Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm truyện ngắn ma văn kháng thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.99 KB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

Nguyễn Hồng Thắm

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
\

Hà Nội-2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

Nguyễn Hồng Thắm

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Chuyên ngànhVăn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Văn Đức

Hà Nội-2013

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................5
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................7
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu .......................................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................12
5. Đóng góp của luận văn ....................................................................................12
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................12
NỘI DUNG ..............................................................................................................14
Chương 1. Sáng tác của Ma Văn Kháng trong dòng chảy của truyện ngắn
đương đại Việt Nam ............................................................................................14
1.1. Khái quát chung về truyện ngắn đương đại Việt Nam .........................14
1.2. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng ...............................................15
1.2.1. Cuộc đời .............................................................................................15
1.2.2. Sự nghiệp ............................................................................................18
1.2.3. Truyện ngắn Ma Văn Kháng trong dòng chảy truyện ngắn đương
đại Việt Nam ................................................................................................22
Chương 2. Những đặc điểm nội dung trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời
kỳ đổi mới .............................................................................................................30
2.1. Cảm hứng thế sự đời tư trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ...............30
2.1.1. Vấn đề tình u, hơn nhân, hạnh phúc gia đình ............................31
2.2.2 Vấn đề nhân cách con người .............................................................36

2.2.3. Sự cô đơn trong tâm hồn con người ................................................42
2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng .........................46
2.2.1 Kiểu nhân vật tha hóa ........................................................................48
2.2.2 Nhân vật bi kịch ..................................................................................55
2.2.3 Nhân vật vượt lên số phận .................................................................59
Chương 3. Những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới .....................................................................................................67

3


3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................67
3.1.1. Yếu tố ngoại hình, nghề nghiệp........................................................67
3.1.2. Yếu tố tâm linh ..................................................................................76
3.1.3. Yếu tố ngôn ngữ ................................................................................81
3.2. Ngôn ngữ ...................................................................................................85
3.2.1. Ngôn ngữ đời thường, đậm chất khẩu ngữ .....................................85
3.2.2. Ngôn ngữ văn xuôi giàu tính nhạc ...................................................88
3.3. Kết cấu.......................................................................................................94
3.3.1. Kết cấu mở .........................................................................................95
3.3.2. Kết cấu lồng ghép ............................................................................100
3.3.3. Kết cấu tâm lý ..................................................................................104
3.4. Giọng điệu trần thuật ............................................................................106
3.4.1. Giọng điệu xót xa, ngậm ngùi ........................................................107
3.4.2. Giọng triết lý, tranh biện ................................................................109
3.4.3. Giọng ngợi ca ...................................................................................112
KẾT LUẬN ............................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................120

4



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng Ma Văn Kháng vẫn rất trẻ trung
và đặc biệt vẫn tỏ ra sung sức trong nghề cầm bút. Hơn 50 năm trong nghề,
Ma Văn Kháng đã sở hữu một gia tài nghệ thuật khá đồ sộ: 15 cuốn tiểu
thuyết, khoảng 200 truyện ngắn và một hồi ký văn học… Trong suốt hành
trình lao động nghệ thuật, Ma Văn Kháng luôn ý thức được sứ mệnh là viết để
bảo vệ và khẳng định những giá trị chân chính của con người, của sự sống.
Mỗi trang viết của ông không chỉ thấm đẫm những quan niệm nhân sinh thế
sự mà dường như soi thấu tâm can, gan ruột con người, mỗi tác phẩm vừa là
tiếng nói đồng cảm sẻ chia với nỗi đau khổ của con người vừa đấu tranh quyết
liệt cho cái đẹp, cái thiện ở cuộc đời.
Thành tựu của Ma Văn Kháng kết tinh ở cả hai thể loại: Tiểu thuyết và
truyện ngắn. Nhiều tiểu thuyết của ông ở thập kỷ 80 đã từng gây xôn xao dư
luận và cho đến nay vẫn hấp dẫn người đọc: Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá
rụng trong vườn (1985), Đám cưới khơng có giấy giá thú (1989)… nhưng Ma
Văn Kháng thực sự đặc sắc ở truyện ngắn. Truyện ngắn Ma Văn Kháng có vị
trí đặc biệt trong văn nghiệp của ông. Người đọc biết đến Ma Văn Kháng qua
truyện ngắn Xa phủ (1969), được tặng giải thưởng báo Văn nghệ. Tiếp sau đó
người đọc gần gũi hơn với Ma Văn Kháng qua các tập truyện ngắn Bài ca
trăng sáng (1972), Cái móng ngựa (1973)…
Tuy nhiên, từ 1980 truyện ngắn Ma Văn Kháng mới cất cánh, thăng
hoa, vươn tới đỉnh cao mà không mấy ai theo nghiệp bút nghiên lại khơng
mong đạt tới: Giải nhì (khơng có giải nhất) cuộc thi truyện ngắn báo văn nghệ
với tập truyện Xa phủ; tặng thưởng của Hội đồng văn xuôi Việt Nam 1995,
giải thưởng văn học ASEAN 1998 với tập Trăng soi sân nhỏ, giải Cây bút
vàng trong cuộc thi viết truyện ngắn do Bộ công an kết hợp với hội nhà văn tổ


5


chức cho truyện ngắn San Cha Chải, giải thưởng nhà nước về văn học nghệ
thuật năm 2001, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012…
và cịn nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn của ông đã được chuyển thể thành kịch
bản phim. Cho đến nay Ma Văn Kháng vẫn chung thủy với thể loại truyện
ngắn đầy hấp dẫn và hứng thú này.
Sáng tác của Ma Văn Kháng chia làm hai giai đoạn: trước và sau đổi
mới (1986). Giai đoạn trước chủ yếu viết về cuộc sống, phong tục của ngừoi
dân miền núi, giai đoạn sau viết về những đa đoan, phức tạp của đời sống thị
thành và nông thôn. Cùng với sự thay đổi về đề tài, sáng tác của Ma Văn
Kháng cũng có những sự đổi thay đáng kể, những bước đột phá về tư duy
nghệ thuật. Nếu như những trang viết của Ma Văn Kháng trước thập kỉ 80 thể
hiện cái nhìn mang hơi hướng sử thi thì ở giai đoạn sau đã chuyển sang cái
nhìn thế sự. Cuộc sống hiện lên trong tác phẩm của ông giờ đây không còn
đơn tuyến mà đa tuyến, nhiều chiều, cái xấu chen lẫn cái tốt, ma quỷ chen lẫn
với thánh thần. Ông quan tâm đến thân phận con người trong nhiều quan hệ,
hoàn cảnh khác nhau và cố gắng thể hiện con người một cách đầy đủ nhất
trong tính đa dạng tồn vẹn như nó vốn có.
Nhìn chung khi bàn về tác phẩm của Ma Văn Kháng giới nghiên cứu
phê bình cũng như độc giả đều thống nhất khẳng định sáng tác của nhà văn
thành công hơn ở những năm sau Đổi mới (1986). Ma Văn Kháng là cây bút
sung sức thời kỳ Đổi mới và tác phẩm của ơng đã có nhiều sự đổi thay mới
mẻ để đáp ứng yêu cầu của thời đại. Tìm hiểu truyện ngắn Ma Văn Kháng từ
thời kỳ Đổi mới chúng tôi mong muốn khái quát, khẳng định được chiều sâu
tư tưởng, giá trị nhân văn và những đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng với
nền Văn học Việt Nam hiện đại, thấy được những thành tựu mới của nhà văn
thời kỳ này so với thời kỳ trước; qua đó thấy được bước chuyển mình của
Văn học Việt Nam nói chung thời kỳ Đổi mới. Nghiên cứu vấn đề nói trên sẽ


6


góp phần bổ sung vào việc đánh giá một cách hoàn chỉnh khái quát những
thành tựu nổi bật của truyện ngắn Ma Văn Kháng trong nền văn xuôi đương
đại.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ khi tập truyện ngắn Xa phủ ra đời, giới phê bình văn học đã
quan tâm nhiều đến tác phẩm của Ma Văn Kháng. Bài viết sớm nhất là Đọc
Xa phủ của tác giả Bùi Văn Nguyên đăng trên báo Nhân dân ngày 5-7-1970.
Tính cho đến thời điểm hiện nay việc tìm hiểu và khám phá văn chương của
ơng thật phong phú và đa dạng. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều bài
báo, nhiều ý kiến đánh giá của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu phê
bình, nhà thơ, nhà văn được đăng tải trên các sách báo, tạp chí như: Bùi Hiển,
Trần Đăng Suyền, Lã Nguyên, Nguyễn Ngọc Thiện, Bùi Việt Thắng, Trần
Bảo Hưng, Trần Cương, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Văn Toại, Ông Văn
Tùng…
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn đặc biệt chú ý đến những
bài viết về truyện ngắn của Ma Văn Kháng. Cùng với sự ra đời của những
truyện ngắn trước năm 1980, những bài viết phê bình chủ yếu tập trung vào
chất miền núi, dân tộc trong tác phẩm của Ma Văn Kháng. Ngày nay đọc
những truyện ngắn trước 1980 của ông, ta dễ dàng nhận thấy những điều cịn
đơn giản, nơng cạn – nói như chính tác giả “những truyện tôi viết những năm
ấy bị chi phối bởi những cảm quan ấu trĩ, thô thiển, chốc lát, do đó đa phần là
kém cỏi. Cho nên cùng với tác phẩm, những bài viết về nó khó giữ nguyên
giá trị cho tới ngày hôm nay”.
Thời kỳ 1980 – 1985 (trước đổi mới), Ma Văn Kháng tập trung vào viết
tiểu thuyết, số lượng truyện ngắn ra đời ít, nên cũng khơng nhiều bài viết về
nó. Đáng chú ý nhất là bài “Đọc các sáng tác về miền núi của Ma Văn Kháng,

nghĩ về trách nhiệm của một nhà văn trước một đề tài lớn” của Nguyễn Văn

7


Toại (Tạp chí Văn học, số 5/1983), tác giả vẫn chủ yếu đánh giá nội dung
phản ánh cuộc sống mới, con người mới ở miền núi của nhà văn. Một điều
đáng lưu ý là tác giả đã phát hiện ra: truyện ngắn Ma Văn Kháng giàu tứ và
tình.
Giai đoạn từ năm 1986 đến nay, Ma Văn Kháng cho ra đời hàng chục
tập truyện ngắn như: Ngày đẹp trời (1986), Heo may gió lộng (1992), Vịng
quay cổ điển (1997), Cỏ dại (2002), Móng vuốt thời gian (2003), Trốn nợ
(2009)... Có thể nói sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng thực sự nở rộ từ
đây và ngay lập tức gây xôn xao dư luận. Rất nhiều những bài báo, bài phê
bình nghiên cứu về truyện ngắn của Ma Văn Kháng xuất hiện, phong phú đa
dạng về nội dung.
Tác giả Nguyễn Thanh Nguyên trong bài viết “Ngày đẹp trời – tính dự
báo về những tình thế xã hội” Báo Văn nghệ số 21 ngày 23/5/1987 khẳng
định: “Ma Văn Kháng đã khám phá cuộc sống từ nhiều bình diện khác nhau,
ơng lách sâu hơn vào ngõ ngách đời sống tinh thần, tìm ra những nguyên nhân
và quy luật khắc nghiệt của tồn tại xã hội”.
Tác giả Bùi Việt Thắng nhân đọc tập truyện ngắn Ngày đẹp trời đã
nhận xét: “Ma Văn Kháng đã khéo léo khai thác những truyện đời thường mà
không rơi vào tầm thường vô vị… mỗi truyện ngắn viết ra như một “nhát cắt
ngang” sắc gọn làm nổi rõ hình hài đời sống trong những hình thái phong phú
phức tạp của nó” (Báo Nhân dân số ra ngày 11/1/1987). Truyện ngắn Ma Văn
Kháng “nghiêng về tính dự báo”, để người đọc có thể “nhận thức sâu sắc hơn
về con người và cuộc đời”. Là một chuyên gia về truyện ngắn, tác giả bài viết
có những nhận xét sâu sắc “truyện ngắn của Ma Văn Kháng thuộc loại truyện
có cốt truyện, dễ kể lại dễ nhớ nhưng không lấy cốt truyện làm mục đích, dù

nó là điển hình, mà cố nới rộng kích tắc của truyện ngắn tạo nên sức liên

8


tưởng lớn ở người đọc đến những vấn đề thiết thân trong đời sống xã hội và
mỗi con người”.
Trong bài “Cảm nhận về Đầm sen của Ma Văn Kháng” tác giả Nguyễn
Đăng Điệp lại có nhận xét, đó là “thứ văn đầy chất đời, đầy ắp hơi thở của sự
sống, sắc sảo biến hóa và tài hoa”. Đặc biệt khi nhận xét về thế giới nhân vật
trong sáng tác của Ma Văn Kháng, tác giả cho rằng: “trong cái thế giới biến
dạng và quay đảo này, con người rất dễ bị tha hóa biến chất”. Và trong thế
giới nhân vật ấy, nhà văn thực sự thành công ở việc xây dựng nhân vật phụ
nữ, họ “đời” nhất trong số các nhân vật của ông. Giọng văn của Ma Văn
Kháng là một giọng điệu rất riêng, nó “tưng tửng, điềm đạm, khách quan,
vượt qua cái vụn vặt theo lối kể lể để chạm đến một vấn đề khác lớn lao hơn”
[8].
Khi đọc tập Heo may gió lộng tác giả Trần Bảo Hưng đã có cảm nhận:
“Truyện anh viết thường có lớp lang, thứ tự, ít tiểu xảo mà hấp dẫn, ngịi bút
anh tỏ ra khách quan, điềm tĩnh nhưng vẫn thấm đượm tình u thương con
người, vẫn nhoi nhói nỗi đau trần thế. Khơng ít truyện của anh mang tính chất
luận đề và chất triết lý khá rõ nhưng vẫn nhuyễn, vẫn cuốn hút người đọc vì
văn của anh đậm đà, giàu hương vị, những chi tiết đời sống phong phú, tiêu
biểu và nhiều thuyết phục”.
Đáng chú ý là bài viết của tác giả Nguyễn Thị Huệ - “Đổi mới tư duy
nghệ thuật sáng tác của Ma Văn Kháng trong những năm 1980”. Tác giả có
những nhận xét xác đáng về tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng. Đó là “Ma
Văn Kháng đã nhìn thẳng vào sự thật”, và tiếp cận một hiện thực mới “một
hiện thực phong phú nhưng ngổn ngang bề bộn, phải trái trắng đen lẫn lộn,
xen cài trong biết bao là biến động”. Đồng thời tác giả nhận thấy, Ma Văn

Kháng đã chuyển từ cái nhìn “sử thi” sang cái nhìn “tiểu thuyết” nhằm tiếp
cận đời sống ở bình diện sinh hoạt thế sự. Về con người, nhà văn đã chuyển

9


sang quan tâm đến con người cá nhân, đặc biệt chú ý đến nhân vật trí thức.
Tác giả cho rằng “trong quan niệm hiện thực về con người, Ma Văn Kháng đã
bắt đầu có những thể nghiệm mở ra khả năng khám phá con người ở nhiều
chiều, nhiều bình diện xuất phát từ cái nhìn nhân đạo về con người” và “trong
hiện thực về con người, Ma Văn Kháng muốn lưu ý chúng ta mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên” [16, tr. 54]. Từ đó Nguyễn Thị Huệ đi đến khẳng
định: Tư duy nghệ thuật mới của Ma Văn Kháng những năm 80 ở hai bình
diện “hiện thực là phức tạp, không thể biết trước; con người vẫn cịn nhiều bí
ẩn cần phải khám phá kiếm tìm”.
Gần đây nhà nghiên cứu Lã Nguyên có tiểu luận “Khi nhà văn đào bới
bản thể ở chiều sâu tâm hồn” đã có cái nhìn tồn diện, tổng qt về truyện
ngắn của Ma Văn Kháng. Xuất phát từ cảm hứng thẩm mỹ, tác giả chia truyện
ngắn Ma Văn Kháng thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất “là những truyện ngắn thể
hiện cái nhức nhối xót xa, giận mà thương cho sự hoang dã, mông muội của
những kẻ chưa thành người và những kẻ khơng được làm người”, nhóm này
gắn với đề tài miền núi trong sáng tác của nhà văn; nhóm thứ hai là những
truyện ngắn cất lên tiếng nói “cảm khái thâm trầm trước thế sự hơm nay” –
nhóm này gắn với đề tài thành thị; nhóm thứ 3 là nhóm thể hiện “cảm hứng
trào lộng nghiêm trang trước vẻ đẹp của cuộc đời sinh hóa hồn nhiên” - nhóm
này gắn với đề tài tính dục (Tạp chí văn học số 9/1999). Ngoài ra, tác giả
cũng chỉ ra một số đặc điểm của truyện ngắn Ma Văn Kháng: tính cơng khai
bộc lộ chủ đề, sự cố ý tơ đậm chân dung, tính cách nhân vật, việc lồng giai
thoại vào cốt truyện, đưa thành ngữ, tực ngữ vào ngơn ngữ nhân vật…
Ngồi ra, cịn có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu khá dày dặn

về truyện ngắn Ma Văn Kháng là:
Phạm Mai Anh (ĐHSP Hà Nội 1997): Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn
Kháng từ sau 1980 - Luận văn thạc sĩ.

10


Nguyễn Tiến Lịch (2007) - Thi pháp truyện ngắn Ma Văn Kháng Luận văn thạc sĩ – ĐH KHXH&NV, ĐHQG HN.
Hà Thị Thu Hà (2003) - Thi pháp truyện ngắn Ma Văn Kháng sau năm
1980 - Luận văn thạc sĩ ĐHSP Hà Nội.
Đào Thị Minh Hường (2010) Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma
Văn Kháng từ 1986 tới nay - Luận văn thạc sĩ.
Trần Thị Hương Giang (2011) Truyện ngắn về đề tài miền núi của Ma
Văn Kháng - ĐHSP Hà Nội.
Nhìn chung, những đánh giá, ghi nhận của các học giả, nhà nghiên cứu
và công chúng về tác phẩm cũng như chặng đường sáng tác của Ma Văn
Kháng là đồng thuận và thống nhất. Ông được cả bạn đọc chun nghiệp và
khơng chun đón nhận nhiệt thành cũng như dõi theo từng bước cống hiến
cho nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên, chưa thực sự có một cơng trình mang
tính hệ thống hoặc khảo sát một cách kĩ lưỡng về mảng truyện ngắn, đặc biệt
là đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng từ đổi mới đến nay. Phần nhiều các
nhà nghiên cứu mới đi vào một khía cạnh hoặc nghiêng về đào sâu vào tiểu
thuyết. Vì vậy, luận văn này hy vọng sẽ mang lại một cái nhìn toàn diện sâu
sắc hơn về đặc điểm nội dung, đặc điểm nghệ thuật mảng truyện ngắn Ma
Văn Kháng từ thời kì đổi mới đến nay.
Những ý kiến đánh giá nhận xét của các nhà nghiên cứu, phê bình đi
trước là những gợi ý thiết thực giúp chúng tôi quyết định triển khai đề tài này
cho cơng trình nhỏ của mình.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Mục đích khoa học của luận văn là khảo sát, tìm hiểu đặc điểm truyện

ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ sau đổi mới qua đó góp phần khẳng định chiều
sâu tư tưởng, giá trị nhân văn và những đóng góp to lớn của nhà văn Ma Văn
Kháng đối với nền Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới.

11


Với đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới”
chúng tôi chọn khảo sát các tập truyện ngắn sau:
- Truyện ngắn Ma Văn Kháng tập 1 (NXB Văn hóa thơng tin Hà Nội
2001)
- Truyện ngắn Ma Văn Kháng tập 2 (NXB Văn hóa thơng tin Hà Nội
2001)
- 50 truyện ngắn chọn lọc (NXB Văn hóa Sài Gịn 2006)
Ngồi ra để phục vụ cho việc so sánh đối chiếu cũng như thấy được sự
kế thừa, phát triển, đổi mới của truyện ngắn Ma Văn Kháng ở giai đoạn sau
đổi mới, chúng tơi có tìm hiểu một số truyện ngắn sáng tác trước năm 1986.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những vấn đề liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi thực
hiện một số phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu phân tích,
tổng hợp, phương pháp khảo sát thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp
hệ thống… để có cái nhìn tổng quan hơn về đối tượng nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Đây là cơng trình tập trung nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Ma Văn
Kháng thời kỳ đổi mới một cách toàn diện. Luận văn mong chỉ ra được những
phương diện tiêu biểu trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ này từ cách
tiếp cận hiện thực đời sống, con người đến những thành công đặc sắc về nghệ
thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu trần thuật, kết cấu, ngơn ngữ…
Từ đó khẳng định những đóng góp của Ma Văn Kháng đối với sự phát
triển của VHVN hiện đại.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương:

12


Chương 1: Sáng tác của Ma Văn Kháng trong dòng chảy của truyện
ngắn Việt Nam đương đại.
Chương 2: Những đặc điểm nội dung trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới.
Chương 3: Những đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới.

13


NỘI DUNG
Chương 1. Sáng tác của Ma Văn Kháng trong dòng chảy của truyện ngắn
đương đại Việt Nam
1.1. Khái quát chung về truyện ngắn đương đại Việt Nam
“Xét đến cùng, bất kỳ nền văn nghệ nào cũng hình thành trên một cơ sở
hiện thực nhất định… Bất kỳ tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ từ những vấn
đề trong cuộc sống”. Chiến thắng lịch sử mùa xuân 1975 đã mở ra một chân
trời mới cho đất nước Việt Nam, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ VI (1986). Cùng với những chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước,
nền văn học Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới ngày càng sâu sắc toàn diện.
Người ta nói tới một sự đổi mới mạnh mẽ trong đời sống tư tưởng, trong quan
niệm về nghệ thuật và con người cũng như sự đổi mới về thi pháp thể hiện.
Đáp ứng yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, nhiều cây bút đã nhìn lại hiện thực

của thời kỳ vừa qua, phơi bày nhiều mặt trái còn bị che khuất, lên án những
lực lượng, những tư tưởng và thói quen đã lỗi thời, trở thành vật cản trên
bước đường phát triển của xã hội. Khuynh hướng này thể hiện sự cố gắng, nỗ
lực của những người cầm bút muốn đưa ra cái nhìn hợp lý, tồn diện hơn khi
đánh giá lại những sự kiện, con người của quá khứ, chỉ ra những bất cập còn
tồn tại trong quan niệm của văn học về cuộc đấu tranh mà dân tộc vừa trải
qua. Một khuynh hướng khác khá nổi trội bởi số lượng phong phú và ý nghĩa
“quan thiết” của nó là khuynh hướng đời tư, thế sự. Những vấn đề của cuộc
sống và con người thời hậu chiến, những mối quan hệ chồng chéo, phức tạp,
những mảnh đời riêng tư, những câu chuyện đời thường, trở thành đối tượng
của nghệ thuật. Hiện thực cuộc sống được các nhà văn lật xới từ những số
phận cá nhân nhỏ bé đến những vấn đề xã hội rộng lớn mang ý nghĩa nhân
sinh của một thời đại… Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê,

14


Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Y Ban… đều là
những cây bút khá tiêu biểu cho khuynh hướng này.
Ngoài ra cũng cần thấy văn học sau đổi mới còn xuất hiện khuynh
hướng triết luận. Chiêm nghiệm, triết lý đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu trong sáng tác của các nhà văn và không chỉ ở những nhà văn có nhiều
từng trải như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu mà còn ở nhiều cây bút thuộc
các thế hệ sau như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi… Từ đầu những năm
90 xuất hiện dịng hồi kí – tự truyện, Tơ Hồi và Nguyễn Khải đã có những
tác phẩm thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng rộng rãi.
Gần đây người ta lại chú ý đến loại văn xuôi kỳ ảo, cả truyện ngắn và
tiểu thuyết, với những thể nghiệm táo bạo để cách tân thể loại. Có thể kể đến
truyện ngắn và tiểu thuyết của một số tác giả như: Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh,
Nguyễn Bình Phương…

Nhìn chung thành tựu nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới được kết
tinh ở truyện ngắn và tiểu thuyết. Tiếp theo lớp nhà văn thành danh như
Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng…người ta thấy nổi lên những cây bút
mới rất sung sức như: Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Dương
Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê…Sáng tác của họ
đã góp phần tạo nên diện mạo riêng vừa độc đáo, vừa đa dạng của văn học
Việt Nam thời kỳ đổi mới.
1.2. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng
1.2.1. Cuộc đời
Ma Văn Kháng sinh ngày 1/12/1936, tên thật là Đinh Trọng Đoàn, quê
gốc phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ông được đánh giá
là một nhà văn lớn có những đóng góp đáng kể vào cơng cuộc đổi mới của
nền văn xuôi đương đại Việt Nam.

15


Là chàng trai Hà thành chính hiệu nhưng Ma Văn Kháng có một thời
gian khá dài sống ở miền núi Tây Bắc. Ơng tham gia qn đội từ khi cịn là
thiếu sinh quân, sau đó được cử đi học ở khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc,
rồi được về làm hiệu trưởng trường cấp 2 thị xã Lào Cai. Được ít năm ông
quay trở về học Đại học Sư phạm Hà Nội, ra trường ông tiếp tục xung phong
lên dạy học ở thị xã Lào Cai, với cương vị Hiệu trưởng trường cấp 3. Về sau
ông chuyển sang làm báo và đã từng là Phó tổng biên tập tờ báo của Đảng bộ
tỉnh. Mãi đến năm 1976, Ma Văn Kháng mới chuyển về Hà Nội. Suốt hai
mươi năm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc, Ma Văn Kháng am hiểu lối sống,
phong tục của đồng bào các dân tộc thiểu số. Bút danh Ma Văn Kháng phần
nào nói lên tình u mà ơng dành cho vùng đất giàu tình nghĩa ấy. Ơng ln
tâm nguyện rằng, phải sống chan hịa với đồng bào dân tộc, hãy sống hết
mình vì nhân dân trước đã, sau đó mới nói đến chuyện làm cái gì đó hợp với

sở trường của mình.
Từ sâu trong tâm khảm, nhà văn đã coi Tây Bắc là quê hương thứ hai
của mình. Tình u, sự gắn bó ấy đã thôi thúc ông viết văn, viết báo. Những
trang viết đầu tay của ơng tốt lên cái nhanh nhạy của một cây bút trẻ, hăm hở
vào nghề, tự tin, mạnh mẽ và thiết tha. Truyện ngắn Phố cụt được in báo năm
1961 đã mở đầu nghiệp văn của ơng. Từ đó ông hăm hở đến các bản Mường,
vạch lau lách mà đi, sắn quần mà lội suối, chống gậy mà leo vách đá… để ghi
lại từng chi tiết của cuộc sống, để trải nghiệm mà viết. Cứ thế ông cần cù, bền
bỉ, chắt chiu từng giọt tinh túy của cuộc sống rồi bày lên tác phẩm. Ông viết,
xuất hiện đều đặn trên các mặt báo và nhanh chóng chiếm được cảm tình của
độc giả.
Thời gian ngồi trên ghế trường Đại học Sư phạm đã giúp ơng thấm thía,
nhận ra rằng, chỉ lao vào đời sống “cày sâu cuốc bẫm” nó thơi thì vẫn chưa
đủ, khó mà vươn xa được, mà phải học thầy cô, bạn bè, học từ sách vở nữa.

16


Khi kiến văn được mở rộng, vốn sống trực tiếp được bổ sung bằng vốn tri
thức, thì tác phẩm sẽ trở nên cứng cáp, có sinh lực dồi dào và bền bỉ, sống
mãi với thời gian. Với ông, dường như có sự tương hợp giữa thành nhân và
đắc đạo văn chương. Viết, trải nghiệm, đau đớn rồi lại viết. Cứ thế các tác
phẩm, những đứa con tinh thần của ông ngày càng lớn lên, đồ sộ, lừng lững
đứng chung vào hàng ngũ những tác phẩm của các nhà văn gạo cội của nước
nhà. Ơng nói: Viết văn thì phải đau mới viết được. Đau thì mới thấy thấm
thía, mới bật ra được. Và như vậy tác phẩm mới hay, mới đậm chất nhân văn,
chứ cứ nhơn nhơn với những thú vui ngồi xã hội thì lấy đâu ra tác phẩm hay.
Và ông đã thực sự đau đớn sau những trải nghiệm trên đường đời, để khi quay
lại chốn đô thị phồn hoa, ơng đã giúp chúng ta nhận diện chính xác cơn biến
động của lịch sử, những gương mặt thị dân, bọn trí thức rởm, bọn hợm hĩnh…

Ơng đã vẽ lên khá đầy đủ bức tranh của sự biến động xã hội, khi những giá trị
truyền thống từng ngày bị phá vỡ bởi sự xơ đẩy của tiến trình lịch sử; sự tha
hóa của đạo lí nhân sinh; sự giằng xé giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ti tiện và
lòng nhân ái…
Đối với Ma Văn Kháng, viết văn trước tiên là câu chuyện về số phận
con người, sự đấu tranh của mỗi người để hướng tới cái đẹp, cái thiện. Thấp
thống trong các trang sách, người đọc có thể nhìn ra nỗi buồn, nỗi đau đời
của riêng ơng, nhưng trên tất cả đó là những ưu tư của ơng trước nhân tình thế
thái. Ơng thực sự muốn dùng sức mạnh ngịi bút của mình để mang tới những
giá trị nhân văn cho con người, vì con người ở nghĩa rộng lớn nhất.
Ơng quan niệm vì một điều rất đơn giản: “Con người sống không chỉ là
để làm đẹp cho cuộc sống, không chỉ để ra nụ ra hoa mà sống cịn là để chịu
thương tích nữa – đó là quy luật của xã hội. Sống là đấu tranh, tranh đấu sẽ có
thương tích. Tơi khơng muốn một cái đẹp dễ dãi. Cái đẹp ấy phải mang màu
sắc bi tráng. Cái đẹp ấy đều trải qua những mất mát, thiệt thịi, thậm chí hi

17


sinh, bị vùi dập đến mức khơng cịn chỗ đứng. Thế nhưng họ vẫn vươn lên
khẳng định nhân cách chính mình. Đó chính là cái đẹp rất cơ bản.
77 tuổi đời sống chung với thuốc và những cơn đau tim, ông không còn
khỏe về thể chất, song sức viết sức nghĩ của ơng thì có lẽ nhiều người trẻ cũng
phải chào thua. Gần đây, khi đã qua tuổi 70, nhà văn Ma Văn Kháng vẫn tiếp
tục cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết được viết theo phong cách hoàn toàn mới
là Bóng đêm và Bến bờ. Với hai tác phẩm ấy, ông muốn chuyên chở những
tâm huyết, những vấn đề của số phận con người, những mặt trái, những dòng
chảy đang tiềm ẩn phức tạp đến với bạn đọc.
Nhà phê bình văn học Lại Ngun Ân nhận xét: “Có thể nói trong số
những cây bút cùng thời với anh, có người đã bỏ nghề, cũng có người viết

thưa đi… thế nhưng Ma Văn Kháng vẫn cặm cụi tìm tịi và kiên trì viết đều
lên, rất đều đặn. Và thật lạ, những tác phẩm của anh đều gây được chú ý.
Thành ra Ma Văn Kháng đã thu được một kết quả khả quan về mặt sáng tác.”
Một điều có thể nhận thấy dù cho gắn bó với miền núi hay thành thị thì
chính Ma Văn Kháng cũng đang tự trải mình với từng nhân vật, từng câu
chuyện, từng hoàn cảnh… làm giàu kho tàng ngơn ngữ của mình và để cho
đời nhiều tác phẩm hơn nữa. Và giờ đây, khi đã ở cái tuổi xưa nay hiếm Ma
Văn Kháng vẫn dành sự tận tâm, lòng say mê nghệ thuật và đau đáu với
nghiệp viết, ơng đã và đang tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho nền văn
học đương đại Việt Nam.
1.2.2. Sự nghiệp
Ma Văn Kháng có một sự nghiệp văn chương đồ sộ cả về số lượng tác
phẩm và thành tựu: 15 tiểu thuyết, 25 tập truyện ngắn và 1 hồi ký, tính ra ơng
đã viết hàng vạn trang văn trong đời mình. Hàng vạn trang văn ấy chỉ để giữ
lại một điều cuối cùng, là con người hãy đến với nhau bằng sự tử tế, bằng tình
u vơ tư và vơ điều kiện. Đó cũng là muốn kết tinh từ những tháng năm vất

18


vả khổ sai với con chữ của nhà văn, mà thực tế trải nghiệm là một minh
chứng.
Ma Văn Kháng thực sự “sống đã rồi hãy viết” – như tâm nguyện của
mình. Rời Hà Nội khi tuổi đời cịn rất trẻ, ông đã chọn nghề dậy học ở một
vùng đất xa lạ với mình về văn hóa, là Lào Cai. Và rồi với trái tim căng mở
của người trí thức, với đôi chân ham đi và cặp mắt không ngừng quan sát, ông
đã luôn dành chỗ trong tâm hồn cho những bài ca của các dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc tổ quốc ngân vang, trở thành chất liệu vàng ròng làm nên
những tác phẩm văn học nổi tiếng sau này như: Đồng bạc trắng hoa xòe,
Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, Một mình một ngựa…

Ơng là nhà văn tiêu biểu viết về miền núi, không chỉ bởi cái bút danh
Ma Văn Kháng, mà còn bởi khi viết về một dân tộc, một vùng đất, ông đã
không “viết hộ hay viết th, mà viết cho chính mình”. Hơn 20 năm làm nghề
dạy học ở miền núi, Ma Văn Kháng thực sự đã chọn con đường khó để đi, vì
ơng hiểu khơng có những trả giá thật sự trong đời sống, nhà văn khơng thể có
những trang viết hay. Trên vai người thầy Ma Văn Kháng chưa khi nào chỉ là
giáo án dạy học, mà còn là những cuốn sổ ghi chép tỉ mỉ những tư liệu về lịch
sử, con người, cuộc sống của một vùng đất, những trăn trở, day dứt về số
phận dân tộc, số phận con người. Khơng chỉ dậy học trị vùng cao con chữ mà
Ma Văn Kháng cịn tự đào tạo mình một cách nghiệt ngã, để trở thành nhà
văn.
Có thể khẳng định rằng hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng được
đánh dấu từ truyện ngắn Phố cụt in trên Báo Văn nghệ 1961. Tuy nhiên
truyện ngắn có tính chất ghi dấu ấn sâu sắc đối với Ma Văn Kháng, theo đó,
đã ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định đi theo văn nghiệp của ơng sau này lại
là Xa phủ (1969). Chính nhà văn bộc bạch: “Xa Phủ, cái mốc son trên con
đường đi tới văn chương của tôi! Cảm hứng từ truyện ngắn này được nuôi

19


dưỡng, trở thành xung lực mạnh mẽ khiến tôi viết được cả loạt truyện ngắn
tiếp theo với nhân vật, cuộc sống là vùng đồng bào các dân tộc, để năm 1969
tôi được nhà xuất bản văn học in cho tập truyện ngắn đầu tay cũng mang tên
Xa phủ” [11, tr. 184]; và liền ngay sau đó ơng tiếp tục cho ra đời 4 tập truyện
ngắn: Mùa mận hậu (1972); Người con trai họ Hạng (1972); Bài ca trăng
sáng (1972); Cái móng ngựa (1974). Năm 1974 Ma Văn Kháng trở thành Hội
viên Hội nhà văn Việt Nam. Một năm sau khi đất nước thống nhất, năm 1976,
Ma Văn Kháng tạm biệt mảnh đất Lào Cai – miền Tây Bắc của tổ quốc để về
chính nơi ơng được sinh ra: Hà Nội. Có thể nói 22 năm ấy “biết bao là tình”

nhưng cũng cịn đó khơng ít “nhọc nhằn”, “nhớ thương”. Có lẽ, khi đã tạm
biệt mảnh đất Tây Bắc rồi, nhìn chặng đường đã qua, để bắt đầu đi tới, Ma
Văn Kháng đã khơng thể dự cảm hết được những khó khăn đang chờ ơng
trước mắt. Về Hà Nội, có thể là cơ hội to lớn mở ra với bao người, song cuộc
đời vốn vẫn muốn thách thức ông, một con người ln cháy ngời lý tưởng đẹp
đẽ. Và tình u cuộc sống đến không cùng ông đã phải đối mặt với bao nỗi
nhọc nhằn mưu sinh, thế sự dường như là quá sức đối với con người. Nhưng
chính những giai đoạn đan kết bao khó khăn khắc nghiệt và đáng nhớ nhất
này cộng với khoảng thời gian trên 20 năm sống tại Lao Cai đã thơi thúc
mạnh mẽ ngịi bút ông ghi lại: đó là những câu chuyện thấm đẫm chất đời,
tình người và dư vang của một thời kỳ lịch sử xã hội cịn chưa thốt ra khỏi
những nỗi đau, sự nhọc nhằn. Chính nhà văn thừa nhận, đại ý: thời kỳ này dù
có quá nhiều khó khăn trong cuộc sống đối với tơi, song nhìn lại, tơi thấy đó
là một may mắn. May mắn là ở chỗ , tôi được tôi luyện trong một thời kỳ lịch
sử quan trọng – đất nước tiến hành đổi mới – giai đoạn mở ra nhiều vấn đề
lớn lao cho người sáng tác khơi dòng, cộng với sự trải nghiệm của 20 năm
cầm bút và sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong mỹ cảm của nhà nghệ sỹ,
hơn thế, khi ấy cộng với độ chín của tuổi nghề đã giúp tơi có sức bật lớn. Vì

20


vậy, có thể khẳng định rằng: đây là thời kỳ nở rộ của truyện ngắn Ma Văn
Kháng. Hàng loạt tác phẩm đã ra đời trong giai đoạn này và đã để lại nhiều dư
vang trong lòng người đọc như: Ngày đẹp trời (truyện ngắn 1986), Vệ sỹ của
Quan Châu (truyện ngắn 1988), Trái chín mùa thu (truyện ngắn 1988), Cơi
cút giữa cảnh đời (tiểu thuyết 1989), Chó Bi, đời lưu lạc (tiểu thuyết 1992),
Heo may gió lộng (truyện ngắn 1992), Trăng soi sân nhỏ (truyện ngắn 1994),
Ngoại thành (truyện ngắn 1996), Truyện ngắn Ma Văn Kháng (tuyển tập
1996)… Mỗi con chữ như mặn xót mồ hơi, nước mắt, chắt ra qua nghiền

ngẫm và trải nghiệm từ chính dịng đời, mạch sống của nhà văn và được
chuyển vào tác phẩm ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, đặc biệt là
sự thể hiện hình ảnh và bức tranh cuộc đời tác giả một cách trung thực trong
hồi ký văn chương: Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương.
Tựu trung, nhìn lại những chặng đường lớn trong đời viết văn quá nửa
thế kỷ của Ma Văn Kháng, với 22 năm ở Lao Cai, trải qua các cương vị công
tác như: hiệu trưởng trường cấp 2, 3 Lao Cai; Thư ký Bí thư tỉnh ủy Lao Cai;
phóng viên, phó tổng biên tập báo Lao Cai; từ năm 1976 đến nay ở thủ đô Hà
Nội, lần lượt trải qua các cương vị cơng tác như: phó tổng biên tập nhà xuất
bản Lao động, Ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Đảng đoàn Hội nhà văn khóa
V, Tổng biên tập Tạp chí văn học nước ngồi… thì điều sau chót, có ý nghĩa
vơ cùng quan trọng đối với mỗi nhà văn nói chung, Ma Văn Kháng nói riêng,
chính là những đứa con tinh thần của họ, thứ sẽ gắn kết nhà nghệ sỹ với con
người, cuộc đời cũng như sức sống của chúng trong lịng độc giả. Thành quả
trong hành trình nghệ thuật trên nửa thế kỷ của nhà văn Ma Văn Kháng có thể
xem là đồ sộ: trên 200 truyện ngắn, tạp văn, 15 tiểu thuyết và 1 hồi ký văn
chương. Đó có lẽ là những cống hiến lớn lao nhất ơng dành cho nghệ thuật và
cũng là những món quà quý nhất nhà văn đáp lại một cách chân thành nhất

21


đối với lịng u mến của cơng chúng đã đón nhận văn chương Ma Văn
Kháng trong mấy chục năm qua.
1.2.3. Truyện ngắn Ma Văn Kháng trong dòng chảy truyện ngắn
đương đại Việt Nam
Ma Văn Kháng từng được mệnh danh là “người khuấy động văn đàn
Việt Nam hiện đại” (Lưu Khánh Thơ), kém ít tuổi so với Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Khải nhưng cũng thuộc nhóm đại biểu tinh anh của văn học một thời,
xứng danh là một trong những ngọn cờ tiên phong đổi mới. Trong đoàn kỵ mã

oai hùng, mấy chiến hữu hàng tướng lĩnh đã ra đi, Ma Văn Kháng vẫn “một
mình một ngựa” cùng đồng đội “giương thẳng nghĩa kỳ” mải miết vào cuộc
trường chinh vào chiến trận nhân văn để tiêu diệt cái xấu, cái ác trên đời.
Trong khoảng dăm năm sau chiến tranh, dư âm chiến thắng cịn vang
vọng, văn học theo qn tính cịn được viết theo cảm hứng sử thi: Vùng trời
của Hữu Mai, Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Miền cháy của
Nguyễn Minh Châu… Phải đến những năm đầu thập niên 80 mới có dấu hiệu
đổi mới từ các cây bút tên tuổi. Ma Văn Kháng được coi là người “đi tiền
trạm” cho đổi mới văn học. Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn
(1985) là những tác phẩm có tính chất mở đường. Lúc này cũng là lúc
Nguyễn Khải viết Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985) như
trên hành trình của sự tìm kiếm mới. Cũng như một loạt tác phẩm của Nguyễn
Minh Châu mang ý nghĩa đột phá như tác phẩm Bức tranh (1982), Bến quê
(1985). Tiếp theo là những tuyên ngôn vang động văn đàn của hai nhà văn
khai mở thời kỳ chính thức bước vào đổi mới văn học như cuộc nhận thức lại
của văn học: Cái thời lãng mạn (Văn nghệ 43, 44 ra ngày 24 và 30/10/1987),
Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa (Văn nghệ 49, 50 –
5/12/1987). Khơng ra lời tun bố nào chính thức như các chiến tướng
Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, nhà văn Ma Văn Kháng lặng lẽ dấn bước

22


trên con đường mới đã chọn với một quyết tâm mạnh mẽ. Thực ra từ Mưa
mùa hạ đã có sự bất thường. Tác phẩm khơng có được cái kết thúc có hậu
kiểu truyền thống. Tuy nhiên cái mới chưa dễ dàng được tiếp nhận vì những
quan niệm cũ kĩ cả trong đánh giá lẫn tiếp nhận. Nhưng rồi tác phẩm cũng
vượt qua được thử thách ban đầu và được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh.
Những va đập trên hành trình viết càng làm dày dạn thêm một ý chí như sự
trải nghiệm cần thiết.

Chính thức từ 1990 là thời được mùa của văn học đổi mới. Đã có sự
đồng hành của nhiều cây bút tạo nên một khí thế mới: Bảo Ninh với Thân
phận của tình yêu (1990), Dương Hướng với Bến không chồng (1990), Chu
Lai với Ăn mày dĩ vãng (1991). Thực ra từ 1986 trở đi, sự đổi mới văn xuôi đã
diễn ra ở bề sâu. Lê Lựu qua Thời xa vắng đã đưa ra một mẫu người tha hóa –
Giang Minh Sài là người có đời sống tâm hồn trải qua bao thăng trầm đau
đớn, là sản phẩm của một tình huống đặc sắc. Nhiều tiếng nói đồng tình đã cất
cao. Nguyễn Khắc Trường vạch trần tâm địa đen tối độc ác của bọn tội phạm
đội lốt cộng sản ở nông thôn (Mảnh đất lắm người nhiều ma – 1990). Vấn đề
được Ma Văn Kháng khơi gợi ở Côi cút giữa cảnh đời như sự lên án bọn
cường hào mới nhân danh quyền uy xô đẩy, dồn ép, vùi dập con người vào
hoàn cảnh ngặt nghèo, khốn khó. Sự đồng thanh ấy phản ánh cảm hứng sự
thật, khát vọng dân chủ (Phong Lê) như một nhu cầu khẩn thiết. Nguyễn Huy
Thiệp hưởng ứng và tiếp sức cho tố cáo sự xói mịn phóng hóa xã hội từ suy
bại trong quan hệ gia đình. Những vấn đề trong: Tướng về hưu, Khơng có
vua, Huyền thoại phố phường, Những người thợ xẻ (1987) cũng được Ma Văn
Kháng xới lên từ Mùa lá rụng trong vườn: sự băng hoại đạo đức trong truyền
thống gia đình do tác động tiêu cực của xã hội.
Thập kỷ 90 và cho tới những năm đầu thế kỷ này, Ma Văn Kháng vững
bước trên đường đổi mới với những cảm hứng mới, tâm thế mới và khí thế

23


ngày càng mạnh mẽ. Sự nghiệp đổi mới văn học đã được khẳng định trong đó
có đóng góp tích cực của cây bút điềm đạm mà quyết liệt, bình tĩnh chọn lựa,
kiên định trước những chao đảo, nhiễu loạn của văn đàn khi không tránh khỏi
những xu thế cơ hội và vụ lợi của cơ chế thị trường và mở cửa văn hóa hội
nhập tồn cầu. Nhìn chung Ma Văn Kháng trải qua quá trình đổi mới với
những nhọc nhằn nhưng can đảm và nhẫn nại.

Sự đổi mới văn học xuất phát từ quan niệm nghệ thuật mới của nhà
văn, từ ý thức khát vọng sâu xa phải đổi khác, phải vượt mình để đáp ứng địi
hỏi mới. “Cịn bây giờ cuộc sống đã mở thêm ra những chân trời mới, có
những quan niệm mới… Nghĩ khác tất sẽ viết khác” (Chuyện nghề - Nguyễn
Khải, Tuổi trẻ 7/1995).
Từ cảm hứng sử thi chuyển sang cảm hứng thế sự, Ma Văn Kháng
khơng là ngoại lệ của xu thế đó. Nhà văn đã nhìn hiện thực cuộc đời với cái
nhìn nhiều chiều để thấy cả bề mặt lẫn bề sâu với tất cả quan hệ ngổn ngang,
chồng chéo, phức tạp của nó. Con người là đối tượng để khám phá khơng cịn
và khơng thể được quan niệm như trước. Đó là con người trong mối quan hệ
đa chiều lịch sử, xã hội, gia đình và với chính mình, là con người trong tính
tồn vẹn phong phú và phức tạp, có hạnh phúc lẫn khổ đau, có cao cả lẫn thấp
hèn, bóng tối lẫn ánh sáng. Con người, đó là một luận đề lớn, ngày càng được
nhận thức, chiêm nghiệm với chiều sâu triết học, xã hội học, văn hóa học và
tâm lý học nghệ thuật, với Ma Văn Kháng.
Đi thật sâu vào tận cùng đáy hồn người để khám phá, phát hiện là quan
niệm viết có phần mới của nhà văn: “Văn chương là chuyện đời thường thông
qua việc đào bới bản thế mình ở chiều sâu tâm hồn, chứ đâu phải là đi hớt lấy
cái váng bọt nổi trên mặt của ngoại vật” – một nhân vật ở Trăng soi sân nhỏ
của Ma Văn Kháng đã nghĩ như vậy. Trong bộ tiểu thuyết hình sự mới đây
của nhà văn, trữ tình ngoại để cũng nói rõ hai thái cực thiện và ác trong nhân

24


cách. Đó là sự phân tích sâu sắc mang đậm chất nhân bản: “Con người không
hướng về cái ác, cái xấu… Rằng con người đã đẹp lên, đã tốt lên, chẳng còn
xấu xa nữa; trong khi về căn bản con người vẫn đang trong vịng luẩn quẩn
chưa hồn thiện, ích kỷ, tà dục, độc địa và vẫn tham lam”. Nếu dõi theo sẽ
thấy thế giới nhân vật trong văn xuôi Ma Văn Kháng ngày càng đơng đảo hơn

nhưng phân hóa rõ rệt thành hai loại, hai hạng. Không phải là ranh giới giai
cấp, cũng không phải là vết ngang đậm địch – ta. Mà là một quy định đạo đức
xã hội: nhân cách cao thượng và nhân cách thấp hèn; người thiện, người trí
tuệ và kẻ hèn ngu, xấu xa, độc địa, tàn ác. Trong mỗi nhân vật sự lưỡng phân,
lưỡng hóa tính cách được tơ đậm. Cấu trúc nhân cách đã là thiên hướng mới
của xu thế xây dựng lịch sử - tâm hồn thay cho cấu trúc lịch sử - sự kiện phổ
biến trước kia. Nhân vật tích cực trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng vừa lý
tưởng vừa hiện thực khi được xây dựng với khái niệm nhân cách chính xác:
phạm trù của sự hài hịa giữa mặt “cá nhân” và “xã hội”, thậm chí cả mặt
“sinh vật” và “con người”. Nhân vật vì vậy “đời” hơn, thật hơn với những ưu
điểm và khuyết tật, với mặt mạnh và yếu.
Trước 1975 độc giả biết đến Ma Văn Kháng với tư cách là một nhà văn
chuyên viết về cuộc sống và con người miền núi. Sự gắn bó thân thiết và tình
cảm mến yêu dành cho đồng bào vùng cao được ghi dấu bằng 3 tập truyện
ngắn, 2 cuốn tiểu thuyết và 3 tập truyện viết cho thiếu nhi. Khi chuyển hướng
ngòi bút về đồng bằng, Ma Văn Kháng nhanh chóng tiếp cận với một hiện
thực mới, đó là “cuộc sống thành thị với nhiều màu sắc phong phú và độc
đáo, những hoạt động hối hả, nhộn nhịp suốt đêm ngày” [16]. Bằng sự nhạy
cảm tinh tế của mình cộng với tinh thần trách nhiệm của một ngòi bút tâm
huyết Ma Văn Kháng viết về cuộc sống và con người đô thị trong sự day dứt,
trăn trở khi phát hiện ra những “lỗ hổng”, những “khoảng trống”, những

25


×