Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những điều chưa biết về tuổi thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.71 KB, 3 trang )

Những điều chưa biết về tuổi thọ

Người già rất giàu kinh nghiệm sống và là điểm tựa tinh thần cho
con cháu, song tiếc thay cơ thể của họ lại chịu sự tàn phá khắc
nghiệt của thời gian. Vì vậy, làm thế nào để sống trường thọ và khỏe
mạnh luôn là đề tài nghiên cứu của cộng đồng khoa học.
Tiến trình lão hóa qua từng giai đoạn:
- Độ tuổi 20-30: Đây là khoảng thời gian cơ thể phát triển mạnh mẽ. Sự
trao đổi chất và chức năng sinh học của cơ thể hoạt động tối đa. Ở đàn
ông, cơ thể sản xuất rất nhiều hoóc môn sinh dục testosteron từ 17 đến
26 tuổi, sau đó có khuynh hướng giảm dần. Từ giữa giai đoạn này, não
bắt đầu suy thoái về chất lượng, và co lại dần khoảng 2% mỗi thập kỷ.
Qua độ tuổi 25, sức mạnh cơ bắp bắt đầu suy giảm mà con người khó
nhận thấy.
-
Độ tuổi 30-40: Những dấu hiệu của tuổi già bắt đầu xuất hiện, trước
tiên là lớp da bắt đầu mảnh, có vài nếp nhăn. Từ 37 tuổi, khả năng sinh
sản của phụ nữ bắt đầu giảm. Đối với phái nam, chứng hói đầu phát triển
(nếu có di truyền).
-
Độ tuổi 40-50: Sự trao đổi chất chậm dần và ở nhiều người cuộc chiến
chống béo phì thực sự bắt đầu: vòng eo, bắp đùi có dấu hiệu nở ra. Nếu
không tập thể dục, sức chứa của buồng phổi và tim có thể giảm tới 10%.
-
Độ tuổi 50-60: Đối với phụ nữ, mật độ oestrogen giảm hẳn và thời kỳ
mãn kinh bắt đầu. Ở độ tuổi này, cứ 5 phụ nữ thì có một người bị chứng
loãng xương do thiếu canxi. Đối với đàn ông, cơ bắp bắt đầu teo dần, da
chùng lại và có khuynh hướng mau mất sức trong lao động.
-
Độ tuổi 60-100: Giai đoạn này các cụ hay bị mất ngủ, hệ miễn dịch yếu
dần. Sau 65 tuổi, căn bệnh Alzheimer có nhiều có hội phát triển. Da mặt


không còn độ đàn hồi, tạo ra chỗ trũng trên khuôn mặt, hốc cổ.
Bí quyết trường thọ và khỏe mạnh
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, sự trường thọ phần lớn phụ thuộc
vào yếu tố di truyền. Tuy nhiên, cũng có một số biện pháp giúp sống lâu
và khỏe mạnh:
-
Tập thể dục: Vận động thường xuyên không chỉ giúp giữ gìn tính linh
hoạt, đàn hồi và sự cân bằng của các khớp xương, mà còn giữ cho trí não
được minh mẫn và hệ tim mạch khỏe mạch.
-
Giảm stress: Ttheo một nghiên cứu trên những phụ nữ 100 tuổi của
Trung tâm y khoa Boston (Mỹ), các cụ có cuộc sống tích cực, hoà đồng
và thái độ ung dung thoải mái, thì có khuynh hướng ít bị loạn thần kinh
chức năng.
-
Thời gian mang thai: Một số nghiên cứu mới đây trên Tạp chí Nature
cho thấy, phụ nữ mang thai lần đầu trong độ tuổi 30-40 có khuynh
hướng sống thọ hơn.
-
Giấc ngủ: Một khám phá của Hiệp hội Ung thư Mỹ cho thấy, người
ngủ quá nhiều có sức khỏe tệ hơn người ngủ đủ thời gian. Một người
trung bình ngủ 7 giờ/ngày có tỷ lệ tử vong thấp nhất, còn 9 giờ/ngày có
nguy cơ cao.
- Bữa ăn: Chủ yếu ăn nhiều hoa quả, rau xanh ít qua chế biến, ngũ cốc
dạng hạt như đậu Hà Lan, củ quả và uống đều đặn sữa chua. Lưu ý dùng
dầu ô liu thay cho mỡ động vật, dùng canxi có trong cải bắp, cải bông,
cam chanh, uống đủ nước mỗi ngày giúp nước tiểu sạch. Ngoài ra có thể
dùng trà xanh, trà đen... giải khát mỗi ngày.



×