Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản và các yếu tố liên quan của học sinh trường THPT số 01 Tuy Phước năm 2022 2022.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.47 KB, 68 trang )

SỞ Y TẾ BÌNH ĐỊNH
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TUY PHƯỚC

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỐ 1 TUY PHƯỚC,
HUYỆN TUY PHƯỚC NĂM 2022

Chủ nhiệm đề tài: Bs. Nguyễn Văn Kiều
Người hướng dẫn: BSCKII. Trương Văn Kỳ

Tuy Phước – 2022

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLTQĐTD

:

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

BPTT

:

Biện pháp tránh thai

QHTD

:



Quan hệ tình dục

SAVY

:

Survey Assessment of Vietnamese Youth
(Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam)

SKSS

:

Sức khỏe sinh sản

SKTD

:

Sức khỏe tình dục

THPT

:

Trung học phổ thơng

VTN


:

Vị thành niên

TN

:

Thanh niên

WHO

:

World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế Giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................2
1.1. Khái niệm về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên 2
1.1.1. Khái niệm chung vị thành niên
2
1.1.2. Khái niệm và nội dung về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị
thành niên
5
1.2. Khái niệm chung về kiến thức, thái độ và hành vi
7
1.2.1. Khái niệm về kiến thức

7
1.2.2. Khái niệm về thái độ
7
1.2.3. Khái niệm về hành vi
7
1.3. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên trẻ 7
1.3.1. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên thế giới 7
1.3.2. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Việt Nam 10
1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
14
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............16
2.1. Đối tượng nghiên cứu
16
2.2. Phương pháp nghiên cứu
16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
16
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
16
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu:
17
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
17
2.4. Nội dung và biến số nghiên cứu
18
2.4.1. Nghiên cứu các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
18
2.4.2. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản 19
2.4.3. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về
sức khỏe sinh sản của học sinh

20
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá
20
2.6. Thời gian nghiên cứu
21
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
21
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
22
2.9. Hạn chế sai số
22
2.10. Lợi ích của đề tài
22
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................23
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
23
3.1.1. Đặc điểm cá nhân đối tượng nghiên cứu
23
3.1.2. Đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu
23
3.2. Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh
24
3.2.1. Kiến thức về sức khỏe sinh sản
24


3.2.2. Thái độ về sức khỏe sinh sản
27
3.2.3. Hành vi về sức khỏe sinh sản
28

3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh
sản của học sinh
31
3.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về sức khỏe sinh sản
31
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ về sức khỏe sinh sản
32
3.3.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi về sức khỏe sinh sản
32
Chương 4 BÀN LUẬN..................................................................................34
4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
34
4.2. Một số đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu
34
4.3. Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh
36
4.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản
của học sinh
43
KẾT LUẬN....................................................................................................48
KIẾN NGHỊ...................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu..................................23
Bảng 3.2. Đặc điểm về tuổi dậy thì của đối tượng nghiên cứu.......................23
Bảng 3.3. Đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu.................................24
Bảng 3.4. Kiến thức về các nội dung sức khỏe sinh sản, tuổi dậy thì, nạo phá thai

và biện pháp tránh thai....................................................................................24
Bảng 3.5. Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS 26
Bảng 3.6. Thái độ về phim ảnh sách báo có nội dung tình dục, về cung cấp kiến
thức các biện pháp tránh thai và việc nạo phá thai..........................................27
Bảng 3.7. Phân loại thái độ về sức khỏe sinh sản...........................................28
Bảng 3.8. Chia sẻ về sức khỏe sinh sản...........................................................28
Bảng 3.9. Có người yêu và quan hệ tình dục..................................................29
Bảng 3.10. Tỷ lệ sử dụng biên pháp tránh thai khi quan hệ tình dục..............30
Bảng 3.11. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về sức khỏe sinh sản.............31
Bảng 3.12. Các yếu tố liên quan đến thái độ về sức khỏe sinh sản.................32
Bảng 3.13.Các yếu tố liên quan đến hành vi về sức khỏe sinh sản.................32


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức về các loại biện pháp tránh thai..................................25
Biểu đồ 3.2. Kiến thức đúng về khả năng có thai trong quan hệ tình dục......26
Biểu đồ 3.3. Phân loại kiến thức về sức khỏe sinh sản...................................27
Biểu đồ 3.4. Thái độ đúng của học sinh về quan hệ tình dục trước hôn nhân 28
Biểu đồ 3.5. Cảm nhận của học sinh khi nói chuyện với bố mẹ về sức khỏe sinh
sản....................................................................................................................29
Biểu đồ 3.6. Lý do tại sao không nói chuyện với người thân về sức khỏe sinh sản
.........................................................................................................................29
Biểu đồ 3.7. Phân loại hành vi về sức khỏe sinh sản......................................30


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có tỉ lệ thanh niên trong cơ cấu dân số cao nhất khu
vực Châu Á, trong đó giới trẻ chiếm khoảng 31,5% dân số . Sức khỏe sinh sản
và sức khỏe tình dục là những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự

phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của vị thành niên, thanh niên.
Mặc dù Việt Nam đạt được những thành công nhất định trong chăm sóc
sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên, nhưng giáo
dục về khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục chưa tiếp cận được ở diện rộng; việc
cung cấp thông tin, dịch vụ thân thiện về khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục chưa
đáp ứng được nhu cầu đa dạng của vị thành niên, thanh niên. Tình trạng quan hệ
tình dục sớm, quan hệ tình dục khơng an tồn, mang thai ngồi ý muốn và phá
thai khơng an tồn, nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục của
vị thành niên, thanh niên vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở khu vực
nông thôn, vùng sâu, các khu công nghiệp tập trung; ở nhóm vị thành niên,
thanh niên yếu thế (dân tộc thiểu số, khuyết tật, đồng giới nam...) .
Theo thống kê của Hội kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam là một trong ba
nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2- 1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó
khoảng 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên/thanh niên . Kiến thức về các biện
pháp tránh thai của vị thành niên và thanh niên Việt Nam còn hạn chế, người
trong độ tuổi vị thành niên chiếm 1/4 tổng dân số, 50% trong số này chưa có
kiến thức đầy đủ về sinh lý tuổi dậy thì và các hoạt động tình dục, mang thai .
Tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các
năm: Năm 2010 là 2,9%; năm 2011 là 3,1% và đến năm 2012 là 3,2% tương ứng
với tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% năm 2010; 2,4% năm 2011 và 2,3%
năm 2012 . Kết quả Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần thứ 2
(SAVY2) thấy có 03 lý do chính khiến vị thành niên và thanh niên không sử
dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là: họ cảm thấy xấu hổ khi hỏi mua; sợ bị
người quen nhìn thấy và khơng sẵn có .
Ngun nhân của thực trạng trên là do lứa tuổi vị thành niên và thanh niên


2
chưa trưởng thành về tâm lý, xã hội; ngoài ra, mơi trường sống có những ảnh
hưởng tiêu cực đến nhận thức và hành vi của vị thành niên và thanh niên . Sự

thiếu hiểu biết, thái độ, hành vi chưa đúng về sức khỏe sinh sản là nguyên nhân
của nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế xã hội. Cùng với xu thế
hội nhập, thanh thiếu niên có cơ hội tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau,
bên cạnh những yếu tố tích cực thì vẫn có những quan điểm thiếu lành mạnh đe
dọa đến sức khỏe.
Cho đến nay tại huyện Tuy Phước vẫn chưa có một nghiên cứu nào tìm
hiểu vấn đề kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh
niên của học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn của
huyện.
Câu hỏi đặt ra là kiến thức, thái độ và hành vi của học sinh Trường trung
học phổ thông số 1 Tuy Phước về sức khỏe sinh sản hiện nay như thế nào?
Những yếu tố nào liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của học sinh về
sức khỏe sinh sản? Để góp phần trả lời cho những câu hỏi này, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe
sinh sản và một số yếu tố liên quan của học sinh Trường Trung học phổ
thông số 1 Tuy Phước, huyện Tuy Phước năm 2022” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của học
sinh Trường Trung học phổ thông số 1 Tuy Phước, huyện Tuy Phước.
2. Tìm hiểu mợt sớ ́u tố liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi về
sức khỏe sinh sản của nhóm đối tượng nghiên cứu.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành
niên
1.1.1. Khái niệm chung vị thành niên
1.1.1.1. Khái niệm
Vị thành niên (VTN) là giai đoạn trong quá trình phát triển của con người

với đặc điểm lớn nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng để đạt đến sự trưởng thành
về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội và định hình nhân cách để
có thể lãnh trách nhiệm đầy đủ trong cuộc sống sau này. Giai đoạn này được
hiểu một cách đơn giản là giai đoạn: sau trẻ con và trước người lớn” .
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì VTN là người
trong lứa tuổi từ 10 đến 19, thanh niên là những người trong độ tuổi từ 15 đến
24 và thanh niên trẻ là những người trong độ tuổi từ 10 đến 24 . Theo Bộ Y tế
thì VTN là những người trong độ tuổi tư 10 đến 18 được chia thành 3 giai đoan:
giai đoan sớm: 10-13 tuôi; giai đoan giữa: 14-16 tuôi; giai đoan muộn: 17-18 .
Đây là thời kỳ phát triển đặc biệt - thời kỳ xảy ra đồng thời hàng loạt những biến
đổi nhanh chóng cả về cơ thể cũng như sự biến đổi tâm lý và các mối quan hệ xã
hội. Sự xuất hiện tình yêu, tình dục ở VTN Việt Nam hiện nay chủ yếu rơi vào
nhóm tuổi này .
Cùng với sự gia tăng dân số, số lượng nhóm tuổi VTN ngày càng tăng cao
nhất là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, theo tổng điều tra dân
số ngày 1 tháng 4 năm 2009 ở Việt Nam hiện nay có 18,7% VTN từ 10-19 tuổi,
khoảng 16,064 triệu người .
1.1.1.2. Các đặc trưng của tuổi dậy thì
Tuổi VTN là thời kỳ phát triển đặc biệt - thời kỳ xảy ra đồng thời hàng
loạt những biến đổi nhanh chóng cả về cơ thể cũng như sự biến đổi tâm lý và
các mối quan hệ xã hội. Người cung cấp dịch vụ cần hiểu rõ về các đặc điểm
tâm sinh lý và những thay đổi trong độ tuổi này thì mới có thể tiếp cận, tư vấn
và cung cấp dịch vụ được cho các em một cách phù hợp, thân thiện và hiệu quả.
Lứa tuổi VTN là từ 10 đến 18 tuổi và được chia ra 3 giai đoạn:


4
+ VTN sớm: từ 10 đến 13 tuổi
+ VTN giữa: từ 14 đến 16 tuổi
+ VTN muộn: từ 17 đến 18 tuổi

Ba giai đoạn phân chia này chỉ có tính tương đối, có thể khác nhau ở từng
VTN .
Những thay đổi về giải phẫu và sinh lý trong thời kỳ VTN
- Sự phát triển cơ thể rõ rệt và dễ nhận thấy nhất là các dấu hiệu dậy thì.
Tuổi dậy thì ở các em nữ thường sớm hơn và trong khoảng từ 10-15 tuổi, các em
nam trong khoảng từ 12-17 tuổi.
- Trong giai đoạn dậy thì, các nội tiết tố sinh dục (estrogen và progesteron
đối với nữ, testosteron đối với nam) tăng dần, cơ quan sinh dục phát triển và cơ
thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản. Biểu hiện rõ rệt ở các em nữ là
hiện tượng kinh nguyệt và ở em nam là hiện tượng xuất tinh.
Dậy thì ở các em nữ:
- Phát triển núm vú, quầng vú.
- Tử cung, âm đạo, buồng trứng phát triển to ra, xương hông nở ra.
- Phát triển chiều cao nhanh chóng.
- Mọc lơng sinh dục: lơng mu, lơng nách.
- Xuất hiện kinh nguyệt.
- Các tuyến bã hoạt động mạnh, xuất hiện mụn trứng cá.
Dậy thì ở các em nam:
- Tinh hoàn và dương vật to lên, da tinh hoàn sẫm màu lại.
- Thanh quản mở rộng, vỡ tiếng, yết hầu lộ ra.
- Tăng trưởng nhanh chóng về chiều cao, các xương dài phát triển, cơ bắp
ở vai, ngực, cánh tay to ra.
- Xuất hiện lơng mu, ria mép.
- Có xuất tinh (thường là mộng tinh hay còn gọi là “giấc mơ ướt”).
- Các tuyến bã hoạt động mạnh, xuất hiện mụn trứng cá .
Những biến đổi về tâm lý trong thời kỳ VTN: tùy theo từng giai đoạn
phát triển của thời kỳ VTN mà có những biến đổi về tâm lý khác nhau.
Thời kỳ VTN sớm:



5
- Bắt đầu ý thức mình khơng cịn là trẻ con, muốn được độc lập.
- Muốn được tôn trọng, được đối xử bình đẳng như người lớn.
- Chú trọng đến các mối quan hệ bạn bè.
- Quan tâm đến hình thức bên ngoài và những thay đổi của cơ thể.
- Tị mị, thích khám phá, thử nghiệm.
- Bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng.
- Có những hành vi mang tính thử nghiệm, bốc đồng.
Thời kỳ VTN giữa:
- Tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến hình dáng cơ thể.
- Tỏ ra độc lập hơn, thích tự mình quyết định, có xu hướng tách ra khỏi sự
kiểm sốt của gia đình.
- Phát triển mạnh cá tính, sở thích cá nhân.
- Chịu ảnh hưởng nhiều của bạn bè đồng trang lứa.
- Quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận tình bạn khác giới với tình
yêu.
- Tiếp tục phát triển tư duy trừu tượng.
- Phát triển kĩ năng phân tích, bắt đầu nhận biết hậu quả của hành vi.
- Có xu hướng muốn thử thách các qui định, các giới hạn mà gia đình hay
xã hội đặt ra.
Thời kỳ VTN muộn:
- Khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình ảnh bản thân tương đối ổn định.
- Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề tốt hơn.
- Cách suy nghĩ, nhận xét và ứng xử chín chắn hơn.
- Ảnh hưởng của nhóm bạn bè giảm dần, quay lại chú trọng mối quan hệ
gia đình.
- Chú trọng tới mối quan hệ riêng tư, tin cậy giữa 2 người hơn quan hệ
theo nhóm.
- Định hướng cuộc sống, nghề nghiệp rõ ràng hơn.
- Biết phân biệt tình bạn và tình yêu, cách nhìn nhận tình u mang tính

thực tế hơn, có xu hướng muốn thử nghiệm tình dục .


6
1.1.2. Khái niệm và nội dung về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản
vị thành niên
1.1.2.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản
Theo Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển ở Cairo, 1994: “Sức khỏe
sinh sản (SKSS) là một sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội,
không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hoặc tàn phế của hệ thống sinh sản” .
1.1.2.2. Nội dung chủ yếu của sức khỏe sinh sản
Việt Nam đã công nhận và cam kết thực hiện 10 nội dung tại Hội nghị
Quốc tế về Dân số và phát triển ở Cairo-Ai Cập tháng 4/1994 theo những
vấn đề ưu tiên sau đây:
1. Làm mẹ an toàn
2. Kế hoạch hóa gia đình
3. Giảm nạo hút thai và nạo hút thai an toàn
4. SKSS vị thành niên
5. Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản
6. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS
7. Ung thư vú và các ung thư của bộ máy sinh dục khác
8. Vô sinh
9. Giáo dục tình dục học
10. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về SKSS .
1.1.2.3. Nội dung sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên trẻ
Là những nội dung nói chung của SKSS nhưng được ứng dụng phù hợp
cho lứa tuổi vị thành niên và thanh niên trẻ. Nội dung ưu tiên Thông tin-Giáo
dục-Truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên :
 Đặc điểm và dấu hiệu của tuổi dậy thì
 Sự phát triển tâm sinh lý tuổi VTN

 Tình yêu và tình bạn
 Tình dục lành mạnh và tình dục an tồn
 Phịng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) kể cả
HIV/AIDS.
1.1.2.4. Các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên


7
Hiện nay chưa có định nghĩa chính thức nào về các dịch vụ chăm sóc
SKSS, SKTD cho VTN, TN. Thơng thường, các dịch vụ này bao gồm: tư
vấn/giáo dục, dự phòng và điều trị (lâm sàng và cận lâm sàng). Có nhiều cách
phân loại, nhưng nhìn chung các dịch vụ thông thường bao gồm: Thông tin, giáo
dục, và truyền thông; tư vấn (về những thay đổi thể chất và tâm lý trong lứa tuổi
VTN, vấn đề tình dục, phịng tránh HIV, dự phòng các vấn đề SKSS, SKTD).
Tư vấn về các vấn đề SKSS, SKTD cho VTN, TN. Chăm sóc trước sinh và sau
sinh cho VTN, TN. Phá thai an toàn và dịch vụ sau phá thai cho VTN, TN. Dự
phòng và điều trị BLTQĐTD, bao gồm HIV/AIDS. Dự phòng, điều trị và theo
dõi bạo lực thể chất, tâm lý, tình dục, bạo lực trên cơ sở giới .
1.2. Khái niệm chung về kiến thức, thái độ và hành vi
1.2.1. Khái niệm về kiến thức
Kiến thức là nhận ra ý nghĩ, bản chất, lý lẽ của việc, bằng sự vận dụng trí
tuệ. Hiểu biết được ý nghĩ, tình cảm, quan điểm của người khác, về tình hình,
lĩnh vực nào đó. Kiến thức được tích lũy trong suốt cuộc đời, được hình thành
qua học tập, quan sát (thầy giáo, cha mẹ, bạn bè, sách vở, báo chí) và kinh
nghiệm .
1.2.2. Khái niệm về thái độ
Thái độ là một khuynh hướng suy nghĩ và cảm xúc của con người về một
vấn đề gì đó biểu hiện bằng sự bằng lịng (thích) hoặc sự phản đối (khơng thích)
đối với một vấn đề nào đó. Có những loại thái độ như tích cực, tiêu cực, coi
trọng, thờ, ơ, coi thường... .

1.2.3. Khái niệm về hành vi
Hành vi của con người là cách ứng xử đối với mốt sự vật, sự kiện, hiện
tượng trong một hồn cảnh, tình huống cụ thể, được biểu hiện bằng lời nói, cử
chỉ,hành động nhất định. Mỗi hành vi của con người là sự biểu hiện cụ thể của
các yếu tố cấu thành nên nó, đó là các kiến thức, niềm tin, thái độ và cách thực
hành của con người trong một tình huống hay trong một sự việc cụ thể nào đó .


8
1.3. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên
trẻ
1.3.1. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên thế giới
1.3.1.1. Vấn đề quan hệ tình dục, biện pháp tránh thai, có thai, nạo hút thai.
Quan hệ tình dục (QHTD) sớm là vấn đề xã hội ở nhiều nước: Nghiên cứu
về thời điểm quan hệ tình dục lần đầu, vấn đề sử dụng biện pháp tránh thai và
mang thai ở vị thành niên tại Hoa Kỳ do Finer và cộng sự tiến hành năm 2013 đã
sử dụng kết quả cuộc Điều tra Quốc gia về Phát triển gia đình (NSFG) kéo dài từ
năm 2006 đến 2010 của Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có sự khác biệt
về tuổi QHTD lần đầu giữa nam và nữ. Tỷ lệ nữ giới có QHTD ở lứa tuổi dưới
15 là rất thấp, sau đó tăng dần ở độ tuổi 15 (19%) và 16 (32%). Có khoảng 26%
phụ nữ dưới 20 tuổi chưa có QHTD.Trong khi đó, tỷ lệ QHTD lần đầu ở nam độ
tuổi 13 - 14 là khoảng 5 - 10%. Tỷ lệ này cũng tăng lên ở độ tuổi 15 (22%) và 16
(35%) .
Môt nghiên cứu ở Niger Bang Nigeria trên 896 thanh thiếu niên từ 11- 25
tuổi kết quả: Khoảng 33% trong số họ đã có kinh nghiệm tình dục đầu tiên nam
giới nhiều hơn phụ nữ đã trải qua lần quan hệ tình dục đầu tiên. Chỉ 3,6% người
được hỏi đã kết hơn. Một một nửa số thanh thiếu niên có kinh nghiệm tình dục
có nhiều hơn một bạn tình vào thời điểm nghiên cứu .
Tỷ lệ vị thành niên nữ sử dụng các biện pháp tránh thai cho lần quan hệ
tình dục đầu tiên khác nhau ở các lứa tuổi. Với vị thành niên nữ độ tuổi từ 12 14, chỉ có khoảng 52% sử dụng các biện pháp tránh thai trong lần QHTD đầu

tiên. Trong khi đó, có 82% nữ giới 16 tuổi sử dụng trong lần QHTD đầu tiên và
con số này ở nữ giới 17 tuổi, đã QHTD là 95%.
Về vấn đề mang thai và nạo phá thai, đa phần ở nữ giới từ 13 tuổi trở
xuống, khi mang thai, họ sẽ lựa chọn giải pháp phá thai. Việc phá thai giảm dần
khi lứa tuổi tăng lên và ở nữ giới trên 17 tuổi, số ca phá thai chỉ bằng 1 nửa so
với số trường hợp quyết định sinh con .
Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành đối với vấn đề sức khoẻ sinh
sản và tình dục do Nair và cộng sự, tiến hành tại Kerala, Ân Độ trên đối tượng vị
thành niên và thanh niên (từ 10 đến 24 tuổi) cho thấy: cả nam giới và nữ giới tại


9
thời điểm nghiêm cứu đều có các kiến thức đúng nhất định về sức khỏe sinh sản.
Cụ thể, tỷ lệ nam giới biết cách phòng tránh thai bằng bao cao su cao hơn so với
nữ (chiếm 95,1%) và nữ giới biết về dụng cụ tử cung chiếm tỷ lệ cao hơn
(56,5%). Trên 90% vị thành niên và thanh niên (cả nam và nữ) mong muốn có
các dịch vụ tư vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên .
Khi tìm hiểu về kiến thức, thái độ và thực hành của nữ vị thành niên liên
quan đến SKSS tại các trường trung học cơ sở ở thành phố Riyadh, Ả Rập Xê
Út, Sharifa và cộng sự đã nhận thấy, có tới hơn 2/3 số học sinh nữ tham gia
nghiên cứu có kiến thức về SKSS chưa đúng. Cụ thể, với vấn đề phịng tránh
thai và kế hoạch hóa gia đình, đa số các học sinh có kiến thức đúng về thuốc
tránh thai (87,1%) và 72% biết rằng việc cho con bú cũng là một biện pháp hỗ
trợ cho kế hoạch hóa gia đình; trong khi các em biết rất ít về hình thức triệt sản
ở nam và nữ .
Nghiên cứu cũng chỉ ra, có tới 95,4% nữ sinh thực hành vệ sinh đúng
cách trong chu kỳ kinh nguyệt cũng như có 88,3% học sinh có thái độ tích cực
về vấn đề SKSS. Nguồn cung cấp thông tin chủ yếu về SKSS của các nữ sinh
chính là mẹ của các em .
1.3.1.2. Vấn đề các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS

Tình trạng QHTD sớm, QHTD khơng được bảo vệ của VTN là nguy cơ
làm tăng các viêm nhiễm bộ phận sinh dục, lây truyền qua đường tình dục. Theo
Tổ chức Y tế Thế giới thì hàng năm có trên 250 triệu người mới bị bệnh lây
truyền qua đường tình dục tỷ lệ cao nhất là ở tuổi 20-24, thứ hai là tuổi 15-19.
Trên thế giới có khoảng 1/20 vị thành niên nhiễm các BLTQĐTD mỗi năm .
Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ ngày càng tăng nhất là VTN,
nhiều người lây nhiễm, mắc AIDS từ khi còn ở tuổi này. Thế giới có khoảng 15
triệu người nhiễm HIV cao nhất ở nhóm tuổi từ 15-25 cho nam giới và ở nữ
nhóm tuổi 25-35 .
Với các bệnh LTQĐTD, tỷ lệ học sinh trả lời đúng cao nhất là đối với
HIV/AIDS, các bệnh khác (lậu, Chlamydia, Herpes sinh dục) có tỷ lệ trả lời
đúng thấp hơn nhiều .


10
Theo Ivanova và cộng sự, khi nghiên cứu về kiến thức, thực hành và việc
tiếp cận các dịch vụ sức khỏe của các nữ vị thành niên độ tuổi từ 13 - 19 tại
Uganda cho thấy: có 11,7% khơng biết cách phịng tránh nhiễm HIV và 15,7%
khơng biết về các bệnh LTQĐTD. Có 13,8% khơng biết về các biện pháp tránh
thai. Đa phần các thông tin về SKSS được cha mẹ hoặc người giám hộ chia sẻ
với các em, mặc dù vậy, đa phần các em đều có cảm giác ngại ngùng khi thảo
luận về vấn đề này .
1.3.1.3. Các nguy cơ về sức khỏe và hậu quả về kinh tế, xã hội của vấn đề thai
nghén và sinh đẻ ở tuổi vị thành niên
Thai nghén và sinh đẻ ở lứa tuổi VTN không chỉ dẫn đến nguy cơ cho
những đứa trẻ mà nó cịn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các nữ VTN. Các
bà mẹ ở lứa tuổi từ 10 đến 19 phải đối diện với nguy cơ tiền sản giật, viêm nội
mạc tử cung, nhiễm khuẩn huyết cao hơn so với các phụ nữ ở lứa tuổi từ 20 đến
24. Nhu cầu về tình cảm, tâm lý và xã hội đối với các nữ vị thành niên mang thai
cũng cao hơn so với phụ nữ ở các lứa tuổi khác .

Nguyên nhân tử vong thai kỳ ở phụ nữ do nạo phá thai là 8%. Đối với vị
thành niên, nguy cơ này càng nguy hiểm hơn vì các em có xu hướng tìm đến các
cơ sơ nạo phá thai khơng an tồn và khi có các triệu chứng về sức khỏe sau khi
nạo phá thai, các em cũng sợ sệt, trì hỗn việc đến các cơ sở y tế vì lo lắng. Điều
này càng làm tăng nguy cơ tử vong, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của các em
sau này .
1.3.2. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Việt Nam
1.3.2.1. Vấn đề quan hệ tình dục, biện pháp tránh thai, có thai, nạo hút thai.
- Quan hệ tình dục trước hơn nhân, có thai, nạo hút thai: QHTD trước
hơn nhân, và tình trạng có thai ở VTN ngày càng tăng, nhưng lại chưa có ý thức
sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) để hạn chế thai nghén. Kết quả điều tra ở
SAVY2 có 9,5% thanh thiếu niên cho biết họ đã từng có QHTD trước hơn nhân
(tỷ lệ này ở SAVY1 là 7,6%), trong khi đó kết quả của Hoang Thị Tâm năm
2003 chỉ có 0,4%. Vấn đề đáng báo động là tuổi QHTD lần đầu ở vị thành niên
có xu hướng giảm qua 2 cuộc điều tra, cụ thể là ở SAVY1, tuổi trung bình
QHTD lần đầu là 19,6% trong khi ở SAVY2 là 18,1%. Có sự khác nhau về


11
QHTD trước hôn nhân giữa thanh thiếu niên ở nông thôn và thành thị (tỷ lệ ở
nông thôn là 7,1% trong khi ở thành thị là 9%; 19,8% nam thành thị, 2,6% nữ
thành thị và 13,6% nam nông thôn, 2,2% nữ nơng thơn) .
Tuổi trung bình lần quan hệ tình dục đầu tiên của các đối tượng điều tra ở
nhóm tuổi 14-24 là 18,7 (2017) sớm hơn so với kết quả của các điều tra trước
(19,6 năm 2010). Khoảng 13% thanh thiếu niên cho biết đã từng có quan hệ tình
dục và trung bình họ đã có 2 bạn tình. Trong tổng số thanh thiếu niên tham gia
cuộc điều tra, 15% cho biết có quan hệ tình dục trước hơn nhân. VTN, TN Việt
Nam chưa có kiến thức đầy đủ và thực hành chưa đúng về các vấn đề sức khỏe
tình dục .
Kiến thức về mang thai của thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-24 khơng

đầy đủ, chỉ có 17% trả lời đúng các câu hỏi về những ngày mà phụ nữ có khả
năng thụ thai. Tình trạng sinh con ở tuổi chưa thành niên vẫn còn tồn tại ở Việt
Nam. Trên phạm vi toàn quốc, phụ nữ chưa thành niên (từ 10-17 tuổi) sinh con
trong 12 tháng trước thời điểm Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 chiếm
tỷ trọng 3,3‰; cao nhất ở Trung du và miền núi phía Bắc (9,7‰) và Tây
Nguyên (6,8%). Đồng bằng sơng Hồng có tỷ lệ phụ nữ sinh con khi chưa thành
niên thấp nhất (1,1%) .
Kết quả nghiên cứu của Trần Minh Hậu về “Kiến thức, thái độ, thực hành
của vị thành niên về sức khỏe sinh sản” có tới 92,9% VTN hiểu đúng QHTD
khơng an tồn là quan hệ không dùng các biện pháp bảo vệ. Về hậu quả của việc
QHTD ở tuổi VTN vẫn còn 13,0% cho rằng khơng có vấn đề gì. Chỉ có 47,9%
VTN hiểu rằng QHTD có thể gây ảnh hưởng tới học tập. Hậu quả khi QHTD
làm bạn gái có thể mang thai được 82,7% VTN biết đến .
Theo thống kê của Hội kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam là một trong ba
nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2- 1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó
khoảng 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên/thanh niên (VTN&TN) . Trong tổng số
nữ trong độ tuổi 15-24, có 18 trên 1,000 người đã từng phá thai (chiếm 9,2%
trong tổng số những người đã từng có thai), tỉ lệ phá thai đặc biệt cao hơn ở


12
nhóm nữ trong độ tuổi 19-24, dân tộc thiểu số và nữ đã từng kết hơn so với
nhóm nữ trong độ tuổi từ 15-18, người Kinh và người chưa từng kết hơn .
Nghiên cứu của tác giả Hồng Thị Hải Vân về “Kiến thức và thái độ của
học sinh Trung học phổ thơng huyện Hồi Đức, Hà Nội về chăm sóc sức khỏe
sinh sản vị thành niên” một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức về dậy thì, kiến
thức về mang thai và BPTT của học sinh THPT Hoài Đức bao gồm: khối lớp,
kết quả học tập, trình độ học vấn của bố và giới của học sinh. Các yếu tố về giới
tính, việc sống chung với bố mẹ có ảnh hưởng đến thái độ của học sinh về việc
QHTD trước hôn nhân của học sinh .

- Về biện pháp tránh thai: Theo nghiên cứu của Bộ Y tế và WHO năm
2002 cho thấy có 11,2% VTN có QHTD nhưng chỉ có 33,9% trong số đó có sử
dụng BPTT . Theo số liệu từ SAVY2 cho thấy, tỷ lệ sử dụng bao cao su cho lần
quan hệ tình dục lần đầu tiên ở nữ giới thấp hơn đáng kể so với nam giới (14,5%
so với 36,5%). Thanh niên thành thị có tỷ lệ sử dụng bao cao su trong lần đầu
quan hệ tình dục cao hơn so với thanh niên nơng thơn. Ngồi ra, tỷ lệ sử dụng ở
nhóm tuổi trẻ hơn (16-19 tuổi) cao hơn so với nhóm lớn tuổi (20-24 tuổi), điều
này cho thấy đã có sự cải thiện về thực hành quan hệ tình dục an tồn trong
nhóm tuổi trẻ hơn .
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phong về “Kiến thức, thái độ và thực
hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên 06 trường Đại học/Cao đẳng
thành phố Hà Nội” kiến thức, thái độ và thực hành về các BPTT của sinh viên
chưa tốt. Chỉ có 10,1% sinh viên có kiến thức về các BPTT đạt loại Tốt, 10,5%
sinh viên có thái độ về các BPTT đạt loại Tốt, 51,3% sinh viên có sử dụng các
BPTT trong lần QHTD đầu tiên; trong đó có 22,2% sinh viên nam sử dụng và
12,1% sinh viên nữ sử dụng. BPTT được sử dụng nhiều nhất trong lần QHTD
đầu tiên là BCS (31,6%). Có 31,6% sinh viên đã QHTD có thực hành tốt về các
BPTT .
Nghiên cứu cắt ngang trên 408 học sinh về kiến thức, thái độ, thực hành
của vị thành niên về sức khỏe sinh sản của học sinh Trường THPT Đông Thụy


13
Anh, kết quả các biện pháp tránh thai được học sinh biết đến nhiều nhất là bao
cao su (96,3%) tương tự với nghiên cứu của tác giả của Trần Minh Hậu biện
pháp tránh thai được VTN biết nhiều nhất là thuốc tránh thai (92,7%) và BCS
(95,8%), 82,1% VTN biết tác dụng phòng bệnh LTQĐTD của BCS, 88,1% biết
tác dụng tránh thai tạm thời của viên tránh thai, 88,8% biết các BPTT từ internet
.
Theo nghiên cứu của Vũ Kim Liên về "Thực trạng kiến thức và thực hành

về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh phổ thông tại Hải Phịng năm
2010" khi điều tra về việc có sử dụng BPTT trong lần QHTD đầu tiên, có 50%
VTN dùng BPTT trong lần QHTD đầu tiên, 33,3% không sử dụng BPTT trong
lần QHTD đầu tiên. Sự khác biệt giữa nam và nữ về sử dụng BPTT trong lần
QHTD đầu tiên khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05 .
1.3.2.2. Vấn đề các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS
Thanh thiếu niên trong độ tuổi 10- 24 có kiến thức cơ bản nhưng khơng
đầy đủ về HIV/AIDS, chỉ có 27% có kiến thức đúng, tồn diện và có khả năng
trả lời tất cả các câu hỏi về HIV/AIDS. Tỉ lệ thanh thiếu niên có thái độ chấp
nhận người nhiễm HIV cịn thấp 14%). Chỉ có 21% nam trong độ tuổi 10-24 có
thể nêu được một triệu chứng của các viêm nhiễm đường sinh sản và tỷ lệ này ở
nữ là 19% .
Tỷ lệ học sinh có kiến thức tốt về các dấu hiệu và cách phòng tránh các
bệnh lây truyền qua đường tình dục lần lượt là 31,9%; 60%. Tỷ lệ học sinh có
kiến thức tốt về đường lây, cách phòng tránh HIV/AIDS lần lượt là 83,8%;
68,9% . Theo điều tra tại Hải Phòng cho thấy còn 25,5% vị thành niên khơng
biết các bệnh lây truyền qua đường tình dục (nghiên cứu của Hoàng Thị Tâm
năm 2003 về thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi sức khỏe sinh sản của
học sinh THPT, tỷ lệ không biết về BTLQĐTD là 25,6%) , tỷ lệ biết cách
phịng tránh thì có 67,6% trả lời hơn hai biện pháp phòng tránh. Tỷ lệ khơng biết
một biện pháp phịng tránh nào là 28,8% .
Theo tác giả Trần Minh Hậu có đến 70,4% VTN quan tâm đến vấn đề


14
SKSS, 62,7% lo lắng nếu mắc bệnh LQĐTD, có đến 6,2 - 8,8% hiểu sai về bệnh
LTQĐTD, 81,4% - 93,1% biết HIV và giang mai lây qua đường tình dục, 92,9%
biết dùng BCS có thể phịng được bệnh LTQĐTD .
Theo nghiên cứu của SAVY1 tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng nghe nói đến
bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất viêm gan B 72,2%; lậu 62,8%; giang

mai 61,9%; trùng roi 24,5%; sùi mào gà 21,8%; mụn rộp 20,7%; hột xoài
15,1%; hạ cam 10,4%; chlammydia 7,2% .
Nghiên cứu của Vũ Thị Quyên về “Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm
sóc sức khỏe sinh sản” cho kết quả: Tỷ lệ học sinh biết đến các bệnh lây truyền
qua đường tình dục nhiều nhất là bệnh giang mai đạt 87,0%, bệnh lậu 78,9%.
Hiểu biết về HIV/AIDS và cách phòng tránh bệnh lây nhiễm HlV khá cao. Cịn
có tới 69,9% học sinh chưa biết về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản nam
giới .
Một kết quả đáng khích lệ 97% thanh thiếu niên cho biết có nghe nói đến
HIV/AIDS. Trong đó 52,2% có hiểu biết tốt; 39,3% trung bình và 8,5% thấp .
Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam đang có chiều hướng tăng đồng thời
có xu hướng trẻ hóa rõ rệt, nhóm tuổi từ 13-19 chiếm 5% vào năm 1997 đến
2002 tăng lên 8,3%. Nhóm từ 20-29 tăng lên khá nhanh từ 29% năm 1997 lên
55,6% năm 1999 và 59% năm 2002 .
1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện
tích 219,9 km2, dân số 180.300 người. Về địa hình, phía bắc và tây bắc Tuy
Phước giáp Phù Cát, An Nhơn; đông giáp biển; nam giáp TP Quy Nhơn; tây
giáp huyện Vân Canh. Hiện nay có 13 xã, thị trấn nằm bên đầm Thị Nại, có sơng
Kơn, sơng Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, QL 19, đường sắt Bắc - Nam
chạy ngang qua, Tuy Phước có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Trường THPT số 1 Tuy Phước được thành lập năm 1968, tọa lạc tại xóm
Đơng, thơn Trung Tín, thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
(số 194, đường Nguyễn Huệ, nằm trên Quốc lộ 19A, địa phận Tuy Phước).



×