ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
BÀI TẬP LỚN
Môn Công nghệ XML và ứng dụng
ĐỀ TÀI: Xây Dựng Trang Quản Lý Sinh Viên
Thành Viên:
Mục Lục
Mục Lục 1
Chương 1 Giới thiệu XML Và PHP 2
1.1 Tổng quan về XML 2
1.1.1 Giới thiệu 2
1.1.2 Mục tiêu ra đời và lợi ích khi sử dụng 3
1.1.3 Ngôn ngữ định dạng(Markup languages) 3
1.1.4 Những thành phần của một tài liệu XML 4
1.1.4 Một tài liệu XML hợp khuôn dạng 5
1.1.5 Một tài liệu XML hợp lệ 5
1.1.6 Các kiểu dữ liệu trong XML 7
1.2 Giới thiệu PHP 11
CHƯƠNG 2 Sử Dụng XML Và PHP Xây Dựng Trang Quản Lý Sinh Viên 13
2.1 Phân tích thiết kế hệ thống 13
2.1.1 Biểu đồ Use tổng quát 14
2.1.2 Biểu đồ tuần tự “đăng nhập” 14
2.1.3 Biểu đồ trình tự cập nhật thông tin của Admin 15
2.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu dùng XML 16
2.2.1 Lược đồ Schema XML 16
2.2.2 Tài liệu XML 17
2.3 Trang Quản Lý Sinh Viên 18
Chương 1 Giới thiệu XML Và PHP
1.1 Tổng quan về XML
1.1.1 Giới thiệu
XML(Extensible Markup Language) ra đời tháng 2/1998, là ngôn ngữ có
kiến trúc gần giống HTML nhưng XML được nhanh chóng trở thành một chuẩn
phổ biến trong công việc chuyển đổi thông tin qua các trang web sử dụng giao
thức HTTP. Trong khi HTML là ngôn ngữ chủ yếu về hiển thị dữ liệu thì XML
lại được phát triên mạnh về việc chuyển tải, trao đổi và thao tác dữ liệu bằng
XML. XML đưa ra một định dạng chuẩn cho cất trúc của dữ liệu hoặc thông tin
bằng việc tự định dạng chuẩn của tài liệu. Bằng cách này, dữ liệu được lưu trữ
bằng XML sẽ độc lập với việc xử lý. Vì vậy XML ra đời sẽ đáp ứng ngày càng
cao của các nhà lập trình trong vấn đề trao đổi thông tin và xử lý thông tin.
1.1.2 Mục tiêu ra đời và lợi ích khi sử dụng
Trong quá trình trưởng thành và phát triển, XML đã đối mặt và đương đầu
với nhiều thử thách trong việc thuyết phục các nhà lập trình rằng XML là sự lựa
chọn hàng đầu vì nó dễ dàng để hiểu, dễ dàng đọc và dễ dàng thực hiện.
- Xml có thể được tách rời dữ liệu, sử dụng xml dữ liệu đước chứa trong các
tập tin XML riêng biệt.
- Xml có thể mô tả thông tin của những đối tượng phức tạp mà cơ sở dữ liệu
quan hệ không thể giải quyết được.
- Xml có thể dùng để chuyển đổi dữ liệu giữa các hệ thống không tương
thích.
- Xml có thể chia sẻ dữ liệu vơi những tập tin văn bản đơn giản dễ hiểu.
- Xml cũng được dùng để lưu trữ dữ liệu, có thể làm cho dữ liệu của chúng
ta hữu ích hơn.
Như vậy, chúng ta đã biết được lợi ích và vai trò của XML trong vấn đề lưu
trữ và trao đổi thông tin.
1.1.3 Ngôn ngữ định dạng(Markup languages)
Ngôn ngữ định dạng là tất cả những gì dùng để mô tả nội dung một tài liệu.
Đó là cách nội dung của tài liệu được diễn dịch. Ngôn ngữ định dạng mà mọi
người quen nhất là HTML. HTML là ngôn ngữ cho phép tạo các trang web.
XML và HTML rất giống nhau, cả hai đều dựa trên chuẩn ngôn ngữ định
dạng tổng quát SGML (Standard Geeneralized Marup Language). SGML là
ngôn ngữ định dạng tổng quát bao hàm nhiều khả năng to lớn. Bởi vì SGML
làm được rất nhiều thứ, cho nên tuy tổng quát nhưng khó học và thực thế thì
SGML ít được dùng. Trong khi đó XML là tập con của SGML nhưng lại dễ
dùng, dễ sử dụng ở mức tổng quát.
Ngôn ngữ HTML không đủ để biểu diễn các thông tin cho mục đích riêng.
Ví dụ, chúng ta muốn xây dựng một mô hình xe máy và chúng ta muốn trao
đổi những đặc tả về chiếc tàu với các đồng nghiệp? HTML không hề chứa thẻ
định nghĩa với các tên như <SINHVIEN>, <COLOR>, hay những thẻ mà
muốn mô tả về xe máy. Chúng ta cần thêm các thẻ để mô tả thông tin về xe
máy.
1.1.4 Những thành phần của một tài liệu XML
Khai báo: mỗi tài liệu XML có một chỉ thị khai báo:
<? xml version =”1.0” ?>
Chú thích: <! chú thích >
Phần tử (Elments): một tài liệu XML được cấu thành từ những phần tử.
Mỗi phần tử có thẻ mơ và thẻ đóng. Giữa thẻ mở và thẻ đóng là nội
dung của phần tử đó. Phần tử có thể chứa dữ liệu hoặc có thể lồng vào
một phần tử khác.
Phần tử gốc (root): trong tài liệu XML, chỉ có một phần tử gốc, và phần
tử này sẽ chứa tất cả những phần tử của tài liệu XML do chúng ta tạo
ra.
Thuộc tính ( attributes ): một phần tử có thể chứa nhiều dữ liệu hoặc
phần tử khác hoặc cả hai. Bên cạnh đó, phần tử có thể rỗng, khi đó nó
có thể chứa thuộc tính. Một thuộc tính chỉ là sự lựa chọn để gắn dữ
liệu đến phần tử. Một thuộc tính đặt trong thẻ mở của phần tử và chỉ
ra giá trị của nó bằng cách sử dụng cặp “name= value”.
<?xml version=“1.0” encoding=“UTF-8”?>
<DOCUMENT>
<GREETING>Hello from XML</GREETING>
<MESSAGES>Well come to XML</MESSAGES>
</DOCUMENT>
1.1.4 Một tài liệu XML hợp khuôn dạng
• Tài liệu XML phải bắt đầu bằng câu khai báo XML:
< ?xml version=“1.0” ?>
• Mỗi phần tử nằm giữa một cặp thẻ
• Nếu thẻ nào không chứa gì ở giữa thì phải chấm dứt bằng “/>”
• Một tài liệu XML phải có một phần duy nhất chứa tất cả các thành
phần khác. Đó là phần gốc của cây biểu diễn tài liệu XML.
• Các cặp thẻ không được xen kẽ nhau.
1.1.5 Một tài liệu XML hợp lệ
Hợp khuôn dạng có nghĩa là một tài liệu chỉ có nút gốc, mỗi phần tử phải có
thẻ mở và thẻ đóng, và phải lồng nhau chính xác, và cuối cùng là tên thuộc tính
chỉ xuất hiện một lần trong thẻ mở. Nhưng một tài liệu XML hợp khuôn dạng
không có nghĩa là nó hợp lệ. Muốn kiểm tra sự hợp lệ của một tài liệu XML ta
phải dựa vào DTD hoặc Schema XML.
DTD (Document Type Definition)
DTD và Schema là hai cách khác nhau để quy định những luật về nội
dung của một tài liệu XML. Tuy nhiên DTD có một vài hạn chế. Đầu
tiên DTD không phải là một tài liệu xml. Thứ hai là điều kiện dùng để
định nghĩa nội dung của một thuộc tính hoặc một phần tử thì giới hạn
trong DTD. Điều thứ ba là DTD không có khả năng mở rộng và hỗ trợ
namespace. Cuối cùng là do không viết theo định dang XML nên DTD
khó viết và khó hiểu. Do đó chúng ta sử dụng lược đồ XML-Schemal
XML Defintion(XSD).
Lược đồ XML(Schema XML)
Một lược đồ đơn giản chỉ là một tập những luật được định nghĩa lại để
mô tả nội dung dữ liệu xml. Nó tương tự như một định nghĩa một tài
liệu XML, những phần tư của nó, nhữn kiểu của phần tử và những
thuộc tính liên quan, và điều quan trọng nhất là mối quan hệ”cha-con”
giữa những phần tử.
<?xml version="1.0"?>
<xsd:schema xmlns:xsd=" /><xsd:annotation>
<xsd:documentation>Book browing Transaction
schema</xsd:documentation>
</xsd:annotation>
<xsd:element name="Transaction" type="TransactionType"/>
<xsd:complexType name="TransactionType">
<xsd:element name="Lender" type="address"/>
<xsd:element name="Brower" type="address"/>
<xsd:element ref="note" minOccurs="0"/>
<xsd:element name="books" type="books"/>
<xsd:attribute name="borrowDate" type="xsd:date"/>
</xsd:complexType>
<xsd:element name="note" type="xsd:string"/>
<xsd:complexType name="address">
<xsd:element name="name" type="xsd:string"/>
<xsd:element name="street" type="xsd:string"/>
<xsd:element name="city" type="xsd:string"/>
<xsd:element name="state" type="xsd:string"/>
<xsd:attribute name="phone" type="xsd:string"
use="optional"/>
</xsd:complexType>
<xsd:complexType name="books">
<xsd:element name="book" minOccurs="0" maxOccurs="10">
<xsd:complexType>
<xsd:element name="booktitle" type="xsd:string"/>
<xsd:element name="pubdate" type="xsd:string"
monOccurs="0"/>
<xsd:element name="maxDaysout">
<xsd:simpleType base="xsd:integer">
<xsd:maxExclusive value="14"/>
</xsd:simpleType>
</xsd:element>
<xsd:attribute name="bookID" type="CatalogID"/>
</xsd:complexType>
</xsd:element>
</xsd:complexType>
<xsd:simpleType name="CatalogID" base="xsd:string">
<xsd:pattern value="\d{3}-\d{4}\d{3}"/>
</xsd:simpleType>
</xsd:schema>
1.1.6 Các kiểu dữ liệu trong XML
Khi tập tin XML hoạt động như một cơ sở dữ liệu, và XSL, Xpath được sử
dụng để truy vấn trên tập tin XML giống như một số ngôn ngữ truy vấn trong
SQL, thì lúc này chúng ta cần biết được vị trí của từng phần tử trong tập tin
XML được khai báo ở đâu và với kiểu dữ liệu như thê nào. Vì trong bất kỳ cơ sở
dữ liệu quan hệ nào, ví dụ như SQL hoặc Oracle, tất cả những cột đều được định
nghĩa kiểu dữ liệu, và vì vậy thật sự cần thiết phải có kiểu dữ liệu trong lược đồ
XML.
Có hai loại kiểu dữ liệu trong lược đồ XML đó là kiều dữ liệu cơ bản và kiểu
dữ liệu mơ rộng. Khi kiểu dữ liệu không bắt nguồn từ kiểu dữ liệu nào ví dụ như
float. Kiều dữ liệu mở rộng dựa trên những kiêu dữ liệu khác như interger dựa
trên kiểu decimal.
Kiểu dữ liệu cơ bản được định nghĩa cho mục đích của lược đồ XML thì
không nhất thiêt phải giống với một số cơ sở dữ liệu khác, sau đây là dánh sách
các kiểu dữ liệu XML.
Kiểu dữ liệu cơ bản Kiểu dữ liệu mở rộng Kiểu ràng buộc
String NormalizedString Length
Boolean Token MinLength
Decimal Language maxLength
Float NMTOKEN Pattem
Double NMTOKENS Enumeration
dateTime NCName Maxlnclusive
Time ID MaxExclusive
Date IDREF MinExclusive
Baset64Binary Negativelnteger
gYearMonth IDREFS Minlnusive
gMhontDay ENTITY TotalDigits
Gmonth Integer
Gday ENTITY totalDigits
Long
Int
2.1.7 Sử dụng mô hình Dom
Một cây được tạo thành từ nhiều nút. Và một nút cũng là một cây chứa
những nút khác. Nút lá thì không có nút con, vì thế nút này dung để hiển thị dữ
liệu văn bản.
Lớp XmlDataDocument kế thừa từ lớp XmlDocument, vì thế nó cũng có
một số phương thức như XmlDocument. Điều thú vị nhất của
XmlDataDocument là nó cung cấp hai cách nhìn trên cũng một dữ liệu đó là
XML view và relational view.
XmlDataDocument có một thuộc tính tên là DataSet, thong qua DataSet,
XmlDataDocument trình bày dữ liệu như một hoặc nhiều bảng (DataTable) có
quan hệ hoặc không có quan hệ. Khi chúng ta có thể xem nó như một cây hoặc
như một bảng (hoặc nhiều bảng).
Sau đây là đoạn code sử dụng Dom:
<?php
//Creates XML string and XML document using the DOM
$dom = new DomDocument('1.0');
//add root - <books>
$books = $dom->appendChild($dom->createElement('books'));
//add <book> element to <books>
$book = $books->appendChild($dom->createElement('book'));
//add <title> element to <book>
$title = $book->appendChild($dom->createElement('title'));
//add <title> text node element to <title>
$title->appendChild(
$dom->createTextNode('Great American Novel'));
//generate xml
$dom->formatOutput = true; // set the formatOutput attribute of
// domDocument to true
// save XML as string or file
$test1 = $dom->saveXML(); // put string in test1
$dom->save('test1.xml'); // save as file
?>
1.1.8 Truy vấn dữ liệu XML sử dụng XPathDocument và XPathNavigator
Việc sử dụng lớp XmlDocument và Xml DataDocument để xứ lý tài liệu
XML cũng có một số hạn chế. Đầu tiên, toàn bộ tài liệu phải được lưu trong
cache. Thêm vào đó, việc định hướng thông qua một cây sẽ gặp nhiều khó
khan, và đinh hướng thông qua những view quan hệ cũng không thuận tiện. Để
khắc phục vấn đề này, VS.NET cung cấp lớp XPathDocument và
XPathNavigator.
Lớp XPDocument cho phép chúng ta xử lý dữ liệu XML mà không phải
tải lên toàn bộ cây. Và XPathNavigator sử dụng để thao tác các dữ liệu của
XPDocument. Nó cũng được sử dụng để thao tác trên XmlDocument, qua các
nút đã chọn, và làm việc trên những nút đã chọn này. Để thực hiên được việc
này nó sử dụng biểu thức XPath.
XPath chỉ ra cú pháp truy vấn cho việc rút trích dữ liệu từ một tài liệu
XML. Ý tưởng sử dụng tương tự như trong SQL, tuy nhiên cú pháp của nó thì
khác biệt. Nói chung cú pháp truy vấn XPath có vẻ phức tạp. Tuy nhiên qua các
ví dụ sau, chúng ta có thể thấy được sự ngắn gọn và hiệu quả trong việc rút trích
dữ liệu XML. Chi tiết về cú pháp của XPath sẽ không đi sâu trong bài viết này
vì nó thiên về lĩnh vực khác. Tuy nhiên chúng ta cũng minh họa vài cách sử
dụng biểu thức XPath.
Nhận xét
Như vậy chúng ta đã biết được XML là như thế nào và cách sử dụng nó ra
sao. Và bây giờ câu hỏi đặt ra là tại sao không tổ chức dữ liệu chỉ trên tập tin
XML thôi mà lại dung tập tin XML như là một cách lưu trữ hỗ trợ them cho việc
lưu trữ trên SQL Server.
1.2 Giới thiệu PHP
Bộ tiền xử lý siêu văn bản (PHP- Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ kịch
bản lệnh nhiều nền tảng dùng để biên soạn các trang Web động và phần mềm
ứng dụng phía máy chủ. Nó đã bắt đầu như là Trình thông dịch trang chủ cá
nhân / biểu mẫu (PHP/FI - Personal Home Page/Form Interpreter), và đã bắt đầu
một cuộc đời mới dưới bàn tay của Suraski và Gutmans, những người đã khởi
phóng PHP3 vào tháng 6/1998. Công ty của họ, Zend Technologies, vẫn đang
quản lý sự phát triển của PHP.
PHP5 phát hành vào tháng 7/2004, được Zend Engine II hỗ trợ và gồm nhiều
tính năng mới như:
Hỗ trợ mới cho việc lập trình hướng đối tượng
Hỗ trợ tốt hơn cho MySQL
Hỗ trợ tốt hơn cho XML, điều mà bạn đang quan tâm đến
• PHP5 và XML
Mặc dù PHP cung cấp hỗ trợ XML từ các phiên bản đầu tiên, hỗ trợ đó đã cải
thiện theo cấp số nhân với việc đưa ra PHP5. Do hỗ trợ của PHP4 cho XML hơi
bị hạn chế, chẳng hạn như chỉ đưa ra một bộ phân tích dựa trên SAX được kích
hoạt theo mặc định và DOM của PHP4 không thực hiện tiêu chuẩn W3C, các
nhà phát triển PHP XML đã phát minh lại cái bánh xe, có thể nói như vậy, với
PHP5 và đã theo đúng các tiêu chuẩn thông dụng.
• Những cái mới dành cho XML trong PHP5
PHP5 bao gồm các mở rộng được viết lại và mới hoàn toàn, gồm bộ phân tích
SAX, DOM, SimpleXML, XMLReader, XMLWriter, và bộ xử lý XSLT. Tất cả
các phần mở rộng này hiện nay đều dựa trên libxml2.
Cùng với sự hỗ trợ SAX được cải thiện từ PHP4, PHP5 cũng hỗ trợ cả DOM
theo chuẩn W3C và cả phần mở rộng SimpleXML. SAX, DOM, và SimpleXML
tất cả đều được kích hoạt theo mặc định. Nếu bạn đã quen thuộc với DOM từ
các ngôn ngữ khác, bạn sẽ viết mã dễ dàng với các chức năng tương tự trong
PHP hơn trước đây.
• Đọc, thao tác và viết XML bằng PHP5
SimpleXML, kết hợp với DOM khi cần thiết, là sự lựa chọn lý tưởng cho các
nhà phát triển làm việc với các tài liệu XML tương đối nhỏ. không phức tạp, có
thể đoán trước được để đọc, thao tác và viết XML bằng PHP5.
• Các API khởi động nhanh đáng để lựa chọn
Trong số nhiều API sẵn có trong PHP5, DOM và SimpleXML là thứ quen
thuộc nhất, trong trường hợp của DOM, và thứ dễ mã hoá nhất, trong trường
hợp của SimpleXML. Và đối với các tình huống càng phổ biến nhất, như các
tình huống mà bạn đang xử lý ở đây, nó càng hoạt động tốt nhất.
• Phần mở rộng về DOM
Mô hình đối tượng tài liệu (DOM) là một bộ chuẩn W3C của các đối tượng để
biểu diễn các tài liệu HTML và XML, một mô hình chuẩn về cách bạn có thể kết
hợp các đối tượng này, và một giao diện chuẩn để truy cập và thao tác chúng.
Nhiều nhà cung cấp hỗ trợ DOM như là một giao diện cho các cấu trúc dữ liệu
độc quyền và API của họ, mang lại cho mô hình DOM nhiều quyền lực với các
nhà phát triển do tính quen thuộc của nó. DOM dễ hiểu và dễ sử dụng do cấu
trúc của nó trong bộ nhớ giống như tài liệu XML gốc. Để chuyển thông tin cho
ứng dụng, DOM tạo ra một cây các đối tượng mà sao lại chính xác cây các phần
tử từ tệp tin XML, với phần tử XML nào cũng là một nút của cây. DOM là một
bộ phân tích cú pháp dựa trên cây. Do DOM xây dựng nên một cây của toàn bộ
tài liệu, nó sử dụng nhiều bộ nhớ và thời gian xử lý. Do đó, các vấn đề về hiệu
năng làm cho việc phân tích các tài liệu lớn bằng DOM là không có tính thực
tiễn. Sử dụng chủ yếu của phần mở rộng về DOM trong khuôn khổ bài viết này
là khả năng nhập khẩu định dạng SimpleXML và xuất ra XML định dạng DOM,
hoặc ngược lại, để sử dụng như một chuỗi ký tự hoặc tệp tin XML.
• SimpleXML
Phần mở rộng về SimpleXML là công cụ đáng lựa chọn để phân tích một tài
liệu XML. Phần mở rộng SimpleXML đòi hỏi phải có PHP5 và gồm cả tính liên
tác với DOM để viết ra các tệp tin XML và hỗ trợ XPath dựng sẵn. SimpleXML
làm việc tốt nhất với dữ liệu không phức tạp, giống như bản ghi, chẳng hạn như
XML được chuyển giao như một tài liệu hay chuỗi ký tự từ một bộ phận nội bộ
khác của cùng ứng dụng đó. Miễn là tài liệu XML không quá phức tạp, quá sâu,
và nội dung không hỗn tạp, SimpleXML dễ mã hoá hơn DOM, như tên của nó
hàm ý. Nó cũng tin cậy hơn nếu bạn làm việc với một cấu trúc tài liệu đã biết từ
trước.
CHƯƠNG 2 Sử Dụng XML Và PHP Xây Dựng Trang Quản Lý Sinh Viên
2.1 Phân tích thiết kế hệ thống
2.1.1 Biểu đồ Use tổng quát
Hình 1: Biểu đồ Use tổng quát
- Tác Nhân : Admin .
Admin đăng nhập vào hệ thống, có thể thêm sửa xóa tìm kiếm sinh viên.
2.1.2 Biểu đồ tuần tự “đăng nhập”
Hình 2: Biểu đồ tuần tự “đăng nhập”
Mục đích: mô tả trình tự thao tác đăng nhập. Khi Admin đăng nhập với id
và passwod được kiểm tra tại form điều khiển đăng nhập. Nếu đúng thì giao
diện của trang quản lý sẽ hiện ra, nếu sai thì thông báo lỗi.
2.1.3 Biểu đồ trình tự cập nhật thông tin của Admin
Hình 3: Biểu đồ trình tự cập nhật
Mục đích: Sau khi đăng nhập hệ thống, người quản trị có thể thực hiện chức
năng thêm , sửa , xóa , tìm kiếm sinh viên.
Mô tả khái quát: khi người quản trị chọn chức năng quản lý thông tin. Giao
diện quản lý thông tin sẽ hiện ra, có thể chọn một trong các chức năng thêm ,
sửa , xóa , tìm kiếm sinh viên.
2.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu dùng XML
2.2.1 Lược đồ Schema XML
File có phần mở rộng .xsd được W3C quy ước sử dụng trong các file lược đồ.
Lược đồ này lưu lại các phần tử mã sv, tên sv , địa chỉ , Thông tin về sinh viên
được lưu trong tài liệu với nội dung được thể hiện như sau:
<?xml version="1.0"?>
<xsd:Schema xmlns:xsd=" /> <xsd:element name="QLSV">
<xsd:complextype>
<xsd:element name="SINHVIEN" type="svType"></xsd:element>
</xsd:complextype>
</xsd:element>
<xsd:complextype name="svType">
<xsd:element name="MASV" type="xsd:string"></xsd:element>
<xsd:element name="HOTEN" type="xsd:string"></xsd:element>
<xsd:element name="LOP" type="xsd:string"></xsd:element>
<xsd:element name="DIACHI" type="xsd:string"></xsd:element>
<xsd:element name="SDT" >
<xsd:simplyType base="xsd:int">
<xsd:maxLength value="12"/>
</xsd:simplyType>
</xsd:element>
</xsd:complextype>
</xsd:Schema>
2.2.2 Tài liệu XML
Tài liệu này lưu trữ thông tin cần hiển thị lên trang web với cấu trúc được
định nghĩa như tài liệu .xsd.
Tài liệu được thể hiện như sau:
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>?>
<QLSV xsi:noNamespaceSchemaLocation="sinhvien.xsd"
xmlns:xsi=" /> <SINHVIEN>
<MASV>dtc</MASV>
<HOTEN>daothi</HOTEN>
<LOP>cnpmk</LOP>
<DIACHI>aaa</DIACHI>
<SDT>44444444</SDT>
</SINHVIEN>
<SINHVIEN>
<MASV>dtc3</MASV>
<HOTEN>daothien3</HOTEN>
<LOP>cnpmk9a3</LOP>
<DIACHI>aaa3</DIACHI>
<SDT>4444444444443</SDT>
</SINHVIEN>
<SINHVIEN>
<MASV>dtc</MASV>
<HOTEN>daothien</HOTEN>
<LOP>cnpmk9a</LOP>
<DIACHI>aaa</DIACHI>
<SDT>44444666666</SDT>
</SINHVIEN>
<SINHVIEN>
<MASV>3</MASV>
<HOTEN>daothien</HOTEN>
<LOP>cnpmk9a</LOP>
<DIACHI>aaa</DIACHI>
<SDT>444444444444</SDT>
</SINHVIEN>
</QLSV>
2.3 Trang Quản Lý Sinh Viên
Hình 2.1 : Giao diện Danh Sách Sinh Viên
Hình 2.2 : Thêm Sinh Viên
Hình 2.3 Sửa Sinh Viên