tâm. Thư viện này cũng thông báo cho bạn đọc về các nguồn

tài liệu mới, chẳng hạn như luận án mới, và cung cấp những đường dẫn hữu
ích cho nghiên cứu.

Phát thanh (Podcasting hoặc broadcasting,)
Có nhiều khâu trong dịch vụ tra cứu có thể sử dụng phương tiện phát thanh
trên internet. Thủ thư tra cứu có thể sử dụng podcasting để chuẩn bị cho các
buổi tham quan thư viện và tài liệu cho lớp dạy kỹ năng thông tin hoặc thông
báo cho bạn đọc về tin tức và sự kiện trong thư viện. Công cụ này cũng phù
hợp cho việc chuẩn bị các tài liệu hướng dẫn khác như hướng dẫn sử dụng cơ
sở vật chất, dịch vụ và trang thiết bị. Cán bộ thư viện có thể tích hợp những
bài thuyết trình bằng âm thanh này vào các bài thuyết trình trên Power Point
để xuất bản trên Internet hoặc đưa vào blog. Một số ứng dụng miễn phí
nổi tiếng trên Internet để làm podcasting là Audacity
(www.audacity.sourceforge.net ) và Odeo Studio (www.studio.odeo.com)
và các thư viện ứng dụng công cụ này có Thư viện Anh
( và Thư viện Đại học
Ohio ( Thư viện RMIT đưa
hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý thư viện cá nhân - Endnote trên
Youtube như một nguồn tài liệu hướng dẫn người
dùng: />AUTHOR=Tanya%20Bramley;SECTION=3;
Đánh dấu xã hội (social bookmarking)
Đánh dấu xã hội có thể được xem là công cụ quan trọng nhất có thể được
dùng trong dịch vụ tra cứu. Do bản chất công việc trong dịch vụ tra cứu là
chuẩn bị tài liệu hướng dẫn, chỉ dẫn và các thư mục thông tin, đánh dấu xã
hội đã trở thành công cụ chính để nâng cao hiệu suất của dịch vụ này. Chính
nhờ đánh dấu xã hội, cán bộ thư viện có thể tập hợp được những nguồn tra
cứu hữu ích và phát triển các thư mục chủ đề. Họ có thể lập các thẻ hữu
dụng, xây dựng các nguồn lực thông tin dựa trên các danh mục tài liệu tra
cứu, danh mục tài liệu nên đọc về các chủ đề cụ thể. Họ cũng có thể chia sẻ
và cho phép những người khác bổ sung thêm các đường dẫn (URL) liên

quan. Với những tính năng đó, cán bộ thư viện tra cứu có thể tập hợp quan
điểm và kinh nghiệm từ nhiều người và chia sẻ những kiến thức này. Vì Web
2.0 là nội dung do người dùng đóng góp, không chỉ cán bộ thư viện mà cả
những người khác, có hoặc không có kiến thức chuyên sâu về một chủ đề cụ
thể, cũng có thể tham gia đóng góp và đánh dấu những website hữu ích.
Chính những nỗ lực phối hợp từ những bạn đọc quý báu trong
cộng đồng giảng viên và nhà nghiên cứu đã làm gia tăng giá trị trong
việc làm giàu thông tin. Mọi người khi thấy những nguồn thông tin đó là
hữu ích sẽ mở rộng và đánh dấu trên danh mục đánh dấu xã hội của riêng
mình. Đánh dấu xã hội không chỉ giúp tập hợp những đường dẫn hữu ích
mà còn tạo cơ hội để mô tả và phân loại những đường dẫn này vào các thư
mục theo chủ đề cụ thể hoặc được quan tâm. Furl (www.furl.net) và
del.icio.us (www.delicious.com) là hai trong số những ví dụ nổi bật cung cấp
những tính năng này. Việc sử dụng đánh dấu xã hội đã từng được ứng dụng
rộng rãi trong thư viện trên toàn thế giới. Chẳng hạn, ở Thư viện Đại
học Pennsylvania ( cán bộ thư viện xây dựng
riêng một công cụ đánh dấu xã hội để tập hợp và duy trì các đường dẫn, liên
kết tới các bài viết tạp chí và biểu ghi trong thư viện. Người dùng cũng có
thể tải xuống từ Internet một thanh công cụ cho phép bổ sung nội dung
đang xem vào danh sách đánh dấu xã hội của mình.
Nhật ký trực tuyến (Blog)
Đối với nhiều người, blog từ lâu đã từng là ứng dụng phổ biến để chia sẻ nhật
ký nhật trực tuyến. Các thư viện cũng có thể tạo ra những nhật ký của riêng
mình, chia sẻ tin tức và thông báo mới nhất tới bạn đọc. Thông tin về nguồn
tài liệu mới, giờ mở cửa, các sự kiện và biến cố có thể được chia sẻ bằng
blog. Trong dịch vụ tra cứu, cán bộ thư viện có thể quảng bá vốn tài liệu bằng
cách tạo blog bình sách và khuyến khích bạn đọc cùng tham gia. Một số
phần mềm tạo blog cho phép cán bộ thư viện tạo ra các danh mục sách nên
đọc bằng cách gắn blog của mình với Amazon.com. Thủ thư cũng có lập
danh mục những cuốn sách nên đọc cho một chủ đề cụ thể và mời các giảng

viên tham gia phát triển danh mục. Thông qua viết blog, cán bộ thư viện cũng
có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình trong quá trình tìm kiếm,
chẳng hạn các mẹo tìm kiếm thông dụng trên một cơ sở dữ liệu hoặc bất kỳ
một kho tài liệu chuyên biệt của mình.
Trong rất nhiều ứng dụng, blog được cả thư viện và cán bộ thư viện sử
dụng khá rộng rãi. Có nhiều blog cá nhân được cán bộ thư viện lập
nên và duy trì như The Shifted
Librarian (www.theshiftedlibrarian.com) và Library Crunch
(www.librarycrunch.com). Các thư viện ở khắp nơi trên thế giới cũng có blog
chính thức của riêng mình như Business Blog của Thư viện Đại học
Ohio (www.library.ohiou.edu/subjects/businessblog), blog của Thư viện Đại
học bang Kansas ( blog của Thư viện Đại học
Đa phương tiện Malaysia(), Đại học Harvard
(http://blogs .law.harvard.edu/cmusings/), và của Đại học Malaya
() .
Công trình mở (Wiki)
Khác với blog, wiki cung cấp những nội dung mang tính trí tuệ dưới dạng bài
viết hoặc thảo luận. Với wiki, thư viện có thể khởi xướng một chủ đề và mở
rộng nội dung này dựa trên hồi âm và hưởng ứng của bạn đọc. Một trong số
những wiki về thư viện nổi tiếng là Library Success: A best practice
wikis( nơi mà thủ thư trên toàn thế giới được
khuyến khích chia sẻ những thành công của mình, trong khi Library Wikis
( lại lập danh mục về những wiki được
dùng trong thư viện. Các thủ thư dịch vụ tra cứu có thể sử dụng
wiki để viết hướng dẫn sử dụng thư viện, mẹo tìm kiếm và chia sẻ kinh
nghiệm tìm kiếm thông tin.
Một ví dụ về wiki được thiết kế để cho dịch vụ tra cứu là wiki của Thư viện
Đại học Oregon ().
Lọc dữ liệu (Mash-up)
Mash-up là một ứng dụng khác mà ở đó một nguồn lực thông tin được tạo ra

từ hai hoặc nhiều dịch vụ web sẵn có. Cán bộ thư viện tra cứu có thể khai
thác công cụ này để chuẩn bị cho các đợt quảng bá thư viện hoặc dựng video
về thư viện. Họ cũng có thể sắp xếp lại (mash-up) nội dung về thư viện để tạo
ra những dịch vụ mới sáng tạo. Trong những ví dụ được các thư viện
áp dụng có Thư viện Công cộng
Cambridge ( những dịch
vụ tra cứu nhanh như PlaceOpedia ( kết hợp
Google Map với các bài viết trên Wikipedia và Dogdott ()
kết hợp các dịch vụ đánh dấu xã hội như del.iciou.us, Slashdot and
Digg.

Chia sẻ hình ảnh và video
Flickr ( www.flickr.com) là một trong những ví dụ nổi tiếng về công cụ chia
sẻ hình ảnh, trong khi YouTube ( www.youtube.com ) là một ví dụ nổi tiếng
về chia sẻ video. Ở Việt Nam có Upnhanh (www.upnhanh.com). Với việc
chia sẻ hình ảnh, cán bộ thư viện có thể lập các triển lãm ảo để thông báo cho
bạn đọc về các chiến dịch, diễn biến các sự kiện, tin tức, Với những dịch vụ
này, bạn đọc có nhiều cơ hội và cách thức để lấy thông tin từ thư viện mà
không cần phải tới thư viện .
Các chương trình thăm quan thư viện, hướng dẫn tóm tắt, hướng dẫn kỹ năng
thông tin, video giới thiệu về thư viện, cũng có thể sử dụng dịch vụ chia sẻ
video. Những đoạn video này sẽ được truyền qua Interrnet hoặc tải lên trên
YouTube. Video đó có thể truy cập được từ bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và nhờ
đó các dịch vụ của thư viện có thể được tô điểm và quảng bá tới người dùng
một cách tiện lợi. Một trong những ví dụ về áp dụng công cụ này là Thư
viện Quốc hội Mỹ
( Thư viện Đại
học Winnipeg( và Thư viện Đại học
bang California ở Sacramento(
Mạng xã hội (social networks)

Thông qua các mạng xã hội như Facebook (www.facebook.com),
friendster (www.friendster.com) hoặc () cán bộ
thư viện tra cứu có thể dùng nền công nghệ này để giữ liên lạc với bạn đọc

×