Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC TIẾT DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 11 TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.72 KB, 26 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

II - NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1 - TÊN ĐỀ TÀI:
GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC TIẾT DẠY LỊCH SỬ ĐỊA
PHƯƠNG LỚP 11 TRƯỜNG THPT
------------------------2 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
Lịch sử địa phương và giảng dạy lịch sử địa phương giữ một vị trí, ý
nghĩa quan trọng trong chương trình lịch sử ở trường THPT. Thông qua dạy
và học lịch sử địa phương giúp cho học sinh nhận thức sâu sắc hơn các sự
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử điển hình của lịch sử dân tộc. Mối quan hệ
giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc là cơ sở để học sinh nhận thức
sâu sắc bước phát triển của lịch sử địa phương, của lịch sử dân tộc. Thông
qua dạy học lịch sử địa phương góp phần nâng cao nhận thức phát triển và
giáo dục học sinh, đặc biệt rèn luyện các kỹ năng tư duy, thực hành, bồi
dưỡng niềm say mê, ý thức học tập tự giác, có thái độ bảo vệ, trân trọng và
giữ gìn những di sản văn hoá ở địa phương, biết kế thừa và phát huy những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Những tri thức lịch sử địa phương góp phần làm cho vốn hiểu
biết của học sinh trở nên phong phú, giàu sắc thái, sinh động giúp cho học
sinh không chỉ hiểu biết về quá khứ và hiện tại của địa phương mà còn hiểu
biết đầy đủ, sâu sắc hơn lịch sử dân tộc và nhân loại. Bên cạnh đó, dạy học
Lịch sử địa phương có tác dụng giáo dục rất to lớn, góp phần giáo dục học
sinh lòng yêu quê hương, tự hào về nơi chơn nhau, cắt rốn của mình, giáo
dục ý thức xây dựng quê hương, tôn trọng và bảo vệ các di tích văn hố, di
sản lịch sử địa phương. Đặc biệt, qua các hiện vật lịch sử của phương tạo
điều kiện thuận lợi để tổ chức dạy học theo các phương pháp tích cực, góp
phần hình thành các kỹ năng tự học, tự khai thác thông tin về lịch sử cho học
1



Sáng kiến kinh nghiệm

sinh. Chính vì vậy, giảng dạy lịch sử địa phương ở nhà trường phải được
tiến hành một cách khoa học, bài bản và nghiêm túc.
Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy lịch sử địa phương và cụ thể là các
tiết dạy ở lớp 11 còn gặp hạn chế cơ bản là: Tài liệu giảng dạy và học tập
của giáo viên và học sinh, cuốn “Một số chuyên đề về Lịch sử văn hoá
Thăng Long - Hà Nội” (Tài liệu học tập của học sinh lớp 10, 11, 12) chưa
được bổ sung mảng văn hoá ẩm thực; mảng trang phục quá khứ và hiện tại
của các địa phương Hà Nội mở rộng. Trong quá trình giảng dạy giáo viên
chưa thực sự chú ý đến việc tìm tịi các biện pháp, giải pháp đổi mới phương
pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin; khâu giao bài tập hạn chế
không tạo được niềm say mê nghiên cứu khoa học của học sinh; các tiết dạy
lịch sử địa phương khô cứng, nặng về thuyết trình, giảng giải khơng tạo
được hứng thú học tập cho các em..
Để góp phần khắc phục trình trạng trên đây, qua q trình làm cơng tác
quản lý và trực tiếp giảng dạy ở Trường THPT Trần Đăng Ninh, qua các tiết
dự giờ đồng nghiệp, tôi đã chủ động nghiên cứu, sưu tầm tư liệu xây dựng
nội dung bài giảng và triển khai trong tổ chuyên môn, nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Lịch sử địa phương trong giai đoạn Hà Nội mở rộng. Tiếp theo
đề tài: Xây dựng nội dung bài giảng lịch sử địa phương lớp 10 ở Trường
THPT đã báo cáo trong năm học 2008-2009. Bản thân tiếp tục nghiên cứu,
tìm tịi, sưu tầm tư liệu trong năm học 2009-2010, nhằm khắc phục những
khó khăn, hạn chế trong quá trình dạy học các tiết lịch sử địa phương ở lớp
11, xin được báo cáo kết quả nghiên cứu và góp chút kinh nghiệm để đồng
nghiệp tham khảo.

3 - PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
2



Sáng kiến kinh nghiệm

- Phạm vi đề tài: Đề tài: Góp phần nâng cao hiệu quả các tiết dạy lịch sử địa
phương Lớp 11 trường THPT, được áp dụng trong năm học 2022-2023 và
được thực hiện trong phạm vi các tiết dạy Lịch sử địa phương theo phân
phối chương trình môn Lịch sử lớp 11 trường THPT và các hoạt động ngoại
khoá theo chủ đề mang đặc trưng của bộ môn.
- Thời gian thực hiện:
Đề tài được triển khai thực hiện trong 2 năm học 2022-2023

III - QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 - TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
Số tiết dạy Lịch sử địa phương theo phân phối chương trình của Sở
GD&ĐT Hà Nội quy định được cấu tạo trong chương trình lịch sử của bậc
THPT ở nhà trường trung học phổ thông, theo tỉ lệ và số lượng như sau:
Bảng 1.
Phân phối chương trình.Lịch sử địa phương THPT.
Lớp

Tiết theo PPCT

10

33, 34 (CB)
44, 45 (NC)

11

29 (CB), 35 (NC)

34 (CB), 59 (NC)

12

43 (CB), 46 (NC)
45 (CB), 59 (NC)

Tên bài dạy
- Di tích lịch sử - văn hoá ở Hà Nội
- Một số nét về văn hoá ẩm thực Hà
Nội
- Một số nét về trang phục của người
Hà Nội
- Công nghệ và khoa học trong lịch sử
Thăng Long – Hà Nội.
- Giáo dục Thăng long – Hà Nội qua
các thời kỳ lịch sử

Số tiết
2
1
1
1
1

Căn cứ vào phân phối chương trình trên đây, ở lớp 11, giảng dạy Lịch sử
địa phương lớp 11 ở trường THPT được thực hiện qua 2 tiết ( Ban cơ bản
tiết 29 và tiết 34; Nâng cao tiết 39 và tiết 54). Trên thực tế qua giảng dạy và
3



Sáng kiến kinh nghiệm

dự giờ của giáo viên nhà trường thực hiện giảng dạy các tiết Lịch sử địa
phương ở lớp 11 về: Văn hoá ẩm thực Hà Nội; Trang phục của người Hà
Nội xưa và nay cịn có hạn chế cơ bản là:
- Qua các tiết dạy Giáo viên chưa chủ động sưu tầm, nghiên cứu bổ
sung kiến thức để xây dựng nội dung bài dạy trên cơ sở Tài liệu hướng dẫn
của Sở GD&ĐT; thậm chí có giáo viên chưa thực hiện nghiêm túc hoặc tự ý
cắt xén nội dung, chương trình..
- Các tiết dạy về văn hố ẩm thực, trang phục của người Hà Nội xưa
và nay, giáo viên thực hiện đơn điệu và dừng lại ở phương pháp thuyết
trình, nặng về đọc chép; minh hoạ thiếu tính sống động, khơng lơi cuốn
được học sinh cùng tham gia xây dựng bài.
- Giáo viên chưa chủ động tích cực ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy; việc giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn học sinh tự nghiên
cứu khoa học chưa thực hiện tốt; Việc tổ chức giảng dạy mới chỉ dừng lại ở
2 tiết học trên lớp cịn việc tổ chức các hình thức giảng dạy khác, các hoạt
động ngoại khố cịn hạn chế.
Năm học 2009-2010 năm học thứ hai sau hợp nhất Hà Tây- Hà Nội,
Tài liệu giảng dạy Lịch sử Hà Nội mở rộng chưa được bổ xung kịp thời
dẫn đến giáo viên lúng túng trong việc xây dựng nội dung bài giảng; Hứng
thú học tập của học sinh bị hạn chế. Do vậy, để dạy tốt các tiết lịch sử địa
phương Hà Nội lớp 11 giáo viên phải trên cơ sở Tài liệu hướng dẫn của Hà
Nội cũ, bổ sung thêm nguồn tư liệu mới để giảng dạy. Các nguồn tư liệu
này rất phong phú, đa dạng song, nó cịn phụ thuộc vào sự hiểu biết và sự
tâm huyết của mỗi thầy cô giáo.
Kế tiếp phải nói tới là hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên môn chưa chú
trọng đến mảng kiểm tra, dự giờ đánh giá giảng dạy Lịch sử địa phương, dẫn


4


Sáng kiến kinh nghiệm

đến thực tế giáo viên khơng tích cực sưu tầm tư liệu, ứng dụng CNTT, chậm
đổi mới phương pháp giảng dạy.
Từ thực trạng việc giảng dạy các tiết Lịch sử địa phương ở lớp 11 cịn
có hạn chế như đã trình bày trên đây, để góp phần tháo gỡ khó khăn, khắc
phục hạn chế, nâng cao hiệu quả giảng dạy các tiết Lịch sử địa phương lớp
11 ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở nghiên cứu, tìm tịi,
bổ sung kiến thức tơi đã thực hiện một số biện pháp nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả các tiết dạy lịch sử địa phương lớp 11 ở Trường THPT như sau:
2 - NHỮNG NỘI DUNG, BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN.

2.1. Bổ sung tư liệu lịch sử xây dựng nội dung các tiết dạy .
Theo phân phối chương trình Lịch sử địa phương lớp 11 các em được học
2 bài:
Bài 1. Một số nét về văn hoá ẩm thực Hà Nội
Bài 2. Một số nét về trang phục của người Hà Nội
Để góp phần nâng cao hiệu quả các tiết dạy trên đây, tôi thực hiện nh sau:
Bi 1.
Một số nét về văn hoá ẩm thực hµ néi
Căn cứ vào cuốn Một số chuyên đề về Lịch sử văn hoá Thăng Long - Hà
Nội (Tài liệu học tập của học sinh lớp 10, 11, 12), cấu trúc bài giảng như sau
1. Những đặc trưng nổi bật của văn hoá ẩm thực Việt Nam – Hà Nội.
2. Những sáng tạo vật chất trong văn hoá ẩm thực Hà Nội
3. Giá trị tinh thần trong văn hoá ẩm thực Hà Nội
4. Nét đẹp giao tiếp trong văn hoá ẩm thực Hà Nội
Trong quá trình giảng dạy bài này, tôI giữ nguyên cấu trúc bài giảng:

Mục 1: Những đặc trưng nổi bật của văn hoá ẩm thực Việt Nam – Hà
Nội.
5


Sáng kiến kinh nghiệm

Cốt lõi của mục này là làm cho học sinh thấy rõ được: Ẩm thực Việt
Nam – Hà Nội mang tính tổng hợp, tính dung nạp, tính cộng đồng và tính
biện chứng, linh hoạt.
Giáo viên cần tập trung phân tích, làm rõ cho học sinh nắm được các
ý cơ bản:
• Tính tổng hợp thể hiện trong cách chế biến đồ ăn và trong cách ăn
nhiều món một lúc.
• Tính dung nạp thể hiện sự tiếp nhận, hồn thiện, phát triển món ăn
của các vùng chuyển thành đặc sản của Hà Nội.
• Tính cộng đồng thể hiện ở sự ăn chung, thích nói chuyện trong khi ăn,
coi trọng sự giao tiếp trong ăn uống
• Tính biện chứng, linh hoạt thể hiện ở cách ăn, dụng cụ ăn, quan hệ
biện chứng âm dương; hợp thời tiết, đúng mùa, chọn đúng bộ phận có
giá trị; đúng trạng thái giá trị; đúng thời điểm có giá trị.
Để tạo hứng thú học tập cho học sinh, góp phần làm cho các em hiểu
sâu sắc và nắm vững, khái niệm: tính tổng hợp, tính dung nạp, tính cộng
đồng và tính biện chứng, linh hoạt đặc trưng chung của văn hoá ẩm thực
Hà Nội, tôi sưu tầm thêm các tư liệu minh hoạ, bổ sung mở rộng thêm qua
các ý:
A/ Hà Nội - mảnh đất của tinh hoa, của văn minh, thanh lịch. Dường
như, những dịng sơng lịch sử đã mang về đây tất cả những gì tinh túy nhất
trong lịng nó. Để rồi, với sự hào hoa vốn có, người dân nơi đây đã sản sinh
ra những món”của ngon vật lạ” được xếp vào hàng bậc nhất của nền văn

hóa ẩm thực nước nhà. Đặc sản Hà Nội bao giờ cũng ngon từ cách chế biến,
từ chút gia vị, nước chấm, đến cách bày biện thế nào cho đẹp măt, cho gợi
cảm mà vẫn nho nhã , thanh lịch.

6


Sáng kiến kinh nghiệm

B/ Hà Nội là nơi hội tụ và kết tinh các giá trị văn hóa ẩm thực tinh tế
nhất của mọi miền. Nơi đây khơng chỉ có những món ăn đặc sản được sáng
chế và lưu truyền qua nhiều thế hệ mà cịn có vơ số những món ăn đặc sản từ
khắp Bắc Trung Nam và quốc tế. Có lẽ khơng ở đâu trên đất nước ta mà các
món ăn đặc sản lại được phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân
thực như ở Hà Nội. Đó chính là kết quả của sự tổng hịa các yếu tố “hội
thủy, hội dân và hội tụ văn hóa” để tạo nên một bản sắc Thăng Long - Hà
Nội có cốt cách, phong thái và giàu chất nhân văn.
C/ Điểm qua vài món ăn đặc sản từ các vùng miền có thể thấy, Hà
Nội quả là nơi “bốn phương hội tụ”. Có thể thưởng tức tại đây món Cơm
lam Pắc Pó với hương vị hồn tồn tự nhiên của núi rừng Tây Bắc kiên
cường và thơ mộng. Mỗi một món ăn đều mang hương vị đặc trưng riêng
bởi sự ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu và cả cốt
cách của những người dân đã sản sinh ra những món ăn thật giản dị mà ấn
tượng này.
Như vậy, tìm hiểu về các món ăn đặc sản có mặt tại Hà Nội khơng
phải chỉ là để thưởng thức, để cảm nhận cái thú vị đến lạ lùng, cái ngon lành
bổ béo của mỗi một món ăn mà cịn để tìm hiểu về cả một góc văn hóa ẩm
thực vơ cùng sinh động và đa dạng của Thăng Long -Hà Nội. Ở đó, các giá
trị về dinh dưỡng, về văn hóa nghệ thuật và chất nhân văn đều được thể hiện
một cách thanh thoát, uyển chuyển và rất mực hòa hợp giữa thiên nhiên, con

người và tạo vật.
Mục 2: Những sáng tạo vật chất trong văn hoá ẩm thực Hà Nội
Ở mục này ngoài việc cần làm rõ cho học sinh thấy được các đặc sản
địa phương, các món ăn, thức uống ngon của người Hà Nội như cuốn Một số
7


Sáng kiến kinh nghiệm

chuyên đề về Lịch sử văn hoá Thăng Long - Hà Nội đã nêu, giáo viên cần
sưu tầm,bổ sung thêm vào bài giảng các đặc sản địa phương, các món ăn,
thức uống ngon của vùng đất Hà Tây cũ để bài giảng thêm phong phú và tạo
hứng thú học tập cho các em.
Bảng 2.
Thống kê một số địa danh gắn liền với đặc sản nổi tiếng của Hà Nội
STT

Địa danh gắn với đặc sản Hà

STT

Nội

Địa danh gắn với đặc sản Hà nội

1

Chả cá Lã Vọng ở phố Chả Cá 8

Giò chả Ước Lễ


2

Bánh cốm Hàng Than

9

Bánh dày Quán Gánh

3

Bánh trung thu Hàng Đường

10

Chè lam Thạch Thất

4

Bánh cuốn Thanh Trì

11

Rượu Thanh Mai

5

Thịt chó, cháo vịt Vân Đình

12


Bánh tẻ, rau muống Sơn Tây

6

Bánh sữa Ba Vì

13

7

Nem Phùng, kẹo lạc Đan

14

Phượng

Bánh gio làng Giá, bánh gia Yên
Sở
Rau sắn chùa Hương

Sử dụng Giáo án điện tử qua các slail hình ảnh, giáo viên minh hoạ
cho học sinh thấy được một số đặc sắc trong cách chế biến món ăn của
người Hà Nội và Văn hoá ẩm thực của Người Mường, người Dao (Ba Vì) Ví
dụ :
1.Bún thang.
Ở Hà Nội, có nhiều các món quà gốc bún. Mỗi thứ mỗi ngon, mỗi thứ
mỗi hương vị nhưng bún thang vẫn là thứ bún nổi tiếng hơn cả.  Một ít rau
răm mùi tàu xanh ngát, sau đó là các thứ nguyên liệu thực phẩm khác dải
đều trên nền bún trắng. Một nhúm trứng tráng mỏng tang thái chỉ màu điệp,

8


Sáng kiến kinh nghiệm

một chút lườn gà xé phay màu trắng ngà, kế đến là giò lụa thái sợi màu hồng
nhạt, cuối cùng rắc tơm bơng. Ở chính giữa là lòng đỏ trứng mặn, xung
quanh lác đác mấy lát lạp xườn đỏ viền miệng bát. Tất cả như một bông hoa
mà nhụy là khoanh trứng màu vàng sẫm. Cuối cùng nước dùng nóng rẫy
được chan thật vừa bát cho người ăn. Tuỳ theo khẩu vị từng người mà bún
thang có thể gia giảm thêm chút mắm tôm vào bát cho dậy mùi.
2.Cốm Vòng.
Cốm Vòng quả là một thứ đặc biệt trong mọi thứ quà Hà Nội. Không biết
tự bao giờ người làng Vòng ở huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội đã tạo
được một món ăn tuyệt vời và độc đáo đến thế. Cốm Hà Nội mới đích thực
là cốm, mà chỉ có cốm làng Vịng mới ngon, mới nổi tiếng. Kẻ Lủ cũng làm
cốm, nhưng cốm Kẻ Lủ chỉ bán trong làng. Có người cho rằng, ở làng Vịng
có giống nếp vàng, giống này khi còn non gặt về, đồ chín, giã nhanh, đều
tay, sàng sảy, ủ kín mới có được cái loại cốm dẻo và thơm như thế . Cịn
màu xanh hấp dẫn đó thì do hồ thêm nước lá cơm xơi.
Cốm được gói từng gói trong lá sen là để cho khỏi khô và đượm lấy
hương thơm ngát của lá sen tơ, làm tăng thêm vị cốm. Cốm để khơ có thể
đem thắng nước đường làm món cốm xào. Đây cũng là món cốm người Hà
Nội thích ăn. Ngồi ra cốm cịn được làm thành món chả cốm rất ngon.
Nhưng thích nhất vẫn là cốm tươi.
Từ lâu cốm và hồng đã thành một thứ quà sang trọng dùng trong các
dịp vui mừng để biếu xén, lễ lạt.

9



Sáng kiến kinh nghiệm

3.Bánh cuốn Thanh Trì.
Người Hà Nội sành ăn nên ngay từ cái bánh cuốn cũng phải thật cầu
kỳ chu đáo. Bột làm bánh phải làm từ thứ gạo ngon, thì bánh mới khơng
nồng, sắc bánh mới trắng. Tráng bánh phải thật mỏng, mỡ thoa phải đều tay
cho mướt mặt bánh để khi nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi. Phết nhân bánh
cũng đòi hỏi sự khéo léo sao cho bánh không thô, nhân đều từng cái. 
Trong thúng, bánh được xếp thành từng lớp gối nhau trên những tàu lá
chuối xanh màu ngọc thạch, sắc trắng pha những đốm nhân màu hồng sậm
của thịt và màu nâu tươi của mộc nhĩ nổi bật lên một cách hiền lành. Khi ăn,
bánh được bàn tay người bán nhẹ nhàng bóc từng lớp mỏng tang rồi cuộn
lại, bày lơ là trên những chiếc đĩa khiêm nhường. Bánh thơm dịu, êm êm
được dầm vào trong chén nước mắm nhỏ xíu xinh xắn rồi đưa lên miệng,
Mùi thơm của bánh và nhân quyện lẫn cái vị chua cay mặn ngọt của nước
chấm, lại thêm vài giọt tinh cà cuống.
Xưa khi ăn bánh cuốn Thanh Trì người ta thường thêm vài miếng đậu
rán thật nóng, thật phồng. Mỗi thứ cho một khẩu vị riêng. Song người ta vẫn
nhắc đến bánh cuốn Thanh trì như một sản phẩm của nghệ thuật ẩm thực dân
dã.
4.Chả cá Lã Vọng.
 

Vốn là một món ăn dân gian do gia đình họ Đồn chế biến để bán

trong thời gian chống Pháp, nhằm che mắt địch và tạo điều kiện cho hoạt
động chống Tây của một nhóm người yêu nước được dễ dàng. Chả cá đã trở
thành món ăn khối khẩu của thực khách sành ăn Hà Nội. Lâu dần, hai tiếng
chả cá được gọi thành tên phố và nó đã trở thành một trong những địa chỉ

10


Sáng kiến kinh nghiệm

văn hoá vật chất nổi tiếng của Hà Nội xưa - nay. Trong nhà hàng luôn bày
một ơng Lã Vọng ngồi bó gối câu cá bên dịng suối - biểu tượng của người
tài giỏi nghĩa hiệp ưu thời mẫn thế phải thúc thủ đợi cơ. Vì thế khách ăn
quen gọi là Chả cá Lã Vọng, ngày nay trở thành tên gọi của nhà hàng.
Người sành ăn phải đợi đến khi cái rét bắt đầu về, đi ăn Chả cá mới
ngon. Cá làm chả lại phải là cá Lăng thật tươi mới đúng vị, vì cá Lăng ít
xương, lại ngọt thịt và thơm. Khơng có cá Lăng thì mới buộc phải dùng đến
cá nheo, cá quả. Trước đây trong nhà hàng cịn có món chả chế biến từ cá
Anh Vũ bắt ở ngã ba sông Bạch Hạc thuộc thành phố Việt Trì. Thịt cá này
mà lọc ra cuộn với lá sói nướng lên thì chả thơm hết chỗ nói. Nhưng cá này
rất hiếm, lại có mùa nên món chả này rất đắt và hãn hữu mới có. Vì thế để
phục vụ đại trà cho thực khách như hiện nay, nhà hàng thường phải thay thế
bằng cá quả.
Thịt cá phải lạng từ hai bên sườn, thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ,
mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre nướng trên lò than hoa hồng rực
đặt ngay trên bàn ăn của khách. Người nướng phải khéo sao cho cá chín
vàng đều hai bên sau đó gỡ ra bát, rưới mỡ đang sôi lên trên. Ăn chả phải ăn
nóng, kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng láng, thì
là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm, vắt nhiều chanh tươi đánh sủi
lên rồi tra thêm một chút tinh cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng. Người ăn
cứ thế nhấm nháp, nhẩn nha đàng hoàng, vừa ăn vừa nhâm nhi với chút rượu
mạnh mới thấy hết cái hương vị đặc trưng có một khơng hai của món ăn lạ
miệng này. Tiếng mỡ nóng phi hành hoa kêu lép bép. Màu cá nướng vàng
rộm thơm lừng đặt trên những lớp rau thì là xanh mướt, bên lò nướng than
hồng rực, ấm áp cho ta cái cảm giác như đang được hưởng cái tinh tuý của

đất trời nước non.
11


Sáng kiến kinh nghiệm

5.Phở Hà Nội.
Phở mơí có cách đây khoảng một thế kỷ, cái tên "phở" cũng cũng chỉ là
âm của chữ (phấn), đọc theo giọng Quảng Đông, trong tên của món ăn
"ngưu nhục phấn" gồm thịt bị (ngưu nhục) và bánh phở (phấn). "Phở là một
thứ quà đặc biệt của Hà Nội, phở ngon là phở "cổ điển", nấu bằng thịt
bò,nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà khơng nát, thịt mỡ gầu giịn chứ
khơng dai, chanh ớt với hành tây đủ cả, rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt
chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống.
Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bị, cái thơm của thịt
vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh
phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thơi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ
càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước
nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như
lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy
nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng
vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên.Tất cả cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành,
êm nhẹ mà chân thật, tuyệt kỹ hài hồ. 
6.Bánh tơm Hồ Tây.
Ai đã từng đến Hà Nội chắc sẽ háo hức được một lần tìm đến bánh tơm
nóng Tây Hồ, để có dịp thưởng thức thứ đặc sản có một không hai của đất
này. Con tôm nước ngọt Hồ Tây vừa chín tới phổng phao màu hồng lựu nằm
trên mặt chiếc bánh vàng ươm, nhai cứ ròn tan như miếng bánh đa vừa
nướng. Vị tôm ngọt mà thơm cộng với cái giòn và ngậy của bánh, chấm với
nước mắm dấm chua cay, phảng phất hương cà cuống ruộng đồng ven đô


12


Sáng kiến kinh nghiệm

cho ta cái cảm giác ngọt tê dịu dàng nơi đầu lưỡi. Cứ thế nhai tan một
miếng, nhấp một hơi bia lạnh, hít thở qua hơi gió thoảng qua đượm mùi mỡ
béo ngậy, thơm từ lò bếp lọt ra mà thả lịng mình thanh thản tận hưởng bánh
và gió hồ mát rời rợi. Bánh tơm Hồ Tây vẫn giữ được nguyên vẹn hương vị
cổ truyền của nó, để cho bất cứ ai muốn thưởng thức cũng phải bất ngờ cảm
nhận được mùi vị ngon lành của bánh tơm rất nóng, rất rịn, rất thơm ngậy
với thứ nước chấm pha có nghề với đủ vị mặn, ngọt, chua, cay.
7.Cháo vịt Vân Đình.
Mỗi lần đi qua Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Tây), chẳng mấy ai quên ghé
vào quán nhỏ bên đường thưởng thức bát cháo vịt cho ấm bụng.
Vịt luộc chín, chặt miếng, cịn nước luộc dành để nấu cháo. Để có được một
nồi cháo thật sánh, ngậy thơm, có màu vàng nâu, đó là kinh nghiệm và bí
quyết gia truyền của người làm.
Khi bát cháo cịn nóng hơi hổi được đặt trước mặt, người thưởng thức vội
vàng đảo đều từ dưới lên sao cho thịt, hành lá, rau răm và chút nước mắm
thơm lừng quyện đều vào nhau, làm tăng thêm vị đậm đà, thơm ngon, vừa
lòng cả những thực khách có thói quen “ăn bằng mắt”.
Thưởng thức cháo vịt, muốn cảm nhận hết cái ngon của món ăn qua các
giác quan, người ta phải đến vào các buổi chiều. Cịn khách sành ăn khi qua
Vân Đình sẽ bắt đầu bằng bát tiết canh, hay nhâm nhi vài chén cay với đĩa
thịt vịt vàng thơm, béo ngậy, rồi sau đó mới nếm chút cháo cho ấm dạ, ấm
lịng. Có gì tuyệt hơn khi trên qng đường dài mỏi mệt, ta cùng người thân
dừng lại chốn này, xì xụp bát cháo cịn nghi ngút khói trong tiết chiều muộn
nơi thôn dã.


13


Sáng kiến kinh nghiệm

Mục 3: Giá trị tinh thần trong văn hoá ẩm thực Hà Nội
Ở mục này, giáo viên cần tập trung làm nổi bật những giá trị tinh thần
trong văn hố ẩm thực Hà Nội: GV phân tích cho học sinh nắm được qua
các ý:
- Hà nội có nếp sống văn hóa ẩm thực. Sản vật phong phú của các vùng
xung quanh đều chuyển về Hà Nội, mùa nào thức ấy. Ngừoi Hà Nội có điều
kiện để tạo ra nhiều món ăn ngon, biết cách ăn vừa ngon vừa đẹp. Ăn cho
ngon là sự kết hợp của nhiều yếu tố: món ăn hợp khẩu vị, gia vị hợp lí, thức
ăn nóng sốt, người cùng ăn chia sẻ tình cảm với nhau. Món ăn ngon phải có
bạn, chỗ ngồi phù hợp, đồ dùng phù hợp, ăn lúc phù hợp.
- Người Hà Nội quan tâm đến cách sắp xếp một bữa ăn sao cho đẹp mắt,
trình bày món ăn kết hợp được màu sắc, mùi vị và hình tượng. Thưởng thức
một món ngon là tổng hịa cảm nhận của các giác quan: thị giác, thính giác,
khứu giác, vị giác, xúc giác
- Người Hà Nội cũng chỉ ra món ăn khắc và hợp. Khắc như thịt gà cách
giới, ba ba rau dền…hợp như cốm chuối tiêu, kẹo lạc nước chè, gà lá chanh,
lợn hành, chó giềng, đậu phụ mắm tơm…
- Ăn uống khơng chỉ để thỏa mãn cái đói, cái khát mà còn để thưởng thức
cái dư vị, dư hương của thức ăn, đồ uống.
- Ăn uống là một thú vui, thành nét thẩm mĩ trong thưởng thức. Bữa cơm gia
đình hàng ngày quan trọng ở khơng khí đầm ấm. Bữa cơm ngày giỗ, tết là
dịp tưởng nhớ người đã khuất và gia đình sum họp. Tiệc rược, tiệc trà là chỗ
hội ngộ bạn bè.
GV mở rộng ý và dẫn dắt:Thời gian rồi cũng qua đi, tâm tính của người

Hà Nội đổi thay, phố xá nhà cửa, cái ăn, cái mặc của người Hà Nội cũng
khác xưa nhiều. Nhưng có một thứ ít thay đổi là khẩu vị của người Hà Nội.
14


Sáng kiến kinh nghiệm

Những món ăn mang tính chất đặc trưng của Hà Nội đang được nhân lên
khắp các phố phường và toả đi muôn nơi. Người Hà Nội vốn nổi tiếng về
thanh lịch và sành điệu cả trong giao tiếp lẫn trong ăn uống. Vẻ đẹp nhẹ
nhàng, cầu kỳ, trọng chất chứ không trọng số đã trở thành đặc trưng trong
nghệ thuật ẩm thực Hà Nội. Người Hà Nội rất biết chọn nơi, chọn cửa để
thưởng thức món ăn, và khi đã hợp khẩu vị ở đâu đó thì lại rất chung thuỷ
với món đó, nơi đó.
Mục 4: Nét đẹp giao tiếp trong văn hoá ẩm thực Hà Nội
Sau khi phân tích cho học sinh nắm được nét đẹp trong văn hoá ẩm thực
Hà Nội, GV mở rộng ý để tạo hứng thú cho HS: Người Hà Nội có nét văn
hóa thanh lịch trong ăn uống. Ca dao tục ngữ có câu:
“Dù no, dù đói cho tươi”
“Chớ eo xèo khi đãi khách
Đừng hậm hạch lúc ăn cơm”
“Rượu ngon chớ để mềm môi,
Thịt ngon phải nhớ những người cùng ăn”
Khi uống rượu cũng tránh “ngưu ẩm”, “tục tửu” mà phải là “tiên tửu”
Văn hóa ẩm thực Hà Nội mang đậm tính lịch sử nên việc kế thừa và
nâng cao truyền thống này trong đời sống là rất cần thiết. Văn hóa ẩm thực
ln biến đổi, có tiếp thu, kế thừa, có đổi mới, nâng cao. Cần truyền lại
những cái đẹp, khéo léo, tài hoa của người xưa cho con cháu.

Bài 2.


MỘT SỐ NÉT VỀ TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI

15


Sáng kiến kinh nghiệm

Căn cứ vào cuốn Một số chuyên đề về Lịch sử văn hoá Thăng Long - Hà
Nội (Tài liệu học tập của học sinh lớp 10, 11, 12), cấu trúc bài giảng như sau
1.Trang phục của người Hà Nội thời dựng nước và thời phong kiến.
2.Trang phục của người Hà Nội thời thuộc Pháp
3.Trang phục của người Hà Nội từ năm 1954 đến nay
Khi giảng dạy bài này, giáo viên cần sưu tầm bổ sung thêm tư liệu lịch
sử để lồng ghép với từng mục của bài dạy.
1. Trang phục của người Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử.
2.Trang phục của người Mường ở Ba vì(Hà Tây cũ) – Một bộ phận dân cư
của Hà Nội.
3. Nghề dệt Lụa ở Làng Vạn Phúc Hà Đông đã góp phần làm nên nét đặc
sắc trong trang phục của người Hà Nội
Cụ thể  như sau :
1. Trang phục của người Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử.
Người Hà Thành vẫn nổi tiếng bởi nét tinh tế trong ăn mặc. Xưa nay
vốn có câu thơ nói về nét tinh tế trong văn hoá ăn mặc của người Hà Nội:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài.
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
  Trang phục người Hà Nội ngày xưa khơng có gì khác biệt so với trang phục
của người dân Văn Lang Âu Lạc xưa. Tới thế kỷ 18-19, trang phục mà phụ
nữ Hà Nội thường mặc là áo the, quần lĩnh trông rất trang nhã và sang trọng.
Vải The được dệt bằng tơ tằm, hơi thưa, nhuộm thâm, để mặc ngồi có loại

đơn mỏng, loại kép dày. Đẹp hơn cả là the của làng La Cả(nay thuộc huyện
Hoài Đức) ,Lĩnh Bưởi được ưa chuộng hơn cả. Trang phục của nam giới
thường là mặc áo the, khăn xếp. Quân thường được may bằng vải trắng, sang
thì dùng lụa trắng Cổ Đơ (nay thuộc huyện Ba Vì), thứ lụa từng được chọn

16


Sáng kiến kinh nghiệm

để tiến vua. Sang trọng hơn nữa, đàn ơng, đàn bà mặc dài lụa trắng bên
trong, ngồi lồng áo may bằng sa, xuyến hoặc băng.
Vương triều, quan chức thì dùng hàng đoạn, gấm, vóc. Đoạn gần giống
vải lĩnh nhưng mình dày hơn. Vóc là thứ đoạn mỏng có hoa hồng màu, cịn
gấm có hoa dệt màu sắc sặc sỡ hoặc bằng kim tuyến.
Người Hà Nội thông thường hay dùng màu thâm (đen), trắng, nâu, tam
giang (nâu và đen) may trang phục. Trong lao động màu nâu là thông dụng.
Áo nhuộm bằng củ nâu vừa bền màu vừa làm bền sợi. Người khá giả cũng
dùng màu nâu, nhưng là lụa, đũi nhuộm nâu. Màu vàng bị cấm vì chỉ dành
riêng cho nhà vua và áo khoác các Thần, Phật. Còn màu đỏ chủ yếu dùng
trong các tầng lớp công, hầu, khanh, tướng.
  Theo thời gian, trang phục của người Hà Nội cũng thay đổi, giản dị nhưng
rất trang nhã. Áo cổ nhất mà một thời người phụ nữ Việt Nam rất ưa chuộng
là áo tứ thân. Khi mặc áo tứ thân phải thắt lưng bằng dải lụa màu, hay các
ruột tượng - một cái bao hình ống dàu có thể đựng tiền và vài thứ lặt vặt rồi
buộc rút hai đầu lại. Nhà buôn thành thị, nhà giàu xứ q cịn đeo vào thắt
lưng một bộ xà tích bằng bạc với chiếc ống vôi nhỏ, quả đào xinh xinh đựng
hào, chùm chìa khố. Cịn phụ nữ Hà Thành thường may thêm một vạt để
cài khuy rất đẹp.  
Đi theo áo tứ thân phải có chiếc yếm, áo yếm cùng với áo tứ thân theo

các chị, các em đến những nơi đình đám, góp phần tạo nên bộ quốc phục của
quý bà thời xưa. Bên cạnh trang phục, sự thanh lịch của người Hà Nội cịn
thể hiện ở nón mũ đội đầu. Đẹp nhất là nón làng Chng, nhưng bộ quai
thao làm duyên cho nón lại được làng Triều Khúc dệt.
Trải qua bao năm tháng, chiếc áo tứ thân được cách điệu dần dần thành
chiếc áo dài dân tộc ngày nay. Đó là chiếc áo dài có thân áo tương đối bó sát

17


Sáng kiến kinh nghiệm

thân người làm cho thân thể phụ nữ hiện lên được các đường cong mềm mại,
phù hợp với vóc người nhỏ nhắn của phụ nữ Việt Nam. Hai tà áo thả ngang
xuống ống chân, thướt tha bay trong gió quấn quýt từng bước đi.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, ngoài những trang phục đã trở thành
lễ phục của cả nước như áo dài cho phụ nữ, áo vest, sơ mi, quần Tây cho
nam giới, người Hà Nội cịn sáng tạo ra mn vàn mốt quần áo mới thích
hợp với mọi tầng lớp nhân dân và cũng chịu ảnh hưởng của thời trang quốc
tế. Hà Nội đã trở thành 1 trong 2 trung tâm thiết kế và biểu diễn thời trang
lớn nhất nước.
2.Trang phục của người Mường.
Ở Hà Nội (Hà Tây cũ) nơi người Mường tụ cư là các thung lũng ép mình
giữa các dãy núi đá vôi, núi đất. Cùng cội nguồn lịch sử với người Kinh,
người Mường đang hòa đồng với các dân tộc xung quanh, mặt khác vẫn giữ
gìn lâu bền những sắc thái văn hóa của mình, trong đó có bộ trang phục.
Người Mường có đặc trưng riêng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ
trên trang phục. Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi
dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Đây là loại áo cánh ngắn phủ kín mơng.
Đầu cắt tóc ngắn hoặc quấn khăn trắng. Quần lá tọa ống rộng dùng khăn thắt

giữa bụng còn gọi là khăn quần. Xưa có tục để tóc dài búi tóc. Trong lễ hội
dùng áo lụa tím hoặc tơ vàng, khăn màu tím than, ngồi khốc đơi áo chùng
đen dài tới gối, cài cúc nách và sườn phải. Người phụ nữ Mường thường
ngày mặc loại áo có tên là áo pắn (áo ngắn). Đây là loại áo cánh ngắn, xẻ
ngực, thân ngắn hơn so với áo cánh người Kinh, ống tay dài, áo màu nâu
hoặc trắng (về sau có thêm các màu khác không phải loại vải cổ truyền). Bên
trong là loại áo báng, cùng với đầu váy nổi lên giữa hai vạt áo ngắn. Đầu
thường đội khăn trắng, xanh với phong cách không cầu kỳ như một số tộc
18


Sáng kiến kinh nghiệm

người khác. Váy màu đen được trang trí ở đầu váy và cạp váy, khi mặc
mảng

hoa

văn

nổi

lên

giữa

trung

tâm




thể

.

Trang phục của người Mường khơng cầu kì nhưng lại có một vẻ đẹp thật
trang nhã.
3. Nghề dệt Lụa ở Làng Vạn Phúc Hà Đông
Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương là
vợ của tướng quân Cao Biền theo chồng sang nước Nam cai trị. Bà ở hành
cung ngoài thành Đại La và đi thăm thú các nơi. Đến trang Vạn Bảo,( Nay là
làng Vạn Phúc do tên cũ trùng với tên vua nhà Nguyễn nên phải đổi) thấy
dân tình hiền hồ, lại có cảnh đẹp bên dịng sơng Nhuệ nên bà ở lại, dạy dỗ
nhân dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong
làm thành hoàng làng. Tơ lụa Hà Đông là những mặt hàng dệt thủ công bằng
tơ tằm, rất đặc sắc và độc đáo, tiêu biểu nhất trong số những hàng dệt bằng
tơ sợi ở Việt Nam.
Chiếu Nga Sơn Gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông
                                                                           (Thơ Tố Hữu)
The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng
Lụa Vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên
                                                                    (Ca dao)

Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ
Marseille (1931) và Paris (1938), được người Pháp đánh giá là loại sản
19



Sáng kiến kinh nghiệm

phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp, rất được ưa chuộng tại
các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia... Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn
Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều
quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho đất nước.

2.2. Xây dựng nội dung bài giảng bằng Giáo án điện tử.
Trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi xây dựng nội dung bài dạy bằng
giáo án điện tử. Việc giảng dạy bằng giáo án điện tử có hiệu quả cao, đã thu
hút sự chú ý của các em học sinh và gây được hứng thú học tập cho các em.
Căn cứ vào bài giảng điện tử mà tôi đã xây dựng, các giáo viên trong nhóm
chun mơn, các giáo viên khác khi giảng dạy đã chủ động bổ sung, điều
chỉnh để sát đối tượng học sinh và phù hợp với thời gian của tiết học. Cách
làm này rất có hiệu quả thực tế.
Minh hoạ ở phần phụ lục.

2.3. Hướng dẫn Học sinh tự sưu tầm tư liệu lịch sử phục vụ
bài giảng.
Để chuẩn bị cho các tiết dạy giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho
học sinh tự sưu tầm các tư liệu lịch sử để phục vụ bài giảng.
3.3.1. Tìm hiểu một số đặc sản, món ăn, thức uống ngon của địa phương
3.3.2. Giao bài tập về nhà sau khi thực hiện xong tiết dạy:
Học sinh sưu tầm và lập bảng thống kê

Nhóm 1.
20




×