Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Những điều chưa biết về múa rối nước Đặc sản Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.28 KB, 12 trang )



Những điều chưa biết về
múa rối nước
Đặc sản Việt Nam

Là người Việt, bạn đã từng xem múa rối nước chưa? Bạn
biết những gì về nghệ thuật này?

Múa rối nước là một loại hình văn hóa truyền thống gắn bó
lâu đời với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở vùng trung du
và đồng bằng Bắc Bộ. Thông qua các câu chuyện được nghệ
sĩ rối nước thể hiện, người xem sẽ cảm nhận được sắc thái
của hội làng, gửi gắm vào đó những mơ ước bình dị cho cuộc
sống.

Không ai biết chính xác múa rối nước xuất hiện từ bao giờ.
Nhưng theo những ghi chép cụ thể, trong các cuộc kháng
chiến chống quân Nguyên Mông đời Trần, “đội quân rối
khổng lồ” đã góp phần đánh tan kẻ thù ngoại xâm.





Trước khi chính thức trở thành nghệ thuật sân khấu, múa rối
nước là hoạt động nằm trong các phường hội dân gian rải rác
khắp thôn xóm, được "nuôi lớn" bằng nhiệt huyết của người
dân. Từ xa xưa, người Việt Nam đã chế tạo ra 3 dạng rối: rối
đồ chơi, rối diều - rối gió và rối pháo.





Từ những khối gỗ mộc mạc, chúng đã trở thành những con
rối đầy sức sống.

Phổ biến nhất với nghệ thuật múa rối nước là rối đồ chơi. Các
mô hình rối đồ chơi xuất phát đều là những khối gỗ mộc mạc.
Sau khi được đẽo, khắc, tô màu dưới bàn tay của người nghệ
sĩ, chúng sẽ trở nên có hồn hơn, trở thành một phần làm nên
thành công của buổi diễn. Mô hình chú Tễu, Chí Phèo, Thị
Nở bỗng tràn đầy sức sống, “ngoan ngoãn tuân theo” sự chỉ
đạo của nghệ nhân điều khiển từ đằng sau tấm mành trúc.

Thời nay, các tiết mục múa rối ngày càng được đầu tư công
phu hơn. Không đơn thuần là màn biểu diễn thô sơ của
những nghệ nhân múa rối cùng các con rối của mình nữa,
loại hình nghệ thuật này còn là sự kết hợp ăn ý của dàn nhạc
chèo, hệ thống ánh sáng, hiệu ứng khói, tia lửa… khiến màn
biểu diễn rối nước trở nên vô cùng sống động.


Sân khấu biểu diễn rối nước.

Mở màn chương trình biểu diễn rối nước thường là những làn
điệu quan họ của các nghệ sĩ tham gia “lồng tiếng” cho nhân
vật rối. Tiếp theo, những tiết mục có nội dung ca ngợi "thú
làm ruộng" của người nông dân, giã gạo, dệt khung cửi, các
trò vui chơi giải trí lành mạnh như chọi trâu, múa lân lần
lượt được trình diễn. Ngoài ra, việc tái hiện các sự kiện lịch

sử như trận đánh của Hai Bà Trưng, Lê Lợi… cũng đem đến
những trải nghiệm khác nhau cho khán giả.


Dàn nhạc tham gia lồng tiếng cho buổi biểu diễn.

Không những thế, trong một vài màn biểu diễn, các nghệ
nhân sẽ xuất hiện tham gia “diễn” cùng các nhân vật rối của
mình.
“Đặc sản văn hóa” Việt Nam

Múa rối nước hiện nay đã trở thành “đặc sản văn hóa” Việt
Nam. Các vị khách du lịch thường rất hào hứng trước những
chương trình biểu diễn văn hóa khi đến thăm đất nước chúng
ta, đặc biệt là múa rối nước.

Họ bị thu hút bởi các làn điệu chèo đầu chương trình với
“dàn giao hưởng dân tộc” gồm những nhạc cụ như sáo, bộ
gõ, đàn bầu, đàn tam thập lục Âm nhạc trong múa rối nước
giúp gắn kết các tiết mục với nhau. Các nghệ nhân múa rối
nước dựa theo tiết tấu nhạc mà điều khiển con rối lúc khoan
thai, lúc sôi động.


Múa rối đã trở thành một trong những nét văn hóa đặc sắc
của Việt Nam.

Những nhân vật múa rối được điều khiển khéo léo và tài tình
bởi những nghệ nhân “bí ẩn”. Các teen nước ngoài khi xem
múa rối nước đã tỏ ra trầm trồ thán phục không biết bí quyết

gì giúp nghệ nhân múa rối có thể phối hợp ăn ý với nhau đến
vậy sau tấm màn che. Hình ảnh hai chú trâu chọi nhau tranh
giành ruộng lúa, những điệu múa uyển chuyển khi cá chép
hóa rồng bay lên trời cao lý giải ý nghĩa cái tên Thăng
Long… đã hoàn toàn chinh phục các vị khách nước ngoài.


Đây là phân cảnh trong sự kiện trả gươm cho rùa thần của
vua Lê Lợi



Cảnh các chiến sĩ ra trận



Cảnh đua thuyền tái hiện lễ hội truyền thống.

×