Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận Sự can thiệp của nhà nước nhằm hạn chế ngoại tác ô nhiễm môi trường và thực tế triển khai ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.33 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương 1:Cơ sở lý luận 3
1.Khái niệm ngoại tác 3
2.Phân loại ngoại tác tiêu cực 3
2.1.Ngoại tác sản xuất tiêu cực 3
2.2.Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực 5
3.Một số giải pháp khắc phục 6
3.1.Nội bộ hóa ngoại tác 6
3.2.Tổ chức hoạt động của các cá nhân với nhau 6
3.3.Can thiệp của chính phủ 6
Chương 2:Sự can thiệp của chính phủ hạn chế ngoại tác tiêu cực ô nhiễm 8
1.Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 8
1.1.Nhóm công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách 8
1.2.Nhóm công cụ tạo lập thị trường 9
1.3.Nhóm công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội 10
2.Các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế chính sách 12
2.1.Định giá, lượng giá giá trị môi trường 12
2.2.Hạch toán môi trường 15
Chương 3:Thực tế triển khai các công cụ kinh tế tại Việt Nam 20
KẾT LUẬN 29
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới.Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa không ngừng phát triển, kèm theo đó là sự gia tăng ô
nhiễm và suy thoái môi trường. Vì vậy, hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) là một
trong những hoạt động cần được tiến hành song song, đồng thời với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong giai đoan hiện nay của nước ta khi nền kinh tế
đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Do vậy


nhóm xin nghiên cứu vấn đề “Sự can thiệp của nhằm hạn chế ngoại tác ô nhiễm môi
trường và thực tế triển khai ở Việt Nam”
2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên nhóm chúng tôi xin giới
hạn nghiên cứu vấn đề ngoại tác tiêu cực và sự can thiệp bằng các công cụ kinh tế mà
không đề cập đến các công cụ khác
3. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dựa trên các tài liệu tìm
được, kết hợp với nền tảng lý thuyết từ các giáo trình Kinh tế học vi mô và thông tin
trên mạng internet về các trường hợp gây ô nhiễm
4. Bố cục đề tài
Đề tài được chia thành 3 phần chính :
Chương 1 : Cơ sở lý luận
Chương 2 : Sự can thiệp của chính phủ hạn chế ngoại tác tiêu cực ô nhiễm
Chương 3 : Thực tế triển khai các công cụ kinh tế tại Việt Nam.
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 .Khái niệm ngoại tác:
Ngoại tác là những lợi ích hay chi phí ảnh hưởng ra bên ngoài không được
phản ánh qua giá cả. Khi hoạt động của một thực thể (cá nhân hay doanh nghiệp) trực
tiếp tác động đến lợi ích của thực thể khác theo cách không thông qua giá thị trường,
các nhà kinh tế gọi sự tác động đó là ngoại tác.
Ngoại tác phát sinh bất cứ khi nào hành động của một đối tác làm cho đối tác
khác xấu đi hoặc tốt hơn, nhưng đối tác ban đầu không gánh chịu chi phí hoặc nhận
lợi ích của việc làm đó. Trong cuộc sống hàng ngày, ngoại tác xảy ra với những mức
độ và phạm vi khác nhau. Ngoại tác xảy ra ở mức độ nhỏ, như người hàng xóm của
bạn mở nhạc quá lớn làm cho bạn học bài không được. Ngoại tác xảy ra ở mức độ lớn
như mưa axít hoặc trái đất nóng dần lên, ô nhiễm môi trường…
Các ngoại tác có thể phát sinh giữa những người sản xuất với nhau, giữa

những người tiêu dùng với nhau, hoặc giữa cả hai. Các ngoại tác có thể là tiêu cực,
khi hành động của bên này gây chi phí cho bên kia như ô nhiễm môi trường và kẹt xe
do xe cộ gây ra, khói thuốc lá, hàng xóm ồn ào… Các ngoại tác có thể là tích cực, khi
hành động của bên này đem lại lợi ích cho bên kia như phòng chống bão lụt, nâng cấp
nhà ở, giáo dục….
2 . Phân loại ngoại tác tiêu cực:
2.1Ngoại tác sản xuất tiêu cực
Ngoại tác sản xuất tiêu cực (Negative production externality) là khi sản xuất
của của một công ty làm giảm đi tình trạng của công ty khác mà không bồi thường.
Để hiểu trường hợp ngoại tác sản xuất tiêu cực, hãy xem xét ví dụ sau:
- Một công ty thép tối đa hóa lợi nhuận, sản phẩm phụ của nó (chất bùn) đổ
vào dòng sông. Mức bùn quánh tạo ra theo tỷ lệ sản lượng thép sản xuất. Mỗi đơn vị
thép tăng thêm tạo ra thêm một đơn vị bùn quánh.
- Những người đánh cá dọc dòng sông bị tổn hại bởi hành động này: Do chất
bùn thải ra từ công ty làm cho cá chết hoặc không thể sống ở đây và sự đánh bắt cá
trở nên khó khăn, lợi nhuận của họ giảm xuống.
Đây là ngoại tác sản xuất tiêu cực do công ty thép gây nên cho những người
đánh cá. Sản xuất của công ty thép tạo ra tác động nghịch đảo đến tình trạng sinh
sống của những người đánh cá nhưng lại không bồi thường mức tổn thất cho những
người đánh cá.
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Hình 1.1- Ngoại tác sản xuất tiêu cực
Hình 1.1 Minh họa thị trường thép được sản xuất bởi công ty thép này và so
sánh lợi ích tư nhân và chi phí sản xuất với chi phí và lợi ích xã hội.
Lợi ích và chi phí tư nhân là lợi ích và chi phí mà các chủ thể trong thị trường
thép phải gánh chịu trực tiếp (người mua và người bán). Lợi ích và chi phí xã hội là
lợi ích và chi phí tư nhân cộng với chi phí và lợi ích đối với bất kỳ các chủ thể bên
ngoài thị trường thép, những chủ thể chịu tác động bởi tiến trình sản xuất thép của
công ty thép (người đánh cá).

Mỗi điểm trên đường cung phản ánh chi phí biên của thị trường để sản xuất ra
một đơn vị hàng hóa, đó là chi phí tư nhân biên (MPC) của đơn vị hàng hóa thép.
Tuy nhiên, yếu tố quyết định kết quả phúc lợi của sản xuất là chi phí xã hội biên
(MSC), bằng chi phí tư nhân biên cộng cho chi phí liên quan đến sản xuất hàng hóa
đó mà các chủ thể khác phải gánh chịu. Nếu như không có thất bại thị trường thì
MPC = MSC: Chi phí xã hội của sản xuất thép bằng với chi phí của người sản xuất
thép.
Khi có ngoại tác, thì MSC = MPC + MD, trong đó MD: mức tổn hại biên đối
với các chủ thể bên ngoài thị trường thép (người đánh cá). Giả sử, mỗi đơn vị thép
sản xuất tạo ra chất bùn giết chết cá với giá là 100$. Trong hình 1, đường cong MSC
chính là đường cong MPC được di chuyển theo hướng đi lên bằng với chi phí tổn hại
biên 100$.
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Mỗi điểm trên đường cầu thị trường thép phản ánh tổng cộng mức sẵn lòng
của các cá nhân trong việc tiêu thụ thép hoặc là lợi ích tư nhân biên (MPB) của đơn
vị thép. Kết quả phúc lợi của tiêu dùng được xác định bằng lợi ích xã hội biên
(MSB), đó là lợi ích tư nhân biên của người tiêu dùng cộng với chi phí liên quan đến
việc tiêu dùng hàng hóa đó mà người tiêu dùng gánh chịu. Trong ví dụ này, do
không có chi phí liên quan đến tiêu dùng thép nên MSB = MPB.
Hình 1 cho thấy, cân bằng cạnh tranh thị trường tư nhân là điểm A tương ứng
với mức sản lượng Q
1
và giá cả P
1
. Đây là mức tiêu dùng tối đa hóa hiệu quả xã hội.
Thế nhưng trong điều kiện có ngoại tác tiêu cực, các đường cong xã hội (MSB và
MSC) cắt nhau tại điểm C, với mức tiêu dùng là điểm Q
2
. Do người sản xuất thép

không quan tâm đến sự kiện là cứ mỗi đơn vị thép sản xuất giết chết cá trong dòng
sông, nên đường cung không phản ảnh đúng chi phí sản xuất Q
1
ứng với điểm A mà
đúng ra là điểm B. Kết quả là quá nhiều thép được sản xuất (Q
1
>Q
2
), và cân bằng thị
trường tư nhân không còn tối đa hóa hiệu quả xã hội, tạo ra tổn thất xã hội. Trong ví
dụ, tổn thất xã hội được đo lường bằng diện tích tam giác ABC.
2.2Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực
Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực (negative consumption externality) là khi tiêu
dùng của cá nhân làm giảm đi của người khác mà không bồi thường.
Ví dụ như sự tiêu dùng thuốc lá của bạn trong phòng làm việc gây ảnh hưởng
đến sức khỏe của những đồng nghiệp trong phòng nhưng bạn lại không bồi thường
cho họ để bù lại ảnh hưởng tiêu cực này. Khi có ngoại tác tiêu dùng tiêu cực, MSB –
MD, trong đó MD là tổn thất biên mà người khác phải gánh chịu do sự tiêu dùng một
đơn vị hàng hóa của bạn. Giả sử hút một gói thuốc gây ra MD là 40$.
Hình 1.2 phản ánh cung, cầu trong thị trường thuốc lá. Cân bằng thị trường tại
điểm A, (MPC = MPB) tương ứng với mức sản lượng Q
1
và mức giá P
1.
MSC = MPC
do không có ngoại tác liên quan đến sản xuất thuốc lá. Nhưng có ngoại tác lên tiêu
dùng thuốc lá, MSB = MPB- MD. Đó là, ở những đơn vị sản xuất Q
1
(điểm A), lợi ích
xã hội biên bằng lợi ích tư nhân biên ở tại mức giá P

1
trừ đi 40$ (điểm B). Đối với
mỗi bao thuốc lá, lợi ích xã hội thấp hơn 40$ so với lợi ích tư nhân, bởi vì cứ mỗi bao
thuốc lá tiêu dùng gây ra 40$ chi phí cho người khác mà họ không được bồi thường.
Mức độ tiêu dùng tối đa hóa phúc lợi xã hội, Q
2
được xác định bởi điểm C, ở
đó MSB = MSC. Tổn thất xã hội trong thị trường thuốc lá bằng diện tích tam giác
ACB.
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Hình 1.2- Ngoại tác tiêu dùng tiêu cực
3. Mộ số giải pháp khắc phục
3.1 Nội bộ hóa ngoại tác:
Đây là giải pháp không cần có sự can thiệp của Chính phủ. Có nghĩa là hình
thành các đơn vị kinh tế có quy mô thích hợp để phần lớn hậu quả của hành vi ngoại
tác diễn ra trong khuôn khổ đơn vị đó.
Ví dụ: Chủ vườn táo trở thành người nuôi ong. Điều này chỉ có thể làm được
khi vườn táo đủ lớn để ong chỉ ở trong vườn táo.
3.2. Tổ chức hoạt động hợp tác của các cá nhân với nhau:
Trong một số trường hợp, mọi người có thể tự giải quyết được vấn đề
ảnh hưởng ngoại tác. Định đề Coase cho rằng các bên tham gia có thể thương lượng
với nhau và nhất trí về một giải pháp có hiệu quả. Tuy nhiên, đôi khi họ không thể
đạt được kết cục có hiệu quả do có quá nhiều bên liên quan và điều đó làm cho quá
trình thương lượng trở nên khó khăn.
Ví dụ: Việc bồi thường hay đền bù; sự trừng phạt của xã hội,
3.3Sự can thiệp của Chính phủ:
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Khi mọi người không tự giải quyết được vấn đề ảnh hưởng ngoại tác và

khi một ảnh hưởng ngọai tác khiến cho thị trường không đạt được sự phân bổ có hiệu
quả, thì chính phủ xuất hiện.
Chính phủ có thể phản ứng theo một trong hai cách:
+ Một là, thực hiện các chính sách có tính chất chỉ huy và kiểm sóat để điều
chỉnh hành vi một cách trực tiếp.
+ Hai là, thực hiện các chính sách dựa trên thị trường để tạo ra những kích
thích sao cho các nhà ra quyết định tư nhân tự chọn cách giải quyết vấn đề.
Ngoài những các trên, còn rất nhiều các giải pháp khác để khắc phục của ngoại
tác, tùy thuộc vào ngành nghề cụ thể và đặc trưng của từng sản phẩm. Vấn đề này sẽ
đuợc làm rõ hơn ở các phần sau.
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Chương 2: SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ HẠN CHẾ Ô NHIỄM
1. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường:
Công cụ kinh tế hay các công cụ dựa vào thị trường được định nghĩa là “biện
pháp khuyến khích kinh tế, được xây dựng dựa trên nền tảng của các quy luật kinh tế
thị trường. Công cụ kinh tế có thể được hiểu là các công cụ chính sách sử dụng nhằm
tác động tới chi phí và lợi ích trong các hoạt động của cá nhân và tổ chức kinh tế để
tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi
cho môi trường”.
Hiện nay, công cụ kinh tế được áp dụng ở hầu hết các nước phát triển và các
nước đang phát triển, và ngày càng phong phú về thể loại. Trong khuôn khổ nghiên
cứu này, chúng tôi chia các công cụ kinh tế thành ba nhóm chính nhằm đẩy mạnh
kinh tế hoá trong lĩnh vực môi trường bao gồm: (1) nhóm công cụ tạo nguồn thu trực
tiếp cho NSNN, (2) nhóm công cụ tạo lập thị trường và (3) nhóm công cụ nhằm nâng
cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động BVMT.
1.1 Nhóm công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách nhà nước.
Thuế và phí môi trường là công cụ kinh tế được sử dụng để tạo nguồn thu trực
tiếp cho NSNN. Công cụ này nhằm 2 mục tiêu chủ yếu là khuyến khích người gây ô
nhiễm giảm lượng chất thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho NSNN thông qua

việc đưa chi phí môi trường vào trong giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “người
gây ô nhiễm phải trả tiền”.
* Thuế môi trường:
Thuế môi trường (Environmental Tax) là một công cụ kinh tế để giải quyết các
vấn đề môi trường. Đây là khoản thu cho NSNN từ những đối tượng gây ô nhiễm,
làm thiệt hại cho môi trường. Nó góp phần hạn chế, giảm thiểu các tác nhân gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường, khuyến khích các hoạt động BVMT. Thuế môi trường
được thiết kế để nội hóa chi phí môi trường và tạo ra động lực kinh tế cho cá nhân, tổ
chức thúc đẩy các hoạt động sinh thái bền vững. Thuế môi trường thông thường đánh
chủ yếu vào các chất gây ô nhiễm môi trường hay các sản phẩm hàng hóa mà việc
sản xuất, sử dụng chúng có tác động tiêu cực đến môi trường, gây ô nhiễm môi
trường như: thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm (thuế Sunfua, thuế CFCs, thuế CO2…)
và thuế đánh vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường (thuế xăng, dầu, than, thuốc
bảo vệ thực vật…).
* Phí môi trường:
Phí môi trường là khoản thu của NSNN dành cho hoạt động bảo vệ môi trường
như để thu gom và xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm môi trường Mục
đích chính của việc thu phí môi trường là hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi
trường, ngăn ngừa việc xả các chất thải ra môi trường, mà các chất thải này có khả
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
năng xử lý được. Phí môi trường buộc những người gây ô nhiễm môi trường phải xử
lý các chất thải trước khi thải ra môi trường hay hạn chế sử dụng các nguồn nguyên
liệu có nguy cơ gây ra ô nhiễm, vì vậy công cụ này khuyến khích các cơ sở sản xuất
kinh doanh, những người gây ô nhiễm phải xử lý các chất ô nhiễm trong nguồn thải
trước khi thải ra môi trường. Phí môi trường được tính toán dựa trên lượng phát thải
của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm, khắc phục ô nhiễm
Một số loại thuế/phí ô nhiễm môi trường phổ biến bao gồm: phí nước thải, phí
gây ô nhiễm không khí, thuế cacbon, thuế sulphur, phí gây suy thoái tầng ôzôn, thuế
chôn lấp rác, thuế xăng dầu, thuế sử dụng khí gas, thuế môi trường, gần đây là việc

áp dụng mới các loại thuế liên quan đến chất thải rắn (CTR), và tăng thuế suất đối với
thuế CTR. Đối với thuế đánh vào nguồn gây ô nhiễm: có 2 loại thuế chủ yếu được áp
dụng ở các nước trên thế giới đó là thuế sulphur và thuế CO2.
Thuế/ phí môi trường ở các quốc gia trên thế giới được sử dụng nhằm tái đầu
tư cho công tác bảo vệ môi trường, và góp phần hỗ trợ cho an sinh xã hội.
1.2 Nhóm công cụ tạo lập thị trường.
1.2.1 Chi trả dịch vụ môi trường (chi trả dịch vụ sinh thái).
Chi trả dịch vụ môi trường (Payments for Environment Services-PES) hay
còn gọi là (Payments for Ecosystems Services-PES) chi trả dịch vụ sinh thái là công
cụ kinh tế sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả
cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái
đó. Đây là cơ chế chuyển giao nguồn tài chính từ những người được hưởng lợi từ
dịch vụ sinh thái nhất định cho những người cung cấp các dịch vụ sinh thái.
1.2.2 Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng.
Giấy phép xả thải là loại giấy phép cấp cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, quy định mỗi một đơn vị cụ thể được phép xả thải đến một mức độ nhất định
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường tại khu vực đó. Việc phân phối giấy phép xả thải
thường dựa vào mức độ ô nhiễm hoặc hiện trạng tác động môi trường của từng doanh
nghiệp, đơn vị. Một số đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh muốn thải ra lượng thải lớn
hơn lượng thải cho phép được quy định đối với đơn vị, cơ sở đó và một số đơn vị, cơ
sở sản xuất kinh doanh có mức xả thải thấp hơn lượng thải được phép xả theo qui
định. Vì vậy, xuất hiện nhu cầu mua bán, trao đổi, chuyển nhượng giấy phép xả thải
giữa các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó, người mua là các đơn vị cần
giấy phép xả thải còn người bán là các đơn vị sở hữu giấy phép xả thải và hình thành
thị trường mua bán giấy phép xả thải. Thị trường này vận hành theo quy luật cung
cầu như các thị trường thông thường khác, tuy nhiên hàng hóa giao dịch trên thị
trường này đặc biệt hơn các thị trường khác, đó là việc mua bán các chứng chỉ hay
giấy phép mang một giá trị nhất định với giá cả được định đoạt theo chủ quan, kỳ
vọng và dự báo của các bên tham gia giao dịch26, hay nói cách khác, giá cả của giấy
phép xả thải được quyết định trên quan hệ cung cầu của thị trường.

Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Thị trường mua bán, chuyển nhượng giấy phép xả thải cho phép các đơn vị, cơ
sở sản xuất kinh doanh lựa chọn các phương án là mua thêm giấy phép xả thải để tiếp
tục thải hay tìm cách cải thiện chất lượng môi trường bằng cách giảm thải, từ đó tạo
ra động cơ khuyến khích các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hạn chế hành
vi gây ô nhiễm môi trường. Thông qua việc mua bán, trao đổi giấy phép xả thải chất
lượng môi trường vẫn được đảm bảo đồng thời cả người mua và người bán đều có
lợi.
Trong những năm gần đây, việc sử dụng giấy phép phát thải có thể chuyển
nhượng như là công cụ chính sách môi trường dựa trên thị trường đã được các nhà
hoạch định chính sách ngày càng quan tâm. Chính sách này cũng đã nổi lên như một
công cụ kiểm soát ô nhiễm hiệu quả từ những năm 1970. Giấy phép phát thải có thể
chuyển nhượng đã trở thành một phương pháp tiếp cận môi trường ngày càng được
chấp nhận ở nhiều nước. Việc hình thành hạn ngạch phát thải hoặc tổng giấy phép
pháp thải phù hợp với khả năng của môi trường là cách thức hiệu quả để kiểm soát ô
nhiễm và đảm bảo được mục tiêu kinh tế. Công cụ này áp dụng phổ biến với nước
thải và khí thải tại các nước phát triển như Mỹ, Thụy điển, Ba Lan v.v
1.3 Nhóm công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động bảo vệ
môi trường.
1.3.1 Đặt cọc hoàn trả.
Đặt cọc hoàn trả
là khoản phụ phí thêm vào trong giá thành sản phẩm có khả
năng gây ô nhiễm môi trường, người tiêu dùng các sản phẩm này phải trả thêm một
khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng nhằm đảm bảo cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem
sản phẩm đó (hoặc phần còn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phế
thải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo
cách an toàn đối với môi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận
lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại. Công cụ này nhằm mục đích
khuyến khích tái sử dụng là rác thải, tái chế lại rác thải hoặc xử lý rác thải một cách

an toàn đối với môi trường. Đây là một trong những công cụ nhằm nâng cao trách
nhiệm bảo vệ môi trường thông qua việc đặt cọc, và hoàn trả các sản phẩm hoặc phần
còn lại của sản phẩm cho các trung tâm xử lý, tái chế, tái sử dụng.
Công cụ đặt cọc hoàn trả được áp dụng đầu tiên cho tái chế bao gói, hiện nay,
hệ thống hoàn trả lại nhà sản xuất còn được áp dụng cho các sản phẩm điện tử, xe ô
tô, dầu nhớt thải, sơn thải, dung môi, nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật, lon nước giải
khát, dược phẩm, chất lỏng dễ cháy,…
Ưu điểm của hệ thống đặt cọc hoàn trả là tăng cường mục tiêu bảo vệ môi
trường, giảm thiểu vấn đề CTR và việc thải bỏ bằng biện pháp chôn lấp, nâng cao tỷ
lệ thu hồi của các chương trình tái chế. Tuy nhiên, các chi phí sẽ gia tăng đối với
người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất.
1.3.2 Ký quỹ môi trường:
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Ký quĩ/ trái phiếu môi trường là khoản tài chính mà các doanh nghiệp, các cơ
sở sản xuất kinh doanh phải nộp/ đặt cọc tại các Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng
trước khi tiến hành các hoạt động có thể gây ô nhiễm môi trường nhằm bảo đảm cam
kết về thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường. Số tiền
ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần đểkhắc phục môi trường nếu doanh
nghiệp, các cơ sở kinh doanh gây ra ô nhiễm suy thoái môi trường. Trong quá trình
thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu doanh nghiệp có các biện pháp chủ động khắc phục
không để xảy ra ô nhiễm, suy thoái môi trường đúng như cam kết thì số tiền ký quỹ
được hoàn trả lại còn ngược lại nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng như cam kết
hoặc phá sản thì số tiền đó được rút ra khỏi tài khoản ngân hàng chi cho công tác
khắc phục sự cố ô nhiễm.
Về cơ bản, cơ chế thực hiện của ký quĩ/ trái phiếu môi trường tương tự như hệ
thống đặt cọc hoàn trả, nhưng có sự can thiệp sâu của Nhà nước. Trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, việc qui định ký quỹ nhằm đảm bảo nghĩa vụ bảo vệ môi trường đối
với các đối tượng gây ô nhiễm môi trường do Nhà nước qui định bắt buộc. Nơi ký quĩ
do Nhà nước quy định cụ thể, thường là các ngân hàng thương mại, kho bạc Nhà

nước, nơi các đối tượng ký quĩ có tài khoản giao dịch.
Ký quỹ/ trái phiếu môi trường thường được áp dụng trong các ngành kinh tế
dễ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng như: khai thác khoáng sản, xây dựng các nhà
máy tiềm ẩn mức độ ô nhiễm môi trường cao…và là công cụ kinh tế cần thiết trong
quản lý môi trường, tác động trực tiếp đến việc thực hiện trách nhiệm BVMT của
doanh nghiệp thông qua việc khuyến khích họ tìm ra những biện pháp thích hợp
nhằm hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường để nhận lại số tiền đã ký quỹ. Ngoài ra,
ký quỹ môi trường còn giúp cho Nhà nước không phải mất 1 khoản tiền trong NSNN
chi cho việc đầu tư khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường. Đây là một công cụ
kinh tế cần thiết trong quản lý tài nguyên môi trường, đóng vai trò tác động trực tiếp
đến thực hiện trách nhiệm BVMT ngay sau khi khai thác tài nguyên của các tổ chức,
cá nhân.
1.3.3 Bồi thường thiệt hại môi trường.
Bồi thường thiệt hại môi trường là công cụ kinh tế áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân có hành vi gây tổn hại đến môi trường được quy định trong pháp luật.
Hiện nay, trên thế giới, tồn tại 2 quan điểm liên quan đến bồi thường thiệt hại do làm
ô nhiễm suy thoái môi trường.
Quan điểm thứ nhất, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường chỉ
bao gồm việc bồi thường do những hành vi gây ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường (như môi trường đất, nước, không khí )
Quan điểm thứ hai, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao
gồm cả việc bồi thường do những hành vi gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
và những hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản của cá nhân. Thiệt
hại đối với sức khoẻ và tính mạng con người do cơ thể hấp thu hoặc bị tác động bởi
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
các chất độc hại dẫn đến phát sinh các bệnh tật hoặc tổn thương khác. Thiệt hại về tài
sản như do tác động của ô nhiễm lên môi trường sống của hệ sinh thái dẫn đến sự suy
thoái, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, thoái hoá đất…
Tại một số quốc gia trên thế giới như Cộng hoà liên bang Nga, Nhật Bản,

Australia, thiệt hại do ô nhiễm môi trường đều được quy định trong pháp luật theo
quan điểm này. Thiệt hại đối với sức khoẻ và tính mạng con người do cơ thể hấp thu
hoặc bị tác động bởi các chất độc hại dẫn đến phát sinh các bệnh tật hoặc tổn thương
khác. Thiệt hại về tài sản như do tác động của ô nhiễm lên môi trường sống của hệ
sinh thái dẫn đến sự suy thoái, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, thoái hoá đất…
Tùy thuộc vào cách thức xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường, các nước đều có quy định cụ thể về trách nhiệm bồi
thường; phương pháp xác định thiệt hại; cơ quan có thẩm quyền giải quyết; cơ chế,
trình tự, thủ tục giải quyết Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng vấn đề xác định thiệt
hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường là vấn đề không đơn giản ngay cả ở những nước
phát triển, nhất là vấn đề lượng hóa thiệt hại về môi trường theo chức năng, tính hữu
ích của mỗi thành phần môi trường khi bị ô nhiễm, suy thoái; thiệt hại về vật chất tính
theo chi phí bị mất, chi phí khắc phục hậu quả của thiệt hại, cải tạo môi trường
1.3.4 Nhãn sinh thái ( Nhãn môi trường):
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đưa ra khái niệm:“Nhãn sinh thái là sự
khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới
dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói,
trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quảng cáo hoặc các hình thức khác”.
Đây là một dạng công cụ kinh tế thông qua việc khuyến khích tiêu dùng các
sản phẩm thân thiện với môi trường tác động đến nhà sản xuất trong việc thay đổi
quy trình công nghệ nhằm đáp ứng được các tiêu chí môi trường, giảm thiểu các tác
động môi trường, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm sử dụng nguyên nhiên liệu đầu
vào Nhãn sinh thái khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất, giúp cho
nhà sản xuất có thể tạo dựng hình ảnh và có vị thế trên thị trường vì những sản phầm
loại này thường có sức cạnh tranh cao và giá thành cũng cao hơn so với các sản phẩm
cùng loại khác. Đồng thời nó cũng thông tin, giáo dục cho người tiêu dùng về những
tính năng thân thiện với môi trường của sản phẩm, nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường.
2. Các công cụ hỗ trợ đổi mới cơ chế, chính sách quản lý môi trường phù
hợp với nền kinh tế thị trường

2.1 Định giá, lượng giá môi trường
Hàng hóa và dịch vụ môi trường thường là những hàng hóa không có thị
trường mua bán, trao đổi, không có sẵn trên thị trường để làm thước đo cho việc định
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
giá, lượng giá, vì vậy, rất khó xác định được giá trị đích thực và tầm quan trọng của
loại hàng hóa này.
Ba chức năng cơ bản của môi trường là cung cấp tài nguyên, hấp thụ chất thải,
làm không gian sống và tạo cảnh quan. Trong đó, chức năng cung cấp tài nguyên là
có giá trên thị trường, hai chức năng còn lại chỉ tạo ra giá trị nhưng không có giá trị
thị trường. Chính vì không phản ánh được đầy đủ giá trị của nó nên sẽ dẫn đến hiện
tượng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, gây cạn
kiệt tài nguyên và làm ô nhiễm, suy thoái môi trường. Chính vì thế, thị trường không
thể phân bổ nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, gây tổn thất phúc lợi xã hội. Chính
vì vậy, cần phải hình thành cơ chế, phương pháp để định giá, lượng hóa giá trị hàng
hóa và dịch vụ môi trường. Điều đó góp phần hỗ trợ những nhà quản lý tài nguyên và
môi trường có thể giải quyết những tác động của thất bại thị trường thông qua việc đo
lường chi phí xã hội cũng như cơ hội, đồng thời có thể đưa ra những chính sách phân
bổ tài nguyên một cách hợp lý.
Theo John Dixon (2008) đã đưa ra khái niệm về định giá môi trường như sau:
“Định giá môi trường là quá trình lượng hóa các hàng hóa và dịch vụ môi trường
dưới dạng tiền tệ mà hầu hết chúng đều không có giá thị trường”.
• Cơ sở, tiền đề để tiến hành định giá, lượng giá giá trị hàng hóa và dịch
vụ môi trường dựa vào khái niệm tổng giá trị kinh tế (TEV-Total Economic Value)
Tổng giá trị kinh tế bao gồm giá trị sử dụng và phi sử dụng. Giá trị sử dụng là
những lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên, bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp
và giá trị sử dụng gián tiếp. Giá trị phi sử dụng bao gồm giá trị lựa chọn, giá trị tồn
tại, giá trị kế thừa.
+ Giá trị sử dụng trực tiếp (UV- Direct Use Value) là những sản phẩm hàng
hóa có thể được khai thác, tiêu dùng hoặc được hưởng thụ một cách trực tiếp.

+ Giá trị sử dụng gián tiếp (NUV-Non Direct Use Value) là các dịch vụ do
nguồn tài nguyên môi trường cung cấp như: hạn chế xói mòn, điều hòa không khí,
giữ, nước…
+ Giá trị lựa chọn (OV- Option Value) là giá trị đem lại từ việc lưu trữ, bảo
quản các hàng hóa, dịch vụ để sử dụng tại một thời điểm trong tương lai.
+ Giá trị tồn tại (EV- Existence Value) là giá trị mà một cá nhân hỗ trợ các
hàng hóa, dịch vụ môi trường mà bản thân họ, con cháu của họ và những người khác
hoàn toàn không trực tiếp sử dụng trong hiện tại cũng như trong tương lai. Những giá
trị này là những giá trị nội tại trong tự nhiên, tức là đó là giá trị nằm bên trong 1 cái gì
đó. Một số các giá trị tồn tại liên quan đến các thuộc tính của hệ sinh thái như: hỗ trợ
cho việc bảo vệ các loài nguy cấp, bảo vệ môi trường sống cho những loài này.
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
+ Giá trị kế thừa (BV- Bequest Value) là giá trị xuất phát từ mong muốn bảo
vệ môi trường cho người thân, bạn bè cũng như cho tất cả mọi người khác sống ở
hiện tại, và cho cả thế hệ tương lai để họ có thể hưởng lợi từ việc bảo tồn môi trường.
• Các phương pháp định giá, lượng giá giá trị hàng hóa và dịch vụ môi
trường:
a. Phương pháp liều lượng đáp ứng:
Môi trường sẽ có sự phản hồi khi có sự thay đổi nào đó đối với một nhân tố
đưa vào môi trường như: chất thải, nước thải… Sự phản ứng này tương ứng với mức
độ thay đổi tăng dần và làm thay đổi năng suất sản xuất, sức khỏe sinh vật và con
người, từ đó làm thay đổi giá trị kinh tế.
Phương pháp này được sử dụng để xác định giá trị kinh tế của những thay đổi
về sản lượng, năng suất do tác động của môi trường. Phương pháp này thiết lập mối
tương quan giữa tác động của môi trường và sự thay đổi về sản lượng, năng suất. Nếu
tác động môi trường có ảnh hưởng tích cực đến sản lượng (như cải thiện chất lượng
nước) thì năng suất tăng, sản lượng tăng. Nếu tác động môi trường có ảnh hưởng tiêu
cực đến sản lượng, sản lượng giảm (ví dụ như giảm năng suất cây trồng hay sản
lượng đánh bắt cá…). Dựa trên giá và mức sản lượng có thể quan sát được trong thị

trường, phương pháp này có thể xác định được trực tiếp giá trị kinh tế của những thay
đổi.
b. Phương pháp chi phí thay thế (Substitue Cost Method): xem xét các
chi phí để thay thế hoặc phục hồi những tài sản môi trường đã bị thiệt hại và giá trị
các chi phí này đo lường tác hại của môi trường bị phá hủy (hay lợi ích của việc phục
hồi).
c. Phương pháp chi phí phòng ngừa (Preventive Cost Method) là
phương pháp dùng để xác định chi phí phòng ngừa (chi phí để tránh những thiệt hại
nhìn thấy được).Các chi phí môi trường thường là chỉ số nhỏ hơn chi phí thực tế (nếu
xảy ra), vì các chi phí phòng ngừa bao giờ cũng bị hạn chế bởi mức thu nhập.
d. Phương pháp chi phí cơ hội (Opportunity Cost Method): là phương
pháp không đánh giá trực tiếp giá trị của môi trường mà đánh giá gián tiếp thông qua
những lợi ích bị bỏ qua hay bị mất đi khi lựa chọn phương án này mà không lựa chọn
phương án khác, phương án được lựa chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn.
e. Phương pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method) là phương pháp sử
dụng đường cầu để ước lượng giá trị cảnh quan và vui chơi, giải trí thông qua thời
gian và chi phí du lịch. Sự sẵn lòng chi trả của người dân để thăm phục vụ cho mục
đích tham quan có thể được ước tính dựa trên số lượng các chuyến đi mà họ có thế
tiến hành với các chi phí du lịch khác nhau. Điều này cũng tương tự như việc ước
tính sự sẵn lòng chi trả của người dân đối với hàng hóa thị trường dựa trên lượng cầu
ở các mức giá khác nhau.
f. Phương pháp đánh giá giá trị hưởng thụ (Hedonic Pricing Method) là
phương pháp được sử dụng để ước tính giá trị của môi trường ẩn trong giá thị trường
của một số loại hàng hóa dịch vụ thông thường. Phương pháp này cho biết, giá của
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
một số mặt hàng có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng môi trường, trong đó thị trường
bất động sản bị ảnh hưởng nhiều nhất.
g. Phương pháp đánh giá phụ thuộc vào thị trường giả định (Contigent
Value Method - CVM) là phương pháp dùng để ước lượng giá trị môi trường thông

qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân một cách ngẫu nhiên về đánh giá của họ đối
với hàng hóa chất lượng môi trường ở vị trí cần đánh giá hay xem xét. Phương pháp
này được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường, đặc thù cho nhóm giá
trị phi sử dụng.
Phương pháp CVM được coi là một phương pháp phát biểu sở thích vì nó tiến
hành phỏng vấn trực tiếp người dân để phát biểu những giá trị mà họ đưa ra chứ
không phải là đưa ra những giá trị từ những lựa chọn cụ thể như các phương pháp
pháp bộc lộ sở thích. Bằng cách xây dựng một thị trường ảo, người ta xác định được
hàm cầu về hàng hoá môi trường thông qua sự sẵn lòng chi trả của người dân (WTP)
hoặc sự sẵn lòng chấp nhận khi họ mất đi hàng hoá đó (WTA), đặt trong một tình
huống giả định. Thị trường không có thực, WTP thì không thể biết trước. Một khi
tình huống giả thuyết đưa ra đủ tính khách quan, người trả lời đúng với hành động
thực của họ thì kết quả của phương pháp là khá chính xác. CVM được áp dụng cho
rất nhiều yếu tố môi trường như chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải
trí của bãi biển, bảo tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắn, phát
thải chất độc hại…
h. Phương pháp mô hình lựa chọn (CM- Chocie Modelling) cũng tương
tự như phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng để ước lượng giá trị
kinh tế của dịch vụ môi trường và hệ sinh thái; ước lượng giá trị sử dụng cũng như
giá trị phi sử dụng.
Phương pháp CM cũng phỏng vấn người dân để đưa ra những lựa chọn dựa
trên những tình huống giả định, tuy nhiên CM khác so với CVM vì CM không phỏng
vấn trực tiếp người dân để phát biểu những giá trị của họ đưa ra dưới dạng tiền tệ mà
thay vào đó, những giá trị này được đưa ra từ những lựa chọn giả định hoặc sự đánh
đổi. Phương pháp CM phỏng vấn đối tượng được hỏi về phát biểu sở thích giữa một
nhóm các đặc tính, dịch vụ môi trường tại mức giá hoặc chi phí cá nhân nhất định với
nhóm các đặc tính môi trường tại mức giá và chi phí cố định khác. CM tập trung vào
việc đánh đổi giữa các kịch bản với các đặc tính khác nhau. Đặc biệt, nó rất phù hợp
với việc đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn các phương án có tác động khác
nhau đến tài nguyên và dịch vụ môi trường. Ví dụ, cải thiện chất lượng ở hồ sẽ cải

thiện một vài dịch vụ mà hồ cung cấp như: cung cấp nước, câu cá, đa dạng sinh
học…
Định giá, lượng giá giá trị môi trường đã được áp dụng ở hầu hết các nước
phát triển, tuy nhiên công cụ này vẫn còn đang là vấn đề khá mới mẻ đối với các
nước đang phát triển.
2.2 Hạch toán môi trường
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Cộng đồng doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao nhận thức về sự cần thiết
phải đạt tới hoạt động kinh doanh bền vững và giảm các tác động tới môi trường do
các hoạt động kinh doanh gây ra. Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành sản xuất
kinh doanh các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều áp lực trong nội bộ doanh
nghiệp, từ Chính phủ, các ngân hàng, các đối thủ cạnh tranh, các hãng bảo hiểm và
cộng đồng trong việc thiết kế sản phẩm, các dây chuyền và dịch vụ mạng tính “bền
vững” và có “hiệu quả kinh tế - sinh thái”. Các áp lực này đòi hỏi các doanh nghiệp
phải quan tâm đến tác động kinh tế và tác động sinh thái trong quá trình sản xuất để
xây dựng tạo lập thị trường kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tiêu
dùng ngày càng cao.
Các mục tiêu của chiến lược hiệu quả kinh tế - sinh thái
- Giảm cường độ sử dụng nguyên vật liệu
- Giảm cường độ sử dụng năng lượng
- Giảm thiểu sự phát thải chất gây ô nhiễm
- Nâng cao khả năng tái sử dụng nguyên vật liệu
- Tối đa hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái sinh
- Kéo dài tuổi thọ sản phẩm
- Nâng cao chất lượng dịch vụ thân thiện với môi trường và hệ sinh thái
Hiệp hội Kế toán thế giới (1998) đã đưa ra khái niệm: Hạch toán quản lý môi
trường (Environment Management Accounting) là việc quản lý các hoạt động kinh tế
và môi trường trong quá trình phát triển, thực hiện các quy trình, hệ thống hạch toán
liên quan đến môi trường một cách phù hợp. Nó có thể bao gồm các báo cáo và kiểm

toán ở một số công ty. Hạch toán quản lý môi trường bao gồm các dạng cụ thể như
hạch toán chi phí vòng đời của sản phẩm, hạch toán chi phí đầy đủ, đánh giá lợi ích
và lập kế hoạch chiến lược về quản lý môi trường.
Hạch toán quản lý môi trường (EMA) được áp dụng dựa trên 2 cấp độ:
+ Ở cấp độ vi mô: Hạch toán quản lý môi trường được áp dụng chủ yếu trong
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh để xác định chính xác chi phí sản xuất thực
của doanh nghiệp và giá thành của một sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có thể phân
bổ lại các yếu tố trong quá trình sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cũng như
bảo vệ môi trường (chủ yếu là hạch toán dòng nguyên vật liệu- năng lượng, vòng đời
sản phẩm…)
Đây là một bộ công cụ hỗ trợ nhận dạng, thu thập, phân tích các thông tin về
tài chính và phi tài chính cho nội bộ doanh nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
kinh tế và môi trường của doanh nghiệp. Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp đều
chỉ nhận dạng được các chi phí môi trường hữu hình chiếm một phần nhỏ trong toàn
bộ các chi phí môi trường (như: chi phí xử lý môi trường, các loại thuế, phí môi
trường…), còn các chi phí môi trường bị ẩn đi như: chi phí của nguyên vật liệu bị
biến thành chất thải, chi phí năng lượng, máy móc, nhân công trong việc tạo ra chất
thải… thì chưa được nhận dạng. Hạch toán quản lý môi trường giúp cho các doanh
nghiệp xác định được rõ các chi phí môi trường trong quá trình quản lý, sản xuất kinh
doanh, bóc tách được chi phí môi trường thường bị ẩn đi trong các chi phí quản lý
hay chi phí sản xuất. Thông qua việc lồng ghép các yếu tố chi phí và thông tin môi
trường vào trong những nội dung khác nhau của hệ thống hạch toán kinh doanh của
doanh nghiệp, hạch toán quản lý môi trường giúp cho doanh nghiệp có thể hạch toán
được chi phí môi trường vào trong giá thành sản phẩm, xác định được doanh thu thực
thu được; từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất
cho doanh nghiêp mà vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường, nguyên tắc phát triển
bền vững.
Hạch toán quản lý môi trường doanh nghiệp được chia thành 2 loại:

 Hạch toán quản lý môi trường tiền tệ (MEMA) bao gồm: hạch toán
chi phí môi trường; chi phí vốn và doanh thu liên quan đến môi trường; đánh giá hiệu
quả các quyết định chi phí môi trường liên quan; xác định chi phí vòng đời môi
trường và đánh giá sau đầu tư của dự án riêng lẻ; ngân sách hoạt động môi trường
tiền tệ và ngân sách vốn môi trường tiền tệ; lập kế hoạch tài chính dài hạn về môi
trường; xác định chi phí môi trường phù hợp; đánh giá đầu tư dự án môi trường tiền
tệ và dự trù ngân sách cho vòng đời môi trường và định giá mục tiêu.
 Hạch toán quản lý môi trường phi tiền tệ (PEMA) bao gồm hạch
toán dòng nguyên vật liệu và năng lượng; hạch toán tác động chi phí vốn môi trường;
đánh giá các tác động môi trường ngắn hạn; đánh giá kiểm kê vòng đời sản phẩm và
đánh giá sau đầu tư của dự án đầu tư môi trường phi tiền tệ; quá trình dự thảo ngân
sách nhà nước phi tiền tệ của luồng và quỹ vốn; lập kế hoạch dài hạn liên quan đến
môi trường phi tiền tệ; các công cụ được thiết kế để dự báo tác động môi trường liên
quan; đánh giá đầu tư môi trường phi tiền tệ và đánh giá vòng đời của dự án cụ thể.
Những lợi ích khi áp dụng hạch toán quản lý môi trường:
 Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp:
- Cung cấp các thông tin thực tế về tất cả các loại chi phí liên quan đến môi
trường (như chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí ẩn, chi phí hữu hình) và các
thông tin về tất cả các dòng vật chất và năng lượng; giúp cho doanh nghiệp có thể xác
định được đầy đủ tất cả các thông tin, các chi phí thực của công ty.
- Hỗ trợ cho việc ra quyết định trong nội bộ kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm hướng tới 2 mục tiêu là cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính và hiệu quả hoạt
động bảo vệ môi trường.
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
- Tạo ra những lợi thế mang tính chiến lược cho các doanh nghiệp. Khi một
doanh nghiệp nắm được đầy đủ các chi phí thực của công ty bao gồm các các chi phí
môi trường bị ẩn đi thì doanh nghiệp đó có lợi thế chiến lược rõ ràng hơn so với
doanh nghiệp không xác định được các chi phí đó.
- Cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho các cổ đông của công ty, các đối tác

kinh doanh, các khách hàng, các bên liên quan làm hài lòng và củng cố lòng tin đối
với doanh nghiệp.
 Lợi ích mang lại cho chính quyền:
- Càng nhiều doanh nghiệp tiến hành hạch toán quản lý môi trường,lồng ghép
chi phí và thông tin môi trường vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì Chính
phủ sẽ mất càng ít các chi phí tài chính, chính trị và các chi phí bắt buộc khác để bảo
vệ môi trường.
- Hạch toán quản lý môi trường sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của các
chính sách, quy định hiện hành của Chính phủ thông qua việc bộc lộ các chi phí và
lợi ích thực về môi trường của các doanh nghiệp.
- Chính phủ có thể sử dụng các dữ liệu về hạch toán quản lý môi trường để dự
toán, báo cáo các số đo về tài chính và môi trường cho các bên liên quan như: các đối
tác kinh doanh, các ngành công nghiệp khác…
- Dữ liệu về hạch toán quản lý môi trường hỗ trợ cho việc thiết kế các chương
trình, chính sách của Chính phủ.
- Dữ liệu về hạch toán quản lý môi trường có thể được sử dụng cho mục đích
hạch toán ở phạm vi vùng, quốc gia…
Đây là một trong những phương pháp quan trọng có chức năng hỗ trợ công tác
quản lý môi trường, tuy còn khá mới mẻ, nhưng hết sức cần thiết trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay khi áp lực kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp không những chỉ
chú trọng đến việc tối thiểu hóa các chi phí sản xuất mà còn phải chú ý đến vấn đề
môi trường, sử dụng hợp lý các nguyên liệu đầu vào và tăng tuần hoàn, giảm thiểu
lượng chất thải thải ra môi trường, hướng tới mục tiêu kinh doanh bền vững. Do đó,
các nhà quản lý và hoạch định chinh sách cần khuyến khích áp dụng các phương
pháp hạch toán quản lý môi trường vào trong quá trình quản lý môi trường để nâng
cao nhận thức về chi phí môi tường và trách nhiệm môi trường, qua đó gián tiếp
khuyến khích các hoạt động về bảo vệ môi trường.
Công cụ hạch toán quản lý môi trường được áp dụng trong hầu hết các hoạt
động của các quốc gia có nền kinh tế phát triển.Hầu hết ở các nước trên thế giới, tiến
hành hạch toán quản lý môi trường dưới các dạng chủ yếu sau: hạch toán tài sản,

hạch toán dòng nguyên vật liệu và các chất ô nhiễm (gồm hạch toán dòng vật chất và
hạch toán dòng tiền); BVMT và quản lý chất thải.
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Tuy nhiên, mỗi công cụ kinh tế có những ưu nhược điểm riêng trong quá trình
áp dụng vào quản lý môi trường. Ở các quốc gia áp dụng thành công các công cụ
trong quản lý môi trường trên cơ sở có các điều kiện sau:
 Nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường thực sự, tức là các hàng
hóa và dịch vụ được trao đổi đúng với chất lượng và giá trị vốn có và có tính đến yếu
tố chí phí môi trường trong quá trình hình thành mức giá của các hàng hóa dịch vụ
theo quan hệ cung cầu;
 Hệ thống chính sách và các quy định pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, cho
phép kiểm soát và điều chỉnh các hành vi của các cá nhân tổ chức hoạt động gây ảnh
hưởng xấu hoặc có sử dụng các thành phân môi trường;
 Các tổ chức quản lý môi trường của từ trung ương đến địa phương được
tổ chức chặt chẽ đủ khả năng để thực thi các quy định Pháp luật về bảo vệ môi trường
của Nhà nước;
 Các quốc gia phải có thu nhập bình quân đầu người (GDP) cao để có
nguồn tài chính đầu tư cho công tác quản lý môi trường, đồng thời cần tăng cường ý
thức trách nhiệm, tinh thần tự giác của các cá nhân đối với công tác bảo vệ môi
trường cao.
Bên cạnh các ưu điểm về mặt kinh tế và hiệu quả quản lý môi trường khi áp
dụng công cụ kinh tế mang lai thì thực tế để áp dụng các công cụ kinh tế cũng gặp rất
nhiều khó khăn bới tính chất đặc thù của các thành tố môi trường:
 Các yếu tố môi trường là các tài sản khó xác định về chất lượng, giá trị
tồn tại (yếu tố phi thị trường)
 Lĩnh vực môi trường có tính chất liên ngành, đa lĩnh vực và đa quốc
gia nên rất khó khăn trong việc xác lập quyển sở hữu và xây dựng cơ chế chính sách
quản lý
Sự bền vững về mặt môi trường phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động kinh

tế, xã hội và sự phát triển của cơ chế thị trường luôn phát triên, vân động không
ngừng…
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Chương 3: THỰC TIỄN TRIỄN KHAI CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
1. Nhóm công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách nhà nước
Hiện nay, ở Việt Nam cũng đã xây dựng được một số văn bản quy phạm pháp
luật quy định về thuế/phí môi trường để triển khai áp dụng phù hợp với đặc điểm
kinh tế- xã hội của Việt Nam. Cụ thể:
1.1. Nhóm công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách
1.1.1 Thuế môi trường
Luật thuế bảo vệ Môi trường được có hiệu lực thi hành từ ngày 01 ngày 01
năm 2012. Luật thuế BVMT quy định cụ thể danh mục 8 nhóm đối tượng nộp thuế
BVMT gồm: xăng, dầu, mỡ nhờn; than đá; dung dịch Hydor- choloro- fluoro-carbon
(HCFC); túi ni lông thuộc diện chịu thuế; thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng;
thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng; thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế
sử dụng; thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Căn cứ tính thuế: là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối.
- Phương pháp tính thuế: Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượng
đơn vị hàng hóa chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng
hóa.
Các mức thuế tuyệt đối tối thiểu và tối đa được xây dựng theo nguyên tắc phân
biệt theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường hoặc chi phí khắc phục hậu quả do
sử dụng hàng hóa gây ra. Mức thu phí đối với xăng là 500 đồng/lít; đối với dầu diezel
là 300 đồng/lít và dầu hỏa, dầu mazut và dầu mỡ chưa bị thu phí.
1.1.2 Phí môi trường
Phí bảo vệ môi trường đánh vào chủ thể gây ô nhiễm nhằm mục đích thúc đẩy
các đối tượng gây ô nhiễm giảm thiểu khối lượng chất ô nhiễm thải ra và đóng góp
một phần tài chính vào việc xử lý ô nhiễm môi trường. Hiện nay, trong lĩnh vực môi

trường đã thực hiện thu phí BVMT đối với nước thải, chất thải rắn và phí BVMT đối
với khai thác khoáng sản.
Phí BVMT đối với nước thải:
Phí BVMT đối với nước thải được thực hiện bắt đầu từ năm 2003 với mục tiêu
huy động đóng góp tài chính để khôi phục môi trường và khuyến khích giảm thiểu
việc xả chất ô nhiễm vào môi trường, sử dụng nguồn nước sạch một cách hiệu quả.
Phí BVMT đối với nước thải chia thành 2 loại phí là: phí BVMT đối với nước thải
sinh hoạt, phí BVMT đối với nước thải công nghiệp.
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt:
Việc thu phí nước thải sinh hoạt đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, tỷ lệ thu phí
nước thải đạt cao, đặc biệt là các thành phố lớn trong cả nước, tỷ lệ đạt trên 85% .Cụ
thể là nước thải sinh hoạt. Số phí nước thải sinh hoạt thu được lên đến 90%, đặc biệt
mức thu cao nhất trong cả nước là thành phố HCM, Hải Phòng và một số thành phố
lớn khác.
Phí BVMT đối với nước thải công nghiệp:
Sau 6 năm tổ chức thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP, mặc dù đã đạt được
những kết quả khá tích cực nhưng quá trình thu và nộp phí nước thải ở Việt Nam đã
xuất hiện nhiều vấn đề khó khăn. Số phí thu được thấp hơn nhiều so với số phí ước
tính ban đầu; nhiều doanh nghiệp không chấp hành các quy định quản lý môi trường
và nộp phí nước thải, tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra ngày càng
trầm trọng Năm 2005, thu từ phí nước thải cả nước chỉ có khoảng 75 tỷ đồng (12
triệu USD) trong khi cả nước có tới 300.000 doanh nghiệp với một tỷ lệ lớn không
đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Phí BVMT đối với chất thải rắn (CTR):
Phí BVMT đối với CTR được triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 2007.
Theo đó, đối tượng chịu phí BVMT là chất thải rắn thông thường và chất thải
rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt
động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ

gia đình). Mức phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ
hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng
nghề dưới 40.000 đồng/ tấn; đối với chất thải rắn nguy hại dưới 6.000.0000 đồng/tấn.
Trong thời gian gần đây, một số tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Sóc Trăng, Kon Tum, Gia Lai, Ninh Bình, Sơn
La đã ban hành một số văn bản triển khai việc thực hiện Nghị định này với mức phí
dưới 40.000 đồng/tấn đối với chất thải rắn thông thường và dưới 6.000.000đ/tấn đối
với chất thải rắn nguy hại. Tuy nhiên khoản thu từ phí vệ sinh, phí BVMT không đủ
bù đắp chi phí thu gom, xử lý chất thải rắn. Đặc biệt, đối với các ngành phát sinh
CTR với khối lượng lớn như: ngành luyện thép, dầu khí, may mặc Các hợp đồng
thu gom xử lý CTR sinh hoạt chủ yếu là hợp đồng thuế khoán theo tháng với mức
tiền cố đinh, vì vậy, không thể hiện chính xác khối lượng CTR phát sinh trên thực tế.
Ngoài ra, do chưa xác định chính xác số phí phải nộp nên việc xử lý vi phạm
đối với đối tượng cố tình không thực hiện kê khai, nộp phí BVMT đối với CTR rất
khó xác định. Công tác này cũng gặp khó khăn do nguồn nhân lực phục vụ cho công
tác thu phí còn mỏng nên chưa thể tiến hành xử lý vi phạm theo quy định, dẫn đến
tình trạng nhiều doanh nghiệp không thực hiện kê khai nộp phí hoặc kê khai nộp phí
rất thấp so với thực tế.
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản:
Phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản được thực hiện bắt đầu từ
năm 2006.
Mức thu phí khí thiên nhiên, khí than là 50 đồng/m3; riêng khí thiên nhiên thu
được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành) là 35 đồng/m3. Phí khai thác
quặng khoáng sản khác tối đa là 10.000 đồng/tấn. Phí này tập trung vào các hoạt
động khai thác kim loại và phi kim với 12 đối tượng phải chịu phí bảo vệ môi trường,
Thực tế cho thấy, công tác thu phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng
sản luôn là lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, phức tạp, vì đối tượng phải nộp phí thường
tìm cách lẩn tránh để không phải thực hiện nghĩa vụ. Một số doanh nghiệp đã được

cấp giấy phép kinh doanh khai thác khoáng sản nhưng chưa thực hiện thu phí hoặc có
những đơn vị không thực hiện kê khai đầy đủ.
Ví dụ: thành phố Hồ Chí Minh đến ngày 31/12/2008 có 1.045 doanh nghiệp
khai thác khoáng sản nhưng địa phương chưa thu phí, các doanh nghiệp khai thác
titan trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định mỗi năm nộp phí BVMT khoảng 3,5
tỷ đồng, nhưng nếu căn cứ theo kế hoạch khai thác các doanh nghiệp phải đóng đến
16 tỷ đồng, chưa kể đến việc trên thực tế các doanh nghiệp thường khai thác lớn hơn
rất nhiều số khai báo hoặc theo sản lượng trong kế hoạch khai thác của giấy phép.
Ngoài ra, về phía cơ quan chức năng hiện còn nhiều thiếu sót. Đáng kể nhất là
các công cụ phục vụ hỗ trợ công tác thu phí vẫn chưa đầy đủ. Phần mềm về quản lý
thu phí chưa được xây dựng. Chi cục bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên môi trường
các tỉnh cũng chưa được trang bị, xây dựng được hệ thống thông tin, quản lý, theo dõi
quá trình thực hiện việc kê khai, nộp phí của doanh nghiệp.
Như vậy, hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có công cụ phí BVMT được áp dụng
và triển khai trong thực tế còn thuế BVMT áp dụng đối với 8 nhóm đối tượng vừa
mới được ban hành và có hiệu lực vào đầu năm 2012. Vì thế, nguồn thu chủ yếu của
lĩnh vực môi trường đóng góp vào trong NSNN và trong tổng sản phẩm quốc nội
GDP chủ yếu là phí BVMT (phí BVMT đối với nước thải, phí BVMT đối với chất
thải rắn, phí BVMT đối với hoạt động khai thác khoáng sản).
1.2. Nhóm công cụ tạo lập thị trường
1.2.1 Chi trả dịch vụ môi trường.
Trong những năm qua, nhà nước ta đã bước đầu xây dựng các cơ chế chính
sách về chi trả dịch vụ môi trường.
Theo Quyết định số 380/QĐ-TTg, đối tượng chi trả là các nhà máy thủy điện
nằm trên địa bàn, các công ty, chi nhánh cấp nước, các tổ chức, cá nhân kinh doanh
các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch trên địa bàn các khu rừng đặc dụng, khu
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
rừng phòng hộ… Số tiền thu được từ việc chi trả trực tiếp PES sau khi thực hiện các
nghĩa vụ về tài chính, người được chi trả có toàn quyền quyết định để đầu tư vào việc

bảo vệ, phát triển rừng Cụ thể, là:
Tại Lâm Đồng, người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng lưu vực hồ thủy
điện Đa Nhim đã nhận được mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là
290.000đ/ha/năm. Lưu vực hồ thủy điện Đại Ninh là 270.000đ/ha/năm, bình quân
mỗi hộ gia đình nhận khoán từ 15-20 ha, mỗi năm nhận được từ 4-5 triệu. Đã có 7
đơn vị là các cơ sở sản xuất thủy điện, sản xuất và cung cấp nước sạch cam kết thực
hiện việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2009 với số tiền 234,421 tỷ đồng.
1.2.2 Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng.
Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng được áp dụng ở Việt Nam chủyếu đối
với môi trường không khí và được thể hiện trong văn bản sau:
Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế
phát triển sạch.
Thủ tục được hưởng những ưu đãi rất phức tạp. Đối với các nhà đầu tư công
nghệ vào Việt Nam để thực hiện các dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) thì cơ chế tự
động áp dụng cho việc hưởng ưu đãi không có, hướng dẫn cụ thể về việc hưởng ưu
đãi cũng chưa có. Tất cả những khó khăn nêu trên đã dẫn đến việc các dự án CDM ở
Việt Nam kém hấp dẫn và cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác.
Ngoài ra một khó khăn mà Việt Nam cũng gặp phải khi tiếp cận các dự án
CDM là thiếu chỉ tiêu phát thải nền khí nhà kính (CO2 - một trong các loại khí do
hoạt động của con người phát thải vào khí quyển, gây biến đổi bất thường của khí hậu
thời gian gần đây), cơ sở để các doanh nghiệp so sánh khi xây dựng dự án giảm phát
thải nhằm nhận được hỗ trợ tài chính từ các nước phát triển.
Hiện nay việc mua bán, trao đổi CERs tại Việt Nam còn hạn chế, do những bất
cập của việc thực hiện CDM như rào cản về thủ tục hành chính, khó tiếp cận các ưu
đãi, và thiếu chỉ tiêu phát thải nền,v.v cũng như thiếu kinh nghiệm, linh hoạt trong
thị trường CERs.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petrovietnam Finance Corporation - PVFC) đã ký
kết hợp đồng phát triển CDM cho hai dự án Nhà máy sản xuất Bio-ethanol tại Phú
Thọ và Dung Quất, thống nhất và ký kết hợp đồng cho hai dự án khác là Dự án thu

gom khí đồng hành và Gaslift cho mỏ Rồng-Đồi Mồi của PV GAS và Nhà máy sản
xuất Bio-ethanol tại Bình Phước của Công ty CP Nhiên liệu Sinh học Đông Dương
và Công ty Itochu-Nhật Bản.
Thị trường CDM trên thế giới đang hoạt động khá mạnh mẽ nhưng đối với
Việt Nam hình thức mua bán CERs này còn mới nên giá thành các CERs còn khá rẻ
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
và tính rủi ro cũng rất cao.
1.3 Nhóm công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động bảo vệ
môi trường.
1.3.1 Đặt cọc hoàn trả.
Hiện tại Nhà nước chưa có quy định cụ thể về đặt cọc hoàn trả, và hệ thống đặt
cọc hoàn trả xuất hiện có tính tự phát trong một số lĩnh vực. Ví dụ trong lĩnh vực đồ
uống và nước giải khát: hệ thống đặt cọc hoàn trả đã xuất hiện, ví dụ các cửa hàng
bán bia chai Hà Nội, nước giải khát đóng chai Cocacola, Fanta… khách hàng phải đặt
cọc một khoản tiền (2.000 đồng cho 1 chai bia Hà Nội) trước khi mang chai bia hoặc
nước giải khát đã mua về nhà và số tiền đặt cọc được trả lại chỉ khi người mua trả cho
chủ cửa hàng vỏ chai còn nguyên vẹn.
1.3.2 Ký quỹ môi trường.
Ở Việt Nam, công cụ ký quỹ môi trường hiện nay đang được áp dụng chủ yếu
trong hoạt động khai thác khoáng sản nhằm đảm bảo trách nhiệm phục hồi môi
trường trong khai thác tài nguyên. Môi trường khoáng sản là một trong những lĩnh
vực đã thực hiện kinh tế hóa khá sớm ở nước ta với những quy định về phí bảo vệ
môi trường và cải tạo phục hồi môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản theo
luật khoáng sản năm 1996.
Song thực tế, việc triển khai ký quỹ môi trường còn tiến hành chậm do nhiều
nguyên nhân như doanh nghiệp chưa đủ hồ sơ để ký quỹ, hoặc một số địa phương
chưa có quỹ BVMT.
1.3.3 Bồi thường thiệt hại môi trường.
Quy định này được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật BVMT năm 1993,

theo đó “tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Đến năm 2005, Luật BVMT (2005) đã
qui định nguyên tắc tính toán thiệt hại đối với môi trường như sau :
+ Việc tính toán thiệt hại đối với môi trường căn cứ vào chi phí khắc phục ô
nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường tại nơi xảy ra ô nhiễm, suy thoái để đạt các
quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với chất lượng môi trường nước; môi trường
đất; chi phí để phục hồi hệ sinh thái và loài được ưu tiên bảo vệ về bằng hoặc tương
đương với trạng thái ban đầu.
+ Việc tính toán thiệt hại đối với môi trường dựa trên các dữ liệu, chứng cứ đã
được thu thập, ước tính thẩm định theo quy định
+ Thiệt hại đối với môi trường của một khu vực địa lý bằng tổng thiệt hại đối
với từng thành phần môi trường ở khu vực địa lý đó.
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang
TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ GVHD:TS. HAY SINH
Trên thực tế không dễ dàng xác định chính xác mức độ gây hại đến môi trường
của từng đối tượng và trong trường hợp này pháp luật dân sự đã tính đến giải pháp
các đối tượng phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau
Từ năm 1997 đến nay, ở Việt Nam đã xảy ra 50 vụ tràn dầu tại các vùng sông
và biển ven bờ gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như ô nhiễm nghiêm trọng và lâu dài
cho môi trường biển, 77% sự cố tràn dầu trên hải phận nước ta chưa được bồi thường
hoặc đang trong quá trình giải quyết
Ở Việt Nam trong thời gian qua, cũng xảy ra vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại
môi trường của người dân do việc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của công ty
Vedan. Công ty Vedan là một doanh nghiệp Đài Loan chuyên sản xuất các mặt hàng
như: bột ngọt, tinh bột, nước đường, xút (NAOH), axit…. có nhà máy sản xuất tại
Việt Nam đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Trong những năm vừa qua,
công ty đã xả nước thải chưa qua xử lý theo quy định và có chứa rất nhiều chất độc
hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống bên ngoài, nhất là dòng sông Thị
Vải. Tổng lượng nước thải xả ra sông Thị Vải hơn 4.000m3/ngày. Việc xả thải của
công ty Vedan đã làm ô nhiễm lưu vực sông Thị Vải, trong đó có một đoạn sông dài

trên 10km gọi là “dòng sông chết”. Tại lưu vực sông Thị Vải, nguồn nước bị ô nhiễm
hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi có
thủy triều. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá trị DO ở đây
thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg. Nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến sản
lượng đánh bắt thủy sản của người dân bị giảm đáng kể, và nó cũng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của người dân sống trong khu vực đó.
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, sau những vi phạm gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng do Vedan gây ra đối với sông Thị Vải, ảnh hưởng đến cuộc sống
hàng chục nghìn hộ dân, ngày 9/4/2010, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có Công văn yêu
cầu Công ty Vedan bồi thường thiệt hại cho 1.255 hộ dân với số tiền 53,619 tỷ đồng;
ngày 1/6/2010, UBND thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại
cho 839 hộ dân huyện Cần Giờ với số tiền 45,74 tỷ đồng; ngày 21/6/2010, UBND
tỉnh Đồng Nai có Công văn 4901 yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại cho nhân dân 4
xã (thuộc hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch với số tiền 119, 581 tỷ đồng.
Theo văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên -
Môi trường Nguyễn Thái Lai ký vào ngày 1/9/2010, thì ngày 11/8/2010 Công ty
Vedan đã thống nhất bồi thường thiệt hại 100% số tiền yêu cầu bồi thường cho toàn
bộ người dân của 3 địa phương bị ảnh hưởng trên lưuvực sông Thị Vải là gần 219 tỉ
đồng. Trong đó, nông dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu được bồi thường hơn 53,6 tỉ đồng,
nông dân ở Đồng Nai là hơn 119,5 tỉ đồng và nông dân huyện Cần Giờ (TP HCM) là
hơn 45,7 tỉ đồng. Số tiền bồi thường này được chia thành 2 đợt. Đợt 1: 50% số tiền
được chuyển cho mỗi địa phương trong vòng 7 ngày kể từ ngày ký biên bản thỏa
thuận bồi thường. Đợt 2 sẽ chuyển từ ngày 10 đến ngày 14/1/2011 và được bảo lãnh
của ngân hàng theo quy định.
Hiện nay, công ty Vedan đang phải tiến hành từng bước trách nhiệm bồi
Nhóm 1-Lớp Vi mô 2 Trang

×