MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
1. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT ............................................................2
1.1 Khái niệm ...............................................................................................2
1.2 Các cách xác định lạm phát ...................................................................3
1.3 Phân loại lạm phát .................................................................................5
1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát ..............................................................7
1.5 Vai trò của lạm phát trong nền kinh tế .................................................8
1.6 Kiềm chế lạm phát ............................................................................10
2. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM ......................................12
2.1 Lạm phát trong giai đoạn 1975-1989 và yêu cầu đổi mới .................12
2.2 Giai đoạn kiềm chế và đẩy lùi lạm phát cao ( 1989 – 1999 ) ............15
2.3 Giai đoạn 1999 – 2004 ........................................................................16
2.4 Giai đoạn 2004 – nay ...........................................................................17
KẾT LUẬN ................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................22
Đề án tài chính - tiền tệ
2
Đề án tài chính - tiền tệ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong các thông tin kinh tế mà bạn nhận được hàng ngày, thường có
thông tin giá cả hàng hóa và dịch vụ trong tháng này tăng lên là bao nhiêu, và
đến cuối mỗi năm bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế như tỉ lệ tăng trưởng GDP,
bạn còn nghe thấy người ta thông báo tỉ lệ lạm phát trong năm là bao nhiêu.
Đồng thời trong các mục tiêu kinh tế đề ra cho năm tới bao giờ cũng có mục
tiêu về tỉ lệ lạm phát. Như vậy, lạm phát là một trong những vấn đề kinh tế vĩ
mô, đã trở thành mối quan tâm lớn của mọi người từ các quan chức cao cấp
đến những người dân thường. Việc kiểm soát lạm phát như thế nào là vấn đề
hàng đầu trong các cuộc tranh luận về chính sách kinh tế.
Dân chúng khi thấy giá cả các hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng
lên, họ gọi đó là lạm phát, nhờ có tín hiệu này mà dân chúng điều chỉnh được
hành vi tiêu dung của mình.
Vậy lạm phát là gì? Do đâu mà có lạm phát? Tại sao mọi người lai
quan tâm nhiều đến lạm phát? Với những tầm quan trọng như vậy thì ở Việt
Nam vấn đề lạm phát được quan tâm như thế nào? Thực trạng lạm phát nước
ta trong những năm vừa qua ra sao? Chính phủ đã thực hiện các chính sách gì
để kiểm soát lạm phát?
Để trả lời những câu hỏi trên, em xin được thông qua những kiến thức
đã học về môn tài chính - tiền tệ và tham khảo các tài liệu có lien quan đến
vấn đề này và trình bày trong đề án này.
3
Đề án tài chính - tiền tệ
1. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT
1.1 Khái niệm
Lạm phát đã được đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu
của các nhà kinh tế. Tuy nhiên, mỗi nhà kinh tế có một quan điểm khác nhau
về lạm phát.
Theo quan điểm của C.Mac trong bộ tư bản: lạm phát là việc tràn đầy
các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng
vọt, làm mất giá trị của đồng tiền, sự phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân. Ông cho rằng lạm phát là bạn đường của chủ nghĩa tư bản
, ngoài việc bóc lột người lao động bằng giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản
còn gây ra lạm phát để bóc lột người lao động một lần nữa, do lạm phát làm
tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống.
Theo quan điểm của nhà kinh tế học Samuelson: lạm phát biểu thị một
sự tăng lên trong mức giá cả chung. Ông cho rằng “lạm phát xảy ra khi mức
chung của giá cả và chi phí tăng - giá bánh mì, dầu xăng; tiền lương, giá đất,
tiền thuê tư liệu sản xuất tăng”. Ông cũng phân biệt hai trường hợp có sự tăng
giá nhưng không phải là lạm phát. Thứ nhất, giá cả tăng do một sự tác động
từ bên ngoài và khi tác đông không còn nữa thì giá cả giảm xuống - đây
không phải là lạm phát. Thứ hai, giá cả tăng do mất cân đối trong cục bộ nền
kinh tế nhưng sau khi sự mất cân đối đó được giải quyết thì giá cả lại ổn định
đây cũng không phải là lạm phát.
Còn nhà kinh tế học Friedman lại cho rằng: “lạm phát là việc giá cả
tăng nhanh và kéo dài”. Ông quan niệm: “lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng
là một hiệ tượng tiền tệ”. Ý kiến của ông được các nhà kinh tế học thuộc
trường phái tiền tệ và trường phái Keynes tán thành.
Ngoài ra, còn có nhiều khái niệm nữa về lạm phát. Ví dụ như: “lạm phát là
tình trạng giá cả của mọi mặt hàng tăng lên so với một thời kì bất kì trước
4
Đề án tài chính - tiền tệ
đó” hoặc “lạm phát là sự giảm giá trị hay sức trao đổi thành hàng hóa khác
của tiền”.
1.2 Các cách xác định lạm phát
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả
của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông
thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các
liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của
các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả
trung bình, gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số
giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung
bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua
chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so
với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá
cả như là phép đo kích thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích
thước của nó.
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của
chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong
chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực
hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
• Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết
giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học
tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay
thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch"
trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức
mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các
5
Đề án tài chính - tiền tệ
hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá
cả thế giới nói chung).
• Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi
"người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều
quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm
trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc
tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả
lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh
định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các
hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ
ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI,
thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng
chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).
• Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được
không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác
với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là
giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì
người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển
hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó
trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán
gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên
lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là
khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là
các dịch vụ.
• Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn
(thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số
này rất giống với PPI.
• Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một
cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất
6
Đề án tài chính - tiền tệ
được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ
số này bao gồm cả vàng và bạc.
• Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc
nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với
tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo
cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm Thực và danh định
trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất.
Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như
chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển
sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát
khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình.
• Chỉ số giá chi phí tiêu dùng c á nhân (PCEPI). Trong "Báo cáo chính
sách tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo Humphrey-
Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market
Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản
về lạm phát của mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạng chuỗi của các chi
phí tiêu dùng cá nhân".
1.3 Phân loại lạm phát
Tuỳ theo quan điểm và dựa trên những tiêu thức khác nhau sẽ có các
cách phân loại lạm phát khác nhau.
Xét về mặt định lượng
Dựa trên độ lớn nhỏ về tỉ lệ % lạm phát tính theo năm, người ta chia
lạm phát thành:
- Lạm phát vừa phải (tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm). Lạm phát
này xảy ra khi giá cả tăng chậm. Đây là mức lạm phát chấp nhận được. Với
mức lạm phát này, những tác động kém hiệu quả là không đáng kể. Đây là tỉ
lệ lạm phát mà nhiều nước mong muốn, tuy nhiên, các nước khác nhau sẽ có
7
Đề án tài chính - tiền tệ
những tỉ lệ lạm phát phù hợp khác nhau. Nhiều trường hợp, tỉ lệ lạm phát phù
hợp lại là tỉ lệ lạm phát với hai chữ số.
- Lạm phát phi mã: ở mức lạm phát hai con số thấp (11, 12, 13%) thì
tác động tiêu cực của lạm phát cũng là không đáng kể, nên kinh tế vẫn chấp
nhận được. Nhưng khi tỉ lệ giá cả tăng ở mức hai con số cao, lạm phát sẽ trở
thành kẻ thù của sản xuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó là
không nhỏ. Lạm phát hai con số trở thành mối đe doạ đến sự ổn định của nền
kinh tế.
- Siêu lạm phát: ngoài các loại lạm phát trên đây còn có một vài loại
khác như lạm phát ba con số, lạm phát phi mã… tuỳ theo quan niệm của mỗi
nhà kinh tế. Nhiều người coi các loại lạm phát này là siêu lạm phát vì nó có tỉ
lệ lạm phát rất cao và tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Với siêu lạm phát, những
tác động của nó đến đời ssống và đến nền kinh tế trở nên nghiêm trọng. Kinh
tế suy thoái một cách nhanh chóng vì sản xuất không chịu hoạt động hoặc chỉ
hoạt động cầm chừng vì khi họ càng sản xuất thì càng thua lỗ do giá cả vật tư
tăng nhanh trong khi thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống. Tiền
sẽ được trở nên khó chấp nhận trong thời kì này, người ta sẽ quay về trao đổi
hiện vật thời cổ.
Về mặt định tính
Lạm phát được chia thành các loại sau:
- Lạm phát thuần tuý: là trường hợp đặc biệt khi giá cả hàng hóa tiêu
dung và hàng hóa sản xuất đều tăng lên gần như cùng tỉ lệ 5 trong một đơn vị
thời gian. Đây là trường hợp mà nhu cầu tiền thực tế tăng cùng chiều và khá
tương đương với cung tiền thực tế
- Lạm phát cân bằng và không cân bằng:
Lạm phát cân bằng: khi nó tăng tương ứng với thu nhập, do vậy lạm
phát không ảnh hưởng đến đời sống của lao động.
Lạm phát không cân bằng: tỉ lệ lạm phát phát tăng không tương ứng
với thu nhập. Trên thực tế, lạm phát không cân bằng thường xảy ra nhất.
8
Đề án tài chính - tiền tệ
- Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường:
Lạm phát dự đoán trước: xảy ra trong một thời gian đủ dài với một tỉ lệ
lạm phát hang năm khá đều đặn và ổn định khiến cho dân chúng có tâm lý và
sự chờ đợi trở thành quán tính. Do vậy, người ta có thể dự đoán được tỉ lệ
lạm phát của những năm tiếp theo và đã có những chuẩn bị để thích nghi với
tình trạng lạm phát này.
Lạm phát bất thường: lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước đó
chưa hề xuất hiện. Do vậy, về tâm lý, cuộc sống và thói quen của người dân
đều chưa thích nghi được. Lạm phát bất thường xảy ra thường tạo nên những
cú sốc về kinh tế và sự mất tin tưởng của người dân vào chính quyền đương
đại.
1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát
Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra do cầu tăng, đặc biệt khi sản lượng đã đạt
hoặc vượt quá mức tự nhiên. Thực ra, đây cũng là một cách định nghĩa về
lạm phát dựa vào nguyên nhân gây ra lạm phát: lạm phát được coi là sự tồn
tại của một mức cầu quá cao. Theo lý thuyết này, nguyên nhân của tình trạng
dư cầu được giải thích do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn năng lực sản xuất.
Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát cũng có thể xảy ra khi một số loại chi phí đồng loạt tăng lên
trong toàn bộ nền kinh tế. Trong đồ thị tổng cung - tổng cầu, một cú sốc như
vậy sẽ làm đường tổng cung dịch chuyển lên trên và sang bên trái. Trong bối
cảnh đó, mọi biến số vĩ mô trong nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng
bất lợi: sản lượng giảm, cả lạm phát và thất nghiệp đều tăng. Chính vì vậy,
loại lạm phát này được gọi là lạm phát do chi phí đẩy hay lạm phát kèm suy
thoái (stagflation).
Ba loại chi phí có thể gây nên lạm phát là: tiền lương, thuế gián thu và
giá nguyên liệu nhập khẩu. Khi công đoàn thành công trong việc đẩy tiền
lương lên cao, các doanh nghiệp sẽ tìm cách tăng giá và kết quả là lạm phát
9