Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

LÀM CHỦ CẢM XÚC, CHẾ NGỰ SỰ TỨC GIẬN ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.69 KB, 6 trang )





LÀM CHỦ CẢM XÚC, CHẾ NGỰ SỰ
TỨC GIẬN



Nếu không rèn luyện được kỹ năng làm chủ cảm xúc, con người dễ
đối mặt nhiều hơn với những thất bại. Để giải thoát mình khỏi thói quen
giận dữ điều trước tiên là cần hiểu rõ tác hại của nó. Khi nhận thức được
tác hại cơn giận dữ, cần biết chủ động kìm chế cảm xúc của mình bằng
những cách thích hợp, hướng suy nghĩ của mình theo cách tích cực và tự
chịu trách nhiệm. Điều tệ hại nhất là để cho người khác điều khiển cảm xúc
và hành động của mình.
Nhận biết được sự chuẩn bị bọc phát cơn tức giận của mình là bước
đầu tiên trong việc đề phòng và kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó giúp tránh
phản ứng vội vàng. Mỗi phản ứng của con người là một sự lựa chọn, cần
dành đủ thời gian đợi cho màn sương cảm xúc tiêu cực bọc phát tan hết để
có thể thấy được toàn cảnh, giúp cho lý trí kịp vào cuộc để lựa chọn cách
ứng xử thích hợp, trước khi cảm xúc cướp mất quyền lựa chọn đó. Tác giả
chính của Tuyên ngôn độc lập (1716) và là Tổng thống Mỹ (1801-1809)
Thomas Jefferson có lời khuyên: “Khi tức giận, hãy đếm đến mười trước
khi phát ngôn; còn trong trường hợp rất tức giận, hãy đếm đến một trăm“.
Cần đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn khách quan
hơn, tích cực hơn, từ đó kiềm chế cảm xúc và hành động của bản thân và cả
của đối phương. Dù trong bất kì tình huống nào cũng cần bình tĩnh, linh
hoạt để tìm phương án xử lý tối ưu nhất. Phật Thích Ca dạy rằng: “ Oán
không diệt được oán, tình thương mới diệt được nó“.
Để cho cơn giận bọc phát dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều có


hại. Lãnh đạo một công ty Nhật Bản nhận thấy nhân viên trong công ty
thường hay nỗi giận và muốn khắc phục tác hại của nó bằng cách tạo điều
kiện để cơn giận bọc phát tại một nơi vô hại. Họ xây một „Căn phòng trút
giận“, để mổi khi có ai cảm thấy giân dữ thì có thể đến đó trút cơn giận cho
hả, bằng cách quát tháo, đập phá. Thế nhưng ngược với mong muốn, tình
hình nóng giận trong công ty càng trở nên trầm trọng hơn. Ngược lại, để
giải quyết vấn đề trên hãng Kodak cho xây „Phòng khôi hài“, còn Công ty
Digital Equipment thì phát động chương trình „Hãy biết cười“ và kết quả
đạt được là làm tăng năng suất 15%. Điều đó cho thấy chỉ có thể dập tắt
cơn giận bằng những biểu hiện tích cực như pha trò, kể chuyện vui, hài
hước, nói nhỏ nhẹ, hay tạm tránh đi chỗ khác để làm giảm không khí căng
thẳng.
Chuyện kể, một hôm đức phật Thích Ca đến một làng nọ và bị
nhiều người trong làng chửi mắng, sỉ chục thậm tệ, nhưng người vẫn tỏ ra
bình thản. Có người hỏi: vì sao trong tình cảnh như vậy mà ông không tức
giận? Đức Phật trả lời: “Nếu những gì các ngươi muốn chỉ là xem thái độ
của ta, thì các người đã đến quá trễ rồi. Nếu là 10 năm trước thì có lẽ ta sẽ
phản ứng lại. Còn 10 năm trở lại đây thì ta đã không còn bị kẻ khác điều
khiển nữa rồi. Ta không còn là nô lệ mà là chủ nhân của chính ta. Ta có thể
làm những gì mình muốn, chứ không hành động dựa trên cảm xúc".
Cherie Carter-Scott chỉ ra: “Tức giận chỉ làm cho bạn nhỏ nhen
hơn. Còn tha thứ lại thúc đẩy bạn phát triển hơn cả chính bạn trước kia”.
Khoan dung, bỏ qua lầm lỗi và thiếu sót của người khác, giúp trút được
gánh nặng tinh thần và tự giải thoát mình khỏi những tác hại mà cơn giận
có thể gây ra.
Khi để sự phẫn nộ bủa vây tâm trí, ta sẽ không đủ tỉnh táo để ứng
xử một cách đúng mực, và đó cũng là một trong những nguyên nhân quan
trọng dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều mối quan hệ ngoài xã hội và trong gia
đình.



×