Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lịch Sử những con đường tại Sài Gòn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.4 KB, 6 trang )

Lịch Sử những con đường tại
Sài Gòn
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc và lịch sử của một số con đường Sài Gòn
nhé!
Đường Tôn Đức Thắng
Đường này thuộc loại xưa, lớn và quan trọng nhất của vùng Sài Gòn, thời Pháp thuộc là
ba đường khác nhau. Đó là đọan từ cầu Khánh Hội đến công trường Mê Linh năm 1865
mang tên Quai de Donnai, sau đổi là Quai Napoléon. Năm 1870 đổi là Quai du
Commerce. Năm 1896 đổi là Quai Francis Garnier. Ngày 26-4-1920 đổi là Quai le Myre
de Vilers. Đọan từ công trường Mê Linh đến giáp nhà máy Ba Son, lúc đầu mang tên
đường Primauguet. Ngày 26-4-1920 đổi là Quai d’Argonne, và đoạn từ bờ sông vào đến
đường Nguyễn Thị Minh Khai là con đường có trước khi Pháp chiếm Sài Gòn. Chính họ
đã đi theo con đường này từ trại Thủy Quân lên đánh thành Gia Định và hạ thành ngày
17-2-1859. Năm 1865, người Pháp đặt tên đường Boulevard de la Citadelle. Đến năm
1901, người Pháp mới đặt tên đường Luro. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn nhập hai bến
Le Myre Vilers và Argonne làm một và đổi tên là bến Bạch Đằng. Còn đường Luro thì
đổi là đường Cường Để. Năm 1980, UBND Thành phố nhập bến Bạch Đằng với đường
Cường Để làm một, đổi tên là đường Tôn Đức Thắng, nhưng cắt đoạn từ đường Lê Duẩn
đến đường Nguyễn Thị Minh Khai nhập vào đường Đinh Tiên Hoàng.
Đường Nguyễn Huệ

Đường này có từ ngày người Pháp mới bắt đầu xây dựng thành phố, mang tên đường
Charner. Ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Nguyễn Huệ cho đến nay.
Đường Lê Lợi

Đường này thời Pháp thuộc lúc đầu mang số 13. Từ 1865 gọi là đường Bonard. Ngày 22-
3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Lê Lợi cho đến nay.
Đường Đồng Khởi

Thời Pháp thuộc mang số 16. Từ ngày 1-2-1865 người Pháp đặt tên đường Catinát, lúc đó
chạy suốt tới Công Trường Công Xã Paris đến Công Trường Quốc Tế thành đường riêng


và đặt tên là đường Blancsubé. Từ năm 1955 chính quyền Sài Gòn đổi tên đường Catinat
thành đường Tự Do. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đổi là đường
Đồng Khởi.
Đường Lê Duẩn

Đường này mang tên đường Norodom từ 1871, vì dinh Thống Nhất lúc đó gọi là dinh
Norodom. Từ năm 1950, khi cựu hòang đế Bảo Đại lập chính phủ, đặt thủ đô tại Sài Gòn,
dinh Norodom được đổi tên thành dinh Độc Lập, và đường Norodom được đổi tên thành
đường Thống Nhất. Sau 30-4-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời đổi dinh Độc Lập
thành dinh Thống Nhất và đường Thống Nhất thành đường 30 tháng 4. Năm 1986, sau
khi ông Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng Cộng sảnViệt Nam mất, UBND Thành phố đổi tên là
đường Lê Duẩn.
Đường Huyền Trân Công Chúa
Đường này nằm bên hông dinh Norodom, thời Pháp thuộc mang tên đường Miss Cavell.
Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi tên là đường Huyền Trân Công Chúa cho đến
nay. Khoảng từ năm 1963 đến năm 1975, đường này bị rào bít, cấm lưu thông, vì vấn đề
an ninh của dinh Độc Lập. Lộ giới mỗi bên hơn 10m.
Đường Nguyễn Thị Minh Khai
Đường này đã có từ trước khi người Pháp chiếm Sài Gòn và gọi là đường Thiên Lý. Khi
người Pháp đến, họ đổi tên là đường Stratégique. Sau khi có bản đồ quy hoạch, họ đổi là
đường 25. Từ ngày 1-2-1865, lại đặt tên là đường Chasseloup Laubat. Ngày 22-3-1955,
chính quyền Sài Gòn đổi là đường Hồng Thập Tự. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách
mạng Lâm thời nhập chug đường này với đường Hùng Vương ở Thị Nghè, quốc lộ 13 ở
Hàng Xanh làm một đường và đặt tên là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nhân dịp Quốc
khánh 1991, UBND Thành phố lại cắt đoạn như hiện nay, tức đường Hồng Thập Tự cũ
thành một đường riêng và đổi tên là đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Đường này thuộc loại xưa nhất, lớn nhất và quan trọng nhất của vùng Sài Gòn nói riêng,
thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Nó chạy qua dinh Thống Nhất dẫn tới sân bay Tân
Sơn Nhất. Thời Pháp thuộc nó mang tên đầu tiên là đường số 26. Từ ngày 1-2-1865, đặt

tên đường Impératrice. Năm 1870 đổi tên là đường Mac Mahon. Sau năm 1945, người
Pháp trở lại chiếm Sài Gòn, ngày 28-12-1945 họ đổi tên đường là Général de Gaulle. Đến
năm 1952, tướng de Lattre de Tassigny bị tử trận trên chiến trường miền Bắc Việt Nam,
được truy phong Thống chế, ngày 15-1-1952 người Pháp cắt đoạn từ đường Lý Tự Trọng
ra đến bến Chương Dương thành đường riêng và đặt tên là đường Maréchal de Lattre de
Tassigny. Từ ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn nhập hai đường làm một và đặt tên là
đường Công Lý. Nhưng đến ngày 16-5-1955, lại tách đoạn đầu thành đường riêng và lấy
lại tên Maréchal de Lattre de Tassigny. Ngày 14-8-1975, Chính phủ Cách mạng Lâm
Thời nhập đường De Tassigny với đường Công Lý và đường Cách Mạng 1-11 làm một
và đặt tên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 4-4-1985, UBND thành phố lại cắt đoạn từ
cầu Công Lý đến sân bay Tân Sơn Nhất, ngang đường Hoàng Văn Thụ thành đường
riêng và đặt tên đường Nguyễn Văn Trỗi. Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa còn lại chiều dài
như hiện nay.
Đường Hàm Nghi
Đường này khi người Pháp mới chiếm Sài Gòn, nó còn con rạch, hai bên bờ có hai con
đường cùng mang tên số 3. Về sau đường phía bắc, tức nay là đường một chiều từ đường
Tôn Đức Thắng vào chợ Bên Thành, được đặt tên là đường Canton, còn đường bờ phía
nam, tức nay là đường một chiều theo hướng chợ Bến Thánh ra đường Tôn Đức Thắng
được đặt tên đường D’Ayot. Khoảng năm 1870, con rạch được lấp và hai đường gọi
chung tên đường Canton do quyết định ngày 14-5-1877 của Thống đốc Nam kỳ. Từ ngày
24-2-1897, hai đường lại tách riêng, ở giữa có tiểu đảo. Đường phía bắc đặt tên đường
Krantz, đường phía nam là Duperré. Từ ngày 22-4-1920, hai đường nhập một và mang
tên đại lộ De lka Somme. Từ năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đại lộ Hàm Nghi cho
đến nay.

×