Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quy hoạch sinh thái học để phát triển bền vững đa dạng sinh học và các hệ sinh thái cho một huyện miền núi (ví dụ huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.55 KB, 14 trang )








































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


ĐOÀN HƯƠNG MAI

QUI HOẠCH SINH THÁI HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC HỆ
SINH THÁI CHO MỘT HUYỆN MIỀN NÚI
(VÍ DỤ: HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH)

Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 62 42 60 01


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC






Hà Nội - 2008












Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn
2. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thạch


Phản biện: GS. Vũ Hoan
Phản biện: GS. TSKH. Đặng Huy Huỳnh
Phản biện: PGS. TS. Mai Sỹ Tuấn



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồ
ng cấp nhà nước chấm
luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại

học Quốc gia Hà Nội.


Vào hồi 9 giờ 00 ngày 25 tháng 04 năm 2008



Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội


1
MỞĐẦU

Kim Bôi là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hòa Bình cách Hà Nội
100km. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Kim Bôi cũng đứng
trước một thách thức mới của sự phát triển. Với những nét văn hóa dân
tộc truyền thống đặc trưng và các HST đặc thù (khu BTTN Thượng
Tiến, suối nước nóng Kim Bôi ) cũng như nguồn TNTN đa dạng, có
giá trị lớn về kinh tế và khoa học nhất là về mặt sinh thái môi trườ
ng ,
Kim Bôi hiện đang chịu một sức ép lên phát triển, đặc biệt là về du lịch.
Chính vì thế, đề tài đã chọn huyện Kim Bôi làm điểm nghiên cứu cho
QHST. Khác với những nghiên cứu trước đây tại vùng này chỉ tập trung
vào một khía cạnh hay một vấn đề sinh thái môi trường riêng biệt, đề tài
luận án: "Qui hoạch sinh thái học để phát triển bền vững đa dạng sinh
học và các hệ sinh thái cho một huyệ
n miền núi (ví dụ: huyện Kim
Bôi, tỉnh Hòa Bình)” đã tập trung nghiên cứu, đánh giá một cách đầy

đủ, toàn diện và hệ thống những vấn đề về sinh thái, tài nguyên của
huyện.
- Mục tiêu:
+ Xác lập cơ sở khoa học cho việc lập QHST cho một huyện miền
núi với sự trợ giúp của công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa
lý.
+ Định hướng QHST cho huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Để thự
c hiện đầy đủ 2 mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết
các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng các HST và ĐDSH của huyện
Kim Bôi.
+ Đánh giá các nhân tố sinh thái tự nhiên huyện Kim Bôi.
+ Đánh giá các nhân tố sinh thái nhân văn huyện Kim Bôi và tác
động của nó tới các HST.


2
+ Những vấn đề cấp bách trong quản lý và bảo tồn các HST và
ĐDSH khu vực nghiên cứu.
+ Dự báo xu thế biến đổi các HST và ĐDSH khi không có sự can
thiệp.
+ Định hướng QHST huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình trên cơ sở kết
hợp hài hòa giữa bảo vệ TNTN và ĐDSH và đề xuất mô hình sử
dụng hợp lý TNTN thông qua bản đồ định hướng quy hoạch các
hợp phần HST huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
- Ý ngh
ĩa khoa học và thực tiễn của luận án: (1) Ý nghĩa khoa học:
bước đầu đóng góp vào việc làm sáng tỏ một số vấn đề trong
phương pháp luận QHST trong điều kiện Việt Nam, hỗ trợ cho công

tác quản lý các HST và PTBV; (2) Ý nghĩa thực tiễn: thử nghiệm
phương pháp luận QHST cho một vùng lãnh thổ có quy mô cấp
huyện trên cơ sở áp dụng quan điểm hệ thống, các công cụ và
phươ
ng pháp hiện đại như viễn thám và GIS. Các kết quả nghiên
cứu sẽ là những đóng góp vào việc nhận biết các vấn đề về tài
nguyên và sinh thái khu vực, là cơ sở STH cho công tác quy hoạch,
quản lý và phát triển đồng thời giúp cho việc hoạch định các chính
sách, dự án đầu tư. Đề xuất hướng giải quyết vấn đề STH của Kim
Bôi, thúc đẩy sự phát triển của địa phương và có ý nghĩa cho việc
quản lý, QHST chung trong t
ương lai.
- Những điểm mới của luận án:
1. Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những khái niệm, định nghĩa,
bản chất và nội dung của QHST.
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ QHST cho một huyện miền núi
Việt Nam.
3. Bản đồ định hướng qui hoạch các hợp phần của HST huyện
Kim Bôi được thành lập dựa trên một phương pháp hoàn toàn
mới là ứng dụng viễn thám kết hợp với GIS.


3
- Bố cục của luận án:
Luận án gồm 161 trang, 12 bảng số liệu, 20 hình, 9 bản đồ, 133
tài liệu tham khảo tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng
Hà Lan. Bố cục luận án gồm: mở đầu (4 trang), tổng quan tài liệu (29
trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (14 trang), kết quả nghiên
cứu và bàn luận (100 trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham
khảo (11 trang).


CHƯƠNG1.TỔNGQUANTÀILIỆU

1.1.SƠLƯỢCLỊCHSỬPHÁTTRIỂNSINHTHÁIHỌC
STH (Ecology) là một khoa học cơ bản trong sinh vật học, nghiên
cứu các mối quan hệ của sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi trường
ở mọi mức tổ chức, từ cá thể, quần thể đến quần xã sinh vật và HST (Vũ
Trung Tạng, 2000). STH được nói đến như một ngành khoa học mới,
được nổi lên vào nửa sau của thế kỷ 20. Tuy nhiên, ý tưởng STH ở một
vài mức độ thì đã đượ
c đề cập đến từ lâu và các nguyên lý STH cũng đã
được phát triển dần dần, gắn kết với sự phát triển của các kiến thức sinh
học khác. Có 4 giai đoạn chính trong lịch sử phát triển của STH.
Ngày nay, STH trở thành một khoa học gắn trực tiếp với sản xuất
và mở rộng hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm
sinh quyển của trái đất (D
ương Hữu Thời, 1998).
1.2.ĐADẠNGSINHHỌCVÀPHÁTTRIỂNBỀNVỮNG
1.2.1.KháiniệmvềĐDSHvàtầmquantrọngcủaĐDSH
ĐDSH được hiểu là sự phong phú về sự sống trên Trái đất của
hàng triệu loài thực vật, động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng
và các HST mà chúng là thành viên. Từ đó, ĐDSH được định nghĩa là sự
đa dạng của các sinh vật từ tất cả các nguồn, trong đó bao gồm các HST
trên c
ạn, dưới nước và các phức HST mà chúng cấu thành. ĐDSH bao
gồm sự đa dạng của loài, giữa các loài và các HST. ĐDSH có một giá trị


4
không thể thay thế được, trước tiên là đối với sự tồn tại và phát triển của

thế giới sinh vật trong đó có con người, tiếp đến là về mặt kinh tế, xã
hội, văn hóa và giáo dục. Nhưng quan trọng hơn cả là ĐDSH có một giá
trị đặc biệt về khoa học và ứng dụng trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, y tế và các l
ĩnh vực
khác.
1.2.2.QuanđiểmPTBV
PTBV là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau
của ba hệ thống chủ yếu của Thế giới: hệ thống tự nhiên (bao gồm các
HST và TNTN, các thành phần môi trường của trái đất); hệ thống kinh tế
(hệ sản xuất và phân phối sản phẩm); hệ thống xã hội (quan hệ của con
người trong xã hội và trong tự nhiên). PTBV
đòi hỏi phải đáp ứng các
mục tiêu về mặt xã hội nhân văn, về mặt kinh tế và về mặt sinh thái.
PTBV STH (Ecological Sustainable Development - ESD), trở
thành một khái niệm được thảo luận từ những năm 1970. Các tiêu chuẩn
cho sự PTBV STH được nêu ra bao gồm: các tiêu chuẩn chung, các tiêu
chuẩn về sự đe dọa đối với bản chất HST, các tiêu chuẩn về nguy cơ bị
xuống cấp đối với bản chấ
t HST.
1.3.QHIHOẠCHSINHTHÁI
1.3.1.CácquanđiểmQHSTtrênthếgiớivàởViệtNam
QHST là một quá trình hiểu, đánh giá, đưa ra những lựa chọn để
sử dụng cảnh quan bảo đảm sự thích hợp hơn đối với nơi cư trú của con
người. QHST đòi hỏi việc tuân thủ các nguyên tắc với mức độ phù hợp
cao nhất và việc sắp xế
p các lô đất cận kề là tương thích. Các mục tiêu
môi trường như bảo tồn ĐDSH, bảo tồn các HST quan trọng, quản lý tốt
các vùng nhạy cảm môi trường, phòng chống tai biến và ô nhiễm môi
trường sẽ là những mục tiêu hàng đầu phải được chú trọng trong quá

trình hoạch định cụ thể. QHST còn được hiểu là QHSDĐ trên cơ sở điều
kiện sinh thái hay tính phù hợp của đất trên cơ sở sinh thái. Có nhiều
ph
ương pháp để QHST nhưng có ba trường phái qui hoạch chính, đó là:


5
Theo tác giả Jurdan, Canada; Theo tác giả Strasbourg, Pháp; Theo tác
giả McHarg-Falque, Mỹ.
Ở Việt Nam, năm 1976, tác giả Mai Đình Yên đã có bài viết về
QHST, trong đó tác giả quan niệm rằng: “Dự án phát triển kinh tế được
xây dựng dựa trên các thông số về STH ngoài các thông số về kinh tế
cho chính dự án được gọi là QHST”, “QHST có yêu cầu cao hơn; nó có
giá trị bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch kinh tế”. Các nguyên tắc cơ
bản của QHST là: (1) bảo đảm tính hệ thống; (2) tôn trọng tính mảnh d

và dễ bị phá hủy của các HST ở vùng nhiệt đới và (3) làm tốt QHST
ngay từ đầu.
Sau khi tìm hiểu các quan điểm QHST trên thế giới và ở Việt
Nam, luận án đã tập trung đề xuất các nội dung và qui trình QHST cho
huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình trên cơ sở kế thừa quan điểm QHST theo
trường phái thứ ba của McHarg-Falque (Mỹ) và Mai Đình Yên (1994).
1.3.2.Quanđiểmhệthốngápdụngtrong
QHST
Tiếp cận phân tích hệ thống là nét chủ đạo trong QHST. Tiếp cận
này được áp dụng trong QHST là để xem xét tất cả các mối tương quan
của các yếu tố sinh thái, kinh tế-xã hội và được áp dụng ở tất cả các khâu
của một lĩnh vực nghiên cứu: từ khâu tập hợp, thu thập và tổng hợp số
liệu đến các khâu hệ thống hóa và xử lý các thông tin với những góc độ
khác nhau, đánh giá sinh thái và tác

động, đề xuất các giải pháp qui
hoạch, QLMT sinh thái của khu vực.
1.4.ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄNTHÁMTRONG NGHIÊN CỨU
SINHTHÁIHỌC
1.4.1.Hệthốngthôngtinđịalý‐GIS
GIS (Geographic Information Systems) là công nghệ xử lý dữ liệu
không gian. Từ khi hình thành, GIS đã trở nên quan trọng trong việc
quản lý TNTN bao gồm QHSDĐ, đánh giá rủi ro thiên nhiên, phân tích
nơi cư trú động vật hoang dã GIS bắt đầu được các nhà STH Hoa Kỳ


6
chấp nhận vào cuối những năm 80. GIS đã trở thành công cụ tiêu chuẩn
trong STH cảnh quan và kỹ thuật phân tích đã được kết hợp chặt chẽ vào
phần mềm GIS.
1.4.2.VìsaocácnhàSTHlạiquantâmđếnGIS?
GIS là phù hợp nhất để phân tích các câu hỏi mà trong đó vị trí
của một thực thể sinh học liên quan đến các sinh vật khác hay môi
trường có ảnh hưở
ng đến chức năng của nó.
1.4.3.VaitròcủaGIStrongnghiêncứuSTH
Các chức năng chính của GIS trong lĩnh vực QHST là thiết lập
các vùng bảo vệ được quản lý cho mục đích bảo tồn vùng và bảo tồn
loài.
1.4.4.Viễnthám(Remotesensing–RS)
Viễn thám là khoa học và công nghệ mà nhờ nó các tính chất của
vật thể
quan sát được xác định, đo đạc hoặc phân tích mà không cần tiếp
xúc trực tiếp với chúng. Trên thế giới, việc sử dụng ảnh vệ tinh trong
nghiên cứu TNTN đã được tiến hành từ những năm 1970 sau khi Mỹ

phóng thành công vệ tinh tài nguyên đầu tiên Landsat 1 vào ngày
23/07/1972 [Estes & Senger, 1974]. Hiện nay, viễn thám đã và đang trở
nên một phương pháp nghiên cứu rất có hiệu quả bởi những ưu thế vốn
có của nó mà những nguồn tư li
ệu và phương pháp nghiên cứu thông
dụng không thể có được.
1.4.5.TíchhợpviễnthámvàGIS
Viễn thám là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng của GIS bởi vì phần
nhiều nguồn thông tin vốn cần thiết đối với các nhà STH lại không được
thể hiện trên bản đồ. Viễn thám và GIS thường được kết hợp sử dụng
trong phân tích và phân lớp cảnh quan (Davis, 1990).
1.4.6.
ViễnthámvàGIStrongquảnlýcácHST
Các ưu điểm hiện nay của công nghệ viễn thám và việc xử lý dữ
liệu viễn thám thông qua GIS đã cho các nhà STH và các nhà quản lý tài
nguyên một công cụ có giá trị to lớn.


7

CHƯƠNG2.ĐỐITƯỢNGVÀPHƯƠNGPHÁP
NGHIÊNCỨU

2.1.ĐỐITƯỢNGVÀPHẠMVINGHIÊNCỨU
Để nghiên cứu những vấn đề về QHST cho một huyện miền núi,
các HST tại huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình được lựa chọn làm đối tượng
nhằm đi sâu nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và hệ
thống những vấn đề về sinh thái, tài nguyên của huyện. Phạm vi không
gian ở vào khoảng 20
o

31’ đến 21
o
31’ vĩ độ Bắc và 105
o
22’ đến 105
o
44’
độ kinh đông là phạm vi lãnh thổ vùng QHST.
2.2. NỘI DUNG VÀ CÁCBƯỚC NGHIÊN CỨU QHST HUYỆN
KIMBÔI
2.2.1.Nộidung
- Xác định vấn đề STH then chốt của khu vực trên cơ sở xem xét các
điều kiện tự nhiên đặc trưng, đánh giá tổng quan hiện trạng, quản lý
các TNTN.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng các HST và tác động của các
hoạt động của con người lên chúng.
- Mô tả chi tiết hiện trạng sử dụng các HST và đề xuất phương án tổ

chức không gian hợp lý nhằm phát triển và bảo vệ các HST.
- Dự báo xu thế diễn biến của các HST khi không có sự can thiệp.
- Quy hoạch định hướng các hợp phần của HST huyện Kim Bôi, đáp
ứng được mục tiêu bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng
bản đồ quy hoạch cấp huyện.
2.2.2.NguyêntắcchungQHSThuyệnKimBôi
Ngoài các vă
n bản hướng dẫn qui hoạch, định hướng phát triển,
điều kiện thực trạng của huyện Quy hoạch được dựa trên cơ sở nguyên
canh, tránh xáo trộn lớn.



8
2.2.3.CácbướcnghiêncứuQHSThuyệnKimBôi
Giai đoạn 1: giới hạn chính xác vùng nghiên cứu, xác định được
các vùng đồng nhất hoặc các vùng có tiềm năng như nhau; Giai đoạn 2:
tiến hành kiểm kê STH và thành lập nên các bản đồ thành phần tỷ lệ
1:50.000 và 1:100.000; Giai đoạn 3: thành lập bản đồ dự kiến tiềm năng
các hướng phát triể
n của huyện là bản đồ tổng hợp các thích nghi, với
hai bản đồ quan trọng là: Bản đồ STCQ và Bản đồ SKH; Giai đoạn 4:
Kết hợp với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện sẵn có năm 2000
để đưa ra bản đồ định hướng QHST cho huyện. Các phần mềm được sử
dụng là MapInfo 7.8 và ArcGIS 9. Các bước thành lập bản đồ STCQ
được tiế
n hành theo sơ đồ ở hình 2.3. và các bước thành lập bản đồ
QHST được tiến hành theo sơ đồ ở hình 2.4.


















Mục đích, yêu cầu
Thu thập tài liệu
Bản đồ địa hình,
bản đồ hiện trạng
sử dụng đất

Ảnh vệ tinh
SPOT5
Tài liệu liên quan
Các bản đồ chuyên đề
Bản đồ
thảm TV
Bản đồ
địa mạo
Bản đồ
thổ
nhưỡn
g
Bản đồ
địa chất
Bản đồ
sinh khí hậu
Giải đoán + thực địa
Bản đồ sinh
thái cảnh quan
Hình 2.3. Sơ đồ các bước thiết lập bản
đồ STCQ
Hình 2.4. Sơ đồ các bước thành lập

bản đồ QHST



Bản đồ sinh
thái cảnh quan
Các tài
liệu liên
quan

So sánh và tổng hợp
Bản đồ QHST
Đánh giá thích nghi (Bảng)
- Bản đồ hiện
trạng SDĐ năm
2000
- Hiện trạng các
HST huyện
- Bản đồ diễn
thế sinh thái



9
2.3.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Các phương pháp được dùng trong luận án: Phương pháp điều tra,
khảo sát, nghiên cứu thực địa; Phương pháp phân tích không gian (GIS,
viễn thám, giải đoán ảnh vệ tinh bằng mắt); Phương pháp bản đồ;
Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái; Phương pháp phân tích các
lớp thông tin chuyên đề là lớp thông tin thảm thực vật, lớp thông tin

SKH, lớp thông tin STCQ; Phương pháp phân tích hệ thống.

CHƯƠNG3.KẾTQUẢNGHIÊNCỨUVÀBÀNLUẬN

3.1. SƠ LƯỢCĐẶCĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆNKIMBÔI
1.3.1.Đặcđiểmcácđiềukiệntựnhiên
Kim Bôi có diện tích khoảng 68 nghìn ha. Địa hình của huyện
không đồng nhất, chia cắt mạnh, nơi cao, nơi thấp chênh lệch nhau quá
lớn, núi đá tai mèo hiểm trở, độ dốc lớn. Các dãy đá vôi chia cắt địa hình
của huyện thành từng vùng. Độ cao trung bình so với mặt nước biển
khoảng 310m, hướng nghiêng chính của địa hình thấp dần t
ừ Tây bắc
xuống Đông nam. Khí hậu chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa mang sắc
thái riêng của khí hậu nhiệt đới núi cao, một năm có 2 mùa rõ rệt. Kim
Bôi có hệ thống sông suối rất phong phú; nguồn nước mặt và nước ngầm
dồi dào đặc biệt có hệ thống các suối nước nóng; thổ nhưỡng gồm 10
loại đất; nhiều loại khoáng sản; động thực vật phong phú.
3.1.2.Đặcđ
iểmkinhtế‐xãhộivànhânvăn
Kim Bôi có các dân tộc anh em sinh sống, người Mường là chủ
yếu, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.


10
3.2. NGHIÊN CỨU,ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÁC HỆ SINH
THÁIVÀĐADẠNGSINHHỌCHUYỆNKIMBÔI
3.2.1.HiệntrạngcácHSThuyệnKimBôi
Để phục vụ cho mục tiêu chính là QHST huyện Kim Bôi, chúng
tôi đã tiến hành khảo sát hiện trạng các HST của huyện nhằm nghiên

cứu, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và hệ thống những vấn đề về
sinh thái, tài nguyên của huyện. Toàn bộ huyện Kim Bôi được phân ra
làm 11 HST đó là: HST đô thị - khu dân cư; HST nông nghiệp ruộng lúa
nước; HST nông nghi
ệp ruộng lúa nương; HST nông nghiệp khác; HST
rừng; HST đồng cỏ; HST savan / đất hoang / cây bụi; HST núi đá vôi;
HST ao, hồ, đầm; HST sông suối; HST khác; Mỗi HST có các đặc điểm
đặc trưng, mối quan hệ dinh dưỡng giữa các thành phần trong hệ và
được lồng ghép với các HST cần được bảo tồn.
3.2.2.NhữngđặctrưngcơbảnvềĐDSHhuyệnKimBôi
Những đặc tr
ưng cơ bản về ĐDSH trong 11 HST của huyện cũng
hỗ trợ cho công tác qui hoạch và bảo tồn. Những so sánh về hiện trạng
ĐDSH của huyện ở thời điểm điều tra với ĐDSH năm 1973 được lồng
ghép trong phần trình bày.
Bảng 3.5. Thống kê hiện trạng ĐDSH huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình
Sinh vật Loài Chi Họ Bộ (và
phân bộ)
Lớp Ngành
Thực vật bậc cao có mạch 656 406 138 5
Thú 35 19 7
Chim 78 38 12
Bò sát 33 13 2
Ếch nhái 20 6 1
Côn trùng 467 84 11
Thực vật nổi 64 19 9 5
Động vật nổi 66 24 5 2
Động vật đáy 61 22 5 3
Cá 52 16 7



11
3.3.ĐỊNHHƯỚNGQUIHOẠCHSINHTHÁIHUYỆNKIMBÔI
TỈNHHÒABÌNHĐẾNNĂM2020
3.3.1.ĐánhgiácácnhântốsinhtháitựnhiênhuyệnKimBôi
3.3.1.1.CơsởdữliệugốcphụcvụnghiêncứuQHST
Các lớp thông tin trong cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên gồm
có lớp thông tin địa hình, địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng, thủy vă
n. Các
lớp thông tin trong cơ sở dữ liệu về điều kiện kinh tế-xã hội gồm có lớp
thông tin về ranh giới hành chính, hiện trạng sử dụng đất. Cơ sở dữ liệu
được thiết kế trên nền cơ sở toán học thống nhất của bản đồ địa hình tỷ
lệ 1:100.000 do Nhà xuất bản bản đồ phát hành năm 2001 gồm 2 mảnh.
Nội dung của các l
ớp thông tin chuyên đề được thành lập ở tỉ lệ 1:50.000
phù hợp với thông tin hiện trạng lớp phủ mặt đất, hiện trạng sử dụng đất
được chiết xuất từ tư liệu viễn thám là ảnh SPOT5 có độ phân giải 2,5m
chụp ngày 24/6/2003.
3.3.1.2.CơsởdữliệuthứcấpphụcvụnghiêncứuQHST
Cơ sở d
ữ liệu thứ cấp phục vụ cho vấn đề trọng tâm của luận án là
QHST huyện Kim Bôi gồm có bản đồ thảm thực vật, bản đồ STCQ, bản
đồ SKH và bản đồ tiềm năng phục hồi sinh thái (theo xu hướng diễn thế
sinh thái).
a)ĐặcđiểmthảmthựcvậthuyệnKimBôi
Có 3 kiểu thảm thực vật nguyên sinh c
ơ bản tại huyện Kim Bôi:
(1) Rừng rậm thường xanh NĐGM trên đồng bằng phù sa sông suối ở
chân núi chậm thoát nước; (2) Rừng rậm thường xanh NĐGM vùng đồi
núi thoát nước, đất hình thành từ đá vôi; và (3) Rừng rậm thường xanh

NĐGM vùng đồi núi thoát nước, đất hình thành từ các loại đá khác (đá
Phiến, v v ).
Các đơn vị thảm thực vật cơ bản tại huyện Kim Bôi:
A. Thảm thực vật t
ự nhiên
I. Rừng rậm thường xanh NĐGM trên núi thấp (600-1000m)


12
Ia. Rừng rậm thường xanh NĐGM cây lá rộng trên đất thoát
nước phong hóa từ đá vôi và các quần xã thứ sinh thay thế: Rừng
nguyên sinh ít bị tác động; Rừng thứ sinh bị tác động mạnh; Trảng cây
bụi thứ sinh; Trảng cỏ thứ sinh.
Ib. Rừng rậm thường xanh NĐGM cây lá rộng trên đất thoát
nước phong hóa từ các loại đá mẹ khác (trừ đá vôi) và các quần xã thứ
sinh thay thế: Rừng nguyên sinh ít bị tác động; Rừng th
ứ sinh bị tác
động mạnh; Trảng cây bụi thứ sinh; Trảng cỏ thứ sinh.
II. Rừng rậm thường xanh NĐGM trên núi trung bình
(>1000m): Rừng rậm thường xanh NĐGM ít bị tác động; Rừng rậm
thường xanh NĐGM thứ sinh bị tác động mạnh; Trảng cỏ thứ sinh.
III. Thảm thực vật thủy sinh: Các quần xã thực vật thủy sinh trôi
nổi và sống chìm.
B. Thảm thực vật nhân tác: Các quần xã cây gỗ lâm nghi
ệp lá
rộng (keo lá tràm, keo tai tượng, bạch đàn…); Tổ hợp cây trồng 1 năm
(sắn, ngô, khoai…) trên sườn đồi núi bị xói mòn rửa trôi mạnh; Cây
công nghiệp lâu năm; Rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác; Lúa
nước; Cây trồng quanh khu dân cư (cây ăn quả, cây lấy gỗ…); Tổ hợp
cây trồng 1 năm (khoai, ngô, lạc, mía, rau màu và cây dược liệu).

b)ĐặcđiểmSKHhuyệnKimBôi
Điều kiện SKH của huyện Kim Bôi tương
đối đa dạng và phong
phú. Trên lãnh thổ của huyện tồn tại 5 kiểu loại SKH khác nhau từ nóng
đến mát, từ mưa nhiều đến mưa vừa Các đơn vị khí hậu là: IA1b (Khí
hậu NĐGM có mùa đông lạnh. Nóng, mùa lạnh ngắn; mưa nhiều, mùa
khô trung bình); IB1b (Khí hậu NĐGM có mùa đông lạnh. Nóng, mùa
lạnh ngắn; mưa vừa, mùa khô trung bình); IIA2a (Khí hậu NĐGM có
mùa đông lạnh. Ấm, mùa lạnh trung bình; mưa
nhiều, mùa khô ngắn);
IIB2b (Khí hậu NĐGM có mùa đông lạnh. Ấm, mùa lạnh trung bình;
mưa vừa, mùa khô trung bình); IIIA2a (Khí hậu NĐGM vùng núi có mùa
đông lạnh. Mát, mùa lạnh trung bình; mưa nhiều, mùa khô ngắn).


13
c)ĐặcđiểmSTCQhuyệnKimBôi
Hệ thống phân loại cảnh quan cho khu vực nghiên cứu, gồm 4
cấp, trong đó:
- Lớp cảnh quan: gồm 2 lớp là lớp cảnh quan đồng bằng và lớp cảnh
quan núi.
- Phụ lớp cảnh quan: gồm 3 phụ lớp là phụ lớp cảnh quan núi trung
bình (>1000m), phụ lớp cảnh quan núi thấp (600-1000m) và phụ lớp
cảnh quan đồng b
ằng giữa núi.
- Kiểu cảnh quan: gồm một kiểu cảnh quan chính là kiểu cảnh quan
rừng rậm thường xanh NĐGM.
- Loại cảnh quan: gồm 35 loại cảnh quan, phân bố trên 336 khoanh vi
được thể hiện trên bản đồ STCQ. Mỗi loại cảnh quan đều có điều
kiện tự nhiên riêng đặc trưng.

3.3.2.Đánhgiácácnhântốsinhtháinhânvănhuy
ệnKimBôi
vàtácđộngcủanótớicácHSTvàĐDSH
Các hoạt động chính ảnh hưởng đến ĐDSH và các HST của
huyện được liệt kê và phân tích, bao gồm: phần lớn diện tích đất canh
tác nông nghiệp, trồng cây công nghiệp hiện đang được người dân địa
phương sử dụng trong vùng là đất lâm nghiệp; xói mòn, rửa trôi mạnh
nên làm cạn kiệt độ
phì của đất, dẫn đến đất bị bạc màu, hạn hán ngày
càng lớn; nhu cầu về đất sản xuất và chăn nuôi càng phụ thuộc chủ yếu
vào rừng và đất rừng; đốt nương làm rẫy là nguyên nhân chính dẫn đến
mất sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã trong khu vực, đặc
biệt HST núi đất ở đây bị tàn phá nghiêm trọng, một số lài động vật
hoang dã trước đây đ
ã từng tồn tại trong khu vực nhưng đến nay đã biến
mất (Hổ Panthera tigris; Voi Elephas maximus) hoặc trở nên rất hiếm
như Tê tê vàng Manis pentadactyla, Sóc bay lớn Pataurista petaurista,
Gà lôi trắng Lophura nycthemera, ; tái định cư và tự do ồ ạt khai phá
rừng giành đất canh tác; săn bắt động vật hoang dã; khai thác gỗ và các
lâm sản ngoài gỗ (duy trì kiểu nhà sàn truyền thống…) dẫn đến việc


14
những loài cây gỗ quý đã bị khai thác hết chỉ còn lại các cây gỗ thường
và nhỏ; chăn thả gia súc bừa bãi; đánh cá bằng mìn, chất nổ; xây đập
thủy lợi có thể gây mất rừng, gây nên những xáo trộn lớn đối với môi
trường sống các loài, có thể gây nên những biến đổi sinh thái trong
vùng; phát triển giao thông, đặc biệt là tuyến đường Hồ Chí Minh dài
hơn 18km đi qua huyện, sẽ ảnh hưởng trực tiế
p đến các HST mà tuyến

đường đi qua, nguy cơ mất các HST nông nghiệp tăng lên, xây dựng
đường sẽ làm mất rừng và tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động khai
thác tài nguyên rừng; sử dụng các giống có năng suất cao, thực hiện
thâm canh tăng vụ, đầu tư phát triển chăn nuôi tăng nhanh ảnh hưởng bất
lợi tới các giống cây con bản địa và mất đi các HST truyền thống đặc
tr
ưng của huyện; khai thác vật liệu xây dựng ảnh hưởng lớn đến HST núi
đá vôi rất đặc thù của huyện; dịch vụ du lịch phát triển tương đối nhanh
dẫn đến: các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch đang bị khai thác quá
mức…
3.3.3.NhữngvấnđềcấpbáchtrongquảnlývàbảotồncácHST

ĐDSHcủahuyệnKimBôi.DựbáoxuthếbiếnđổicácHST
vàĐDSHkhikhôngcósựcanthiệp
3.3.3.1.ThựctrạngcôngtácbảotồnĐDSHvàcácHSTcủa
huyệnKimBôi
Huyện Kim Bôi đã chú trọng đế
n mục tiêu bảo vệ môi trường,
như: Phát triển kinh tế xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường; Đưa ra
phương thức canh tác hợp lý nhằm đạt được năng suất cao và tăng độ phì
nhiêu của đất, đặc biệt là canh tác trên đất dốc; Nhiều chương trình, dự
án đưa các cây con mới vào trồng nuôi nên đã giảm đáng kể sức ép vào
rừng, mặt khác lại tăng thu nhập cho ngườ
i dân; Khai thác và sử dụng
hợp lý tài nguyên nước, tránh ô nhiễm và lãng phí nguồn nước; Hoàn
thành giao đất lâm nghiệp, bảo vệ rừng đã có và trồng rừng mới phủ
xanh đất trống đồi trọc, tham gia vào chương trình trồng mới 5 triệu ha


15

rừng; Hạn chế dùng các hóa chất độc hại trong nông nghiệp, hạn chế
chặt phá rừng đầu nguồn, chống xói mòn giữ cho môi trường luôn trong
sạch; Đặc biệt, huyện Kim Bôi có Khu BTTN Thượng Tiến nên đã có
một Dự án riêng về bảo vệ, xây dựng KBT này.
3.3.3.2.CácgiảiphápquảnlývàbảotồncácHSTvàĐDSH
khuvực
nghiêncứu
Bảo vệ, phục hồi và gia tăng độ che phủ rừng. Các giải pháp bảo
tồn một số loài quí hiếm của huyện. Khai thác kiến thức bản địa trong
việc bảo tồn vật nuôi, cây trồng.
3.3.3.3.DựbáoxuthếbiếnđổicácHSTvàĐDSHkhikhông
cósựcanthiệp
Diễn th
ế sinh thái là sự phát triển tiến hóa của HST hay sự phát
triển của một HST khởi đầu trải qua các giai đoạn trung gian để đạt được
trạng thái ổn định cuối cùng và tồn tại khá lâu dài (Vũ Trung Tạng,
2000). Việc dự báo diễn thế sinh thái là vấn đề rất phức tạp, được thực
hiện bởi các mô hình kinh nghiệm hoặc tốt hơn nữa được thực hiện bởi
các mô hình toán mô phỏng. Trong ph
ạm vi luận án này, các mô hình
kinh nghiệm được sử dụng để dự báo chiều hướng diễn thế sinh thái của
một số HST tiêu biểu trong huyện Kim Bôi. Trên bản đồ STCQ huyện
Kim Bôi có 8 nhóm loại cảnh quan thảm thực vật hình thành trên các
kiểu đất khác nhau. Theo qui luật, trong điều kiện môi trường bình
thường về đất, nước, địa hình, khí hậu, nếu thảm thực vật nguyên sinh bị
khai thác và nếu không có những tác động tương tự
diễn ra thì diễn thế
tự nhiên rừng nhiệt đới sẽ trải qua những giai đoạn cơ bản: đất trống -
trảng cỏ - trảng cây bụi thưa - trảng cây bụi rậm - rừng thứ sinh (rừng
thưa) - rừng thứ sinh (rừng kín) - rừng kín thường xanh. Về cơ bản, tiềm

năng phục hồi sinh thái của các HST huyện Kim Bôi vào cuối quá trình
diễn thế sẽ đều trở
thành rừng nguyên sinh trên các loại đất khác nhau
của 3 phụ lớp cảnh quan.


16
3.3.4.ĐịnhhướngQHSThuyệnKimBôi,tỉnhHòaBình
Huyện Kim Bôi nằm trong vùng sinh thái núi Bắc bộ và Bắc trung
bộ, khu sinh thái núi Tây bắc (Phân vùng sinh thái cho Việt Nam - Mai
Đình Yên) với những đặc trưng tiêu biểu về TNTN và môi trường của
khu sinh thái. Căn cứ vào điều kiện khí hậu, địa mạo, thổ nhưỡng, sinh
cảnh - môi trường, sinh thái nhân văn của huyện Kim Bôi, Nguyễn Xuân
Huấn, Đoàn H
ương Mai và nnk. (2005) đã đưa ra định hướng bước đầu
cho QHST của huyện.
Hiện trạng các HST chỉ đơn giản là bức tranh tổng quát phục vụ
cho mục đích thống kê, bảo tồn và quản lý các HST nên việc sử dụng
các kết quả nghiên cứu STCQ và nhất là qua bản đồ STCQ sẽ cho ta một
phương thức tiếp cận tổng hợp nhất, tương đối gần gũi, xác thực với hi
ện
trạng tự nhiên của vùng, làm cho các HST có tính không gian lãnh thổ
và đặc biệt là việc đánh giá tổng hợp các đặc điểm về thảm thực vật, địa
mạo, địa chất, thổ nhưỡng, SKH trong mỗi đơn vị cảnh quan sẽ cho phép
xác định các mức độ thích nghi bằng cách cho điểm ứng với việc sử
dụng hợp lý các cảnh quan đó sao cho bền vững, bảo tồn được
ĐDSH và
các HST, cụ thể: Thích hợp nhất - 3 điểm; Thích hợp - 2 điểm; Ít thích
hợp - 1 điểm; Không thích hợp - 0 điểm.
Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá tổng hợp các điều kiện tự

nhiên, TNTN còn phải chú trọng đến những yếu tố con người, các đặc
điểm chung của các điều kiện kinh tế xã hội và nhân văn, vì vậy, cách tốt
nhất để QHST cho huyện Kim Bôi là kết hợp các đặc
điểm SKH, STCQ,
đối chiếu với bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện và qui hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kim Bôi giai đoạn 2001-2010 hay
nói cách khác, QHST cho huyện Kim Bôi được dựa trên quan điểm lồng
ghép qui hoạch phát triển kinh tế xã hội với các qui luật phát triển HST
và QHST được định hướng đến năm 2020 phù hợp với tài liệu tham
khảo cập nhật nhất t
ừ UBND huyện là Báo cáo kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2006-2010 và 2010-2020. Ngoài ra,
việc xây dựng quy hoạch phải tham khảo các nguyên tắc trong qui định


17
về sử dụng đất. Đặc biệt, đối với QHST, những nguyên tắc rất quan
trọng cần được áp dụng là: Giữ vững tính bền vững của HST; Bảo tồn;
Tiết kiệm; Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên trong đó có giữ
nguyên vẹn các giống cây trồng bản địa; Chú trọng phục hồi tự nhiên
đặc biệt là các diễn thế sau nương rẫy; Qui hoạch từ xã đến huyện;
Nh
ững nơi bị phá hủy sẽ qui hoạch lại để trồng rừng; Tránh gây ô nhiễm
môi trường; Các khu dân cư phải có đường giao thông, tiện nguồn nước;
Các yếu tố cần có trong QHST là: bảo tồn ĐDSH và nguồn nước, sử
dụng hợp lý đất đai trên cơ sở nông lâm kết hợp; duy trì cây con bản
địa…
Các mức độ khác biệt trong qui hoạch là: Đồng bằng; Vùng đất
thoát nước dốc dưới 100m; Vùng núi và đồi thu
ộc độ cao từ 100-600m;

Vùng núi thấp độ cao từ 600-1000m; Vùng núi trung bình độ cao trên
1000m.
Huyện Kim Bôi có 30 xã thuộc vùng an toàn khu theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ nên trừ vùng ATK, toàn huyện Kim Bôi được
coi như cảnh quan tổng hợp gồm 5 vùng chính theo các mục tiêu QHST.
Đó là:
- Vùng 1: lưu vực sông Bôi gồm sông Bôi và dọc hai bên bờ sông qui
hoạch thành vùng trồng cây lúa nước, thủy lợi, đồng ruộng và khu
dân cư.
- Vùng 2: thượng nguồn sông Bôi qui hoạch thành nơi bảo tồn ngu
ồn
nước và trồng rừng phòng hộ.
- Vùng 3: HST rừng nguyên sinh Thượng Tiến qui hoạch thành vùng
bảo tồn ĐDSH.
- Vùng 4: các HST núi cao vừa qui hoạch thành các khu công nghiệp,
kết hợp với trồng rừng chỗ không khai thác và khai thác xong.
- Vùng 5: HST núi đá vôi Hùng Tiến và Kim Sơn qui hoạch thành các
vùng bảo vệ núi đá vôi
Tiếp cận STCQ để qui hoạch HST cho thấy: 5 vùng này với 11
HST đặc trưng chung được phân chia thành 35 loại cảnh quan với các


18
đặc trưng riêng về địa hình, thổ nhưỡng, độ dốc, tình trạng ngập lụt, tầng
dày và khả năng tưới tiêu. Trên cơ sở các đặc trưng của từng loại cảnh
quan và bảng đánh giá thích nghi của các cảnh quan, có thể đề xuất
QHST (hình 3.26.) về sử dụng các HST thông qua đơn vị cảnh quan đến
từng diện tích cụ thể.
A. Định hướng phát triển các HST nhân tác
1. Phát triển HST đô thị theo hướ

ng qui hoạch đồng bộ
Khu dân cư đô thị (khoảng 88ha) sẽ được hình thành tại: các trung
tâm địa phương có ý nghĩa kinh tế, văn hóa. Đó là các thị trấn, thị tứ,
như: thị trấn Bo, thị trấn Thanh Hà, Chợ Bến, Bãi Chạo, thị trấn Kim
Bôi, Trám, Bình Tân, Ngã Ba Hàng Đồi. Ngoài ra, còn được phân bố tại
những nơi có các bộ phận công nghiệp và các trung tâm nghỉ dưỡng du
lịch.
2. Phát triển các HST canh tác
2.1. Phát triển tập đoàn cây
ăn quả theo hướng kinh tế sinh thái
vườn rừng
Vườn rừng thực chất là vườn cây ăn quả bao gồm các loài cây
thân gỗ, sống lâu năm, có kích thước khá lớn về chiều cao và đường
kính thân cây, kể cả diện tích tán lá. Tập đoàn cây ăn quả của huyện khá
phong phú: nhãn, vải, mận, mơ, hồng, na, xoài, chuối Trồng cây ăn
quả theo mô hình trang trại vườn rừng, vườn nhà là thế mạnh của huyện
đ
ã và đang được khai thác. Cây nhãn, vải, cam, mơ, na được lựa chọn
làm cây chủ đạo của vườn rừng. Phần diện tích của các cảnh quan 19(1),
20(1), 21(1), 34(2), 35, 36(1), 37(1) gần các khu dân cư phù hợp với các
vùng trong chủ trương của huyện phát triển tập đoàn cây ăn quả nên sẽ
được qui hoạch thành các vườn rừng sinh thái trồng cây ăn quả, tổng
diện tích qui hoạch khoảng 2.404ha. Một số mô hình vườn rừng cây ăn
quả hay đượ
c kết hợp là: Vải/nhãn + na + đậu/lạc; Hồng + quýt + dứa…
2.2. Phát triển cây công nghiệp dài ngày với qui mô tập trung
thâm canh


19

Cây công nghiệp dài ngày ở huyện Kim Bôi tập trung chủ yếu là
cây chè. Tại huyện Kim Bôi, phần diện tích của các cảnh quan 15(2),
16(1), 26(1) thích hợp với trồng chè do có sương muối vào mùa lạnh.
Với qui mô tập trung thâm canh này, diện tích trồng chè sẽ không được
mở rộng, tổng diện tích qui hoạch theo hướng này khoảng 2.620ha,
nhưng sẽ được áp dụng các công nghệ phát triển tùy theo tình hình địa
phương để tăng năng suất.
2.3. Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày theo mô hình vườ
n đồi
Kinh tế vườn đồi đang là thế mạnh của các địa phương miền núi.
Cây đậu tương, cây lạc là các cây công nghiệp ngắn ngày được huyện
chú trọng đầu tư cho những năm tới cả về áp dụng kỹ thuật mới và diện
tích gieo trồng. Mía tím, dứa và dưa hấu cũng là các thế mạnh của
huyện. Phần diện tích của các cảnh quan 12(1), 15(1), 16(2), 18(2), 22,
24, 31 ưu tiên phát triển theo hướng này v
ới tổng diện tích khoảng
6.639ha. Tổng kết kinh nghiệm của các nông hộ làm ăn giỏi trên đồi núi,
cụ thể trong mô hình kinh tế sinh thái vườn đồi, một số hệ thống cây
trồng sử dụng đất bền vững và có hiệu quả đã được áp dụng là: hệ thống
cây trồng với 2 nhóm kiểu cây ”lấy ngắn nuôi dài”: Một hai cây chính
đem lại lợi ích cao và chắc chăn, dù có thể phải đầu tư
khá và thu lợi
chậm; Một số cây hỗ trợ đi kèm tận dụng khoảng không, bảo vệ đất, cho
sản phẩm sớm và làm tốt đất: Sắn + đậu/lạc + dứa; Sắn + đậu/lạc + băng
phân xanh; Mía tím + đậu/lạc.
2.4. Phát triển đồng cỏ chăn nuôi theo hướng quảng canh kết
hợp xây dựng các mô hình cây che bóng lấy gỗ
Phương thức chăn thả quảng canh được xác định là các phương
thức nông nghiệp bao gồm động vật nuôi và trồng cây thức ăn (cỏ) phục
vụ việc chăn thả các loài động vật nuôi. Tuy nhiên, nếu chỉ thực hiện

chăn thả quảng canh không sẽ gây ảnh hưởng đến ĐDSH, đặc biệt là các
động vật hoang dã và là nguyên nhân của sự suy giảm các nguồn tài
nguyên, đồng thời đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng
hoang mạc hóa các HST. Chính vì vậy, phát triển chăn nuôi
ở huyện


20
Kim Bôi sẽ theo định hướng quảng canh kết hợp xây dựng các mô hình
cây che bóng lấy gỗ với diện tích qui hoạch khoảng 567ha. Tại huyện
Kim Bôi, chăn nuôi đại gia súc được phát huy thế mạnh, được đầu tư và
phát triển mạnh đối với chăn nuôi đàn trâu, bò, dê Các hệ thống cây
trồng-vật nuôi có thể lựa chọn là thông, mỡ, bạch đàn trắng… với trâu,
bò. Phần diện tích của cảnh quan số 13 nên qui hoạch thành các đồ
ng cỏ
chăn nuôi đại gia súc.
2.5. Phát triển HST thủy vực nuôi trồng thủy sản theo mô hình
VAC - VARC
Toàn bộ diện tích cảnh quan số 38 (khoảng 18ha) thích hợp nhất
với nuôi thả cá. HST thủy vực nuôi trồng thủy sản ngoài việc thể hiện
trên bản đồ bằng đơn vị chú giải còn được bố trí kết hợp tại các các hồ
ao và các khu vực có sông suối chảy qua của huyện. Kim Bôi là huyện
đất rộng ngườ
i thưa, điều kiện và khả năng phát triển kinh tế gia đình
theo mô hình VAC - VARC còn rất lớn, hộ nào cũng có thể làm được.

2.6. Phát triển HST cây lương thực theo hướng canh tác truyền
thống kết hợp mô hình cây xanh cải tạo đất
Phần diện tích cảnh quan số 27(1), 34(3), 10(2), 14(2), 16(2),
23(2), 26(2) với tổng diện tích khoảng 5.141ha ưu tiên phát triển theo

hướng này nhưng phải quan tâm đến phục hồi các giống bản địa và có
thể xây dựng mô hình kết hợp cây xanh cải tạo đất với lớp phủ sống là
cây họ đậu hoặc cây một lá mầm.
2.7. Phát triể
n HST lâm nghiệp theo hướng mô hình trồng rừng
tập trung và bản địa hóa cây trồng
Đây là hướng mới, canh tác các cây phục vụ lâm nghiệp mà cụ
thể ở huyện Kim Bôi là các cây lấy gỗ, thêm vào đó là việc bản địa hóa
cây trồng với các phần diện tích được lựa chọn gần điểm dân cư, tổng
diện tích qui hoạch khoảng 77ha. Có thể lựa chọn các tổ hợp quần xã cây
trồng lâu năm như
xoan, sến, giẻ, quế… và cây ăn quả như mít… vì
chúng đều là các cây bản địa và đặc hữu bắc bộ. Trong các loài cây ăn
quả lấy gỗ thì cây mít được sử dụng hầu hết các bộ phận của cây: lá


21
dùng nuôi trâu bò và hươu, gỗ được ưa chuộng. Phần diện tích của các
cảnh quan 10(1), 10(3), 31 nên qui hoạch trồng cây lấy gỗ theo mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của huyện.
3. Phát triển HST dân cư nông thôn theo hướng kinh tế sinh
thái vườn nhà
Khu dân cư nông thôn sẽ được hình thành tại các vị trí có sẵn trên
bản đồ hiện trạng của huyện, diện tích khoảng 4.309ha. Theo mô hình
kinh tế sinh thái vườn nhà, nên lựa chọn thành phần loài cây trồng trong
vườn phong phú, đa d
ạng nhưng có chọn lọc hơn, có thể trồng: các loại
cây ăn quả, cây chè, rau sạch chất lượng cao, các loại cây thuốc dân
tộc…
B. Bảo tồn và định hướng phát triển các HST tự nhiên đã bị

tác động mạnh
4. Phát triển các vùng khoanh nuôi tự nhiên thuộc HST núi đá
vôi
Núi đá vôi có mặt ở hầu hết các khu vực trong huyện thuộc HST
đá vôi Việt Nam. Các HST núi đá vôi là rất độc đáo, có tính ĐDSH cao,
còn tiềm ẩ
n nhiều giá trị khoa học. Điều đáng tiếc là HST này ở huyện
Kim Bôi đang bị xâm hại. Vì vậy, hơn bao giờ hết, nhiệm vụ bảo vệ
HST núi đá vôi đang ngày càng trở nên cấp bách. Phần lớn diện tích của
các dãy núi đá vôi huyện Kim Bôi sẽ được phát triển thành các vùng
khoanh nuôi tự nhiên, tổng diện tích khoảng 8.942ha, đó là phần diện
tích của cảnh quan số 5 và 6 tạo ra hành lang xanh cho các động vật
hoang dã.
5. Khoanh nuôi và tr
ồng bán tự nhiên các quần xã thứ sinh
thuộc HST rừng rậm thường xanh nhiệt đới
- Trên núi đất:
Đơn giản nhất là khoanh nuôi phòng hộ rừng, ngoài ra có thể
khoanh nuôi kết hợp trồng bổ sung các loại cây rừng bản địa. Đối với
một số loài cây rừng quí hiếm, có nguy cơ bị khai thác mạnh cần được
nghiên cứu đặc tính sinh thái và hướng dẫn cho dân cách trồng bán tự


22
nhiên giúp cho việc phục hồi và bảo tồn các giống gen quí hiếm đồng
thời cũng tăng hiệu quả kinh tế trong thu nhập của người dân. Phần diện
tích của cảnh quan số 1, 2, 3,12, 14, 16, 18, 19, 20, 21, 23, 25, 28, 29, 34
tại các xã cụ thể sẽ thích hợp nhất với trồng và phục hồi rừng. Có thể
lựa chọn các loại cây rừng bản địa như các cây họ đậu như keo lá tràm,
keo tai tượng để phục hồ

i đất, tre luồng lấy măng xuất khẩu, bạch đàn,
xoan, các loài cây gỗ như lim, trám trắng, trường mật…
- Trên núi đá vôi:
Phần diện tích của cảnh quan số 9 thuộc xã Tú Sơn, Nuông Dăm
và xã Nật Sơn, số 10 thuộc xã Thượng Tiến, Cuối Hạ và Kim Truy thích
hợp nhất với trồng rừng bảo vệ môi trường. Đây cũng là vùng thượng
nguồn sông Bôi nên cần phải trồng rừng bảo v
ệ nguồn nước và chống
xói mòn.
Tổng diện tích cho định hướng QHST theo hướng này khoảng
28.196ha.
C. Bảo tồn ĐDSH và PTBV
6. Bảo tồn ĐDSH và xây dựng các hướng DLST trong HST
rừng rậm thường xanh nhiệt đới nguyên sinh hay ít bị tác động
Toàn bộ phần diện tích của các cảnh quan số 4, 11, 17, 32, 33
phân bố ở các xã tương ứng, tổng diện tích khoảng 7.691ha, sử dụng
thích hợp nhất là giữ nguyên hiện trạng để phát tri
ển thành các KBT
rừng để bảo tồn ĐDSH đồng thời nâng cấp các phần rừng nguyên sinh
thuộc 2 xã Kim Sơn và Hợp Châu để qui hoạch thành các Khu BTTN.
D. Các diện tích khác
7. An ninh quốc phòng
Như đã nói ở trên, huyện Kim Bôi có 30 xã thuộc vùng ATK và
do có tầm quan trọng lớn này nên khi QHST chúng tôi đã loại tất cả các
địa điểm có ATK không thuộc diện qui hoạch, các điểm này được đánh
dấu trên bản đồ định hướng qui hoạch, diện tích kho
ảng 589ha.
8. Đất khai thác nguyên vật liệu và khoáng sản



23
Phần diện tích rất nhỏ của cảnh quan số 9 và 23 thuộc xã Cao
Dương và diện tích cảnh quan số 18, 22 thuộc khu vực xã Cuối Hạ nên
qui hoạch thành khu công nghiệp khai thác nguyên vật liệu và khoáng
sản … với diện tích phù hợp, có các biện pháp xử lý chất thải và bảo vệ
môi trường sau khai thác. Tổng diện tích cho định hướng QHST theo
hướng này khoảng 1.590ha.
E. Phát triển các tuyến kinh tế sinh thái
9. Các cụm DLST chính (nghỉ dưỡng, giải trí…)
3 cụm du l
ịch chính của huyện (có kết hợp với du lịch văn hóa) là:
Cụm du lịch Kim Bôi; Cụm du lịch Tú Sơn - Thung Rếch; Cụm du lịch
Quèn Thị;
10. Các tuyến DLST chính (khảo cứu khoa học, thám hiểm )
Tuyến du lịch thứ 1 theo quốc lộ 12B và tuyến du lịch thứ 2 theo
tỉnh lộ 431. Tuy nhiên, phát triển du lịch cần phải gắn với các quan điểm
phát triển, gồm: Quan điểm PTBV; Phối kết hợp chặ
t chẽ giữa các
ngành… và cần phấn đấu qui hoạch các cụm điểm du lịch sao cho đúng
nghĩa của DLST và PTBV.

KẾTLUẬNVÀKIẾNNGHỊ
KẾT LUẬN
1. Trên cơ sở tổng quan và hệ thống hóa những nghiên cứu về phương
pháp luận và kinh nghiệm thực tế về QHST trên thế giới và ở Việt
Nam, luận án đã đúc kết được khái niệm, đề xuất các nội dung cụ
thể của QHST và qui trình QHST cho một huyện miền núi (ví dụ:
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình), với phương pháp sử dụng là GIS -
một phương pháp mới lần đầu tiên được áp dụ
ng tại một địa chỉ

nghiên cứu cụ thể là huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
2. Lần đầu tiên tác giả đã kết hợp với các chuyên gia thành lập và xây
dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp của huyện Kim Bôi gồm các bản đồ:
thảm thực vật, SKH, STCQ, tiềm năng phục hồi sinh thái… Trên cơ


24
sở đó, luận án đã dự báo tiềm năng phục hồi các HST của huyện khi
không có sự tác động của con người.
3. Dựa trên tư liệu thực địa và kế thừa, đã xác định được huyện Kim
Bôi có 11 HST - là các HST đặc trưng cho huyện miền núi ở Việt
Nam.
4. Đã điều tra và kế thừa tài liệu để đi tới nhận định: huyện Kim Bôi có
nguồn tài nguyên sinh vậ
t rất phong phú và đa dạng, có nhiều loài có
giá trị kinh tế và nhiều loài quí hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam (14 loài thực vật bậc cao có mạch và 9 loài thú).
5. Trên cơ sở phân tích thực trạng các HST và ĐDSH cho thấy, tất cả
các HST với những đặc trưng ĐDSH của nó trong huyện Kim Bôi
chịu tác động mạnh của nhân tác trong tiến trình phát triển kinh tế
xã hội cũng như các bản sắc sinh thái nhân văn của địa phương.
6. Lần đầu tiên xây dựng được bản đồ định hướng QHST huyện Kim
Bôi trên cơ sở xây dựng và phân tích bản đồ trung gian là bản đồ
STCQ với 35 loại cảnh quan phân bố ở 3 phụ lớp cảnh quan và 2 lớp
cảnh quan tại 336 khoanh vi. Từng đơn vị cảnh quan đã được phân
tích mục đích sử dụng cụ thể phù hợp với mục tiêu QHST.
7. Bản đồ định hướ
ng QHST cho huyện Kim Bôi, cùng với kết quả
đánh giá sự thích nghi chi tiết cho từng cảnh quan sẽ là tư liệu khoa
học giúp cho địa phương qui hoạch kinh tế xã hội theo hướng PTBV

các HST và ĐDSH.
KIẾN NGHỊ
1. Cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá đầy đủ hơn nữa hiện trạng nguồn
tài nguyên sinh vật trong huyện để QHST sẽ có độ tin cậy tốt hơn.
2. Nghiên cứu QHST là nghiên cứu mới, cần được tiếp tục triển khai
để có thể trao đổi và phổ biến rộng rãi ở các địa phương khác.



25
DANHMỤCCÁCCÔNGTRÌNHKHOAHỌCĐÃCÔNG
BỐCÓLIÊNQUANĐẾNNỘIDUNGLUẬNÁN

1. Đoàn Hương Mai, Phạm Thị Làn, 2005. Bước đầu áp dụng phương
pháp Viễn thám – GIS thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật
huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản
trong khoa học sự sống. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội
2005.
2. Nguyen Xuan Huan, Doan Huong Mai, 2005. The orientation of
ecological planning in Kim Boi district to the year 2010 serving
sustainable development. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà
Nội ISSN 0866-8612, 2005.
3. Doan Huong Mai, Nguyen Xuan Huan, Pham Thi Lan, 2005.
Establishing the status map of ecosystems in Kim Boi district, Hoa
Binh province. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội ISSN
0866-8612, 2005.
4. Nguyen Xuan Huan, Doan Huong Mai, Thach Mai Hoang, Hoang
Trung Thanh, 2006. Preliminary data of the vertebrate biodiversity
in the area of Dzech valley, Tu Son commune, Kim Boi distrcit, Hoa
Binh province. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. ISSN

0866-8612, 2006.



26


CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH SINH THÁI
HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HÒA BÌNH

1 Phát triển HST đô thị theo hướng qui hoạch đồng bộ
11 Phát triển tập đoàn cây ăn quả theo hướng kinh tế sinh thái vườn rừng
12 Phát triển cây công nghiệp dài ngày với qui mô tập trung thâm canh
13 Phát triển cây công nghiệp ngắn ngày theo mô hình vườn đồi
10 Phát triển đồng cỏ chăn nuôi theo hướng quảng canh kết hợp xây dựng các mô
hình cây che bóng lấy gỗ
14 Phát triển HST thủy vực nuôi trồng thủy sản theo mô hình VAC – VARC
8 Phát triển HST cây lương thực theo hướng canh tác truyề
n thống kết hợp mô
hình cây xanh cải tạo đất
9 Phát triển HST lâm nghiệp theo hướng mô hình trồng rừng tập trung và bản
địa hóa cây trồng
2 Phát triển HST dân cư nông thôn theo hướng kinh tế sinh thái vườn nhà
22 Phát triển các vùng khoanh nuôi tự nhiên thuộc HST núi đá vôi
16 Khoanh nuôi và trồng bán tự nhiên các quần xã thứ sinh thuộc HST rừng rậm
thường xanh nhiệt đới
25 Bảo tồn ĐDSH và xây dựng các hướng DLST trong HST rừng rậm thường
xanh nhiệt đới nguyên sinh hay ít bị tác động
26 An ninh quốc phòng
3 Đất khai thác nguyên vật liệu và khoáng sản


Cụm DLST Quèn Thị

Cụm DLST Thung Rếch
ο
Cụm DLST Thị trấn Bo




×