Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Định nghĩa thủy lực cơ bản đầu tiên (kiến thức cơ bản) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.58 KB, 4 trang )




Định nghĩa thủy lực cơ
bản đầu tiên (kiến thức
cơ bản)


Dưới đây là một số khái niệm cơ bản mà tôi đọc/học được ở đâu đó. Các bạn
cũng có thể nắm rõ những điều này rồi.
1. Điều quan trọng nhất: Bơm thủy lực chỉ tạo ra lưu lượng dầu chứ không
tạo ra áp suất.
Rất nhiều người nói với tôi đại loại như: “Xe của tôi không chạy, bơm của
nó bị hỏng rồi!!!” hoặc “Tôi đã cố gắng điều chỉnh các loại valve gắn trên
bơm nhưng xy lanh vẫn đứng im không nhúc nhích!!!”

Điều chính xác tuyệt đối ở đây là: Bơm bản thân nó không tạo ra một tẹo áp
suất nào trong hệ thống. Nó chỉ tạo ra lưu lượng và lưu lượng này của nó bị
“cản trở” lại và gây nên áp suất. Các cản trở này tạo ra trong hệ thống thủy
lực bởi các cụm công tác (xy lanh – motor) – đây là công có ích – và các
cụm valve, đường ống, ma sát… – đây là công vô ích. Như vậy, áp suất của
bơm thay đổi phụ thuộc hoàn toàn vào tải chứ không phụ thuộc vào kích cỡ,
các chế độ làm việc của bơm.
Hãy tưởng tượng bạn vụt vào một bao tải gạo bằng một cái gậy. Nếu bạn vụt
nhẹ, cái gậy chỉ cong đi chút xíu, nếu vụt thật mạnh: cái gậy có thể gẫy đôi;
nhưng nếu bạn vụt vào không khí, tay bạn chẳng cảm thấy gì cả. Ở ví dụ
này: Tay bạn như cái bơm, cái gậy là dây dẫn dầu thủy lực còn sức chịu
đựng của cái gậy khi bị vụt là áp suất dầu.
Do đó, khi ai đó nói: “bơm không vượt quá được áp suất abc bar”, điều đó
thực tế là: “Lưu lượng của bơm được đưa vào hệ thống quá ít và nó làm cho
áp suất không vượt nổi quá abc bar”. Có thể là do bơm đã bị lọt, rò rỉ phần


lớn lưu lượng đi mất rồi.
Khi bạn hiểu rõ được điều này, bạn mới có thể kiểm tra, chuẩn đoán chính
xác hệ thống thủy lực.
2. Nhiệm vụ chính của hệ thống thủy lực là truyền năng lượng từ cơ cấu dẫn
động (động cơ điện, động cơ nổ…) đến cơ cấu chấp hành (xy lanh, motor)
để thực hiện một “công có ích” nào đó. Số lượng “công” sản ra trong một
khoảng thời gian gọi là “Công suất”. Do “công suất” của nguồn dẫn động là
giới hạn nên tốc độ sản ra công của cơ cấu chấp hành cũng bị giới hạn theo.
Trong hệ thống thủy lực có 3 loại năng lượng chính đó là: Thế năng – Động
năng và Nhiệt năng. Các nguồn năng lượng này khi đưa vào trong hệ thống
thủy lực thì đều trở thành hai nguồn chính là “công có ích” và “phát nhiệt”
và “gây rung động hệ thống zzzzzzZZZZ”. Do đó, hệ thống thủy lực không
bao giờ truyền tải được 100% công suất và ngoại trừ công suất có ích, phần
còn lại phần lớn biến thành nhiệt tích tụ trong hệ thống thủy lực. Do đó,
nhiệt độ của dầu – cũng như nhiệt độ của cơ thể con người – là thước đo độ
mạnh/yếu của hệ thống thủy lực. Nếu nhiệt độ tăng cao bất thường, điều đó
chứng tỏ công có ích đã bị giảm đi, công vô ích trong hệ thống tăng lên. Bạn
đang tốn tiền vô ích.
3. “Áp suất” nghĩa là “lực hoặc mô men”; “Lưu lượng” nghĩa là “tốc độ”.
Xin đừng nhầm lẫn hai khái niệm này. Khi máy xúc của bạn không thể đào
nhanh thì đừng cố vặn valve áp suất vào.
“Áp suất” x “Lưu lượng” = “Công suất” do đó nếu bạn cần thêm lực thì cần
tăng áp suất; nếu cần nhanh thêm thì phải tăng lưu lượng còn nếu cần cả hai
thì phải lắp bơm+motor to hơn…
4. Dòng chảy của dầu luôn luôn là tới chỗ nào có ít cản trở nhất. Do đó hãy
chắc chắn hướng của dòng chảy nếu không bạn chắc chắn gặp những sự cố
bất ngờ.
Trên đây là một số khái niệm cần thiết trước khi làm việc với hệ thống thủy
lực. Nếu bạn không hiểu hoặc không chắc chắn lắm về những điều trên thì
theo tôi, bạn đừng nên đụng chạm vào nó làm gì. Hệ thống thủy lực với áp

suất cao có khả năng gây ra những tai nạn thảm khốc dẫn đến tàn tật vĩnh
viễn hoặc chết người. Đây không phải là dọa dẫm đâu. Bản thân tôi đã gặp
không ít hơn 5 người (cả tây lẫn ta) bị cụt ngón tay do tại nạn dầu thủy lực.
Hãy để những người có kinh nghiệm và được đào tạo thực hiện công việc
đó.

×