Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Dẫn Lưu Nang Giả Tụy Qua Thành Dạ Dày Dưới Hướng Dẫn Của Siêu Âm Nội Soi (Full Text).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
===***===

NGÔ PHƯƠNG MINH THUẬN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ
KẾT QUẢ DẪN LƯU NANG GIẢ TỤY QUA THÀNH DẠ
DÀY DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM NỘI SOI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2023


iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN VÀ SINH LÝ TỤY ...................... 3
1.1.Giải phẫu liên quan của tuyến tụy............................................................... 3
1.2. Sinh lý học tuyến tụy ................................................................................. 4
2. NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHẪU BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
NANG GIẢ TỤY. ............................................................................................. 5
2.1. Nguyên nhân hình thành nang giả tụy ....................................................... 6
2.2. Cơ chế bệnh sinh tạo nang giả tụy ............................................................. 7
2.2.1. Nang giả tụy do viêm tụy cấp ................................................................. 7


2.2.2. Nang giả tụy do viêm tụy mạn .............................................................. 7
2.2.3. Nang giả tụy do chấn thương và sau phẫu thuật ..................................... 8
2.2.4. Nang giả tụy do ung thư tụy.................................................................... 8
2.3. Giải phẫu bệnh lý và đặc điểm của nang giả tụy ....................................... 8
2.3.1. Hình ảnh đại thể của nang giả tụy ........................................................... 8
2.3.2. Vi thể ..................................................................................................... 10
2.4. Chẩn đoán phân biệt nang giả tụy ............................................................ 10
2.4.1. Nang hoại tử tụy .................................................................................... 10
2.4.2. Nang tuyến tụy ...................................................................................... 11
3. LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, PHÂN LOẠI VÀ DIỄN TIẾN NANG
GIẢ TỤY......................................................................................................... 12
3.1. Triệu chứng lâm sàng nang giả tụy .......................................................... 12
3.2. Các xét nghiệm về huyết học và sinh hóa ................................................ 14
3.3. Chẩn đốn hình ảnh .................................................................................. 15
3.3.1. Siêu âm ổ bụng ...................................................................................... 15


iv

3.3.2. Chụp cắt lớp vi tính ............................................................................... 16
3.3.3. Chụp cộng hưởng từ .............................................................................. 17
3.3.4. Nội soi mật tụy ngược dòng .................................................................. 18
3.3.5. Siêu âm nội soi ...................................................................................... 18
3.3.6. Hình ảnh gián tiếp qua nội soi dạ dày - tá tràng ................................... 19
3.5. Phân loại nang giả tụy. ............................................................................. 20
3.5.1. Phân loại nang giả tụy theo nguyên nhân bệnh sinh ............................. 20
3.5.2. Phân loại nang giả tụy theo giải phẫu bệnh .......................................... 21
3.6. Diễn tiến và biến chứng của nang giả tụy ................................................ 22
3.6.1. Diễn tiến của nang giả tụy..................................................................... 22
3.6.2. Biến chứng của nang giả tụy ................................................................ 22

4. ĐIỀU TRỊ NANG GIẢ TỤY ...................................................................... 24
4.1. Điều trị bảo tồn......................................................................................... 24
4.2. Điều trị bằng phẫu thuật ........................................................................... 25
4.2.1. Phẫu thuật dẫn lưu dịch nang ra ngoài .................................................. 25
4.2.2. Phẫu thuật dẫn lưu dịch nang vào trong................................................ 25
4.2.3. Cắt nang giả tụy .................................................................................... 27
4.2.4. Phẫu thuật nội soi .................................................................................. 27
4.3. Dẫn lưu NGT qua da dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi
tính ổ bụng....................................................................................................... 28
4.4. Dẫn lưu nang giả tụy qua nội soi tiêu hóa trên. ....................................... 29
4.4.1. Dẫn lưu nang giả tụy xuyên thành dạ dày-tá tràng bằng máy nơi soi
nhìn thẳng (khơng có hướng dẫn của siêu âm) ............................................... 29
4.4.2. Dẫn lưu NGT qua nội soi mật tụy ngược dòng..................................... 31
5. Dẫn lưu nang giả tụy dưới hướng dẫn của siêu âm nội soi......................... 31
5.1. Nguyên lý và lịch sử của siêu âm nội soi................................................. 31
5.2. Chỉ định và chống chỉ định dẫn lưu NGT qua siêu âm nội soi ................ 32


v

5.3. Phân loại kỹ thuật dẫn lưu nang giả tụy qua siêu âm nội soi ................... 33
5.3.1. Kỹ thuật siêu âm nội soi kết hợp với nội soi qui ước ........................... 33
5.3.1. Kỹ thuật siêu âm nội soi một bước ....................................................... 33
5.4. Quy trình kỹ thuật dẫn lưu NGT qua siêu âm nội soi [44], [71] ............. 33
5.5. Các tai biến và biến chứng của thủ thuật. ................................................ 35
5.5.1. Chảy máu tiêu hóa ................................................................................. 35
5.5.2. Nhiễm trùng .......................................................................................... 36
5.5.3. Thủng vào khoang sau phúc mạc .......................................................... 36
5.6. Kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước .................................... 36
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 38

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 38
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh ........................................................................... 38
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 39
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 39
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: .............................................................................. 39
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................ 39
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu ............................................................. 41
2.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 50
2.2.6. Phân tích và xử lý số liệu ...................................................................... 55
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 55
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 57
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU ................... 57
3.1.1. Đặc điểm về giới ................................................................................... 57
3.1.2. Đặc điểm về tuổi ................................................................................... 57
3.1.3. Phân bố nhóm tuổi theo giới tính .......................................................... 58
3.1.4. Phân bố theo nghề nghiệp ..................................................................... 58


vi

3.1.5. Các nguyên nhân của nang giả tụy........................................................ 59
3.2. LÂM SÀNG & CẬN LÂM SÀNG NANG GIẢ TỤY .......................... 60
3.2.1. Triệu chứng lâm sàng ............................................................................ 60
3.2.2. Đặc điểm xét nghiệm cận lâm sàng ...................................................... 60
3.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH NANG GIẢ TỤY ............ 65
3.3.1. Siêu âm bụng ......................................................................................... 65
3.3.2. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng ................................................................... 67
3.3.3. Siêu âm nội soi ...................................................................................... 69
3.4. KẾT QUẢ DẪN LƯU NGT QUA SANS ............................................. 74

3.4.1. Kết quả về kỹ thuật dẫn lưu NGT qua SANS ....................................... 74
3.4.2. Kết quả về điều trị thành công về lâm sàng .......................................... 75
3.4.3. Đặc điểm về kỹ thuật............................................................................. 76
3.4.4. Tai biến, biến chứng của thủ thuật ........................................................ 79
3.4.4. Tác dụng phụ không mong muốn sau thủ thuật .................................... 80
3.4.5. Thời gian nằm viện sau thủ thuật .......................................................... 81
3.4.6. Thời gian đặt stent hay thời gian rút stent sau thủ thuật ...................... 81
3.4.7. Tái phát nang giả tụy và phương thức điều trị ...................................... 82
3.5. MỐI LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ DẪN LƯU .................................... 83
3.5.1. Mối liên quan giữa kích thước nang / CLVT và thời gian rút stent ..... 83
3.5.2. Mối liên quan giữa nguyên nhân và thời gian rút stent ........................ 84
3.5.3. Mối liên quan tính chất dịch NGT/SANS và thời gian rút stent........... 84
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 85
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU .............................. 85
4.1.1. Tuổi và giới tính .................................................................................... 85
4.1.2. Nguyên nhân gây nang giả tụy.............................................................. 87
4.2. LÂM SÀNG VÀ CẬN LẬM SÀNG NANG GIẢ TỤY ......................... 88
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng nang giả tụy. .......................................................... 88


vii

4.2.2. Xét nghiệm cận lâm sàng nang giả tụy ................................................. 91
4.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH .......................................... 92
4.3.1. Siêu âm ổ bụng ...................................................................................... 92
4.3.2. Chụp cắt lớp vi tính ............................................................................... 94
4.3.3. Siêu âm nội soi ...................................................................................... 95
4.3.4. Nội soi dạ dày – tá tràng ....................................................................... 97
4.3.5. Kết quả xét nghiệm dịch nang giả tụy................................................... 98
4.4. KẾT QUẢ DẪN LƯU NANG GIẢ TỤY QUA SIÊU ÂM NỘI SOI ... 99

4.4.1. Tỷ lệ thành công về kỹ thuật ................................................................. 99
4.4.2. Tỷ lệ điều trị thành công về lâm sàng ................................................. 101
4.5. MỘT SỐ BÀN LUẬN VỀ MẶT KỸ THUẬT ..................................... 104
4.5.1. Số lượng, loại stent và vị trị đặt stent dẫn lưu nang giả tụy................ 104
4.5.2. Thời gian thực hiện thủ thuật. ............................................................. 107
4.6. BIẾN CHỨNG VÀ TÁC DỤNG PHỤ KHÔNG MONG MUỐN ....... 107
4.6.1. Biến chứng chung. .............................................................................. 107
4.6.2. Tác dụng phụ không mong muốn ....................................................... 110
4.7. THEO DÕI & ĐIỀU TRỊ NANG GIẢ TỤY TÁI PHÁT...................... 111
4.7.1. Thời gian nằm viện ............................................................................. 111
4.7.2. Thời gian đặt stent ............................................................................... 112
4.7.3. Tái phát và kết quả điều trị nang giả tụy tái phát ................................ 113
KẾT LUẬN .................................................................................................. 115
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 117
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ...........................................................................
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


viii

DANH MỤC TỪ KHÓA VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt tiếng việt
NGT

Nang giả tụy

NS

Nội soi


BN

Bệnh nhân

DD - TT

Dạ dày - tá tràng

SANS

Siêu âm nội soi

CLVT

Chụp cắt lớp vi tính

SAB

Siêm âm bụng

DL

Dẫn lưu

PP

Phương pháp

TT


Thủ thuật

CS

Cộng sự

BANC

Bệnh án nghiên cứu

KL

Kim loại

ĐK

Đường kính

KT

Kích thước

CĐHA

Chẩn đốn hình ảnh

OTH

Ống tiêu hóa


Stent

Dụng cụ nhân tạo có dạng ống, dùng đặt qua các chỗ hẹp.


ix

Viết tắt tiếng Anh
EUS

Endoscopic Ultrasound
(Siêu âm nội soi)

MRI

Magnetic Resonance Imaging
(Cộng hưởng từ)

MRCP

Magnetic Resonance Cholangiopancreatography
(Chụp cộng hưởng từ mật tụy)

ERCP

Endoscopic Retrograde Cholangiopancreatography
(Chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi)

PP


Pancreatic Pseudocysts
(Nang giả tụy)

WON

Walled-Off Necrosis
(Nang hoại tử tụy)

LAMS

Lumen Apposing Metallic Stents
(Stent kim loại tự nở áp thành)

SEMS

Self-expandle Metallic Stent
(Stent kim loại tự nở)

PCLs

Pancreatic cystic lesions
(Tổn thương dạng nang của tụy)

IPMN

Intraductal papillary mucinous neoplasms
(U nhú tân sinh dạng nhầy trong lòng ống)

MCN


Mucinous Cystic Neoplasm
(Tổn thương tân sinh dạng nang nhầy)

SCA

Serous Cystadenoma
(U tân sinh dạng nang thanh dịch)


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loại tổn thương dạng nang tuyến tụy thương gặp.................... 11
Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi .......................................................................... 57
Bảng 3.2. Phân bố nhóm tuổi theo giới tính ................................................... 58
Bảng 3.3. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp ...................................................... 58
Bảng 3.4. Nguyên nhân gây nang giả tụy ....................................................... 59
Bảng 3.5. Phân bố các triệu chứng lâm sàng .................................................. 60
Bảng 3.6. Kết quả các chỉ số Amylase máu, Amylase nước tiểu ................... 64
Bảng 3.7. Số lượng nang giả tụy trên siêu âm ổ bụng .................................... 65
Bảng 3.8. Kích thước nang giả tụy trên siêu âm ổ bụng ................................. 65
Bảng 3.9. Vị trí nang giả tụy trên siêu âm ổ bụng .......................................... 66
Bảng 3.10. Bản chất dịch trong nang giả tụy trên siêu âm ổ bụng ................. 66
Bảng 3.11. Số lượng nang giả tụy trên chụp CLVT ổ bụng ........................... 67
Bảng 3.12. Kích thước NGT trên chụp CLVT ổ bụng ................................... 68
Bảng 3.13. Vị trí NGT trên chụp CLVT ổ bụng ............................................. 68
Bảng 3.14. Số lượng nang giả tụy trên siêu âm nội soi .................................. 69
Bảng 3.15. Kích thước nang giả tụy trên siêu âm nội soi ............................... 70
Bảng 3.16. Vị trí nang giả tụy trên siêu âm nội soi ....................................... 70

Bảng 3.17. Đặc điểm dịch nang giả tụy trên siêu âm nội soi.......................... 71
Bảng 3.18. Dấu hiệu chèn ép của NGT vào thành dạ dày tá tràng trên nội soi
thường và siêu âm nội soi ............................................................................... 71
Bảng 3.19. Kết quả xét nghiệm Dịch NGT ..................................................... 73
Bảng 3.20. Màu sắc dịch nang giả tụy ............................................................ 73
Bảng 3.21. Tỷ lệ thành công về kỹ thuật đặt dẫn lưu NGT qua SANS ......... 74
Bảng 3.22. Tỷ lệ thành công về điều trị .......................................................... 75
Bảng 3.23. Số lượng stent được đặt dẫn lưu ................................................... 76


xi

Bảng 3.24. Loại stent được đặt dẫn lưu .......................................................... 77
Bảng 3.25. Vị trí stent được đặt dẫn lưu ......................................................... 77
Bảng 3.26. Thời gian thực hiện thủ thuật........................................................ 79
Bảng 3.27. Tỷ lệ biến chứng của thủ thuật ..................................................... 79
Bảng 3.28. Tác dụng phụ không mong muốn sau thủ thuật ........................... 80
Bảng 3.29. Thời gian nằm viện sau thủ thuật ................................................. 81
Bảng 3.30. Thời gian rút stent sau thủ thuật ................................................... 81
Bảng 3.31. Tái phát NGT và tái can thiệp sau thủ thuật ................................. 82
Bảng 3.32. Mối liên quan giữa kích thước nang và thời gian rút stent........... 83
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa nguyên nhân NGT và thời gian rút stent....... 84
Bảng 3.34. Mối liên quan tính chất dịch của NGT với thời gian rút stent ..... 84
Bảng 4.1. Thành công về kỹ thuật dẫn lưu NGT có & khơng có SANS ...... 101
Bảng 4.2. Tổng kết và so sánh kết quả với các NC trên thế giới .................. 102


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1. Cấu trúc giải phẫu tuyến tụy [3]........................................................ 3
Hình. 1.2. Hình ảnh nang giả tụy trên siêu âm bụng ...................................... 16
Hình 1.3. Hình ảnh nang giả tụy trên CLVT .................................................. 17
Hình 1.4. Hình ảnh nang giả tụy trên chụp cộng hưởng từ (MRI) ................. 18
Hình 1.5. Hình ảnh Nang giả tụy và nang hoại tử tụy trên SANS ................. 19
Hình 1.6. Hình ảnh nang giả tụy đè vào dạ dày – tá tràng trên nội soi........... 20
Hình 1.7. Phân loại nang giả tụy theo Nealon và Walser ............................... 21
Hình 1.8. Phẫu thuật nối nang giả tụy với dạ dày ........................................... 26
Hình 1.9. Phẫu thuật nối bên bên - tụy hỗng tràng…………………………..27
Hình 1.10. Các bước tiến hành dẫn lưu NGT xuyên thành dạ dày qua nội soi
......................................................................................................................... 30
Hình 1.11. Các bước dẫn lưu nang giả tụy qua SANS ................................... 34
Hình 2.1. Các dụng cụ nội soi ......................................................................... 40
Hình 2.2. Hệ thống máy SANS đầu dị linear của Olympus và hệ thống C-arm
......................................................................................................................... 41
Hình 2.3. Máy siêu âm bụng GE LOGIQ S8 và máy chụp CLVT SIEMENS
Somatom Defination AS ................................................................................. 41
Hình 2.4. Vị trí chọc khi nang giả tụy ở vị trí thân và đi tụy [79] .............. 44
Hình 2.5. Vị trí chọc khi nang giả tụy ở vị trí đầu tụy [79] ............................ 45
Hình 2.6. Chọc vào nang bằng kim FNA 19G và dây dẫn (guidewire) vào
nang [42] ......................................................................................................... 46
Hình 2.7. Nong đường thơng bằng ống thơng dị và bóng [42] ...................... 47
Hình 2.8. Đặt 2 stent dẫn lưu vào nang (trên nội soi và trên Xquang) [42] .. 48
Hình 3.1. Hình ảnh 4 nang giả tụy trên chụp CLVT ổ bụng .......................... 67
Hình 3.2. Hình ảnh 01 nang giả tụy trên chụp CLVT ổ bụng ........................ 67


xiii


Hình 3.3. NGT có dịch đồng nhất (A) và khơng đồng nhất (B) trên SANS... 69
Hình 3.4. NGT kích thước lớn đè đẩy vùng thân vị dạ dày trên nội soi thường
và siêu âm nội soi. ........................................................................................... 72
Hình 3.5. Đặt 01 hoặc 02 stent nhựa hai đầu cong dẫn lưu NGT qua dạ dày 76
Hình 3.6. Sử dụng 02 Stent nhựa hai đầu cong và ống dẫn lưu mũi - nang ... 78
Hình 3.7. Sử dụng 2 Stent nhựa hai đầu cong dẫn lưu nang giả tụy............... 78
Hình 3.8. Hình ảnh biến chứng stent di lệch vào trong nang sau thủ thuật .... 80


xiv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính trong nhóm nghiên cứu .......................... 57
Biểu đồ 3.2. Phân bố các nguyên nhân của nang giả tụy ................................ 59
Biểu đồ 3.3. Phân bố số lượng hồng cầu máu ................................................. 60
Biểu đồ 3.4. Phân bố số lượng bạch cầu máu ................................................. 61
Biểu đồ 3.5. Phân bố số lượng tiểu cầu máu ................................................... 61
Biểu đồ 3.6. Phân bố chỉ số Prothrombin Time (PT)...................................... 62
Biểu đồ 3.7. Phân bố chỉ số APTT .................................................................. 62
Biều đồ 3.8. Phân bố chỉ số INR ..................................................................... 63
Biểu đồ 3.9. Chỉ số Bilirubin TP máu ............................................................. 63
Biểu đồ 3.10. Chỉ số Bilirubin trực tiếp máu .................................................. 64
Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ thành công về kỹ thuật .................................................... 74
Biểu đồ. 3.12. Tỷ lệ điều trị thành công.......................................................... 75


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nang giả tụy (pancreatic pseudocysts) là một trong các nang thường gặp
nhất trong các bệnh lý dạng nang của tụy. Tuy nhiên, trong thực tế lâm sàng
tần suất mắc nang giả tụy (NGT) chiếm tỷ lệ thấp. Thống kê trên thế giới cho
biết tần suất mắc NGT chiếm khoảng: 0,5 - 1/100.000 dân [1]. Nguyên nhân
chính gây NGT thường gặp nhất ở bệnh nhân sau viêm tụy cấp, viêm tụy
mạn, chiếm tỷ lệ khoảng (90%). Các chấn thương vùng bụng [4],[14],[15]
cũng gây biến chứng hình thành NGT chiếm tỷ lệ: 3-22%. Bên cạnh đó, NGT
cũng có thể hình thành ở bệnh nhân sau phẫu thuật bụng, chiếm tỷ lệ dưới
20% trong tổng số các nguyên nhân gây NGT [4].
Theo phân loại Atlanta cải tiến năm 2012, định nghĩa NGT là ổ tụ dịch
quanh tụy, hình thành sau viêm tụy cấp, hay đợt cấp của viêm tụy mạn. Thời
gian hình thành NGT thường sau 4 tuần và khi đó NGT đã có vỏ nang hồn
chỉnh, dịch nang thường đồng nhất, khơng có hoặc có rất ít mơ đặc trong nang
[2]. Vách của nang giả tụy được tạo bởi mô xơ, mô hạt từ phúc mạc, từ mô
sau phúc mạc hay từ lớp thanh mạc của các tạng kế cận. Nang giả tụy khác
với các nang tụy thật là do khơng có lớp tế bào biểu mơ trong thành nang
[3],[4]. Phân biệt này rất quan trọng để định hướng điều trị đúng đắn
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của các phương tiện chẩn
đốn hình ảnh, đã giúp cho chẩn đoán cũng như can thiệp điều trị NGT ngày
càng được tốt hơn. Về mặt sinh lý bệnh, với các nang giả tụy có kích thước
nhỏ hơn 6 cm thường có khả năng tự khỏi, hoặc điều trị bảo tồn, không cần
phải can thiệp điều trị [5]. Đối với các NGT có kích thước ≥ 6 cm, tồn tại
trên 4 tuần hoặc có các biến chứng thì có chỉ định điều trị [6].
Ngày nay, các phương pháp điều trị NGT kích thước trên 6 cm phụ
thuộc nhiều vào trang thiết bị và đội ngũ chuyên ngành. Các phương pháp bao
gồm phẫu thuật, can thiệp tối thiểu (dẫn lưu qua da, dẫn lưu qua nội soi thông


2


thường, dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm nội soi). Trong các thập kỷ 8090 của thế kỷ trước, với những nang giả tụy có kích thước lớn thì phần lớn
phải phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật thường phức tạp, hậu
phẫu nặng nề, do vậy không được lựa chọn nhiều trong điều trị NGT. Dẫn lưu
nang qua da là một phương pháp điều trị thay thế với nhiều ưu điểm như: có
thể bơm rửa nang thường xuyên, thay đổi ống dẫn lưu dễ dàng. Tuy nhiên,
phương pháp này dễ gây phiền hà cho bệnh nhân, dẫn lưu khơng triệt để, tỷ lệ
tái phát cao và cũng có các biến chứng sau điều trị [3], [44]
Khi máy siêu âm nội soi chưa ra đời, dẫn lưu NGT xuyên thành dạ dày
qua nội soi thông thường cũng được ghi nhận là một phương pháp điều trị cho
bệnh nhân có NGT kích thước trên 6 cm. Tuy nhiên, phương pháp này cho
hiệu quả không cao, dẫn lưu dịch nang không triệt để (do stent nhỏ) và vẫn có
các biến chứng sau điều trị [7].
Siêu âm nội soi (Endoscopic Ultrasonography: EUS) là một kỹ thuật
tiên tiến được ứng dụng trong nhiều chuyên ngành khác nhau và được áp
dụng khá rộng rãi trong can thiệp nội soi điều trị. Dẫn lưu NGT xuyên thành
dạ dày-tá tràng dưới hướng dẫn của siêu âm nội soi (SANS) được thực lần
đầu vào năm 1992, và từ đó cho đến nay phương pháp này được lựa chọn lựa
đầu tiên trong điều trị NGT [8],[9].
Tại Việt Nam, điều trị NGT dưới hướng dẫn của SANS mới chỉ thực
hiện tại một số bệnh viện lớn hay các trung tâm tiêu hóa lớn. Đây là một kỹ
thuật khá hiện đại, địi hỏi người thầy thuốc khơng chỉ thành thạo trong kỹ
thuật nội soi can thiệp, mà cần phải có các kiến thức về siêu âm, cũng như
định khu giải phẫu. Vì vậy, chúng tơi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nang giả tụy
2. Đánh giá kết quả, đặc điểm kỹ thuật và biến chứng của phương pháp dẫn
lưu nang giả tụy qua thành dạ dày dưới hướng dẫn của siêu âm nội soi.


3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU LIÊN QUAN VÀ SINH LÝ TỤY
1.1. Giải phẫu liên quan của tuyến tụy
Tụy là một tuyến màu xám hồng, dài 12 đến 15 cm, nặng 70-80g,
chạy gần như ngang qua thành bụng sau từ phần xuống của tá tràng tới lách, ở
sau dạ dày. Từ tá tràng đến lách, tụy nằm vắt ngang trước cột sống thắt lưng,
hơi chếch lên trên và sang trái, một phần lớn ở tầng trên mạc treo đại tràng
ngang và một phần nhỏ ở tầng dưới. Do phát triển đi lên trong phía sau của
mạc treo vị tràng, nên khi trưởng thành tụy nằm sau túi mạc nối và sau dạ
dày, trong vùng thượng vị và vùng hạ sườn trái. Tụy hình giống một cái búa
dẹt gồm 4 phần: Đầu, cổ, thân, và đi.

Hình 1.1. Cấu trúc giải phẫu tuyến tụy [3]
- Đầu tụy: Dẹt theo hướng trước sau, nằm trong vòng cung của tá
tràng. Các bờ của đầu tụy bị bờ liền kề của tá tràng khía thành rãnh. Phần
dưới trái của của đầu có một mỏm, gọi là mỏm móc, nhơ lên trên và sang trái


4

ở sau các mạch mạc treo tràng trên. Đầu cùng với phần cố định của tá tràng
tạo thành một khối có những liên quan chung. Mặt sau của đầu liên quan đến
tĩnh mạch chủ dưới, phần tận cùng của của các tĩnh mạch thận. Mỏm móc
nằm trước động mạch chủ. Ống mật chủ đào thành một rãnh ở mặt sau đầu
tụy hoặc đi trong mô tụy. Mặt trước lúc đầu dính với đại tràng ngang bằng mơ
liên kết, sau đó trở thành nơi bám của mạc treo đại tràng ngang. Phần dưới
chỗ dính được phủ bằng phúc mạc liên tiếp với lá dưới của mạc treo đại tràng
ngang và tiếp xúc với hỗng tràng.
- Chỗ tiếp xúc đầu tụy và thân tụy: Vùng này ở ngang mức khuyết

tụy, dài khoảng 2 cm, còn gọi là cổ tụy. Mặt trước bờ phải cổ tụy có rãnh cho
động mạch vị - tá tràng, mặt sau bờ trái có một khuyết sâu chứa tĩnh mạch
mạc treo tràng trên và chỗ bắt đầu của tĩnh mạch cửa
-Thân tụy: Chạy chếch sang trái và lên trên, hình lăng trụ tam giác có
ba mặt (trước sau và dưới) và ba bờ (trên dưới và trước). Thân tụy nằm ở vị
trí đốt sống lưng 1 và được bao phủ phía trước bởi 2 lá sau của mạc nối nhỏ,
nó cũng liên quan tới đại tràng ngang. Động mạch đại tràng giữa tách ra từ
đáy bờ dưới tụy, chạy giữa 2 lá của mạc treo đại tràng.
- Đuôi tụy: Nằm ở mức đốt sống lưng 12 dài. Nó là phần di động
nhiều nhất của tụy. Phần tận cùng của đuôi tụy liên quan mật thiết với rốn
lách cùng động mạch và tĩnh mạch lách. Đuôi tụy được phủ bởi 2 lớp của mạc
chằng lách thận. Như vậy xét trên phương diện giải phẫu ngoại khoa, tụy có
thể chia có thể chia làm 2 phần cơ bản: Phần bên phải động mạch chủ là phần
nguy hiểm - vùng bên trái dộng mạch chủ là vùng an toàn.
1.2. Sinh lý học tuyến tụy
* Chức năng ngoại tiết: Mỗi ngày tụy bài tiết khoảng 1500 – 3000
ml dịch kiềm pH 7,8 – 8,5, chứa lượng lớn bicacbonate. Thành phần chính
của dịch tụy là các men tiêu hoá, bao gồm:


5

Nhóm enzym tiêu hố protein: Tụy tiết ra các tiền enzymnhư
trypsinogen, chymotrypsinogen, procarboxypeptidase. Khi xuống tá tràng
chúng được hoạt hoá thành: Trypsin, chymotrypsin, carboxypeptidase. Chúng
thuỷ phân protein thành các peptid và acid amin. Bình thường các tiền
enzyme này khơng được hoạt hoá là nhờ chất ức chế (trypsin inhibitor) trong
bào tương tế bào nang tuyến, bao quanh các hạt chứa enzym.
Nhóm enzym tiêu hố glucid: Amylase là enzym quan trọng nhất. Nó
thuỷ phân tinh bột chín và sống thành đường maltose và một ít polimer của

glucose như maltotriose, dextrin. Amylase hoạt động thuận lợi ở pH=7,1.
Trong 30 phút có thể thuỷ phân lượng tinh bột lớn gấp 20.000 lần nó.
Nhóm enzym tiêu hoá lipid: Lipase là enzym tiêu hoá mỡ trung tính
quan trọng nhất. Thuỷ phân lipid trung tính thành các acid béo, monoglycerid
và một lượng nhỏ diglycerid. Môi trường hoạt động thuận pH=8. Do vậy mỡ
được nhũ tương hoá thuận lợi cho phân huỷ và thấp thu. Ngoài ra cịn có men
cholesterolesterhdrolase phân hủy cholesterolester và phospholipipase A/B
phân hủy các phospholipid.
Chức năng nội tiết.
Chủ yếu do tác dụng của insulin và glucagon:
- Insulin: Do tế bào beta đảo tụy tiết ra, mỗi ngày cơ thể sản xuất
khoảng 40 UI insulin tác dụng gây hạ đường máu do tăng tăng sử dụng
Glucose ở cơ, gan, mỡ, tăng dự trữ glycogen, ức chế tạo đường mới.
- Glucagon: Do các tế bào Alpha tiết ra, tác dụng gây tăng đường
huyết. Nhờ cơ chế tang phân giải glycogen và tăng tạo đường mới ở gan
2. NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHẪU BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
NANG GIẢ TỤY.
Nang giả tụy (pancreatic pseudocyst) là một trong các bệnh lý dạng
nang thường gặp của tuyến tụy. Nang giả tụy (NGT) chiếm khoảng 75 - 80%
tất cả tổn thương dạng nang của tụy [1].


6

Nang giả tụy được hình thành phần lớn (90%) sau viêm tụy cấp hoặc
viêm tụy mạn. Do vậy, điều trị thành cơng viêm tụy cấp sẽ góp phần làm giảm
nhiều biến chứng hình thành nang giả tụy [3].
Theo phân loại Atlanta cải tiến năm 2012 về viêm tụy cấp, nang giả
tụy là ổ tụ dịch tồn tại trên 4 tuần, được bao bọc hồn tồn bằng lớp vỏ hồn
chỉnh, hình thành từ mơ xơ và mơ hạt mà khơng có lớp tế bào biểu mơ. Nang

giả tụy có dịch nang đồng nhất chiếm ưu thế, tuy nhiên vẫn có thể có rất ít mơ
đặc (debris) hay mơ hoại tử khi nang giả tụy có tình trạng nhiễm trùng [2].
2.1. Ngun nhân hình thành nang giả tụy
Nguyên nhân gây ra NGT đã được nghiên cứu từ lâu. Hầu hết các tác
giả đều thống nhất có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thường gặp nhất là sau viêm tụy cấp và viêm tụy mạn kéo dài,
chiếm khoảng 90%. Nguyên nhân gây viêm tụy cấp do rượu chiếm tỷ lệ
khoảng 50 - 84%. Sự lạm dụng rượu cũng được xem là nguyên nhân chính
của viêm tụy mạn. Viêm tụy cấp do sỏi mật, chiếm khoảng 4 - 18%. Viêm tụy
cấp do rượu phối hợp với sỏi mật chiếm khoảng 2 - 13% [12], [13], [14], [15].
- Do chấn thương là nguyên nhân thứ hai sẽ hình thành nang giả tụy.
Tỷ lệ hình thành nang giả suy sau chấn thương gặp khá nhiều ở trẻ em. Tỷ lệ
thay đổi tùy theo các tác giả và giao động trong khoảng: 3-22% [4], [14], [15].
- Sau phẫu thuật là nguyên nhân thứ ba sẽ gây nang giả tụy. Theo Văn
Tần và cs, tỷ lệ hình thành nang giả tụy sau phẫu thuật giao động 10-20% [4]
và tần suất này gặp nhiều sau phẫu thuật lớn ở ổ bụng.
- Một số nguyên nhân ít gặp như: ung thư tụy, cường chức năng tuyến
giáp, tăng lipid máu…
Ngoài ra, có một số trường hợp khơng xác định được nguyên nhân,
gọi là nang giả tụy hình thành tự phát.


7

2.2. Cơ chế bệnh sinh tạo nang giả tụy
2.2.1. Nang giả tụy do viêm tụy cấp
Tỷ lệ hình thành nang giả tụy sau viêm tụy cấp chiếm từ 10-20% [18].
Trong viêm tụy cấp, sự hoạt hóa mạnh của các men tụy trong ống tuyến và
nhu mô tụy làm hoại tử nhu mô và các ống tụy nhỏ, tạo ra những ổ viêm và
hoại tử. Khi tình trạng viêm tụy cấp ổn định, dịch xuất tiết sẽ được hấp thu

qua phúc mạc và các mô xung quanh. Trường hợp dịch xuất tiết không được
hấp thu hết, sẽ khu trú và hiện tượng vách hóa được tạo thành bởi các mơ lân
cận do phản ứng viêm và nang giả tụy sẽ hình thành sau 4 - 6 tuần. Như vậy,
NGT hình thành trong viêm tụy cấp thường nằm ở ngồi nhu mơ tụy và nó
thường khơng thơng với ống tụy. Đơi khi dịch rỉ viêm này lan theo các rãnh
tự nhiên trong ổ bụng để hình thành NGT ở những vị trí xa hơn. Dịch rỉ viêm
có thể lan theo rãnh đại tràng xuống vùng hố chậu hay tiểu khung hình thành
nang giả tụy. Đôi khi dịch rỉ viêm chịu qua lỗ cơ hồnh lên trung thất và hình
thành nang giả tụy ở vị trí này [16],[17]. Do vậy, khi một bệnh nhân có nang
giả tụy, ngồi việc khám lâm sàng, tìm hiểu bệnh sử, làm xét nghiệm cận lâm
sàng như chụp cắt lớp vi tính đa dãy đóng vai trị quan trọng, giúp chẩn đốn
bệnh chính xác và định hướng điều trị đúng đắn.
2.2.2. Nang giả tụy do viêm tụy mạn
Tỷ lệ viêm tụy mạn có biến chứng hình thành nang giả tụy là 20 - 40%
[18],[19]. Có hai giả thuyết hình thành NGT trong viêm tụy mạn:
- Một là những đợt viêm cấp tính trên nền viêm tụy mạn làm hủy hoại
nhu mơ tụy và các ống tuyến, từ đó hình thành NGT. Trường hợp này NGT
có bản chất giống như NGT trong viêm tụy cấp [17].
- Hai là do sự tắc nghẽn hệ thống ống tụy (bởi các nút protein, sỏi
hoặc sự xơ hóa ống tuyến). Q trình này diễn ra trong nội tại tuyến tụy, tạo
nên NGT trong nhu mô [16],[17].


8

2.2.3. Nang giả tụy do chấn thương và sau phẫu thuật
Chấn thương bụng kín, đặc biệt các chấn thương lớn có ảnh hưởng
đến tụy làm dập nát mơ tụy, phá vỡ các ống tụy, gây rò dịch tụy, cùng với sự
tích tụ của khối máu tụ do chấn thương. Nếu khơng phát hiện kịp thời và điều
trị khơng đúng thì dịch tụy, mô tụy dập nát và khối máu tụ sẽ kích thích phản

ứng viêm làm các cơ quan lân cận dính và bao lại, từ đó hình thành nang giả
tụy. Như vậy, NGT do chấn thương thường có thơng với ống tụy. Các tổn
thương này thường gặp ở bệnh nhân trẻ em sau các chấn thương bụng kín
[16],[20].
Một số loại phẫu thuật như cắt bán phần dạ dày, cắt lách…, nếu trong
q trình phẫu thuật nếu vơ tình làm rách nhu mơ tụy, khơng phát hiện kịp
thời cũng có thể hình thành NGT [14].
2.2.4. Nang giả tụy do ung thư tụy
Trường hợp này khối u gây chèn ép và có thể gây tắc ống tụy, làm cho
dịch tiết ra bị cản trở và gây hiện tượng ứ dịch. Trong khi đó tụy ngoại tiết
vẫn tiếp tục tiết dịch, dẫn đến tăng áp lực trong ống tuyến, lúc đầu chỉ làm
giãn ống tuyến cục bộ. Tình trạng giãn ống tuyến ngày càng tăng sẽ làm vỡ
các ống tuyến, hình thành nên các NGT nằm ngồi nhu mơ tụy [16], [17].
2.3. Giải phẫu bệnh lý và đặc điểm của nang giả tụy
2.3.1. Hình ảnh đại thể của nang giả tụy
* Hình thái nang giả tụy:
Nang giả tụy có hai hình thái sau [17]:
* Nang giả tụy ngồi nhu mơ tụy (extrapancreatic pseudocysts): thành
của nang bao gồm một phần thuộc tổ chức tuyến tụy, phần cịn lại khơng
thuộc tổ chức tuyến tụy (dạ dày, tá tràng, mạc treo đại tràng ngang..). Loại
này thường được hình thành do viêm tụy cấp. Nang thường có hình dạng
khơng nhất định, thành nang thường gồ ghề, dính vào các tạng lân cận.


9

* Nang giả tụy nằm hoàn toàn trong tổ chức tuyến tụy (intrapancreatic
pseudocysts): thường được hình thành do viêm tụy mạn. Nang thường có hình
trịn, bề mặt thành nang nhẵn.
* Vị trí nang giả tụy:

Vị trí nang giả tụy có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào, tần suất mỗi vị trí
khơng giống nhau. Hầu hết các NGT thường ở mặt trước tụy, sau dạ dày, trên
mạc treo đại tràng ngang. Vị trí thường gặp là ở đầu tụy, thân tụy, đi tụy
hoặc phối hợp các vị trí này. NGT do viêm tụy mạn thường nằm ở đầu tụy,
chiếm tỷ lệ khoảng 50%. Có thể gặp NGT ở những vị trí đặc biệt khác như:
giữa gan và dạ dày, gần rốn lách, chậu hông, hố thận, trung thất, khoang màng
phổi,…[17].
* Kích thước nang giả tụy
Kích thước nang giả tụy có thể thay đổi từ 2 - 35 cm [17]. Tuy nhiên,
chỉ định cho can thiệp điều trị khi kích thước nang giả tụy trên 6 cm [22].
Nang giả tụy do viêm tụy mạn thường có kích thước nhỏ hơn nang giả tụy do
viêm tụy cấp gây nên.
* Độ dày thành nang giả tụy
Đây là một đặc điểm quan trọng giúp thầy thuốc định hướng trong
điều trị và dự kiến các khó khăn có thể xảy ra trong q trình thực hiện can
thiệp điều trị, đặc biệt khi thực hiện dẫn lưu qua nội soi. Đo độ dầy của thành
nang giả tụy tụy được thực hiện khi bắt đầu làm siêu âm nội soi và đơn vị tính
là mili mét (mm). Thành nang càng dầy thì can thiệp dẫn lưu sẽ khó khăn hơn
khi thành nang mỏng. Những trường hợp nang giả tụy có thành dầy thường ở
bệnh nhân có nang để khá lâu, nhiễm trùng và dẫn đến xơ hóa thành nang.
Những trường hợp thành nang dầy, xơ hóa, khơng thể dẫn lưu qua siêu âm nội
soi thì phải chuyển bệnh nhân sang phẫu thuật [18], [23], [24].
* Số lượng nang giả tụy


10

Các nghiên cứu cho biết phần lớn các bệnh nhân thường có nang giả
tụy đơn độc, chiếm tỷ lệ 90-95%. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân có
nhiều nang, chiếm tỷ lệ 5-10%. Trường hợp đa nang thường gặp ở bệnh nhân

có tiền căn viêm tụy mạn do rượu. Khi bệnh nhân có nhiều nang giả tụy cần
phải kiểm tra cẩn thận thơng qua chụp cắt lớp vi tính ổ bụng để xác định số
lượng nang, vị trí và khả năng can thiệp [17].
* Mô hoại tử trong nang:
Mô hoại tử trong nang giả tụy bao gồm: men tụy, huyết tương, máu, tổ
chức hoại tử của tụy và mô lân cận hay xác bạch cầu [17].
* Nang giả tụy thông với ống tụy:
Trong một số trường hợp nang giả tụy có thơng với ống tụy và thường
xảy ra sau viêm tụy cấp. Vì có hiện tượng nang giả tụy thơng với ống tụy, nên
khi xét nghiệm các thành phần dịch trong nang tụy sẽ phát hiện thấy các thành
phần như amylase và lipase. Bradley và cs [25] đã tiến hành nội soi mật tụy
ngược dòng (ERCP) cho các bệnh nhân có nang giả tụy thì phát hiện thấy có
2/3 bệnh nhân có NGT có thơng với ống tụy và xét nghiệm dịch nang đều
chứa amylase và lipase
2.3.2. Vi thể
Mặt trong thành NGT không được phủ lớp biểu mô. Trong giai đoạn
mới hình thành, thành nang chưa ổn định, có thể bao gồm dịch rỉ viêm, sự
thâm nhập của tế bào lympho, tổ chức hoại tử, tổ chức hạt và được giới hạn
bởi tổ chức mô liên kết của các tạng kế cận. Dần dần, sau khoảng 4 - 6 tuần,
thành nang trở nên ổn định, đó là một tổ chức xơ sợi có giới hạn rõ rệt [21].
2.4. Chẩn đốn phân biệt nang giả tụy
Nang giả tụy cần phải được chẩn đoán phân biệt với một số nang sau
2.4.1. Nang hoại tử tụy
Nang hoại tử tụy (walled-off pancreatic necrosis: WON), là ổ tụ dịch
hình thành sau 4 tuần ở những bệnh nhân bị viêm tụy cấp hoại tử. Nang hoại


11

tử tụy sẽ hình thành các vách, vơi hóa và có nhiều mơ hoại tử trong nang.

Những bệnh nhân có nang hoại tử tụy thường có tiên lượng nặng nề, tỷ lệ tử
vong do nhiễm trùng chiếm khoảng 20-30%. Trong các thập kỷ trước, phần
lớn bệnh nhân đều phải phẫu thuật. Tuy nhiên, hậu phẫu phức tạp, tỷ lệ tử
vong giao động từ 3-34%. Ngày nay, có thể can thiệp của siêu âm nội soi có
hiệu quả cao và ít biến chứng. Các kỹ thuật điều trị qua siêu âm nội soi với
nang tụy hoại tử phải thực hiện tại các trung tâm lớn, bởi các thầy thuốc đã có
kỹ năng thành thạo về siêu âm nội soi.
2.4.2. Nang tuyến tụy
Các tổn thương nang tuyến tụy (pancreatic cystic lesions - PCLs) khá
đa đạng và phong phú. Các tổn thương có thể là lành tính, nhưng cũng có tổn
thương là ác tính. Bảng 1.1. trình bày về các loại tổn thương dạng nang tuyến
tụy thường gặp, đưa ra các thông số bao gồm: Tuổi, giới, đặc điểm lâm sang,
vị trí nang trong ổ bụng và nguy cơ hình thành ác tính. Các tổn thương dạng
nang tuyến tụy bao gồm [26], [27]:
+ U tân sinh dạng nang thanh dịch (serous cystadenoma: SCA)
+ U tân sinh dạng nang nhầy (mucinous systic neoplasm: MCN)
+ U nhú tân sinh dạng nhầy trong lòng ống (intraductal papillary
mucinous neoplasia: IPMN)
+ U đặc giả nhú (solid pseudopapillary neoplasm: SPN)
+ Nang giả tụy (pseudocyst: PC)
Bảng 1.1. Các loại tổn thương dạng nang tuyến tụy thương gặp
Thông tin

SCA

MCN

IPMN

SPN


PC

Tuổi

Trung niên

Trung niên

Người già

Người trẻ

Mọi đối tượng

Giới

Chủ yếu nữ

Chủ yếu nữ

Nam>nữ

Chủ yếu nữ

Nam>Nữ

Lâm sàng

Khối u/đau


Khối u/đau

Vị trí nang

Mọi vị trí

Thân/đi tụy

Đầu tụy

Mọi vị trí

Mọi vị trí

Ác tính

Rất thấp

Trung bình-cao

Thấp-cao

Thấp

Khơng

Viêm tụy mạn Khối u/đau

Đau



12

3. LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, PHÂN LOẠI VÀ DIỄN TIẾN NANG
GIẢ TỤY
3.1. Triệu chứng lâm sàng nang giả tụy
Các triệu chứng lâm sang ở bệnh nhân có nang giả tụy rất nghèo nàn.
Do vậy, cần phải thăm khám bệnh nhân tỷ mỉ, hỏi về tiền sử bệnh, các yếu tố
nguy cơ dễ gây nang giả tụy (tiền sử viêm tụy cấp, lạm dụng rượu…)
[24],[50]. Do vậy, vối những bệnh nhân này cần được khám định kỳ sau 3-4
tuần để kiểm tra nang giả tụy ở những bệnh nhân này. Một số các bệnh nhân
khi đến viện qua kiểm tra định kỳ, được siêu âm ổ bụng phát hiện thấy nang
giả tụy. Sau đây là một số triệu chứng lâm sàng điển hình ở bệnh nhân có
nang giả tụy.. [39].
* Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng thường gặp và là lý do nhập viện của hầu hết
bệnh nhân có NGT. Đau thường khu trú ở vùng thượng vị và hạ sườn trái, có
khi đau ở hạ sườn phải. Với những bệnh nhân viêm tụy cấp, sau 10 ngày các
triệu chứng lâm sang, trong đó có đau bụng khơng giảm đi thường gợi ý nguy
cơ hình thành nang giả tụy. Với những bệnh nhâng có nang giả tụy to, gây
chèn ép các tạng xung quanh, có thể gây nên triệu chứng đau nhiều hơn.
Nghiên cứu của Rasch S và cs trên 129 bệnh nhân có nang giả tụy tại Đức cho
biết tỷ lệ đau do nang giả tụy chiếm: 82/129 bệnh nhân (63,6%)
* Buồn nôn và nôn:
Triệu chứng này cũng thường có nhưng khơng nhiều bằng triệu chứng
đau bụng. Ngun nhân là do nang giả tụy gây chèn ép vào dạ dày - tá tràng,
làm dịch mật trong dạ dày đi lên thực quản. Nghiên cứu của Rasch S và cs
trên 129 bệnh nhân có nang giả tụy tại Đức cho biết tỷ lệ sốt do nang giả tụy
chiếm: 25/129 bệnh nhân (19,4%)



×