Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

tóm tắt luận án: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.02 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUÂN Y

BỘ QUỐC PHỊNG

NGƠ QUANG HÙNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
GÃY CỘT SỐNG CỔ KIỂU GIỌT LỆ
Chuyên ngành: Ngoại khoa
Mã số: 9 72 01 04

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2023


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH
TẠI HỌC VIỆN QN Y
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Vũ Văn Hòe
2. PGS.TS Hà Kim Trung

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Lê Bảo Tiến
Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Đức Cường
Phản biện 3: PGS.TS Kiều Đình Hùng

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
vào hồi:


giờ ngày

tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia
2. Thư viện Học viện Quân y


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy đốt sống cổ kiểu giọt lệ (cervical teardrop fracture - CTF)
được mô tả đầu tiên bởi Schneider và Kahn (1956). Tổn thương này
được định nghĩa là vỡ mặt trước dưới của thân đốt sống cổ, có mảnh
rời như hình giọt nước mắt. Trên thế giới, tỉ lệ gặp khoảng 23% trong
các trường hợp chấn thương cột sống cổ. Tại Việt Nam theo Hà Kim
Trung (2005), thương tổn kiểu giọt lệ chiếm khoảng 8,1% chấn
thương cột sống cổ có tổn thương thần kinh, theo Đặng Việt Sơn là
9,1% trong tổng số chấn thương cột sống cổ.
Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu mơ tả về hình thái và đặc
điểm lâm sàng của kiểu gãy này. Các tác giả đều nhận định rằng cơ chế
chấn thương, hình thái đốt tổn thương, mức độ tổn thương thần kinh là
những yếu tố cơ bản để tiên lượng cho bệnh nhân. Tuy nhiên chỉ định
điều trị trong gãy đốt sống cổ kiểu giọt lệ cịn chưa thống nhất và chưa
có một phác đồ cụ thể. Việc lựa chọn đường mổ trong trong chấn
thương cột sống cổ kiểu này cũng chưa thống nhất. Tại Việt Nam đã có
một số cơng trình nghiên cứu về chấn thương cột sống cổ kiểu giọt lệ
nhưng chưa đi sâu vào các triệu chứng lâm sàng, chẩn đốn hình ảnh và

chưa có sự thống nhất về chỉ định mổ, lựa chọn đường mổ cho những
bệnh nhân này. Vì vậy, để đưa ra một cái nhìn tồn diện cũng như cố
gắng tìm ra một phương án tối ưu cho việc chẩn đoán sớm, chỉ định
mổ và mổ phù hợp, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, chẩn đốn hình ảnh và kết quả phẫu thuật gãy cột sống
cổ kiểu giọt lệ” với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh XQ quy ước, cắt lớp vi
tính và cộng hưởng từ gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ do chấn thương được
điều trị bằng phẫu thuật.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ.
Những đóng góp mới của luận án:
Nghiên cứu đã mơ tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh XQ, cắt lớp
vi tính và cộng hưởng từ của gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ do chấn
thương. Điều trị phẫu thuật bằng đường mổ lối trước, lối sau và kết


2
hợp cho thấy hiệu quả nắn chỉnh và kết quả hồi phục tốt chức năng
thần kinh ở bệnh nhân gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ.
Cấu trúc luận án
Tổng cộng 124 trang: Phần đặt vấn đề 2 trang; Chương 1: Tổng
quan 35 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27
trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 28 trang; Chương 4: Bàn luận
29 trang; Phần kết luận 02 trang, Kiến nghị 01 trang. Luận án có: 51
bảng, 29 hình và 4 biểu đồ, 112 tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về quá trình nghiên cứu
Vỡ đốt sống cổ kiểu giọt lệ được mô tả đầu tiên bởi Schneider và
Kahn năm 1956 là mảnh vỡ từ phía trước-dưới thân đốt sống: “Trong

phần lớn các ca, mảnh vỡ có hình dạng “giọt nước mắt” rời khỏi thân
đốt sống, và nó thường có mối liên quan với những trường hợp liệt
nghiêm trọng”. Theo Argenson, tỉ lệ gặp CTF khoảng 23% trong số
các chấn thương cột sống cổ. Năm 1983 tác giả Fuentes J.M. và cộng
sự mô tả 4 loại CTF do cơ chế quá gập dựa vào độ di lệch của thân
đốt sống ra phía sau gồm: dạng ẩn (chẩn đốn dựa vào hình ảnh trên
cắt lớp vi tính); CTF khơng di lệch, CTF có di lệch vừa phải, CTF có
trật thân đốt sống ra sau và biến dạng kyphosis lớn hơn 20 độ.
Năm 1994 tác giả Koress D.S. đã mô tả lại 38 trường hợp CTF
trong 20 năm (từ 1970-1989) ông nhận thấy CTF chiếm 8.3% trong
tất cả các chấn thương cột sống cổ. Năm 2002, tác giả Fisher so sánh
kết quả điều trị gãy cột sống kiểu giọt lệ mất vững giữa hai phương
pháp bất động bằng khung Halo với phẫu thuật cắt thân và hàn xương
liên thân đốt cột sống cổ lối trước bằng hệ thống nẹp vít.
Tại Việt Nam 4 trường CTF đã được mơ tả đầu tiên bởi Hà Kim
Trung vào năm 2002 điều trị tại Bệnh viện Việt Đức bằng phương
pháp mổ cổ trước bên, sau đó cũng được mơ tả trong các nghiên cứu
về chấn thương cột sống cổ của Hà Kim Trung (2005), với tỉ lệ
khoảng 8,1% chấn thương cột sống cổ có tổn thương thần kinh. Tác


3
giả Đặng Việt Sơn (2009) cũng mô tả CTF chiếm 9,1% trong tổng số
chấn thương cột sống cổ. Năm 2012, tác giả Phạm Thanh Hào mô tả
39 trường hợp CTF được phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức tỉ lệ tử
vong là 15,38%. Trong nghiên cứu này tác giả mới mô tả một số đặc
điểm về lâm sàng và cận lâm sàng, cũng như kết quả điểu trị ngắn
hạn của các bệnh nhân CTF. Tác giả chưa nêu được các vấn đề như
chỉ định mổ trong CTF, lựa chọn đường mổ trong CTF cũng như các
yếu tố tiên lượng và theo dõi bệnh nhân CTF.

1.2. Đặc điểm lâm sàng
Lâm sàng của gãy cột sống cổ kiểu giọt lệ khơng có sự đặc trưng
so với các chấn thương cột sống cổ khác. Ở người cao tuổi, gãy kiểu
giọt lệ ở đốt trục cần khai thác kĩ tiền sử chấn thương, dù là những va
chạm rất nhẹ. Đối với tổn thương vùng cổ cao, thường khơng có tổn
thương thần kinh kèm theo, tuy nhiên có đến 2/3 tổn thượng gãy kiểu
giọt lệ ở vùng cổ thấp có kèm theo thiếu hụt thần kinh.
1.3. Chẩn đốn hình ảnh
1.3.1. XQ quy ước
Trong chấn thương cột sống cổ, chụp XQ cột sống cổ quy ước giữ
vai trò quan trọng đặc biệt trong tiên lượng bệnh. Có tới 75 - 85%
chấn thương cột sống cổ được chẩn đoán bằng phim nghiêng và gần
100% được chẩn đoán bằng phối hợp các tư thế: thẳng, nghiêng,
chếch 3/4.
Đặc điểm hình ảnh XQ đốt sống vỡ kiểu giọt lệ:
- Vị trí: Gãy đốt sống kiểu giọt lệ thường xảy ra nhất cột sống cổ giữa
và thấp, cụ thể là ở C4, C5 hoặc C6. Các dấu hiệu đặc trưng nhất bao
gồm:
- Vỡ xương trước dưới của thân đốt sống:
+ Cổ điển nhất là một mảnh hình tam giác (dấu hiệu giọt nước)
+ Các mảnh lớn hơn có thể khơng có hình tam giác
+ Mảnh trước thường bị dịch chuyển tối thiểu
- Sự di lệch ra sau của thân đốt sống vỡ so với đốt sống phía dưới cịn
ngun vẹn.


4
- Tùy thuộc vào mức độ nặng của đốt vỡ, các dấu hiệu khác có thể
bao gồm:
+ Sự biến đổi của thân đốt sống: giảm chiều cao bờ trước; đường vỡ

dọc thân đốt sống; di lệch xoay thân đốt sống thể hiện bằng đường
kính trước sau thân đốt sống có thể nhỏ hơn các đốt khác.
+ CSC bị gù; cung sau bị gián đoạn; gai sau bị giãn rộng; trật ra trước
của cá diện khớp.
+ Giảm chiều cao đĩa đệm (tổn thương phức hợp dây chằng đĩa đệm)
1.3.2. Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắt lớp vi tính đa dãy được thực hiện thường quy để đánh
giá chấn thương cột sống cổ, thường là phương pháp chẩn đốn hình
ảnh được chỉ định đầu tay sau XQ cột sống cổ thường quy. Hình ảnh
trên cắt lớp vi tính cung cấp một cái nhìn sâu sắc về hình thái đốt vỡ,
từ đó phản ánh cơ chế của chấn thương.
Bảng 1.1. Đặc điểm trên cắt lớp vi tính phân biệt vỡ đốt sống kiểu
giọt lệ theo cơ chế quá gập và quá ưỡn
Cơ chế quá gập
Cơ chế quá ưỡn
Mảnh vỡ lớn
Mảnh vỡ tam giác nhỏ
Đường vỡ thường chỉ ở phía
Đường vỡ lan rộng cả bở trên và
trước dưới, ít khi lan lên phía
dưới của thân đốt sống
trước trên
Thân đốt sống xẹp xuống hoặc
Chiều cao thân đốt sống thường
hình chêm
khơng đổi
Khơng di lêch, đường phía sau
Thân đốt sống vỡ di lệch
các thân đốt sống được bảo tồn
Biến dạng gù cột sống

Đường cong cột sống bình thường
Cột trụ phía sau bị giãn ra làm
Các thành phần của cột trụ phía
rộng khoảng gian gai sau và trật
sau bị thu hẹp hoặc bình thường
diện khớp
1.3.3. Chụp cộng hưởng từ
Phương pháp này đánh giá tốt những thương tổn phần mềm cũng
như xác định trực tiếp tổn thương thần kinh mà thăm dị bằng cắt lớp
vi tính khơng khảo sát được. Tuy nhiên chụp cộng hưởng từ cũng có


5
một số hạn chế như bệnh nhân không được mang kim loại trên người,
phải nằm bất động trong thời gian dài, hoặc thời điểm chụp cộng
hưởng từ tốt nhất không quá 72 giờ sau chấn thương.
1.4. Điều trị
1.4.1. Điều trị không phẫu thuật
Theo Korres D.S. (1994) và Kim H.J. (2009) điều trị bảo tồn
được chỉ định trong các trường hợp sau:
Với hầu hết các trường hợp vỡ đốt sống kiểu giọt lệ do cơ chế
quá ưỡn.
Với vỡ đốt sống kiểu giọt lệ theo cơ chế quá gập trong một số
trường hợp.
+ Vỡ độ Type I theo phân loại của Korres 1994.
+ Bệnh nhân có bệnh lý nền, đa chấn thương nặng chống chỉ
định phẫu thuật cột sống cổ.
1.4.2. Điều trị phẫu thuật
- Được chỉ định với hầu hết các trường hợp vỡ đốt sống kiểu giọt
lệ theo cơ chế quá gập Type II, IIIa, IIIb, IV theo phân loại của

Korres
- Tại vị trí C2, gãy giọt lệ kiểu quá ưỡn được chỉ định mổ trong
trường hợp:
+ Mảnh vỡ lớn, di lệch nhiều.
+ Rách đĩa C2C3.
+ Tổn thương chèn ép thần kinh.
+ Phối hợp với các tổn thương khác làm ảnh hưởng đến sự vững
của cột sống.
+ Mảnh vỡ di lệch chèn vào thực quản gây nuốt nghẹn.
1.4.3. Lựa chọn đường mổ
- Đường mổ cố định cột sống cổ lối trước
- Đường mổ cố định cột sống cổ lối sau
- Đường mổ cố định cột sống cổ kết hợp lối trước và lối sau

CHƯƠNG 2


6
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 43 bệnh nhân được chẩn đoán vỡ đốt sống cổ kiểu giọt lệ và
được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Saint
Paul từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2019.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Những trường hợp không phân biệt tuổi, giới tính, đồng ý
tham gia nghiên cứu. Được chẩn đốn vỡ đốt sống cổ kiểu giọt lệ.
Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào thăm khám lâm sàng, có hình vỡ đốt
sống cổ kiểu giọt lệ trên phim XQ và cắt lớp vi tính. Người bệnh
được theo dõi đầy đủ, đánh giá kết quả khi ra viện, khám lại định kỳ
theo nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Là những trường hợp có chỉ định phẫu thuật nhưng mắc các
bệnh mạn tính nặng như lao, ung thư di căn, bệnh về máu, có rối
loạn đơng máu, suy tim, suy gan và suy thận… Những trường hợp
bị đa chấn thương, chấn thương sọ não nặng Glassgow< 8điểm,
chấn thương ngực, bụng kín hoặc chi thể phải phẫu thuật.
Chấn thương cột sống cổ có mảnh rời nhưng do cơ chế trật
xoay. Không đầy đủ hồ sơ nghiên cứu, khơng tn thủ q trình theo
dõi và phác đồ điều trị sau mổ hoặc không đồng ý tham gia nghiên
cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả lâm sàng có can thiệp khơng có nhóm
chứng, đánh giá kết quả trước và sau điều trị.
2.3. chọn mẫu và cỡ mẫu
Chọn mẫu toàn bộ, thuận tiện. Lựa chọn tất cả người bệnh có đủ tiêu
chuẩn trong thời gian nghiên cứu, điều trị tại Bệnh viện Việt Đức và
Bệnh viện Xanh Pôn từ tháng 1 năm 2016 – tháng 12 năm 2019.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
- Đặc điểm chung bệnh nhân:


7
+ Tuổi bệnh nhân khi mổ (năm): Tính theo năm dương lịch, tìm
tuổi trung bình, phân chia tuổi theo các nhóm, tìm lứa tuổi thường
gặp.
+ Giới: tính tỷ lệ nam/nữ, mối liên quan về giới.
+ Nghề nghiệp: ghi nhận thông tin, chia thành hai nhóm: lao
động nhẹ và lao động nặng. Tìm mối liên quan giữa nghề nghiệp và
tình trạng bệnh.

- Đặc điểm lâm sàng:
+ Nguyên nhân chấn thương.
+ Thời gian bị tai nạn đến khi vào viện.
+ Thời gian bị tai nạn đến khi được mổ.
+ Sơ cứu ban đầu.
+ Đánh giá lâm sàng:
. Toàn trạng nhập viện: tự thở; thở qua nội khí quản; suy hơ hấp
thở máy; sốc tủy; sốc chấn thương…
. Các tổn thương kèm theo: ghi nhận các tổn thương như chấn
thương sọ não; chấn thương ngực kín; gãy xương chi và mức độ của
các tổn thương.
. Triệu chứng cơ năng: đau cột sống cổ; nuốt vướng; đau kiểu rễ;
mất cảm giác dưới tổn thương; rối loạn cơ tròn.
. Triệu chứng thực thể: Đánh giá tổn thương thần kinh dựa vào
thang điểm ASIA của Hiệp hội tổn thương tủy sống Mỹ (Có phụ lục
kèm theo).
. Vận động: đánh giá cơ lực 10 nhóm cơ chi trên và chi dưới 2
bên; mỗi nhóm cơ cho điểm từ 0 - 5; tổng điểm thấp nhất là 0 điểm;
cao nhất là 100 điểm. Sử dụng để phân loại ASIA.
. Cảm giác: khám cảm giác dưới mức tổn thương theo các mức
độ: cịn (cảm giác bình thường); mất (hồn tồn khơng cịn cảm giác
gì); rối loạn (cịn một số loại cảm giác hoặc dị cảm).
+ Đánh giá tổn thương thần kinh dựa vào thang điểm đánh giá
hội chứng tủy cổ của Hội chấn thương chỉnh hình Nhật Bản sửa đổi
(mJOA - modified Japanese Orthopaedic Association). (Có phụ lục
kèm theo). Phân chia thành 3 mức độ:


8
. Hội chứng chèn ép tủy nhẹ (mJOA > 14 điểm)

. Hội chứng chèn ép tủy trung bình (mJOA từ 12-14 điểm)
. Hội chứng chèn ép tủy nặng (mJOA< 12 điểm)
2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng
- XQ cột sống cổ quy ước:
+ Vị trí đốt sống vỡ kiểu giọt lệ; vị trí các đốt tổn thương kèm
theo.
+ Độ cong cột sống cổ: đo góc tam giác (C2-C7 Angle) giữa trục
mặt dưới của thân đốt sống C2 và mặt dưới của đốt sống C7 (theo
phương pháp Cobb). Xác định mức độ gù, ưỡn.
- Chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ trước mổ: Đánh giá các tổn
thương và phân loại tổn thương theo giải phẫu như: Can xi hóa dây
chằng dọc sau; mỏ xương ở vị trí đốt tổn thương; tổn thương cung
sau, cuống, khối bên; trật cài diện khớp ; tổn thương khớp (được xác
định trên các lát đứng dọc hoặc cắt ngang qua diện khớp).
- Phân loại vỡ đốt sống kiểu giọt lệ dựa vào hình ảnh trên XQ
quy ước và cắt lớp vi tính:
+ Theo cơ chế tổn thương: có 2 loại quá gập và quá ưỡn theo
Sameer B. Raniga (2014).
+ Phân loại theo Korres (1994) với các trường hợp chấn thương
do cơ chế quá gập.
- Chụp cộng hưởng từ:
+ Tổn thương đĩa đệm: rách đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm ở dưới
đốt tổn thương.
+ Thoát vị đĩa đệm ở đốt liền kề: đĩa đệm trên đốt tổn thương.
+ Tổn thương dây chằng dọc sau.
+ Phù nề phần mềm trước cột sống: khơng có; tại chỗ hay lan tỏa.
+ Tổn thương phức hợp dây chằng phía sau.
+ Tụ máu trước cột sống: khơng có; tại chỗ hay lan tỏa.
+ Thương tổn tủy: khơng có; đụng dập tủy tại chỗ hay lan tỏa.
- Đánh giá mối liên quan giữa chẩn đốn hình ảnh và triệu

chứng lâm sàng:


9
+ Đánh giá mối liên quan giữa cơ chế tổn thương với mức độ
tổn thương thần kinh theo ASIA.
+ Đánh giá mối liên quan giữa phân độ Korres với mức độ tổn
thương thần kinh theo ASIA.
2.4.3. Tiến hành phẫu thuật
 Chỉ định phẫu thuật:
- Vỡ đốt sống kiểu giọt lệ theo cơ chế quá gập Type II, IIIa, IIIb,
IV theo phân loại của Korres 1994.
- Với vỡ đốt sống kiểu giọt lệ theo cơ chế quá ưỡn chỉ định mổ
trong các trường hợp:
+ Mảnh vỡ lớn, di lệch nhiều
+ Rách đĩa C2C3
+ Tổn thương chèn ép thần kinh
+ Phối hợp với các tổn thương khác làm ảnh hưởng đến sự vững
của cột sống.
+ Mảnh vỡ di lệch chèn vào thực quản gây nuốt nghẹn.
 Lựa chọn đường mổ:
- Phương pháp mổ lối trước.
- Phương pháp mổ lối sau.
- Phối hợp hai đường mổ lối trước và lối sau.
 Quy trình kỹ thuật:
- Đường mổ cổ trước bên:
+ Kỹ thuật cắt đĩa đệm, ghép xương và cố định cột sống cổ lối
trước (ACDF - Anterior cervical discectomy and fusion)
+ Kỹ thuật cắt thân đốt sống và cố định cột sống cổ đường trước
(ACCF - Anterior cervical corpectomy and fusion)

- Đường mổ cổ sau.
2.4.4. Đánh giá kết quả phẫu thuật
- Đánh giá sau mổ đến thời điểm ra viện:
+ Lâm sàng:
. Đánh giá thang điểm ASIA như trước mổ.
. Đánh giá chỉ số giảm chức năng cột sống cổ - NDI
. Đánh giá mức độ đau cổ dựa vào thang điểm VAS


10
. Ghi nhận các biến chứng sau mổ: nhiễm trùng vết mổ, chảy máu,
khàn tiếng, liệt, suy hô hấp, loét, tử vong.
+ Chụp XQ cột sống cổ quy ước sau mổ:
. Đánh giá vị trí nẹp vít, vị trí ghép xương.
. Đánh giá mức độ nắn chỉnh của tổn tương: dựa vào sự di lệch bờ
sau của đốt vỡ cột sống cổ trên XQ cột sống cổ nghiêng. Nắn
chỉnh hoàn tồn là khơng cịn di lệch; nắn chỉnh khơng hồn tồn
là cịn di lệch.
. Đánh giá đường cong sinh lý cột sống cổ dựa vào góc Cobb C2C2.
+ Phân loại kết quả điều trị:
. E: Rất tốt: hồi phục hoàn toàn về thần kinh + Liền xương tốt và
cổ ưỡn sinh lí.
. G: Tốt: Khơng có triệu chứng thần kinh nhưng có đau nhẹ vùng
cổ + có sự biến đổi nhẹ trên XQ cột sống cổ.
. F: Trung bình: Có triệu chứng thần kinh nhẹ có hoặc khơng liên
quan với cột sống bị biến đổi.
. P: Kém: triệu chứng thần kinh không thay đổi mặc dù sửa chữa
được giải phẫu của cột sống cổ hay khơng.
+ Tìm mối liên quan giữa kết quả điều trị với các yếu tố lâm sàng
cận lâm sàng và cách thức mổ.

- Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật tại thời điểm khám lại:
+ Lâm sàng:
. Đánh giá cải thiện lâm sàng theo thang điểm ASIA
. Đánh giá hội chứng chèn ép tủy cổ (mJOA) và phân loại như
trước mổ.
. Đánh giá và phân loại tỷ lệ hồi phục hội chứng tủy cổ (RR) theo
phân loại của Hội chấn thương chỉnh hình Nhật Bản.
. Đánh giá chỉ số giảm chức năng cột sống cổ - NDI
. Đánh giá mức độ đau cổ dựa vào thang điểm VAS.
. Ghi nhận các tai biến biến chứng nếu có.
. Ghi nhận các trường hợp tử vong và nguyên nhân.
+ Cận lâm sàng:


11
Chụp XQ cột sống cổ quy ước và XQ cột sống cổ nghiêng tư thế
cúi và ưỡn tối đa trong các trường hợp bệnh nhân đau cổ nhiều
hoặc nghi ngờ chậm liền xương, khớp giả trên XQ quy ước
. Đánh giá tình trạng vít: lỏng vít, gãy vít, di lệch thứ phát.
. Đánh giá đường cong sinh lý cột sống cổ dựa vào góc Cobb C2-C7.
. Đánh giá mức độ vững của cấu trúc dựa trên XQ tư thế cúi ưỡn
. Đánh giá mức độ liền xương: theo phân loại Bridwell.
+ Phân loại kết quả điều trị: theo tác giả Korres và cộng sự đã nêu
ở trên.
+ Tìm mối liên quan giữa kết quả điều trị với các yếu tố lâm sàng
cận lâm sàng và cách thức mổ.
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
- Phỏng vấn, khám lâm sàng để thu thập thông tin về tiền sử, triệu
chứng lâm sàng theo mẫu bệnh án.
- Trực tiếp đọc phim, đánh giá kết quả phân tích trên hình ảnh

phim, có đối chiếu với triệu chứng lâm sàng.
- Theo dõi, đánh giá kết quả bệnh nhân sau mổ 6 tháng và 18
tháng theo phân loại... (gồm tất cả đặc điểm: mức độ giảm triệu
chứng, mức độ hồi phục vận động, tỷ lệ biến chứng).
2.6. Phân tích và xử lý dữ liệu
- Phân tích số liệu dựa trên phần mềm thống kê y học SPSS 18.0.
- Thống kê mơ tả: tính tốn trung bình, độ lệch chuẩn cho biến
định lượng; tần số và tỷ lệ phần trăm cho biến số định tính.
- Thống kê suy luận: sử dụng các test thống kê tham số (t-test độc
lập và t-test ghép cặp trước sau), test phi tham số (Man-Whitney test)
cho biến định lượng và Chi-square test, Fisher exact test để tìm sự
khác biệt giữa các nhóm số liệu định tính. Áp dụng mức ý nghĩa
thống kê với p<0,05.
2.7. Đạo đức nghiên cứu: tuân thủ các quy định về y đức trong quá
trình nghiên cứu.


12
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh
 Đặc điểm chung:

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi
Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 38,02 ±
12,56 (tuổi). Tuổi cao nhất: 75 tuổi; Tuổi thấp nhất: 17 tuổi. Độ tuổi
gặp nhiều nhất là 21- 40 chiếm 58,14%, chủ yếu gặp người bệnh
trong độ tuổi từ 21-60, chiếm 93,02%.
Bảng 3.2. Nguyên nhân chấn thương
Loại tai nạn

Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
TNLĐ: ngã cao
14
32,56
TNSH: trượt chân ngã
3
6,98
TNGT: Xe máy
16
37,21
TNGT khác
4
9,30
TNLĐ: Vật nặng đập vào đầu cổ
6
13,95
Tổng
43
100
Nhận xét: Phần lớn nguyên nhân dẫn đến chấn thương là do
TNGT xe máy với 37,21% và TNLĐ ngã cao với 32,56%; các
nguyên nhân khác chiếm tỉ lệ thấp với TNLĐ do vật nặng đập vào
đầu cổ là 13,95%; TNSH trượt chân ngã và các TNGT khác chỉ
chiếm lần lượt là 6,98% và 9,30%.


13
 Đặc điểm lâm sàng:
Bảng 3.3. Các triệu chứng cơ năng (N=43)

Triệu chứng
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Đau cổ
43
100,0
Nuốt vướng
21
48,84
Đau kiểu rễ
24
55,81
Mất cảm giác dưới tổn thương
18
41,86
Rối loạn cơ tròn
19
44,19
Nhận xét: Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu dấu hiệu đau cổ
xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân. Các triệu chứng khác cũng khá hay
gặp gồm mất cảm giác dưới tổn thương chiếm 41,86%; đau kiểu rễ
chiếm 55,81%; nuốt vướng 48,84% và rối loạn cơ tròn chiếm
44,19%.
Bảng 3.4. Phân loại cảm giác
Cảm giác
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
Bình thường
12
27,91

Rối loạn
13
30,23
Mất hồn tồn
18
41,86
Tổng
43
100
Nhận xét: Mất cảm giác dưới vùng tổn thương là triệu chứng
thường gặp hơn so với rối loạn cảm giác, lần lượt chiếm 41,86% và
30,23%. Cảm giác bình thường chỉ chiếm 27,91%.
Bảng 3.6. Phân loại hôi chứng tủy cổ theo thang điểm mJOA
trước mổ
Mức độ của HC tủy cổ
Tần số (n)
%
Nặng
19
44,2
Trung bình
8
18,6
Nhẹ
5
11,6
Khơng có hội chứng tủy cổ
11
25,6
Tổng

43
100
Nhận xét: Trước mổ, 32 bệnh nhân (74,4%) có hội chứng tủy cổ,
phần lớn ở mức độ nặng (44,2%).


14
 Đặc điểm cận lâm sàng:
Bảng 3.8. Vị trí đốt sống bị tổn thương
Vị trí
Tần số (n)
Tỷ lệ (%)
C2
8
18,60
C3
7
16,28
C4
4
9,30
C5
17
39,53
C6
5
11,63
C7
2
4,65

Tổng
43
100
Nhận xét: Như vậy tổn thương đốt sống C5 là thường gặp nhất
chiếm 39,53% (17 bệnh nhân), tiếp đến là tổn thương đốt sống C2
với 8 bệnh nhân chiếm 18,60%; khơng có bệnh nhân nào vỡ kiểu giọt
lệ ở hai đốt sống cổ.
Bảng 3.10. Liên quan giữa cơ chế tổn thương với mức độ tổn
thương thần kinh theo ASIA
Số
% tổn
Loại
lượn
A
B
C
D
E
thương
g
thần kinh
Quá
34
13
3
6
10
2
94,12
gập

Quá
9
2
7
22,22
ưỡn
Tổng
43
13
3
6
12
9
79,07
Nhận xét: Mối liên quan giữa cơ chế tổn thương với tổn thương
thần kinh, trong đó, tổn thương theo cơ chế quá gập gây tổn thương
thần kinh tới 94,12%, tổn thương quá ưỡn chỉ gây tổn thương
22,22%.


15
Bảng 3.14. Đặc điểm tổn thương trên phim cắt lớp vi tính và liên
quan với lâm sàng (N=43)
Có tổn
Khơng tổn
Tần số
Tỷ lệ
Đặc điểm
thương
thương

(n)
(%)
thần kinh thần kinh
Cốt hóa dây chằng
1 (100,0)
1
2,33
dọc sau
9 (90,00)
1 (10,00)
Mỏ xương
10
23,26
22 (95,65)
1 (4,35)
Tổn thương cung sau
23
53,49
3 (100)
Tổn thương cuống
3
6,98
Tổn thương khối bên

15

34,88

14 (93,33)


1 (6,67)

Cài diện khớp

6

13,95

5 (83,33)

1 (16,67)

24 (80,00)
6 (20,00)
Tổn thương khớp
30
69,77
Nhận xét: Tổn thương khớp trên cắt lớp vi tính có tỷ lệ cao nhất
với 30 bệnh nhân (69,77%), và có 24 bệnh nhân trong số này có tổn
thương thần kinh (80,00%). Tổn thương cung sau với 23 bệnh nhân
(52,49%), trong đó có 22 bệnh nhân (96,65%) có tổn thương thần
kinh. Tổn thương khối bên xuất hiện trên phim cắt lớp vi tính ở 15
bệnh nhân (34,88%), trong đó có 14 bệnh nhân (93,33%) có tổn
thương thần kinh. Cốt hóa dây chằng dọc sau chỉ gặp ở 1 bệnh nhân
(2,33%) tuy nhiên tỉ lệ tổn thương thần kinh là 100%.


16
Bảng 3.15. Đặc điểm tổn thương trên cộng hưởng từ và liên quan
với lâm sàng

Có tổn
Khơng
Tần
Tỷ lệ
thương
tổn
Đặc điểm
số
(%) thần kinh
thương
(n)
thần kinh
Tổn thương đĩa đệm
40
93,02 32 (80,00) 8 (20,00)
Tổn thương dây chằng
8
18,60 8 (100,0)
dọc sau
Thoát vị đĩa đệm dưới
12
27,91 11 (91,67)
1 (8,33)
đốt tổn thương
Thoái vị đĩa đệm trên
11
25,58 10 (90,91)
1 (9,09)
đốt tổn thương
Tổn thương phức hợp

35
81,40 33 (94,29)
2 (5,71)
dây chằng phía sau
Không đụng
14
32,56 5 (35,71)
9 (64,29)
Đụng dập dập
tủy
Tại chỗ
11
25,58 11 (100,0)
Lan tỏa
18
41,86 18 (100,0)
Khơng

13
30,23
9
(69,23)
4
(30,77)
Tụ máu
trước cột Tại chỗ
9
20,93 6 (66,67)
3 (33,33)
sống

Lan tỏa
21
48,84 19 (90,48)
2 (9,52)
Nhận xét: tổn thương đĩa đệm xuất hiện với tỷ lệ cao nhất
(93,02%), tiếp đến là tổn thương phức hợp dây chằng phía sau ở 35
bệnh nhân chiếm 81,4%. Các đặc điểm trên cộng hưởng từ có tỷ lệ
tổn thương thần kinh cao hơn 90% gồm: tổn thương dây chằng dọc
sau, thoát vị đĩa đệm trên hoặc dưới đốt tổn thương, tổn thương phức
hợp dây chằng phía sau, đụng dập tủy tại chỗ hoặc lan tỏa.


17
3.2. Kết quả điều trị phẫu thuật
Bảng 3.16. Đặc điểm đường mổ và phương pháp mổ (N=43)
Tần
Tỷ lệ
Đặc điểm
số (n)
(%)
Cổ trước
20
46,51
Đường mổ
Cổ sau
22
51,16
Phối hợp
1
2,33

ACDF
7
16,28
ACCF
13
30,23
Phương
pháp mổ
Cố định cổ sau vít khối bên
13
30,23
Cố định cố sau vít qua cuống
9
20,93
ACDF và cổ sau cắt diện khớp cài
1
2,33
Nhận xét: đường mổ cổ sau và cổ trước tỷ lệ gần tương đương
nhau lần lượt là 51,16% và 46,51%, chỉ có 1 bệnh nhân dùng phối hợp
các đường mổ. Đường mổ cổ trước mổ theo phương pháp ACCF nhiều
hơn với 13 bệnh nhân; đường mổ cổ sau mổ theo phương pháp cố định
bằng vít khối bên nhiều hơn với 13 bệnh nhân. Bệnh nhân mổ phối hợp
2 đường với đường trước mổ ACDF và cổ sau cắt diện khớp cài.
Bảng 3.18. Hiệu quả nắn chỉnh tổn thương sau mổ
N
%
Nắn chỉnh hồn tồn

33


76,74

Nắn chỉnh khơng hồn tồn
10
23,26
Nhận xét: Như vậy kết quả nắn chỉnh hoàn toàn sau mổ chiếm tỷ
lệ cao với 33 bệnh nhân chiếm 76,74%.
Bảng 3.22. Phân loại kết quả phẫu thuật khi ra viện (N=43)
Kết quả điều trị
Số lượng (n)
Tỷ lệ (%)
Rất tốt (E)
11
25,6
Tốt (G)
7
16,3
Trung bình (F)
17
39,5
Kém (P)
8
18,6
Tổng
43
100


18
Nhận xét: trong 43 bệnh nhân khi ra viện có 11 bệnh nhân

(25,6%) có kết quả điều trị rất tốt. Kết quả điều trị tốt khi ra viện chiếm
16,3%, kết quả điều trị mức độ trung bình chiếm chủ yếu với 39,5%.
Bảng 3.25. Phân loại lâm sàng theo ASIA thời điểm 6th sau mổ
Loại
Tần số
Tỷ lệ
A
1
2.78
B
3
8.33
C
5
13.89
D
5
13.89
E
22
61.11
Tổng
36
100
Nhận xét: tại thời điểm ra viện đa phần bệnh nhân có phân loại
ASIA loại D hoặc E với tỉ lệ lần lượt là 13,89% và 61,11%; chỉ còn 1
bệnh nhân chiếm 2,78% liệt tủy hoàn toàn ASIA (A).
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa chỉ số mJOA, tỉ lệ hồi phục RR với
các đường mổ
Chỉ số JOA (điểm)

RR (%)
Vào viện
6th
Đườn
p
Mean ± SD
Mean ± SD
Mean ± SD
g mổ
Trung vị
Trung vị (Q1
Trung vị (Q1 –
(Q1 – Q3)
– Q3)
Q3)
Lối
11,84 ± 5,24
14,53 ± 4,30
55,74 ± 29,71
trước
13,00
17,00
<0,05
60,00
(n=19
(6,00 –
(12,00 –
*
(25,00 – 83,33)
)

16,00)
18,00)
Lối
12,31 ± 6,55
13,81 ± 5,90
39,40 ± 32,16
sau
14,00
<0,05
17,50
27,27
(n=16
(5,50 –
*
(8,50 – 18,00)
(15,48 – 66,67)
)
18,00)
Hỗn
12,00
14,00
33,33
hợp
(n=1)
Tổng 12,06 ± 5,71
14,19 ± 4,96
<0,05
48,96 ± 30,54




×