Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bong bóng Internet: Bài học về đầu cơ chứng khoán pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.72 KB, 6 trang )

Bong bóng Internet: Bài
học về đầu cơ chứng khoán
Từ năm 1995 đến năm 2001, thị trường chứng khoán thế giới chứng kiến sự tăng
giá nhanh đến chóng mặt của cổ phiếu các công ty hoạt động trong lĩnh vực
Internet, tin học và một số ngành liên quan. Sự kiện này được gọi là “Bong bóng
Internet", Dot-com Bubble. Các nhà đầu tư cá nhân hấp dẫn bởi lợi nhuận “nhiều
mà nhanh” đã ra sức đổ tiền vào chứng khoán, chỉ số NASDAQ đạt tới đỉnh là
5132,52 điểm vào ngày 10 tháng 3 năm 2000. Sự tuột dốc bắt đầu ngay sau đó, dẫn
đến phá sản hàng loạt và cuộc suy thoái của ngành công nghệ thông tin những năm
sau đó.
Từ năm 1995 đến năm 2001, thị trường chứng khoán thế giới chứng kiến sự tăng
giá nhanh đến chóng mặt của cổ phiếu các công ty hoạt động trong lĩnh vực
Internet, tin học và một số ngành liên quan. Sự kiện này được gọi là “Bong bóng
Internet", Dot-com Buble. Các nhà đầu tư cá nhân hấp dẫn bởi lợi nhuận “nhiều mà
nhanh” đã ra sức đổ tiền vào chứng khoán, chỉ số NASDAQ đạt tới đỉnh là
5132,52 điểm vào ngày 10

tháng 3 năm 2000. Sự tuột dốc bắt đầu ngay sau đó, dẫn
đến phá sản hàng loạt và cuộc suy thoái của ngành công nghệ thông tin những năm
sau đó.

Khởi điểm

Năm 1995 là năm xuất hiện những dấu hiệu hình thành bong bóng. Ngành công
nghệ thông tin lúc bấy giờ được xem là có tiềm năng phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Giới đầu tư tin tưởng rằng, với sự xuất hiện của Internet, một cuộc cách mạng công
nghệ mới đang bắt đầu.

Có nhiều lý do giải thích sự đầu tư hàng loạt vào thời điểm đó. Cuối thập kỷ 90,
những người thế hệ baby-boom, là thế hệ ra đời trong cuộc bùng nổ sinh sản sau
chiến tranh Thế giới lần thứ 2, bước vào tuổi ngũ tuần và bắt đầu chuẩn bị về hưu,


nguồn tiền tiết kiệm vì thế tăng mạnh. Cộng thêm vào đó là chính sách cho vay
vốn của Mỹ và Nhật rất hấp dẫn trong thời kỳ này, cùng với việc đồng tiền chung
Euro sắp đi vào sử dụng khiến giới đầu tư càng dư dả để đổ tiền vào những ngành
có tiềm năng, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Thêm nữa, đây cũng là khoảng thời gian cả thế giới đang lo lắng về sự cố Y2K. Sự
cố này được định nghĩa là khi chuyển sang năm 2000 các máy tính sẽ không có khả
năng phân biệt với năm 1900. Các công ty tin học nhờ đó được tiếp vốn mạnh mẽ
để tìm cách giải quyết vấn đề này.

Trước sự tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin, các công ty vốn hoạt động
trong những ngành hoàn toàn khác biệt cũng nhảy vào lĩnh vực này. Tất cả đều cho
rằng, tin học chính là bước phát triển tiếp theo của nền công nghiệp toàn thế giới.

Chứng khoán tăng điểm mạnh

Giới đầu tư càng đổ tiền vào, cổ phiếu của các công ty tin học càng lên giá. Đặc
điểm của một bong bóng đầu cơ chứng khoán là giới đầu tư khi thấy cổ phiếu tăng
giá mạnh liền mua vào ồ ạt, hy vọng có lãi khi tiếp tục có đà tăng. Chính điều này
khiến giá cổ phiếu tăng nhiều hơn giá trị thực, và càng hấp dẫn nhà đầu tư đổ tiền
vào. Vòng xoáy tăng giá—mua vào, mua vào—tăng giá cứ thế tiếp diễn cho đến
khi bong bóng vỡ, giá cổ phiếu sụt giảm nghiêm trọng và xảy ra phá sản hàng loạt.

Trong thời điểm nền công nghệ thông tin đang là tâm điểm chú ý, các công ty tin
học mọc lên như nấm, hy vọng lặp lại được sự thành công của những công ty như
Apple hay Microsoft. Nguồn đầu tư lại đang dồi dào khiến cho các công ty này
càng thêm tự do trong chi tiêu. Một số lập trình viên vi tính thậm chí được đề nghị
số vốn đầu tư gấp 4 lần số tiền cần thiết để phát triển dự án.

Vào thời điểm bong bóng đang lớn dần, IPO và cổ phiếu của các công ty tin học

tăng giá vô cùng mạnh mẽ, cho dù chính các công ty này chưa hề hoạt động có lãi,
hoặc có lãi nhưng rất nhỏ. Tất cả đều có những dự án đầy tham vọng nhưng không
hề suy nghĩ về hậu quả tài chính bởi nguồn vốn là quá dư dả. Boo.com, doanh
nghiệp dự định xây dựng một hệ thống bán hàng quần áo trên mạng, đã chi tới 188
triệu đôla chỉ trong 6 tháng.

Chứng khoán lúc này tăng điểm mạnh, chỉ số IXIC của thị trường điện tử
NASDAQ đã tăng 5 lần từ khoảng 1000 điểm năm 1995 lên đến hơn 5000 điểm
năm 2000. NASDAQ Composite cũng đạt đỉnh là 5048,62 điểm vào ngày 10 tháng
3 năm 2000, hơn giá trị lên hơn gấp đôi một năm trước đó.

Bong bóng vỡ

Ngày thứ Hai tuần sau đó, một loạt các công ty lớn (Cisco, IBM, Dell…) ngẫu
nhiên cùng đưa ra lệnh bán cổ phiếu, giá trị lên đến hàng tỷ đôla. Kết quả là chỉ số
NASDAQ tuột dốc từ 5038 xuống còn 4879 điểm. Các nhà đầu tư lúc này cũng
đẩy cổ phiếu ra ồ ạt, NASDAQ mất 9% chỉ trong 3 ngày.

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giá này là do lãi suất cho vay dài hạn của Mỹ đã tăng
lên. Các doanh nghiệp đối mặt với việc đã chi quá nhiều cho hệ thống vi tính
nhưng lợi nhuận đem lại chưa thấy đâu. Cùng với đó là việc đã bước sang năm
2000 mà sự cố Y2K không hề gây ra một hậu quả nào nghiêm trọng. Các công ty
đã bỏ tiền ra để xây dựng một giải pháp tin học đối phó với sự cố Y2K giờ không
biết phải làm gì với hệ thống phức tạp và đắt tiền nhưng hầu như vô dụng.

Các công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin lần lượt đóng cửa hoặc bị công ty
lớn mua lại với giá rẻ.

Tất cả lợi nhuận của 4300 công ty của NASDAQ thu được từ năm 1995 (145 tỷ
đôla) đã bị xóa sạch khi giai đoạn 2000-2001 có khoản lỗ là 148 tỷ đôla.


Giá cổ phiếu của một số công ty trong giai đoạn này:

- eToys: Giá cổ phiếu từ 80 đôla trong đợt IPO tháng 5 năm 1999 sụt xuống dưới 1
đôla và thời điểm tuyên bố phá sản tháng 2 năm 2001.

- Inktomi: Có giá 241 đôla một cổ phiếu vào tháng 3 năm 2000, đến khi Yahoo!
mua lại chỉ còn 1,63 đôla một cổ phiếu.

- InfoSpace: Vào tháng 3 năm 2000 có giá cổ phiếu là 1305 đôla, đến tháng 4 năm
2001 chỉ còn 22 đôla.

- Lycos, thành lập năm 1995, mua lại bởi Terra Networks vào năm 2000 với giá
12,5 tỷ đôla, sao đó lại được bán lại cho Daum Communications vào năm 2004 chỉ
với 95 triệu đôla.

- Nortel Networks, công ty Canada với cổ phiếu từ 124 giảm xuống còn 0,47 đôla
Canada.

- theGlobe.com giữ kỷ lục tăng giá cao nhất trong một ngày khi IPO (606%) đạt 97
đôla một cổ phiếu, hiện giờ chỉ đáng giá chưa đến 1 đôla.

×