TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), 175-186
175
NGHIÊN CỨU GIUN ĐẤT VÀ CÁC NHÓM MESOFAUNA KHÁC
Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Văn Thuận, Võ Thị Tuyết Nhung
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nhóm ĐVKXS cỡ trung
bình ở đất tại huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế. Kết quả đã xác định được 30 loài và phân
loài giun đất, thuộc 3 giống, 3 họ; trong đó có 22 loài và phân loài lần đầu gặp ở huyện
Nam Đông. Các loài tập trung chủ yếu trong giống Pheretima họ Megascolecidae (chiếm
93,35%); các giống Drawida và Pontoscolex, mỗi giống chỉ có 1 loài (chiếm 3,33%). Đối
với nhóm Mesofauna khác, đã xác định được 33 nhóm động vật không xương sống cỡ trung
bình ở đất. Trong đó, lớp Côn trùng (Insecta) xác định được 02 giống, 10 họ và 7 bộ; lớp
Chân môi (Chilopoda) xác định được 2 giống, 03 họ và 03 bộ; lớp Hình nhện (Arachnida)
xác định được 02 loài, 04 họ và 03 bộ; lớp Chân kép (Diplopoda) xác định được 02 giống,
02 họ và 02 bộ; lớp Chân bụng (Gastropoda) có 01 bộ và 01 họ; riêng lớp Giáp
xác(Crustacea) chỉ có bộ chân đều (Isopoda) và lớp Đỉa (Hirudinea) có 01 bộ và 01 họ.
Trong các sinh cảnh ở Nam Đông, rừng nguyên sinh có thành phần, mật độ cá thể và sinh
khối của các nhóm Mesofauna hơn hẳn các sinh cảnh khác (162 con/m
2
, sinh khối 194 g/m
2
)
và mật độ cá thể thấp nhất ở sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày (61,3 con/m
2
).
1. Mở đầu
Các nhóm động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ trung bình (Mesofauna) ở
đất có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người. Hiện đã có nhiều công
trình nghiên cứu về nhóm động vật này ở các khu vực khác nhau. Nam Đông là một
huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 60 km về phía
Tây Nam, tổng diện tích tự nhiên là 650,518 km
2
với 2/3 diện tích đất là đồi núi. Tuy
nhiên việc nghiên cứu ĐVKXS cỡ trung bình (Mesofauna) ở đất tại khu vực Nam Đông
còn hạn chế. Từ tháng 8/2010 đến tháng 9/2011, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các
nhóm ĐVKXS cỡ trung bình ở đất tại huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế, nhằm tìm
hiểu thành phần, đặc điểm phân bố và độ phong phú của chúng, góp phần bổ sung các
dẫn liệu về động vật không xương sống cỡ trung bình ở đất cho khu vực.
2. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Mẫu Mesofauna được thu trong các sinh cảnh rừng nguyên sinh (RNS); rừng thứ
sinh (RTS); đất trồng cây lâu năm (ĐTCLN); đất trồng cây ngắn ngày (ĐTCNN); vườn nhà
176 Nghiên cứu Giun đất và các nhóm Mesofauna khác…
(VN); đồi trồng cây lâu năm (ĐTCLN); đồi trọc (ĐT) và bờ khe, bờ ruộng (BK,BR) ở
huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế.
Các nhóm Mesofauna được thu trong các hố đào định lượng có kích thước 50
cm x 50 cm theo độ sâu của các lớp đất dày 10 cm cho đến khi không còn thu được mẫu
động vật (Ghiliarov M. S., 1975) [7]. Mẫu định tính được thu đồng thời với địa điểm
của hố định lượng để bổ sung thành phần loài. Nhóm Oligochaeta được bảo quản trong
formol 4%, các nhóm Mesofauna khác được bảo quản trong cồn 70
0
.
Định loại Mesofauna dựa theo tài liệu mô tả và khóa định loại của Chen Y (1946)
[6], Blakemore R. J. ( 2002) [5], Thái Trần Bái (1996) [1], Nguyễn Đức Khảm và cộng
sự (2007) [2]; Lưu Tham Mưu, Đặng Đức Khương (2000) [3]. Mật độ cá thể và sinh
khối được quy ra trên m
2
. Sử dụng công thức Stugren và Radulescu (1961) để xét mối
quan hệ thành phần loài giun đất ở vùng nghiên cứu với các vùng phụ cận. Các mẫu vật
được lưu giữ ở phòng thí nghiệm Động vật học, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm -
Đại học Huế.
Chúng tôi đã phân tích 1960 cá thể giun đất và 1095 cá thể Mesofauna khác của
25 mẫu định tính và 112 hố đào định lượng ở 30 điểm nghiên cứu ở các xã và 1 thị trấn
của huyện Nam Đông.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Thành phần loài giun đất ở huyện Nam Đông
Đã xác định được 30 loài và phân loài giun đất, thuộc 3 giống (Pheretima,
Pontoscolex và Drawida), 3 họ (Glossoscolecidae, Megascolecidae Moniligastridae) ở
huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế (Bảng 1).
Bảng 1. Thành phần, phân bố các loài giun đất ở huyện Nam Đông
TT
Loài và phân loài
Phân bố theo vùng
cảnh quan
Các vùng
phụ cận
Vùng
núi
Vùng
đồi
Thung
lũng
VQG
Bạch
Mã
Đà
Nẵng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
Glossoscolecidae Michaelsen,1900
1 Pontoscolex corethrurus (Müller, 1856) + + + + +
Megascolecidae Gates, 1959
2 Pheretima anomala Mich, 1907 +
3 Ph. aspergillum ( Perrier, 1872) + + + + +
NGUYỄN VĂN THUẬN, VÕ THỊ TUYẾT NHUNG 177
4 Ph. bachmaensis Thai et Nguyên, 1993 + +
5 Ph. bianensis Stephenson, 1931 + + + +
6 Ph. corticus (Kinberg, 1867) + + +
7 Ph. campanulata (Rosa, 1890) + + + + +
8 Ph. digna Chen, 1946 + + + +
9 Ph. dawydowi Mich, 1934 + +
10 Ph. danangana Thai, 1984 + + +
11 Ph. elongata (Perrier, 1872) + +
12
Ph. exigua chomontis Thai et
Samphon,1988
+ + + +
13 Ph. kytayana Thai, 1984 + + +
14
Ph. lateropapillata Thai et Samphon,
1988
+
15 Ph. multitheca multitheca Chen,1938 + + + + +
16 Ph. morrisi Beddard, 1892 + +
17 Ph. modigliani Rosa, 1889 + + + +
18
Ph. namdongensis Thai et Nguyen,
1993.
+ +
19 Ph. nhani Thai et Nguyen ,1994 + +
20 Ph. pingi Stephenson,1925 + + +
21 Ph. papulosa (Rosa, 1896) + + +
22 Ph. penichaetifera Thai, 1984 + + +
23
Ph. parataprobanae Thai et Nguyen,
1993
+ + +
24 Ph. posthuma (Vaillant, 1869) + + +
25 Ph.robusta Perrier,1872 + +
26 Ph. rodericensis (Grube,1879) + + + + +
27 Ph. truongsonensis Thai, 1984 + + +
28 Ph. taprobanae Beddard, 1892 + + + +
29 Ph. tsiliensis Mich, 1938 + + + + +
178 Nghiên cứu Giun đất và các nhóm Mesofauna khác…
Moniligastridae Claus, 1880
30 Drawida beddardi Rosa, 1890 + +
Tổng số loài 23 15 18 17 22
Ghi chú:(6): Theo Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Ngọc Huy, 2011
(7): Theo Phạm Hồng Hà, 1995
- Cấu trúc thành phần loài giun đất ở huyện Nam Đông
Trong 30 loài và phân loài giun đất gặp ở huyện Nam Đông, có 22 loài và phân
loài lần đầu găp ở vùng nghiên cứu. Nét đặc trưng của thành phần loài giun đất ở huyện
Nam Đông là giống Pheretima trong họ Megascolecidae có số lượng loài phong phú
nhất với 28 loài (chiếm 93,35%); giống Drawida và Pontoscolex, mỗi giống chỉ có 1
loài (chiếm 3,33%).
- Quan hệ thành phần loài giun đất ở vùng nghiên cứu với một số vùng khác
Thành phần loài giun đất ở huyện Nam Đông khác thành phần loài giun đất ở
Vườn Quốc Gia Bạch Mã (R=0.39) và khác với thành phần loài giun đất ở Đà Nẵng
(R=0.48). Tuy nhiên, trong mức độ khác nhau đó thì thành phần loài giun đất ở Nam
Đông gần với thành phần loài giun đất ở vườn Quốc gia Bạch Mã hơn (bảng 2).
Bảng 2. Quan hệ thành phần loài giun đất ở huyện Nam Đông với các vùng phụ cận
Khu vực
Chỉ số tính
Vườn Quốc Gia Bạch Mã
(22)*
Đà Nẵng
(76)*
X X’ 13 0 8 0
Y Y’ 5 0 48 6
Z Z’ 15 2 20 2
Rs Rss 0.09 1 0.47 0.50
R 0.39 0.48
Ghi chú: * Số loài và phân loài giun đất có trong khu vực
3.2. Thành phần các nhóm Mesofauna khác ở huyện Nam Đông
Ngoài giun đất, ở vùng nghiên cứu còn gặp 30 nhóm Mesofauna khác thuộc 2
ngành Chân khớp và Thân mềm (bảng 3). Ngành Thân mềm gặp một nhóm thuộc lớp
Chân bụng (Gastropoda); Ngành Chân khớp gặp 5 lớp và phân lớp gồm: Hình nhện
(Arachnida), Giáp xác(Crustacea), Chân môi (Chilopoda), Chân kép (Diplopoda) và
Côn trùng (Insecta). Trong đó, lớp Côn trùng gặp 12 họ và 7 bộ khác nhau. Bộ Cánh
cứng (Coleoptera) có số họ nhiều nhất (4 họ).
NGUYỄN VĂN THUẬN, VÕ THỊ TUYẾT NHUNG 179
Bảng 3. Danh sách các nhóm Mesofauna khác ở huyện Nam Đông
TT Nhóm động vật
Phân bố
Hố đào
định
tính
Hố đào
định
lượng
1
2
3
4
5
I. ARACHNIDA (LỚP HÌNH NHỆN)
Aranei (Bộ Nhện)
Araneidae
Salticidae (Họ Nhện nhảy)
Bộ chân dài (Opiliones)
Họ Phalangiidae
Phalangium opilio
Bộ đuôi roi (Uropigi hoặc Pedipalpi)
Họ Telyphonidae
Telyphonus caudatus
Nhện khác
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
6
II. CRUSTACEA (LỚP GIÁP XÁC)
Isopoda (Bộ Chân đều)
+
+
7
8
9
10
III. CHILOPODA (PHÂN LỚP CHÂN MÔI)
Geophilomorpha
Geolophilidae (Họ Rết đất)
Scolopendromorpha
Scolopendridae
Scolopendra sp
Scutigiromorpha
Họ scutigeridae
Scutigera sp
Chilopoda khác
+
+
+
+
+
+
+
+
IV. DIPLOPODA (PHÂN LỚP CHÂN KÉP)
Polydesmoidea
180 Nghiên cứu Giun đất và các nhóm Mesofauna khác…
11
12
Polydesmidae
Cuốn chiếu mai Polydesmus
Juliformia
Julidae
Cuốn chiếu đũa Julus
+
+
+
+
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
V. INSECTA (LỚP CÔN TRÙNG)
Blattoptera (Bộ Gián)
Blattidae (Họ Gián)
Họ Blaberidae
Họ gián khác
Coleoptera (Bộ Cánh cứng)
Carabidae (Họ Chân chạy)
Scarabaeidae (Họ Bọ hung)
Curculionidae (Họ vòi voi)
Ấu trùng của nhiều cánh cứng khác
Cánh cứng khác
Hemiptera (Bộ Cánh nửa)
Lepidoptera (Bộ cánh phấn)
Hymenoptera (Bộ Cánh màng)
Formicidae (Họ Kiến)
Formicinae (Phân họ Kiến đen)
Formicidae khác
Isoptera (Bộ Cánh đều)
Termitidae
Odontotermes sp
Rhinotermitidae
Schedorhinotermes sp
Orthoptera (Bộ Cánh thẳng)
Gryllidae (Họ Dế mèn)
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
NGUYỄN VĂN THUẬN, VÕ THỊ TUYẾT NHUNG 181
28 Acrididae (Họ Châu chấu) + +
29
VI. GASTROPODA (LỚP CHÂN BỤNG)
Bộ Stylommatophora
Valloniidae
+
+
30
VII. HIRUDINEA ( LỚP ĐỈA)
Bộ Arhynchobdellidea
Họ Hirudinidae
+
+
3.3. Phân bố của các nhóm Mesofauna theo sinh cảnh
3.3.1. Nhóm sinh cảnh vùng núi
- Sinh cảnh rừng nguyên sinh
Sinh cảnh rừng nguyên sinh gặp ở xã Thượng Lộ và xã Hương Phú. Đây là sinh
cảnh tự nhiên, không chịu hoặc ít chịu sự tác động của con người nên gặp đa số các nhóm
Mesofauna (24 nhóm). Trong đó, Côn trùng có số nhóm nhiều nhất (10 nhóm); tiếp đến
Hình nhện có 4 nhóm; Chân môi có 3 nhóm; Chân kép và giun ít tơ đều có 2 nhóm.
Mật độ cá thể và sinh khối thu được ở sinh cảnh này tương đối cao (162 con và
194 g/m
2
), trong đó Côn trùng là lớp có mật độ cá thể nhiều nhất 97,9 con/m
2
(chiếm
60,4%); tiếp đến là Giun ít tơ (055,4 con/m
2
, chiếm 34,2%) và có sinh khối lớn nhất
(184g/m
2
, chiếm 95,1%); lớp Đỉa là lớp có mật độ thấp nhất 0,42 con/m
2
(chiếm 0,26%).
- Sinh cảnh rừng thứ sinh
Trong sinh cảnh này gặp 14 nhóm Mesofauna. Trong đó, Côn trùng gặp nhiều
nhóm nhất (6 nhóm), kế đến là Hình nhện gặp 3 nhóm, Giun ít tơ và Chân môi cùng gặp
2 nhóm; Chân kép gặp 1 nhóm. Mật độ cá thể và sinh khối thu được ở sinh cảnh này
thấp hơn sinh cảnh rừng nguyên sinh (95,7 con/m
2
và 81,3 g/m
2
). Trong đó, giun ít tơ là
nhóm có mật độ cá thể cao nhất (74 con/m
2
, chiếm 77,3%) và sinh khối lớn (77 g/m
2
,
chiếm 95%) ; tiếp đến côn trùng là lớp có mật độ cá thể tương đối cao 16 con/m
2
(chiếm
16,7%) với sinh khối 1,76 g/m
2
(chiếm 2,16%); Chân môi là lớp có số cá thể nhỏ nhất
(1con/m
2
chiếm 1,01%).
- Sinh cảnh đất trồng cây lâu năm
Sinh cảnh đất trồng cây lâu năm trên nền rừng gặp phổ biến ở các xã Hương
Hữu, Thượng Lộ và Thị trấn Khe Tre. Ở đây hệ thực vật đơn điệu. Tuy nhiên, thảm thực
vật tương đối dày nên đã gặp 15 nhóm Mesofauna với số lượng cá thể và sinh khối lớn.
Trong đó, Côn trùng có số nhóm nhiều nhất (9 nhóm); giun ít tơ gặp 2 nhóm; Hình nhện
gặp 3 nhóm và Chân môi có 1 nhóm.
Mật độ cá thể và sinh khối của các nhóm Mesofauna thu được (100 con và 116
182 Nghiên cứu Giun đất và các nhóm Mesofauna khác…
g/m
2
). Trong đó, giun ít tơ là nhóm có mật độ cá thể cao nhất 70,6 con (chiếm 71%) và
sinh khối cũng lớn nhất 103,6 g/m
2
(chiếm 89,4%); Côn trùng có mật độ cá thể đứng thứ
hai (25 con/m
2
, chiếm 25%) với sinh khối 10,9 g (chiếm 9,41%); Chân môi là lớp có
mật độ cá thể nhỏ nhất (chiếm 1,79%) với sinh khối chiếm 0,29%; Như vậy, ở sinh cảnh
đất trồng cây lâu năm, giun ít tơ là nhóm chiếm ưu thế cả về số lượng và sinh khối.
- Sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày
Các mẫu thu được trong sinh cảnh đất trồng cây ngắn ngày thuộc xã Thượng Lộ.
Trong sinh cảnh này đã gặp 11 nhóm. Trong đó, Côn trùng (Insecta) là lớp đa dạng nhất
đã gặp 5 nhóm; Giun ít tơ và Hình nhện đều gặp 2 nhóm; lớp Giáp xác và lớp Chân
môi chỉ gặp 1 nhóm.
Mật độ cá thể và sinh khối các nhóm Mesofauna thu được ở sinh cảnh này (61,3
con và 232 g/m
2
). Trong đó, Giun ít tơ có mật độ cá thể nhiều nhất (49,3 con/m
2
chiếm
80,4%) với sinh khối 226 g/m
2
(chiếm 97,72%); kế đến Côn trùng gặp 5 con/m
2
(chiếm
8%) ; tiếp theo Giáp xác gặp 3,56 con/m
2
(chiếm 5.8%); Chân môi có mật độ cá thể
thấp nhất 1,33 con/m
2
(chiếm 2,17%).
- Sinh cảnh vườn nhà
Sinh cảnh VN được tiến hành nghiên cứu tại xã Thượng Lộ và thị trấn Khe Tre
của huyện Nam Đông, đây là một trong các sinh cảnh gặp nhiều nhóm Mesofauna (15
nhóm). Trong đó, Côn trùng gặp 7 nhóm; kế đến là Giun ít tơ, Chân môi và lớp Hình
nhện đều gặp 2 nhóm; Chân kép và Giáp xác chỉ gặp 1 nhóm.
Mật độ cá thể và sinh khối các nhóm Mesofauna thu được ở sinh cảnh vườn nhà
là (92 con và 114 g/m
2
). Trong đó, Giun ít tơ là nhóm có mật độ cá thể nhiều nhất
(chiếm 78,2%) và sinh khối lớn nhất (chiếm 87,9%); Còn Chân môi là nhóm có mật độ
cá thể thấp nhất 2 con/m
2
(chiếm 2,17%).
3.3.2. Nhóm sinh cảnh vùng đồi
- Sinh cảnh đồi trồng cây lâu năm
Các mẫu được thu ở các đồi trồng cây lâu năm của xã Hương Hữu và Thượng
Long. Ở sinh cảnh này gặp 13 nhóm.Trong đó, Côn trùng gặp số nhóm nhiều nhất (7
nhóm); kế đến là Giun ít tơ và lớp Hình nhện gặp 2 nhóm; Giáp xác và Chân môi chỉ
gặp 1 nhóm.
Mật độ cá thể và sinh khối các nhóm Mesofauna thu được ở sinh cảnh ĐTCLN
là 137 con và 162 g/m
2
. Trong đó, Côn trùng là nhóm có mật độ cá thể nhiều nhất 70,6
con/m
2
(chiếm 51,4%) và sinh khối 5,48 g/m
2
(chiếm 3,39%); kế đến là Giun ít tơ 64
con/m
2
(chiếm 46,6%) với sinh khối rất lớn là 155 g/m
2
(chiếm 95,8%); Hình nhện có 1,43
con/m
2
; Chân môi và Giáp xác có mật độ cá thể thấp (0,86 con/m
2
và 0,57 con/m
2
).
- Sinh cảnh đồi trồng cây ngắn ngày
NGUYỄN VĂN THUẬN, VÕ THỊ TUYẾT NHUNG 183
Ở sinh cảnh này gặp 12 nhóm. Trong đó, Côn trùng, Hình nhện và Chân môi là
các lớp gặp nhiều nhóm nhất (3 nhóm); kế đến là Giun ít tơ) gặp 2 nhóm và Chân kép
chỉ gặp 1 nhóm.
Mật độ cá thể và sinh khối các nhóm Mesofauna thu được ở sinh cảnh là 70
con/m
2
và 187 g/m
2
. Trong đó, Giun ít tơ là nhóm có mật độ cá thể nhiều nhất 60,8
con/m
2
(chiếm 87%) và có sinh khối cũng lớn nhất 183 g/m
2
(chiếm 97,9%); kế đến là
Côn trùng (2,8 con/m
2
chiếm 4%); Chân môi và lớp Hình nhện đều gặp 2,4 con/m
2
(chiếm 3,4%);Chân kép có mật độ thấp nhất 1,6 con/m
2
(chiếm 2.3%).
- Sinh cảnh đồi trọc
Đồi trọc là sinh cảnh đặc trưng ở Nam Đông. Đây là sinh cảnh có hệ thực vật
nghèo, chủ yếu là trảng cỏ, một ít cây bụi. Trong sinh cảnh này đã gặp 14 nhóm
Mesofauna, nhưng số lượng cá thể không nhiều và sinh khối cũng không cao. Trong đó,
Côn trùng (Insecta) gặp 4 nhóm; Chân môi và Giun ít tơ đều gặp 3 nhóm; Hình nhện và
Chân kép) đều gặp 2 nhóm.
Mật độ cá thể và sinh khối các nhóm Mesofauna thu được ở sinh cảnh đồi trọc là
78,7 con/m
2
và 52.2 g/m
2
. Như vậy, so với sinh cảnh rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh,
thì mật độ và sinh khối của Mesofauna ở sinh cảnh đồi trọc thấp hơn. Về mật độ cá thể
và sinh khối của các nhóm thì Giun ít tơ có mật độ cá thể nhiều nhất 66 con/m
2
(chiếm
84%) với sinh khối 47 g/m
2
(chiếm 89,3%); kế đến là Côn trùng 6 con/m
2
(chiếm
7,63%); Hình nhện là lớp có mật độ cá thể thấp nhất 1,33 con/m
2
(chiếm 1,69%).
- Sinh cảnh bờ khe, bờ ruộng
Mẫu vật được thu trong sinh cảnh BK,BR của các xã Hương Phú, xã Hương Lộc,
xã Hương Hữu, xã Thượng Lộ và thị trấn Khe Tre. Trong sinh cảnh này đã gặp 16 nhóm
Mesofauna. Trong đó, Côn trùng là gặp nhiều nhóm nhất (6 nhóm); kế đến là Giun ít tơ
gặp 3 nhóm; Chân môi, Chân kép và Hình nhện mỗi lớp đều gặp 2 nhóm và Giáp xác
chỉ gặp 1 nhóm.
Mật độ cá thể và sinh khối thu được ở sinh cảnh BK,BR là 108,48 con/m
2
và
158 g/m
2
. Như vậy, so với các sinh cảnh vùng đồi, thì mật độ và sinh khối của
Mesofauna ở sinh cảnh BK, BR tương đối lớn chỉ thấp hơn ở sinh cảnh đồi trồng cây
lâu năm. Vì BK, BR thường bị ảnh hưởng của các tác động bên ngoài nhiều hơn sinh
cảnh đồi trồng cây lâu năm.
Về mật độ cá thể và sinh khối của các nhóm thì Giun ít tơ có mật độ cá thể
nhiều nhất 93,92con/m
2
(chiếm 86,6%) với sinh khối 155 g/m
2
(chiếm 98%); kế đến là
Côn trùng có mật độ cá thể là 6,72 con/m
2
(chiếm 6,19%) với sinh khối 1,73 g/m
2
(chiếm 1,1%); tiếp theo là Giáp xác 3,2 con/m
2
(chiếm 2,95%); Hình nhện là lớp có mật
độ cá thể thấp nhất 1,28 con/m
2
(chiếm 1,18%).
Từ các kết quả phân tích trên cho thấy, thành phần các nhóm Mesofauna có sự
184 Nghiên cứu Giun đất và các nhóm Mesofauna khác…
khác nhau giữa các sinh cảnh, trong đó sinh cảnh RNS gặp số nhóm nhiều nhất (24
nhóm); kế đến là sinh cảnh BK,BR; RTS, ĐTCLN và VN cùng gặp 15 nhóm; ĐT gặp
14 nhóm; ĐTCLN gặp 13 nhóm; ĐTCNN gặp 12 nhóm và thấp nhất ở sinh cảnh
ĐTCNN (11 nhóm) [bảng 4]. Về mật độ cá thể có sự khác nhau rõ rệt giữa các sinh
cảnh, trong đó RNS có mật độ cá thể lớn nhất (162 con/m
2
); kế đến là ĐTCLN; BK,BR;
ĐTCLN; RTS; VN; ĐT; ĐTCNN; ĐTCNN và thấp nhất ở sinh cảnh ĐTCNN (61,3
con/m
2
). Ngược lại, về sinh khối thì sinh cảnh ĐTCNN là lớn nhất(232 g/m
2
); thấp nhất
ở sinh cảnh ĐT (52,2 g/m
2
) (hình 1).
Bảng 4. Mật độ cá thể (con/m
2
) và sinh khối (g/m
2
) và số lượng nhóm Mesofauna ở các ở cảnh
huyện Nam Đông
RNS
RTS
ĐT
CLN
ĐT
CNN
VNT
NR
ĐT
CLN
ĐT
CNN
ĐT BK,BR
Mật độ (con/m
2
) 162,0
95.7 100,0
61.3 92,0 137,0
70,0 78.7
108.5
Sinh khối (g/m
2
) 194,0
81.3 116,0
232,0
114,0
162,0
187,0
52.2
158,0
Tổng số nhóm 24 15 15 11 15 13 12 14 16
0
50
100
150
200
250
RNS RTS ĐTCLNTNR ĐTCNNTNR VN ĐTCLN ĐTCNN ĐT BK, BR
Mật độ (con/m2) Sinh khối (g/m2) Tổng số nhóm
Hình 1. Mật độ cá thể (con/m
2
), sinh khối (g/m
2
) và số lượng nhóm Mesofauna ở các sinh cảnh
huyện Nam Đông
4. Kết luận
- Đã xác định được 30 loài và phân loài giun đất, thuộc 3 giống, 3 họ; trong đó
có 22 loài và phân loài lần đầu gặp ở huyện Nam Đông. Các loài tập trung chủ yếu
trong giống Pheretima họ Megascolecidae (chiếm 93,35%); các giống Drawida và
Pontoscolex, mỗi giống chỉ có 1 loài (chiếm 3,33%).
- Đã xác định được 33 nhóm động vật không xương sống cỡ trung bình
(Mesofauna) ở đất. Trong đó, lớp Côn trùng (Insecta) xác định được 02 giống, 10 họ và
con/m
2
g/m
2
NGUYỄN VĂN THUẬN, VÕ THỊ TUYẾT NHUNG 185
7 bộ; lớp Chân môi (Chilopoda) xác định được 2 giống, 03 họ và 03 bộ; lớp Hình nhện
(Arachnida) xác định được 02 loài, 04 họ và 03 bộ ; lớp Chân kép (Diplopoda) xác định
được 02 giống, 02 họ và 02 bộ; lớp Chân bụng (Gastropoda) có 01 bộ và 01 họ; riêng
lớp Giáp xác (Crustacea) chỉ có bộ chân đều (Isopoda) và lớp Đỉa (Hirudinea) có 01 bộ
và 01 họ.
- Trong các sinh cảnh ở Nam Đông, RNS có thành phần, mật độ cá thể và sinh
khối của các nhóm Mesofauna hơn hẳn các sinh cảnh khác (162 con/m
2
, sinh khối 194
g/m
2
) và mật độ cá thể thấp nhất ở sinh cảnh ĐTCNNTNR (61,3 con/m
2
).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thái Trần Bái, Mô tả các loài Pheretima không có manh tràng (Acoecata) mới gặp ở
Việt Nam và khóa định loại Acoecata ở khu vực Đông Dương, Tạp chí Sinh học 18(1):
(1996 ), 1 - 6.
[2]. Nguyễn Đức Khảm, Nguyễn Tân Vương, Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Văn Quảng, Lê
Văn Triển, Nguyễn Thúy Hiền, Vũ Văn Nghiên, Ngô Trường Sơn, Võ Thu Hiền, Động
Vật Chí Việt Nam, tập 15 (Mối), Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2007.
[3]. Lưu Tham Mưu, Đặng Đức Khương, Động Vật Chí Việt Nam, tập 7, Nxb. Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, 2000.
[4]. Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Ngọc Huy, Nghiên cứu đa dạng các nhóm động vật không
xương sống cỡ trung bình ở đất (Mesofauna) tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên
Huế, những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 2011, 914 - 920.
[5]. Blakemore R. J., Cosmopolitan Earthworms – an Eco-Taxonomic Guide to the
Peregrine Species of the World, Published by VermEcology, PO BOX 414 Kippax,
ACT 2615, Australia, 2002, 62 - 237.
[6]. Chen. Y, On the terrestrial Oligochaeta from Szechuan III, J. West China Border Res.
Soc.16, (1946), 83 - 141.
[7]. Ghilliarov M.S, Methods of Soil zoological studies, Pub. Nauka, Moscow, (1975), 12 -
29.
186 Nghiên cứu Giun đất và các nhóm Mesofauna khác…
STUDY OF EARTHWORM AND MESOFAUNA GROUPS IN NAM DONG
DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Van Thuan, Vo Thi Tuyet Nhung
College of Education, Hue Uiversity
Abstract. This paper presents a research, which was conducted from August 2010 to
September 2011, on earthworm and Mesofauna groups in Nam Dong district. The result
showed that 33 mesofauna groups belonging to 8 classes (Arachnida, Crustacea, Chilopoda,
Diplopoda, Gastropoda, Isopoda, Insecta, Hirudinea) were found in the studied habitats of
Nam Dong district. The study also determined 30 earthworm species belonging to 3 genera,
3 families. Among them, 22 species are recorded for the first time in Nam Dong area. In
these habitats, primary forest has higher composition, density and biomass of individual
Mesofauna groups than other habitats (162 individuals/m
2
, biomass 194g/m
2
) and density is
lowest in short woodland habitat (61,3 individuals/m
2
).