Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Luận văn thạc sĩ đặc điểm truyện cổ dân tộc dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––

NGÔ PHƯƠNG THẢO

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỔ DÂN TỘC DAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Thái Nguyên, năm 2020
1

c


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
KHOA NGỮ VĂN
–––––––––––––

NGÔ PHƯƠNG THẢO
NGÔ PHƯƠNG THẢO

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỔ DÂN TỘC DAO
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN CỔ
Nghành:


Văn
học DAO
Việt Nam
DÂN
TỘC
Mã số: 8.22.01.21

Ngành: Văn học Việt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƠN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Ngọc Anh

Thái Nguyên, năm 2020
Thái Nguyên, năm 2020
2

c


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của
giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Ngọc Anh và sự giúp đỡ của các thầy, cô
giáo khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Các kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và nội dung này chưa từng được

cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào trước đó.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn

Ngô Phương Thảo

i

c


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Thị Ngọc Anh - người đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt q trình hồn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ, giảng viên khoa Ngữ Văn,
phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận
tình và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
để hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý quý
báu của Hội đồng khoa học giúp em hoàn thiện hơn luận văn.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn

Ngô Phương Thảo

ii

c



MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan .......................................................................................................... i
Lời cảm ơn............................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
A. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 6
7. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 7
B. NỘI DUNG ............................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 8
1.1. Vài nét về dân tộc Dao ................................................................................... 8
1.2. Truyện cổ dân tộc Dao trong mạch chảy văn hóa, văn họcDao .................. 11
1.2.1. Khái niệm truyện cổ .................................................................................. 11
1.2.2. Truyện cổ dân tộc Dao và giá trị văn hóa, văn học của dân tộc Dao........ 13
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................ 20
CHƯƠNG 2. TRUYỆN CỔ DÂN TỘC DAO NHÌN TỪ PHƯƠNG
DIỆN NỘI DUNG ................................................................................... 21
2.1. Bức tranh sinh hoạt độc đáo của người Dao ................................................ 21
2.2. Khát vọng lí giải và làm chủ tự nhiên của người Dao ................................. 34
2.3. Văn hóa tâm linh của người Dao ................................................................. 44
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...................................................................................... 61
iii

c



CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN CỔ DÂN
TỘC DAO ................................................................................................ 62
3.1. Kết cấu.......................................................................................................... 62
3.2. Hệ thống nhân vật ........................................................................................ 65
3.3. Ngôn ngữ ...................................................................................................... 68
3.4. Bảo tồn và phát huy giá trị truyện cổ dân tộc Dao.................................. 71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 75
C. KẾT LUẬN ......................................................................................... 76
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 79
PHỤ LỤC

iv

c


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học cổ truyền là sáng tác của tập thể nhân dân, là kết tinh mọi
mặt của quần chúng lao động qua trường kì lịch sử. Mỗi dân tộc trên mảnh đất
Việt Nam đều có một nền văn học cổ truyền của riêng mình, sản phẩm tinh thần
ấy hình thành và phát triển từ xa xưa, được lưu truyền cho đến ngày nay. Chúng
tạo thành một nền văn học truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam
phong phú và sinh động.
Đất nước Việt Nam - dải đất hình chữ S là nơi hội tụ của 54 dân tộc anh
em.Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc
Việt Nam đã gắn bó ruột thịt với nhau, đồn kết vượt qua mọi khó khăn, thử
thách để sinh tồn và phát triển. Trên hành trình lịch sử, mỗi dân tộc lại tạo ra

những yếu tố văn hóa, văn học có bản sắc riêng được thể hiện trong các mặt văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Đời sống sinh hoạt của các dân tộc thường
được phản ánh qua lời ca, tiếng hát hoặc qua những câu truyện mà ơng bà, cha
mẹ kể lại. Trong đó, phải kể đến cộng đồng người dân tộc Dao. Một trong
những yếu tố tạo nên bản sắc độc đáo của người Dao đó là truyện cổ. Nếu như
người Mơng chủ yếu sử dụng dân ca để gửi gắm tâm tư, tình cảm thì người Dao
thường thể hiện suy nghĩ, quan điểm về cuộc sống thông qua truyện thơ và
truyện cổ. Truyện cổ của người Dao chưa được nghiên cứu nhiều, tuy nhiên qua
đọc và cảm nhận chúng tôi nhận thấy nội dung thể hiện trong truyện cổ dân tộc
Dao rất sâu sắc và cuốn hút. Mỗi câu truyện đều chứa đựng những bài học nhân
sinh ý nghĩa và mở ra trước mắt người đọc một khơng gian văn hóa Dao rực rỡ
sắc màu.
1.2. Nghiên cứu về đặc điểm truyện cổ dân tộc Dao chúng tơi khai thác
trên các bình diện nội dung và nghệ thuật của các câu truyện cổ từ đó có thể hiểu
hơn về đời sống sinh hoạt của đồng bào người Dao. Bởi truyện cổ phản ánh
tương đối đầy đủ những nét sinh hoạt độc đáo của đồng bào dân tộc Dao. Trong
khơng gian văn hóa độc đáo của dân tộc Dao, truyện cổ đóng vai trị rất quan
1

c


trọng là nơi lưu giữ giá trị tinh thần cốt lõi của đồng bào dân tộc Dao. Hoạt
động nghiên cứu về truyện cổ dân tộc Dao nói riêng và văn hóa tinh thần của
dân tộc Dao nói chung là việc làm hết sức cần thiết. Hoạt động này không chỉ
khám phá cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số mà cịn góp phần quảng bá
hình ảnh con người, phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số đối với du
khách trong và ngồi nước. Vì vậy, nghiên cứu truyện cổ dân tộc Dao là một
trong những hoạt động quan trọng góp phần lưu giữ và phát huy những giá trị tốt
đẹp của đồng bào dân tộc Dao.

1.3. Lựa chọn đề tài “Đặc điểm truyện cổ dân tộc Dao”, chúng tôi mong
muốn từng bước khám phá bản sắc văn hóa Dao nói riêng và dân tộc thiểu số
nói chung. Tạo cơ sở xác lập vị trí xứng đáng của văn học dân tộc thiếu số trong
công tác giảng dạy văn học địa phương tại nhà trường phổ thông, thúc đẩy sự
phát triển của các hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với văn học bản địa.
Đồng thời đưa văn học dân tộc thiểu số đến gần hơn với học sinh, để các em
hiểu và trân trọng vẻ đẹp văn hóa quê hương, đất nước. Từ đó, nâng cao ý thức,
trách nhiệm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc.
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn“Đặc điểm truyện cổ dân tộc Dao” làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dân tộc Dao thuộc nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Họ thường tập
trung sinh sống ở những tỉnh miền núi như Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên,
Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La,... Tìm hiểu về văn hóa dân tộc
Dao, có nhiều chun luận, cơng trình khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này,
nhưng hầu hết các cơng trình nghiên cứu dừng lại ở mức độ giới thiệu. Thế kỉ
XVIII nhà bác học Lê Q Đơn (1726 - 1784) có tác phẩm “Kiến văn tiểu lục”
(2005) [16], Tiến sĩ Hồng Bình Chính có tác phẩm “Hưng Hóa xứ - Phong thổ
lục” (1778) [11]. Các học giả này chỉ đề cập rất sơ lược về dân tộc Dao và một
số phong tục tập quán của người Dao, chưa nghiên cứu sâu về các tập tục trong
văn hóa Dao.
2

c


Từ những năm 1970 trở lại đây có khá nhiều các nhà khoa học nghiên cứu
về người Dao ở Việt Nam. Tiêu biểu trong đó có các nhà nghiên cứu Bế Viết
Đẳng - Nguyễn Khắc Tụng - Nông Trung - Nguyễn Nam Tiến với cơng trình
“Người Dao ở Việt Nam” (2006) [15], Trần Quốc Vượng với tác phẩm “Quá

Sơn Bảng văn”[38], nghiên cứu về nguồn gốc người Dao ở Việt Nam với các
đợt di cư từ Trung Quốc đến Việt Nam. Gần đây nhất có các cơng trình nghiên
cứu của Tiến sĩ Trần Hữu Sơn với các tác phẩm “Thơ ca dân gian người Dao
Tuyển”(2005) [30],“Đám cưới người Dao Tuyển”(2011) [31]. Cùng với đó,
chuyên khảo của nữ Tiến sĩ người dân tộc Dao Bàn Thị Quỳnh Giao “Bản sắc
văn hóa Dao trong thơ Bài Tài Đồn”(2010) [17], cũng đã góp phần vào việc
phục dựng bức tranh văn hóa độc đáo của người Dao.
Từ các cơng trình đã tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy truyện cổ dân tộc Dao
được các tác giả khai thác nhưng chỉ ở mức sưu tầm và dịch thuật các câu
chuyện mà chưa nghiên cứu đặc điểm cụ thể của từng truyện cổ để làm nổi bật
đặc điểm tiêu biểu của văn hóa dân tộc Dao. Có thể nói, văn hóa, văn học dân
tộc Dao đã trở thành một bộ phận quan trọng trong sự phát triển đa dạng của văn
hóa Việt Nam. Nghiên cứu văn hóa truyền thống của người Dao sẽ cung cấp một
cách nhìn tồn diện, tổng thể về văn hóa truyền thống của người Dao, từ đó đánh
giá đúng giá trị văn hóa tiêu biểu đã và đang tồn tại trong không gian và thời
gian. Đặc biệt, truyện cổ dân tộc Dao là nơi lưu giữ tương đối nhiều giá trị tinh
thần cốt lõi và bản sắc độc đáo của dân tộc. Nghiên cứu về truyện cổ dân tộc
Dao nói riêng và văn hóa tinh thần của dân tộc Dao nói chung là việc làm hết
sức cần thiết. Hoạt động này không chỉ khám phá cuộc sống của đồng bào dân
tộc thiểu số mà cịn góp phần quảng bá hình ảnh con người, phong tục tập quán
của người dân tộc thiểu số đến với du khách trong và ngồi nước. Vì vậy, nghiên
cứu truyện cổ dân tộc Dao là một trong những hoạt động quan trọng góp phần
lưu giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của đồng bào dân tộc Dao.
Trên cơ sở tham khảo và tiếp thu những cơng trình nghiên cứu trước,
chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu đặc điểm của truyện cổ dân tộc Dao để từ
đó làm nổi bật bản sắc văn hóa dân tộc Dao trong khơng gian văn hóa dân tộc
3

c



thiểu số Việt Nam. Đây là vấn đề còn khá mới mẻ nhưng chúng tôi khẳng định
kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ là nguồn tư liệu hữu ích trong cơng tác nghiên
cứu văn hóa, văn học dân tộc thiểu số và nhất là văn hóa, văn học Dao.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu “Đặc điểm truyện cổ dân tộc Dao” nhằm chỉ rõ đặc
điểm nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân tộc Dao. Qua đó, làm nổi bật các
phong tục tập quán, tín ngưỡng và lễ hội đặc sắc của người Dao. Phân tích nội
dung và nghệ thuật của truyện cổ sẽ góp phần làm phong phú kho tàng văn học
dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó đưa văn học dân tộc Dao đến gần hơn với thế hệ
trẻ đặc biệt là học sinh trong các trường phổ thơng qua chương trình văn học địa
phương. Đây sẽ là nguồn tài liệu quan trọng để phục vụ cho việc giảng dạy văn
học địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, luận văn khẳng định
những giá trị tốt đẹp được phản ánh thông qua truyện cổ dân tộc Dao. Mặt khác
đưa ra những quan điểm khách quan trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa,
văn học dân tộc thiểu số hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Tìm hiểu làm rõ đặc điểm nổi bật
về nội dung của truyện cổ dân tộc Dao để thấy được bức tranh sinh hoạt đa dạng
và độc đáo của đồng bào dân tộc Dao. Cụ thể những tục lệ, lễ nghi được phản
ánh rõ nét qua truyện cổ như Lễ cúng Bàn Vương, lễ cấp sắc, lễ cưới người
Dao…
Tìm hiểu về nghệ thuật của truyện cổ dân tộc Dao qua các phương diện
cụ thể: nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, để đánh giá một cách toàn diện về
truyện cổ dân tộc Dao. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng tôi là phân tích làm rõ
đặc điểm truyện cổ của dân tộc Dao, từ đó tìm ra những nét văn hóa đặc sắc
làm cơ sở để so sánh, đối chiếu trong mối tương quan với văn hóa, văn học
dân tộc thiểu số khác.
Thực hiện nghiên cứu “Đặc điểm truyện cổ dân tộc Dao”, luận văn khẳng

định truyện cổ của dân tộc Dao là sản phẩm tinh thần quý giá, vì vậy cần được
4

c


lưu giữ và phát huy. Qua đó, sẽ góp phần khơi nguồn văn học dân tộc, cùng bà
con dân tộc Dao tìm về nguồn cội và ni dưỡng tâm hồn con em mình trong
dịng chảy của văn hóa dân tộc. Hiểu rõ các cơ hội và thách thức đang đặt ra cho
vùng đồng bào dân tộc Dao nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung. Từ đó,
đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, đề cao trách nhiệm cơng dân, xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện cổ dân tộc Dao.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu dựa trên hai tư liệu chính là: “Truyện cổ
dân tộc Dao ở Hà Giang ( Dịch giả Bàn Thị Ba - Nhà xuất bản Hội văn nghệ
dân gian Việt Nam - năm 2016), và Truyện Quả bầu vàng( Dịch giả Đặng Phúc
Lường - Nhà xuất bản văn hóa dân tộc - năm 2010).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp thống kê
Tìm hiểu về truyện cổ dân tộc Dao chúng tôi sử dụng phương pháp thống
kê nhằm thống kê các câu truyện tiêu biểu của dân tộc Dao. Phương pháp này
giúp chúng tôi hệ thống lại những đặc điểm giống và khác nhau của các câu
truyện cổ từ đó thuận tiện hơn trong việc phân tích các giá trị nội dung và nghệ
thuật tiêu biểu của truyện cổ dân tộc Dao.
5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp trọng tâm trong

nghiên cứu tác phẩm văn học. Đây là phương pháp được sử dụng để phân tích
truyện cổ qua các tiêu chí về nội dung, nhân vật, ngơn ngữ…trong truyện cổ của
dân tộc Dao, về các lý thuyết bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, văn học Dao.
Từ đó, tổng hợp các vấn đề nghiên cứu để đưa ra đánh giá, kết luận về đối tượng
nghiên cứu.
5

c


5.3. Phương pháp so sánh
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh diện mạo văn học dân tộc
Dao với một số dân tộc thiểu số khác. Đối chiếu những phong tục tập quán đặc sắc
được thể hiện trong truyện cổ với các phong tục, tập quán của các dân tộc khác để
tìm ra những nét riêng tạo nên bản sắc văn hóa Dao.
5.4. Phương pháp liên ngành
Đối với phương pháp liên ngành giúp chúng tơi tìm hiểu truyện cổ qua
nhiều góc độ. Vấn đề nghiên cứu về đặc điểm của truyện cổ dân tộc Dao cần sự
phối hợp của nhiều ngành có liên quan như: văn hóa học, xã hội học, dân tộc
học…Phương pháp nghiên cứu liên ngành đem lại cái nhìn khách quan, mở rộng
đối với người đọc. Các vấn đề khơng chỉ gói gọn trong phạm vi kiến thức
chun mơn mà cịn được liên hệ với các kiến thức về xã hội học, văn hóa học
như: tính cách, phẩm chất con người, bối cảnh xã hội, khơng gian văn hóa vùng.
Sử dụng phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả trong việc mở rộng hướng tiếp
cận và mơ tả một cách tồn diện về đối tượng nghiên cứu.
5.5. Phương pháp điều tra, khảo sát
Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu về các vấn đề liên quan
đến đề tài, đi sâu vào mục đích nghiên cứu, gắn với thực tế tại địa bàn nghiên cứu.
5.6. Phương pháp điền dã văn học
Phương pháp này hỗ trợ trong quá trình tìm hiểu thực trạng bảo tồn và phát

huy giá trị truyện cổ dân tộc Dao ở Hà Giang nói riêng và giá trị văn học cổ truyền
dân tộc Dao nói chung.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu về “Đặc điểm truyện cổ dân tộc Dao” sẽ góp thêm
tiếng nói trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, văn học của dân
tộc Dao nói riêng và dân tộc thiểu số nói chung. Đây là cơng trình nghiên cứu
đầu tiên về đặc điểm truyện cổ dân tộc Dao. Chúng tôi mong muốn cơng trình
nghiên cứu này sẽ là nguồn tư liệu hữu ích trong tủ sách văn học địa phương.
Bên cạnh đó, hình thành ở thế hệ trẻ niềm tự hào, sự trân trọng những di săn văn
hóa phi vật thể của dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt được vấn đề này cũng có
6

c


nghĩa là chúng ta đã và đang từng bước thực hiện công tác bảo tồn và phát huy
giá trị văn học DTTS trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục nội dung chính
của luận văn được trình bày trong 3 chương:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CHƯƠNG 2: TRUYỆN CỔ DÂN TỘC DAO NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN
NỘI DUNG
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN CỔ DÂN
TỘC DAO

7

c



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về dân tộc Dao
Việt Nam là một quốc gia đa văn hóa, đa dân tộc. Trải qua hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó ruột
thịt với nhau, đồn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách để sinh tồn và phát
triển. Trên hành trình lịch sử, mỗi dân tộc lại tạo ra những yếu tố văn hóa, văn
học có bản sắc riêng, có giá trị riêng được thể hiện trong các mặt văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần. Sự chi chút những giá trị tinh thần của lớp lớp thế hệ
đã tạo nên kho tàng tri thức rộng lớn, có trữ lượng dồi dào, có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến cuộc sống của mọi thế hệ con người trên mảnh đất Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê (2019) dân tộc Dao đứng thứ chín
trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, với gần một triệu người. Người Dao cư trú
chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên
Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,... đến một số tỉnh trung du như: Thái Ngun,
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hịa Bình và gần đây mới có một số ít chuyển vào sinh
sống ở khu vực Tây Nguyên. Người Dao có nhiều nhóm khác nhau phân biệt
theo vùng. Tên gọi các nhóm Dao dựa vào nhiều yếu tố không chỉ là phong
tục, tập quán mà còn dựa trên trang phục và những đặc điểm hình thức. Người
du nhập vào Việt Nam qua quá trình thiên di từ Trung Hoa sang nước ta. Vì
vậy nhiều câu chuyện tái hiện lại cuộc hành trình của người Dao từ thuở đi
khai hoang, lập địa. Thực chất người Dao sống theo lối du canh du cư, di
chuyển qua nhiều miền đất. Phần lớn họ sống trên núi cao và phân thành các
nhóm nhỏ lẻ. Tuy nhiên theo lối sống linh hoạt nên người Dao chịu ảnh hưởng
văn hóa của nhiều vùng miền. Điều này góp phần hình thành nền văn hóa Dao
phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Để tạo thành bản sắc dân tộc có rất nhiều yếu tố như: phong tục tập quán,
ẩm thực, lễ hội,...Một trong những nét nổi bật nhất để tạo nên hồn cốt cũng như
đặc điểm riêng dễ nhận biết nhất của mỗi dân tộc chính là những bộ trang phục

đầy sắc màu. Dân tộc Dao cũng vậy, những bộ trang phục của họ là sản phẩm
8

c


được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo và sáng tạo của bà con dân tộc Dao. Đối
với người Dao trang phục truyền thống làm nổi bật những đặc trưng của dân
tộc, là minh chứng cho sự hình thành và phát triển từ bao đời của dân tộc Dao.
Vì vậy, dân tộc Dao là một trong số các dân tộc mà trang phục của đồng bào
được đánh giá cao về chất liệu và hình thức thẩm mỹ.
Theo quan sát của chúng tôi trang phục của người phụ nữ Dao mang
nhiều nét độc đáo với áo dài, áo con, khăn đội đầu, dây lưng, xà cạp và trang
sức bằng bạc. Về cơ bản trang phục của dân tộc Dao gồm 5 màu: Đỏ, xanh,
trắng, vàng, đen, trong đó chủ yếu là màu đỏ. Bởi với người Dao màu đỏ tượng
trưng cho sự vui vẻ và mang đến niềm hạnh phúc, lạc quan cho con người.
Váy của phụ nữ Dao thường may bằng vải bơng chàm trang trí nhiều hoa
văn kín cả thân váy. Váy gồm sáu mảnh, khâu thành hai mảnh lớn hở, không
khép mĩ. Cạp váy được viền bằng vải màu trắng. Vòng cạp rộng tùy vòng
bụng. Nền chàm in nhiều hoa văn xanh lơ, có hoa văn chính. Hoa văn là các
vịng trịn có vạch chéo qua tâm giống như bánh xe, hình dích dắc.
Khi mặc, người Dao chồng váy từ trước ra sau rồi thít chặt cạp váy, hai
rìa váy giáp nhau lệch một bên. Người phụ nữ Dao thường tự vẽ các hoa văn
trên váy. Bút vẽ là một đoạn tre bánh tẻ vót nhọn hay một lưỡi sắt gắn chặt
vào cán, mực vẽ bằng sáp ong. Mỗi buổi tối sau bữa ăn người phụ nữ thường
ngồi cạnh bếp hơ cho sáp ong nóng chảy, lấy ngòi bút chấm vẽ lên mặt vải.
Áo dài là trang phục toát lên sự duyên dáng của phụ nữ Dao, đồng bào
Dao thường dệt áo dài bằng vải lanh chàm và đính hạt cườm tạo điểm nhấn cho
chiếc áo. Những hoa văn trang trí ở trên trang phục người Dao thường là hình
vng, hình chữ nhật màu đỏ, vàng, trắng hay hình cây thơng, hình quả trám...

tạo sự gần gũi, hài hòa với thế giới tự nhiên. Vẻ đẹp độc đáo trong trang phục
của người Dao phải kể đến chiếc khăn đội đầu. Khăn được trang trí bằng nhiều
họa tiết như: Cây vạn hoa, hình cách đoạn, hình vết hổ... Các họa tiết được
thêu thành hình nổi với nhiều màu sắc, làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn.
Phụ nữ Dao thường tự tay làm trang phục với các công đoạn rất tỉ mỉ, địi hỏi
sự kiên trì và khéo léo. Trước khi về nhà chồng, các cô gái Dao thường ở nhà
9

c


tập trung cho việc thêu thùa, khâu vá, hoàn thành bộ trang phục của riêng
mình.
Đối với nam giới, trang phục gồm khăn đội đầu, áo và quần. Trang phục
của nam giới chủ yếu là màu chàm. Khăn đội đầu của nam giới gồm hai loại
khăn đội bên trong và khăn đội bên ngoài. Hoa văn trên khăn đội đầu của nam
giới thường mang các gam màu trắng, vàng và đỏ. Có thể nói, trang phục của
đồng bào dân tộc Dao về màu sắc và chất liệu đều bắt nguồn từ tự nhiên. Đây
là sản phẩm thủ công được thêu dệt bởi đôi bàn tay duyên dáng của những
người phụ nữ Dao. Trang phục chính là nét đẹp tạo nên bản sắc riêng của từng
đồng bào các dân tộc ở Việt Nam.
Về nhà ở người Dao thường sống ở nhà sàn và thường dùng lịch âm để
tính thời gian sản xuất cũng như sinh hoạt. Cũng như người Kinh, đồng bào
người Dao rất chú trọng việc chọn tuổi và hướng làm nhà. Đối với họ hợp tuổi
sẽ giúp gia đình làm ăn thuận lợi, nhà cửa yên ấm. Ngày nay, người Dao sống
định cư ổn định thành làng bản, họ phát triển kinh tế nông nghiệp với trồng trọt
chăn nuôi là chủ yếu, ngồi ra cịn phát triển nghề thủ cơng truyền thống như
thêu dệt thổ cẩm, rèn đúc, làm nghề mộc rất đa dạng để phục vụ cho cuộc sống
gia đình mình. Hiện nay, tỉ lệ nghèo đói ở các gia đình người Dao đã giảm đáng
kể. Họ đã tiếp cận được với các dịch vụ xã hội, khoa học kĩ thuật để áp dụng vào

lao động sản xuất chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng như lúa, ngô. Con em
người dân tộc Dao ở các tỉnh miền núi ngày nay đã được đến trường nhiều hơn
so với trước đây, do vậy trình độ dân trí của người Dao được nâng cao hơn trước
rất nhiều.
Có thể nói, dân tộc Dao với nhiểu bản sắc văn hóa độc đáo đã trở thành
một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh muôn màu của văn hóa các dân tộc
Việt Nam hiện nay. Trong ý nghĩa đó, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá
trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Dao càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Đặc
biệt, trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, việc nâng cao ý thức văn
hóa dân tộc, trân trọng và quảng bá trên diện rộng sẽ góp phần tích cực hơn nữa
10

c


vào cơng cuộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo đúng
tinh thần Nghị quyết của các kì Đại hội từ 1986 đến nay.
1.2. Truyện cổ dân tộc Dao trong mạch chảy văn hóa, văn họcDao
1.2.1. Khái niệm truyện cổ
Trong văn hóa, văn học có vai trị vơ cùng quan trọng. Văn học được coi
là gương mặt ngơn từ của văn hóa dân tộc. Văn học dùng ngôn ngữ dân tộc để
nhận thức, phản ánh đời sống xã hội và con người thông qua hình tượng nghệ
thuật và các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội. Vì vậy, văn học mang
những đặc trưng cơ bản như: trực tiếp tái hiện đời sống văn hóa của từng dân
tộc, là kết tinh văn hóa thẩm mĩ của dân tộc, bảo tồn những gì được xem là
đẹp, là hay.
Các tác phẩm văn học sẽ được cảm nhận bằng tâm hồn và cái nhìn đầy
nhân văn của độc giả, địi hỏi phải dùng trí tưởng tượng, sự liên tưởng, suy
luận cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn mới có thể hình dung được
những sự vật, hiện tượng trong đời sống, điều đó nói lên rằng ngơn từ mang

tính chất phi vật thể. Nhờ đó nó sẽ diễn tả được những sự việc theo dòng chảy
lịch sử hàng ngàn năm, vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc vô hạn.
Trong văn học dân gian truyện cổ dân gian là một thể loại truyện lưu giữ
những giá trị văn hóa, văn học từ lâu đời. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng
Phê năm 2003), cổ: xưa cũ. Truyện cổ: Chỉ những truyện xưa cũ cũng là cách
nói tắt của truyện cổ dân gian. Vì thế, truyện cổ dân gian là một khái niệm được
dùng như một tên gọi chung cho loại tự sự dân gian với các thể loại: Thần thoại,
sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngơn. Truyện cổ dân gian và truyện cổ tích là
hai khái niệm khác nhau. Sự khác nhau ấy đã được giới nghiên cứu văn học dân
gian Việt Nam chỉ ra từ lâu, tuy nhiên vẫn có người hiểu và sử dụng hai khái
niệm này như nhau. Từ truyện trong các cụm từ truyện dân gian, truyện cổ dân
gian, truyện cổ tích với từ truyện trong những danh từ được dùng để chỉ một số
thể loại của văn chương viết như: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, v.v.. có
chung nguồn gốc. Theo Từ điển tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên, truyện là
danh từ có hai nét nghĩa:“ Tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn
11

c


biến của sự kiện thông qua lời kể chuyện của nhà văn vàthường dùng đi đôi với
sách kinh do các nhà triết học của Trung Quốc thời cổ viết” [28, tr.118].
Như vậy, cách giải thích ý nghĩa từ truyện của các từ điển là tương đối
thống nhất. Cần thấy rằng, khi truyện trở thành một thuật ngữ văn học thì nó
được sử dụng với ý nghĩa khá phong phú, đa dạng và phức tạp. Một trong những
đặc điểm lớn nhất trong các tác phẩm của nhà Nho thời phong kiến là hiện tượng
văn sử bất phân. Trong sách vở của họ, tính chất sử học và tính chất văn học
nhiều khi khơng được phân biệt một cách rạch rịi. Cho dù vậy, khi phân loại của
nhà Nho, một tác phẩm cụ thể bao giờ cũng thuộc về một loại nhất định. Ở một
khía cạnh nào đó, các cuốn sách: Báo cực truyện, Việt điện u linh, Lĩnh Nam

chích qi có tính chất lịch sử, nhưng khơng vì thế mà xếp chúng vào phạm vi
cơng trình lịch sử. Các cuốn sách ấy thuộc và chỉ thuộc về lĩnh vực sách văn
học. Tương tự như vậy, cho dù Đại Việt sử kí tồn thư, Khâm định Việt sử
thơng giám cương mục có tính chất văn học biểu hiện khá rõ, nhưng chưa thấy
ai gọi đây là hai tác phẩm văn học hay hai cơng trình nghiên cứu văn học bao
giờ, từ trước đến nay, người ta chỉ xếp chúng vào lĩnh vực cơng trình lịch sử. Từ
đó, ta có thể nói rằng, từ truyện với tính chất là một thuật ngữ văn học đã được
sử dụng trong sách vở của nhà Nho khoảng từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII. Tiếp sau
quá trình từ truyện trở thành một thuật ngữ văn học là sự ra đời thuật ngữ truyện
cổ dân gian. Và khái niệm truyện cổ dân gian trong sách vở của giới nghiên cứu
văn học dân gian tương đương với cụm từ truyện đời xưa trong dân gian. Trong
các công trình sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian ở nước ta, nhiều khi các
khái niệm truyện cổ, truyện dân gian, truyện cổ dân gian và truyện cổ tích được
hiểu và sử dụng như nhau. Thực ra, bốn khái niệm này khơng hồn tồn giống
nhau. Theo nghĩa thơng thường, truyện cổ là nói tắt của truyện cổ dân gian.
Truyện dân gian và truyện cổ dân gian giống nhau nhưng không đồng nhất, giữa
chúng vẫn có nét khác nhau và chính nét khác nhau ấy đã xác định ý nghĩa rộng,
hẹp của hai khái niệm. Nếu nói một cách đầy đủ thì khái niệm truyện dân gian là
truyện kể dân gian, nó bao quát tất cả truyện dân gian của đời xưa và mới sáng
tác ở đời nay, trong khi đó, khái niệm truyện cổ dân gian chỉ bao quát ở giới hạn
12

c


những truyện dân gian đã được sáng tác từ đời xưa. Trên cơ sở tìm hiểu và tiếp
thu các quan niệm về truyện cổ, chúng tôi cho rằng:
Truyện cổ là những truyện đã cũ, thuộc về quá khứ và là sáng tác nghệ
thuật của nhân dân từ lâu đời. Truyện cổ được sáng tác dưới dạng văn xuôi và
lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Truyện cổ phản ánh đời sống và thế

giới tinh thần, tình cảm của nhân dân. Đó là tồn bộ sinh hoạt của nhân dân, là
cuộc sống lao động và quan hệ trong gia đình của họ. Đời sống sinh hoạt của
nhân dân là mảnh đất nảy sinh, là nguồn ni dưỡng, là nhân tố kích thích sự
sáng tạo. Truyện cổ dân gian biểu đạt những kinh nghiệm đời sống, diễn tả
những khát vọng và lí tưởng của nhân dân, thể hiện những quan niệm của nhân
dân về tự nhiên, xã hội và con người, về đạo đức.
Vì vậy, nghiên cứu, tìm hiểu và lý giải truyện cổ của mỗi dân tộc chính là
con đường để xác định và khẳng định những khơng gian văn hóa độc đáo của
từng dân tộc. Từ đó, có cái nhìn trách nhiệm hơn, toàn diện hơn về giá trị văn hóa,
văn học các dân tộc thiểu số và dự phần tích cực vào cơng tác bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa, văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và tồn dân tơc nói chung.
1.2.2. Truyện cổ dân tộc Dao và giá trị văn hóa, văn học của dân tộc Dao.
Văn học cổ truyền là nơi lưu giữ và ẩn chứa những tinh hoa của văn hóa cổ
truyền mỗi dân tộc. Chúng ta cũng cần xác định rõ khái niệm văn học cổ truyền
để tạo sự thuận lợi trong nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa, văn học dân tộc thiểu
số. Bởi, văn học cổ truyền là thành phần quan trọng trong văn hóa cổ truyền.
Được xác định là bộ phận văn học sáng tác và lưu truyền từ trước thế kỉ XVIII,
văn học cổ truyền mang đặc điểm truyền thống, là sản phẩm của xã hội cộng
đồng.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa về văn học dân gian (cách
gọi khác là văn học cổ truyền). Tuy nhiên, bên cạnh khái niệm văn học dân
gian cịn có sự xuất hiện của khái niệm folklore. Khái niệm này một thời đã có
nhiều xu hướng quan niệm khác nhau và đã từng được dùng tương đương với
khái niệm văn học dân gian.
13

c


Trên thế giới, các nhà nghiên cứu dùng thuật ngữ folklore để chỉ những giá

trị vật chất, tinh thần của cộng đồng. Chẳng hạn, khái niệm folklore do nhà sử học
người Anh William J. Thoms đưa ra lần đầu tiên năm 1846, ban đầu có nội hàm
khá rộng, chỉ tồn bộ giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của con người thời cổ
xưa; sau có ý nghĩa thay thế cho khái niệm popular antiquities, để chỉ “những
cách thức, phong tục, sự hành lễ, chuyện mê tín dị đoan, khúc dân ca, tục ngữ”
và các tư liệu khác của “thời hoàng kim” [33, tr.38]. Ion Maye đại diện tiêu
biểu của trường phái Đức quan niệm folklore bao gồm “làng xóm, kiến trúc
nhà cửa, cung điện; cây cỏ; tín ngưỡng; tiếng nói; truyền thuyết; truyện cổ tích;
dân ca; thư mục”. V. Ia. Propp quan niệm “folklore chỉ là những sáng tạo tinh
thần, hơn nữa chỉ là những sáng tạo nghệ thuật ngơn từ” (Dẫn theo Ngơ Đức
Thịnh [33, tr.15]).
Nhìn chung, trên thế giới có hai xu hướng quan niệm về khái niệm
folklore: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng, trong đó xu hướng hiểu theo nghĩa
rộng chiếm ưu thế. Theo nghĩa rộng, folklore được quan niệm là toàn bộ những
giá trị vật chất và tinh thần của cộng đồng người thời xưa, tương ứng với khái
niệm văn hóa dân gian được sử dụng ở Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam, khái niệm văn học dân gian xuất hiện vào những năm 1950
của thế kỷ XX. Đến những năm 1960, thuật ngữ văn học dân gian mới được
định hình trong giáo trình của các trường Đại học tại Hà Nội và trở thành tên
gọi chính thức của bộ phận văn học truyền miệng ở nước ta.
Trong các cách hiểu về văn học dân gian, khái niệm trong Giáo trình của
Chu Xuân Diên được xem là có tầm bao quát, đầy đủ, cập nhật và ngắn gọn
hơn cả. Văn học dân gian được quan niệm: “Là sáng tác tập thể, truyền miệng
của nhân dân lao động, ra đời từ thời công xã nguyên thủy, trải qua các thời kì
phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong
thời đại ngày nay” [13, tr.17].
Văn học dân gian xuất hiện từ khi chưa có văn học viết, nó chính là nền
văn học sơ khai của mỗi dân tộc. Văn học dân gian mang tính truyền miệng, là
sản phẩm của nhân dân lao động, kết tinh của văn hóa tinh thần. Văn học viết
14


c


ra đời, đánh dấu sự xuất hiện của chữ viết và tên tuổi của nhiều tác giả, trên
tinh thần lấy văn học dân gian làm gốc rễ, cơ sở để phát triển. Trong hành trình
phát triển của văn học Việt Nam thì văn học dân gian và văn học viết luôn phát
triển song song, tương quan lẫn nhau là tiền đề cho sự ra đời của các dòng văn
học sau này.
Văn học viết hiện đại các dân tộc thiểu số đã và đang nảy mầm từ những
vườn ươm sáng tạo của văn học dân gian các dân tộc thiểu số. Như vậy, văn
học viết hiện đại các dân tộc thiểu số có mối quan hệ bền chặt với văn học dân
gian từ khi mới xuất hiện. Nói về mối quan hệ này, nhà nghiên cứu Lâm Tiến
đã nhận định: “Truyền thống văn hóa dân gian hàng ngàn năm và những điều
kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi ảnh hưởng không nhỏ tới văn học các
dân tộc thiểu số. Những dấu ấn đó thể hiện rất rõ trong tác phẩm của Nông
Minh Châu, Nông Viết Toại, Vi Hồng…” [34, tr.196]. Với sự vận dụng tối đa
vốn văn hóa dân gian, Vi Hồng đã sáng tạo và khởi xướng một cách viết mới
về miền núi, mà có nhà văn đã nhận định đó là cách viết hiện đại hóa dân gian.
Điều đáng lưu ý nữa là vai trò, vị trí của văn học dân gian trong tiến trình lịch
sử dân tộc, trong mối quan hệ với văn hóa dân gian và văn học viết. Như đã
biết, văn học dân gian có mối quan hệ hữu cơ văn học viết. Đó là những mối
quan hệ tác động qua lại. Nếu văn hóa dân gian được hiểu là tồn bộ những giá
trị vật chất và tinh thần mà cộng đồng đã tạo ra trong quá trình lịch sử thì văn
học dân gian là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống giá trị
tinh thần ấy. Văn hóa dân gian chính là mơi trường sinh thành, ni dưỡng văn
học dân gian. Ở chiều ngược lại, văn học dân gian có vai trị thể hiện các giá trị
tinh hoa, tiêu biểu của văn hóa dân gian. Do vậy, văn học dân gian với văn hóa
dân gian có những mối quan hệ hữu cơ hết sức chặt chẽ, khiến cho văn học dân
gian có một vị trí đặc biệt trong nền văn hóa dân gian. Văn học là lĩnh vực có

giá trị bền vững trên nhiều mặt từ nhận thức, giáo dục đến giá trị thẩm mỹ...
Văn học phản ánh hiện thực theo nghĩa khám phá và lí giải hiện thực đời sống.
Vì vậy, văn học là một bức tranh rộng lớn, phong phú, đa dạng, đem lại cho
người đọc những điều mới lạ mà họ chưa biết để họ hiểu thêm về cuộc sống và
15

c


con người. Đó là giá trị nhận thức của văn học. Văn học cũng là kho tri thức vô
cùng phong phú về đời sống, là cuốn sách bách khoa về cuộc sống. Từ giá trị
nhận thức mà văn học có giá trị giáo dục. Đó là truyền thống dân tộc, những
phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, là truyền thống nhân đạo, truyền
thống yêu nước và những phẩm chất tốt đẹp trong cách sống, cách ứng xử của
con người Việt Nam.
Trong văn hóa các dân tộc thiểu số, văn học cịn có giá trị, ý nghĩa về mặt
tơn giáo, triết học, tâm linh, tinh thần văn hóa bản địa của đồng bào. Với những
giá trị to lớn như vậy, văn học là di sản tinh thần rất quan trọng mà các dân tộc
Việt Nam từ xa xưa đã sáng tạo ra và để lại cho đời sau. Vì vậy, văn học cổ
truyền cần phải được bảo tồn và phát huy, được kế thừa và phát triển trong những
điều kiện lịch sử mới, đặc biệt là văn học của các dân tộc thiểu số.
Văn hóa được chia thành 3 loại: văn hóa vật chất (bao gồm cơng cụ sản
xuất, phương tiện đi lại, làng mạc, nhà cửa, quần áo, giày dép, đồ trang sức,
các thức ăn, thức uống,…); văn hóa xã hội (bao gồm thiết chế xã hội: hơn
nhân, gia đình, dịng họ, làng bản, mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng
đồng,…); văn hóa tinh thần (bao gồm các tri thức khoa học: phong tục tập
quán, tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, văn học nghệ thuật dân gian,…). Chính từ
đặc trưng văn hóa, các thuộc tính văn hóa, văn học có thể xem xét mối quan hệ
giữa chúng ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau như thế nào. Văn học là
một bộ phận của văn hóa, nằm trong văn hóa vì thế chịu sự chi phối của văn

hóa. Những nhân tố như: ngơn ngữ, hoạt động kinh tế, lao động sản xuất, ăn,
mặc, ở, đi lại, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đều là điều kiện quan trọng
trong môi trường nảy sinh và hình thành tác phẩm văn học.
Văn học là một bộ phận, là thành tố của văn hóa. Vì vậy, nghiên cứu văn
học cũng là nghiên cứu văn hóa. Xét trong mối quan hệ giữa văn học và văn
hố, có thể thấy văn học là một bộ phận của văn hoá. Đây là mối quan hệ biện
chứng, phản ánh đặc điểm có tính quy luật của quan hệ riêng chung có tầm cấp
triết học. Khi nghiên cứu văn học không thể tách rời văn học với những mối
liên hệ với nhiều bộ phận khác, và nhất là không thể không đặt nó trong mối
16

c


quan hệ với văn hoá (cái chung) với tư cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh
thần của nhân loại. Khơng được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa,
cũng như khơng được trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hội, kinh tế vượt qua
đầu văn hóa. Văn hóa có khả năng quyết định sự phát triển của văn học trong
một giới hạn, một mức độ nhất định; ngược lại, sự tác động ảnh hưởng trở lại
với văn hóa của văn học cũng khơng nhỏ.
Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội thì văn học chính là bộ phận
quan trọng, nịng cốt của văn hóa. Văn học có khả năng truyền cảm mạnh mẽ
và sức sống lâu bền khi biết đi sâu vào tư tưởng đạo đức và đời sống bên trong
con người. Bởi thế văn học là yếu tố nổi trội nhất cấu thành nên văn hóa, có
khả năng chủ động tích cực trong cơng việc xây dựng một nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng văn hóa và văn học có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Văn hóa là bệ đỡ để văn học phát triển đồng thời văn học cũng
góp phần quan trọng làm rạng rỡ, tơn cao văn hóa.
Văn hóa của mỗi dân tộc là tấm gương phản chiếu đời sống sinh hoạt
cũng như những thói quen hàng ngày của đồng bào dân tộc mỗi vùng. Đối với

người Dao, địa bàn cư trú chủ yếu là ở vùng Đông Bắc miền Bắc Việt Nam
(phần lớn ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Phú Thọ). Môi trường sống của họ là ở vùng núi cao, nên phương thức canh
tác của dân tộc Dao nói chung là làm nương rẫy trên đất dốc. Là một dân tộc từ
phía Bắc thiên di xuống phía Nam nên trước đây người Dao sử dụng chữ Hán
để ghi chép những câu ca, những mẩu chuyện để răn dạy con cháu, về sau dựa
vào những ký tự tiếng Hán người Dao đã sáng tạo ra loại chữ viết cho riêng
dân tộc mình (chữ Nơm Dao). Cũng chính vì thế, dân tộc Dao có những nét
bản sắc văn hố riêng biệt khơng giống với bất kỳ dân tộc nào.
Bản sắc văn hoá dân tộc Dao được lưu giữ và thể hiện ở một số phương
diện như: ngôn ngữ và chữ viết. Dân tộc Dao từ xa xưa họ đã biết sử dụng
tiếng Hán để tạo ra ngôn ngữ và chữ viết riêng (Nôm Dao). Chữ Nôm Dao
được người Dao dùng trong việc ghi chép gia phả của dòng họ, ghi chép lời
các bài hát tiếng Dao, các bài hát nghi lễ, cúng bái, các bài hát giao duyên…
17

c


Ngồi ra chữ Nơm Dao cũng cịn được dùng để ghi chép lại những câu chuyện
thơ cổ của người Dao. Người đàn ơng Dao muốn được mọi người kính nể thì
phải biết đọc, biết viết chữ Nơm Dao. Có thể khẳng định, dân tộc Dao là dân
tộc thiểu số nhưng họ đã có ngơn ngữ, chữ viết riêng từ rất sớm.
Bản sắc văn hố dân tộc Dao cịn được thể hiện ở các phong tục tập quán
của người Dao, đó là các tục lệ, tín ngưỡng được đồng bào Dao gìn giữ và phát
huy trong những ngày lễ tết, đám cưới, đám ma… Và điều này thể hiện khá
độc đáo qua văn học, đặc biệt là văn học dân gian. Nhưng những phong tục tập
quán nặng nề về hình thức cần được loại bỏ ra khỏi cuộc sống. Đó là: Lối sống
du canh, du cư của đồng bào dân tộc Dao. Lối sống đó được coi là một nét
riêng trong phong tục tập quán của người Dao nhưng nó cũng là một trong

những ngun nhân gây ra tình trạng đói nghèo, lạc hậu. Người Dao thường
sống ở lưng núi, nguồn sống chính của họ là nơng nghiệp, nhưng hình thức làm
nông nghiệp của họ lại là làm nương rẫy du canh. Đồng bào Dao làm ăn theo
lối du canh, du cư nên có hạn chế là họ khơng thể nào thâm canh tăng năng
suất để trên cơ sở đó, mở rộng qui mô sản xuất, tổ chức cuộc sống ổn định. Vì
thế, họ ln sống trong tình trạng khơng ổn định vì tục du canh du cư từ tồn tại
từ rất lâu đời và để lại hậu quả nghiêm trọng với người Dao, với cộng đồng;
phá hoại môi trường sống, làm chậm quá trình phát triển kinh tế xã hội và phản
ánh nền văn hoá rất đặc trưng - văn hố nương rẫy người Dao Việt Nam. Trên
cơ sở đó nhà nước đã có những chính sách khuyến khích người Dao định cư ổn
định để tập trung phát triển kinh tế.
Trong kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam thì văn học dân tộc Dao
có khá nhiều đóng góp. Văn học Dao đã tái hiện một cách thú vị đời sống tinh
thần hết sức phong phú, độc đáo của người Dao, từ tập quán sinh sống, lao
động sản xuất, cách thức bài trí nhà cửa, trang phục cho đến các hình thức
sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Cũng như nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác,
người Dao sống chủ yếu dựa vào núi rừng “Sớm ngẩng mặt là thấy núi,cúi
mặt lại thấy rừng”. Rừng núi không chỉ là nguồn sống mà còn là nơi để bà
18

c


con dân tộc Dao trú tránh những cơn gió độc, những cơn lũ dữ đồng thời cũng
là nơi để người Dao gửi gắm nhiều tâm tình.
Các đề tài như: lao động sản xuất, quan hệ xã hội và gia đình...được phản
ánh cụ thể trong thơ ca, truyện kể của người Dao. Nó thể hiện ước vọng có
cuộc sống hạnh phúc và khả năng nhận thức về tự nhiên và xã hội của người
Dao. Về chữ viết người Dao mượn chữ Hán để phiên âm ra tiếng Dao và lưu
giữ giá trị văn hóa của dân tộc mình. Đây được coi là thành tựu của cộng đồng

dân tộc Dao từ lâu đời. Bàn Vương là nhân vật huyền thoại tổ tiên của người
Dao được khắc hoạ trong truyện kể dân gian và truyện thơ. Đây là một trong
những câu chuyện luôn được người Dao lưu truyền qua nhiều thế hệ. Con
cháu người Dao luôn phải ghi nhớ công ơn của tổ tiên mình để biết cố gắng
vươn lên trong cuộc sống không phụ công cha ông, tổ tiên đời trước. Chữ viết
của người Dao đóng vai trị rất quan trọng, nhờ có chữ viết sớm mà những câu
chuyện của người Dao đã được ghi lại và truyền dạy qua nhiều thế hệ hiện nay
vẫn được duy trì.
Dân tộc Dao sống tập trung nhiều ở một số tỉnh như Hà Giang, Sơn La,
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng... Tuy nhiên về văn hóa cộng đồng dân
tộc Dao mỗi vùng ln giữ được những nét văn hóa độc đáo. Từ chữ viết, thơ
ca, trang phục truyền thống cho tới thói quen sinh hoạt hàng ngày luôn được họ
coi trọng và thực hiện nghiêm túc... Nét đặc sắc trong văn hóa Dao phải kế đến
là tục hát Páo dung vào các dịp lễ tết, tục thờ Bàn Vương, cúng ma nhà... Các
tục lệ này phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần của người Dao, văn hóa tâm linh
của người Dao. Có thể nói, người Dao đang rất nỗ lực khẳng định bản sắc văn
hóa dân tộc mình trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Khơng gian văn hóa Dao được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó truyện
cổ đóng vai trị quan trọng góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa, văn học
Dao. Người Dao sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp và thủ công nên
truyện kể của họ đều rất gần gũi và gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Truyện
cổ của dân tộc Dao là sản phẩm được đúc kết từ nhiều thế hệ, mỗi câu chuyện
đều thấm đượm những bài học nhân văn sâu sắc.
19

c


×