Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bình vôi - Ông Bình Vôi nét văn hóa qua câu chuyện dân gian pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.96 KB, 8 trang )



Bình vôi - Ông Bình Vôi
nét văn hóa qua câu
chuyện dân gian

Bình vôi là một loại gia dụng để đựng vôi trong tục ăn
trầu. Bình vôi thường làm bằng gốm, nhưng cũng có thể
làm bằng kim loại. Ở Việt Nam bình vôi từng là một vật
không thể thiếu trong việc giao tế cũng như lễ nghi gắn
liền với tục ăn trầu.


Theo truyền thuyết thì tục ăn trầu ở Việt Nam có từ thời vua
Hùng Vương thứ 4, và theo đó bình vôi có thể đã có mặt từ
thời thượng cổ nhưng khảo cổ học chưa phát hiện được bình
vôi nào thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Tính đến cuối thế kỷ
20 thì bình vôi cổ nhất tìm được ở Việt Nam mang niên đại
thế kỷ thứ tư, khai quật được trong ngôi cổ mộ thời Bắc
thuộc.

Bình vôi thường có dáng tròn bẹp, trổ một lỗ làm miệng ở vai
bình, chân có đế, và trên chóp có quai xách. Sang thế kỷ 18-
19 bình vôi còn được các phường gốm ở Trung Hoa, Pháp và
Anh sản xuất theo thị hiếu của người Việt để bán sang thị
trường Việt Nam.

Bình vôi trong xã hội Việt Nam cổ truyền có chức năng như
một vị thần cai quản mọi việc thường nhật trong gia đình nên
được gọi là "Ông bình vôi" hay "Ông vôi", tương tự như
"Ông táo" trong bếp. Vì vậy mà bình vôi được lưu trữ cẩn


thận. Nếu lỡ bị hư hại, sứt mẻ thì cũng không đem vứt đi mà
đem treo ở gốc đa hoặc đưa ra nghĩa địa đặt lên mộ tiền
nhân. Bình vôi đặc ruột vì bị vôi lâu ngày đóng cứng lại
không dùng được nữa cũng sẽ chung số phận sống ở gốc đa.

Wikipedia

Chuyện Ông Bình Vôi

Chuyện rằng, ngày xưa có một người ăn trộm nhà nghề tài
giỏi, về già, sức yếu, không còn xoay xỏa được các mẻ lớn
như hồi còn trẻ, đành đi ăn trộm vặt để sống qua ngày. Lão
trộm ở gần một ngôi chùa, thường lui tới chốn này lần lượt
vơ vét hết lư hương, chân đèn đến chũm chọe, chuông, tượng
đồng. Các sư biết rõ kẻ lấy trộm nhà chùa, song không thể
trừng phạt được tên gian, vì luật nhà Phật cấm làm điều hại
người, lấy ác báo ác. Do đó mà lão trộm cứ liên tiếp thổi sạch
của cải trong chùa, và các sư đành mặc cho lão ta lấy.

Một hôm lão trộm thấy mình đã kiệt sức, sắp chết đến nơi,
hối hận tìm đến gặp sư cụ để thú tội:

- Bạch sư cụ, suốt cả đời tôi chỉ có ăn trộm, đốt nhà, giết
người, tội lỗi ngập đầu, ngày nay tôi hết sức hối hận, không
biết làm thế nào để chuộc lại bao nhiêu tội ác đã gây ra được
mong Phật tổ tế độ cho. Mong sư cụ mở lòng từ bi mà
khuyên bảo cho, tôi nguyện hết lòng làm theo lời sư cụ dạy,
dù có phải hy sinh đến đâu cũng không từ.

Sư cụ vốn oán sẵn tên trộm già, thấy có dịp trừ tiệt mối họa

mới vờ khuyên nó muốn chuộc bao nhiêu tội lỗi tày đình, thì
sáng sớm tinh sương vào lúc không người, hãy leo lên ngọn
cây đa trước cửa chùa chắp tay niệm Phật ba lần rồi lao mình
xuống, tức khắc sẽ được Phật tung lưới nhiệm màu hứng độ
cho về cõi cực lạc.

Lão trộm tin thật vào lời nhà tu hành, mừng rỡ lạy tạ ra về.
Sáng hôm sau, tên trộm già cố sức khó nhọc trèo lên ngọn
cây đa cao vòi vọi, làm y như lời sư cụ dặn, lớn tiếng “Mô
Phật” ba lần rồi nhảy vào quãng không. Nhà sư đã xúi cho
tên trộm già chết, trong lúc đó nấp ở cửa chùa nhìn ra thấy rõ
mọi sự, mừng thầm cho mưu kế của mình thực hiện, từ đây
dứt tiệt được kẻ láng giềng đạo tặc. Song lão trộm vừa nhảy
khỏi ngọn cây đa, sư cụ bỗng kinh ngạc thấy một dải lụa điều
từ đâu như do một bàn tay vô hình tung quấn vào giữa người
lão rồi từ từ đưa lên trời.

Mấy hôm liền sau đó, nhà sư đâm ra nghĩ ngợi quên ăn, quên
ngủ, ước muốn được lên cõi Niết Bàn như lão ăn trộm. Một
kẻ trọn đời làm toàn chuyện ác đức như thế đáng lẽ phải sa
địa ngục, mà chỉ nhảy từ ngọn cây đa xuống là được Phật độ
cho về Niết Bàn, huống hồ một nhà sư bao nhiêu năm khổ
hạnh tụng kinh niệm Phật? Nghĩ thế rồi, một sáng sớm kia
nhà sư cũng trèo lên ngọn cây đa trước chùa và làm y theo
cách mình đã dạy tên trộm.

Trái với mong ước, nhà sư chẳng thấy dải của Phật tung ra độ
mà khi thả rơi người xuống liền bị một cành cây xuyên qua
thủng bụng. Đến khi người ta hay hạ xác nhà sư xuống thì
bụng đã chương phình lên, thủng một lỗ lớn ở chỗ rút cành

cây đâm xuyên.

Vì thù oán và ham muốn, nhà sư bị hóa kiếp thành ra cái bình
vôi. Miệng bình là chỗ bị cành đa đâm thủng và chìa vôi là
cành đa. Thân hình to lớn là bụng nhà sư chương sình. Vôi
đựng trong bình cay nồng cũng như lòng oán thù và tham
muốn ở kẻ hành. Màu đỏ ở miệng bình vôi là máu loang ra ở
vết thương bị cành đa xuyên qua. Nhà sư bị Phật hóa kiếp
thành bình vôi ngày ngày phải chịu khổ hình cho người ta
ngoáy moi tận ruột lấy vôi ra để ăn trầu.

Những bình vôi vỡ hay cũ không dùng nữa bị người ta đem
ra bỏ ở các gốc cây đa.

×