Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thoái hóa khớp và cột sống ở người cao tuổi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.22 KB, 3 trang )




Thoái hóa khớp và cột
sống ở người cao tuổi
Bệnh thoái hóa khớp và cột sống gặp khá nhiều ở Việt Nam. Ngoài các
triệu chứng điển hình, bệnh còn để lại nhiều loại di chứng ảnh hưởng rất lớn
đến cuộc sống của người bệnh.
Bệnh thoái hóa khớp và cột sống là bệnh mạn tính do thương tổn ở sụn của
khớp và đĩa đệm của cột sống. Sụn và đĩa đệm bị xơ cứng, mỏng, mất tính
đàn hồi, nhiều khi còn mọc thêm các gai xương. Sở dĩ có hiện tượng đó là
do quá trình lão hóa của mô sụn. Thông thường, bệnh gặp ở người cao tuổi
nhưng cũng có thể gặp ở cả lứa tuổi trẻ hơn, trung niên. Loại bệnh hay gặp
nhất là thoái hóa đốt sống thắt lưng và khớp cùng chậu.
Triệu chứng biểu hiện
Đau: đau là dấu hiệu bao giờ cũng có. Đau khi làm việc gắng sức, vận động
nhiều, nhất là khi thời tiết thay đổi và đặc biệt là giảm khi nghỉ ngơi, không
vận động. Tính chất của đau thường đau âm ỉ và liên tục, cơn đau càng tăng
dần nếu không có sự can thiệp gì. Ví dụ như: xoa bóp, bấm huyệt, châm, cứu
hoặc bôi các thuốc giảm đau như diclofenac, tinh dầu giảm đau… Các triệu
chứng khác của viêm như: sưng, nóng, đỏ thường không thấy xuất hiện.
Hạn chế vận động: triệu chứng hạn chế vận động gần như bao giờ cũng
gặp. Điển hình nhất của hạn chế vận động là khi người bệnh cúi xuống hoặc
quay nghiêng sang bên khó khăn. Nếu có chèn ép dây thần kinh thì cúi
xuống rất khó khăn và đau (hội chứng của đau thần kinh tọa).
Làm biến dạng cột sống như: cong, vẹo.
Ngoài ra có thể có hiện tượng teo cơ, nhất là trong trường hợp dây thần kinh
tọa bị chèn ép lâu ngày.
Về chụp X-quang có 3 dấu hiệu đặc trưng: hẹp khe khớp, đặc xương dưới
sụn và mọc gai xương.
Ngày nay, khoa học về y học ngày càng phát triển cho nên có nhiều kỹ thuật,


xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán thoái hóa khớp và cột sống chính xác
hơn rất nhiều như chụp cộng hưởng từ chẳng hạn…
Biện pháp xử trí
Rất cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chắc chắn và có hướng điều trị
thích hợp, không nên tự điều trị hoặc dùng những thuốc không có lợi. Việc
làm này không những không khỏi bệnh mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe
như: gây teo cơ, loãng xương… Nên đi khám càng sớm càng tốt, bởi vì hiện
nay đã có một số thuốc và biệt dược được khuyến cáo dùng trong điều trị
thoái hóa khớp và cột sống khá hiệu nghiệm, kể cả khớp cùng chậu.
Khi đau nhiều mà chưa có điều kiện đi khám bác sĩ thì nên nghỉ ngơi, hạn
chế vận động nặng, xoa bóp, thoa một số loại dầu làm giảm đau như dầu gió
hoặc kem bôi kháng viêm non-steroid hoặc uống thuốc giảm đau như
paracetamol.
Khi cơn đau đã giảm có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tập đúng bài, những ngày
đầu có thể tập thời gian ngắn, sau đó tùy theo sự đánh giá của bản thân mà
tăng dần thời gian lên.
Khi đi khám bác sĩ và đã có chỉ định điều trị thì nên kiên trì và chịu khó
uống thuốc. Người bệnh cần xác định đây là dạng bệnh mãn tính và phải
điều trị lâu dài, đặc biệt là người bệnh đã có tuổi việc phục hồi tổ chức sụn,
khớp không thể ngày một ngày hai.



×