BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC
THỦY SẢN VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản mặn, lợ
Mã số: 62 62 70 05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN
Cần Thơ – 2012
Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Quản lý và Kinh tế nghề
cá, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
i
Người hướng dẫn khoa học:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn cấp
Trường, họp tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ.
vào lúc: giờ ngày tháng năm 2012
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
2. Thư viện Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
ii
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬN ÁN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển về kinh tế biển, đặc
biệt là ngành thủy sản ven biển (Lê Trần Nguyên Hùng, 2009).
Ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng,
kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn tăng trong nhiều năm qua và đạt
giá trị 5,033 tỉ USD vào năm 2010 (Tổng cục thống kê, 2006 và
2011b).
Tỉnh Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của ĐBSCL, có điều kiện
thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và
nguồn lợi thủy sản. Các hoạt động thủy sản vùng này đa dạng và biến
đổi phức tạp, phần lớn là tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống
của người dân trong vùng. Hiện nay, các mối quan hệ giữa các hoạt
động kinh tế trong vùng ven biển chưa được nghiên cứu và quan tâm
đúng mức và điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc định
hướng phát triển ổn định của vùng ven biển. Vì vậy, đề tài “Nghiên
cứu các giải pháp quản lý hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy
sản ven biển tỉnh Sóc Trăng” là cần thiết để làm cơ sở cho việc quản
lý và phát triển ổn định các hoạt động thủy sản vùng ven biển ở tỉnh
Sóc Trăng nói riêng và là tiền đề cho việc quản lý và phát triển thủy
sản ở ĐBSCL nói chung.
2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu cụ thể của đề tài là nhằm:
- Phân tích thực trạng về sản xuất và hiệu quả tài chính của nghề
NTTS, KTTS và các hoạt động dịch vụ liên quan đến nghề thủy sản
ven biển ở tỉnh Sóc Trăng.
1
- So sánh kết quả điều tra và kiểm nghiệm về thực trạng sản xuất
và hiệu quả tài chính của nghề NTTS và KTTS.
- Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững các hoạt động
sản xuất thủy sản và dịch vụ có liên quan ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng
và ĐBSCL nói chung, đặc biệt trong bối cảnh của biến đổi khí hậu
như xâm nhập mặn và nhiệt độ tăng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quản lý và phát triển thủy
sản vùng ven biển bền vững ở tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là trong bối
cảnh biến đổi khí hậu sẽ diễn ra ở ĐBSCL trong tương lai.
4. Đối tượng nghiên cứu
Các mô hình nuôi trồng và khai thác thủy sản và các hoạt động
liên quan thủy sản chủ yếu ở ngành hàng thủy sản tỉnh Sóc Trăng.
5. Những đóng góp của luận án
- Luận án tổng hợp và phân tích rõ các chính sách liên quan về
phát triển thủy sản của các cấp để làm cơ sở đề ra các giải pháp quản
lý và phát triển thủy sản vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng bền vững.
- Luận án khảo sát, phân tích, đánh giá và kiểm nghiệm các mô
hình NTTS ven biển chủ yếu của tỉnh Sóc Trăng và đề ra giải pháp
quản lý và phát triển nghề NTTS sản nước lợ bền vững của tỉnh này.
- Luận án khảo sát, phân tích và đánh giá và kiểm nghiệm các yếu
tố kỹ thuật, hiệu quả tài chính và những thuận lợi khó khăn của các
nghề KTTS ven bờ chủ lực ở tỉnh Sóc Trăng để làm cơ sở đề ra giải
pháp quản lý và phát triển thích hợp và bền vững.
- Luận án đã nghiên cứu phân tích và đánh giá được các hoạt
động liên quan đến nghề NTTS nước lợ và KTTS ven biển gồm dịch
2
vụ cung cấp đầu vào (giống tôm, cua, cá kèo), cơ khí và hạ tầng phục
vụ khai thác (sửa chữa tàu thuyền, cảng cá,…), thu mua và phân phối
sản phẩm; và các chính sách hỗ trợ trong phát triển thủy sản.
- Luận án đề xuất 12 giải pháp trong quản lý phát triển nghề
NTTS nước lợ, KTTS ven bờ và các hoạt động hỗ trợ thủy sản ở tỉnh
Sóc Trăng theo hướng bền vững và thích ứng với điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội, môi trường và biến đổi khí hậu trong tương lai.
6. Bố cục của luận án
Mở đầu: 5 trang
Chương 1: Tổng quan tài liệu 43 trang
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu 8 trang
Chương 3: Kết quả và thảo luận 99 trang
Chương 4: Kết luận và đề xuất 3 trang
Danh mục các công trình của tác giả 1 trang
Tài liệu tham khảo 7 trang
(75 tài liệu gồm 64 tài liệu tiếng Việt và 11 tài liệu tiếng Anh)
Phụ lục 45 trang
3
Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong phần tổng quan tài liệu của luận án đã lược khảo và phân
tích những vấn đề chính liên quan đến ngành thủy sản, đặc biệt là
thủy sản ven biển cụ thể là:
- Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam: phân tích các vấn đề về
tiềm năng phát triển NTTS và KTTS ven biển; hoạt động nuôi trồng
thủy sản; hoạt động khai thác thủy sản; tình hình chế biến và xuất
khẩu thủy sản; các mô hình quản lý phát triển thủy sản ven biển; và
những mục tiêu và định hướng chính trong phát triển NTTS và
KTTS ven biển trong tương lai.
- Tình hình phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu
Long: đề cập đến tình hình phát triển NTTS ven biển; và tình hình
phát triển khai thác thủy sản ở ĐBSCL.
- Phân tích các điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế và xã hội tỉnh
Sóc Trăng.
4
Chương 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề được thực hiện từ tháng 12/2006 đến tháng 12/2010, tại các
huyện ven biển như Vĩnh Châu, Long Phú, Cù Lao Dung và huyện
Mỹ Xuyên thuộc tỉnh Sóc Trăng.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phân tích các chính sách phát triển thủy sản
Thu thập thông tin qua các văn bản pháp lý cũng như các kế
hoạch chiến lược ở cấp trung ương, cấp bộ và cấp tỉnh (bản in hay
bản điện tử từ các trang web chính thống).
2.2.2 Khảo sát các hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển
- Chọn khảo sát tất cả các mô hình nuôi tôm sú gồm nuôi TC,
BTC, QCCT, tôm–lúa luân canh; và các mô hình khác là cá kèo và
cua biển.
- Thông tin thứ cấp được thu thập qua các báo cáo, số liệu thống
kê của cơ quan địa phương, trang web và các tài liệu có liên quan và
thông tin sơ cấp qua phỏng vấn trực tiếp ngư dân bằng bảng câu hỏi.
2.2.3 Khảo sát các hoạt động khai thác thủy sản ven bờ
- Chọn khảo sát các nghề khai thác thủy sản chính ở Sóc Trăng
như nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây.
- Thông tin thứ cấp được thu thập từ thông tin các báo cáo, số liệu
thống kê của cơ quan địa phương, trang web và các tài liệu có liên
5
quan; và thong tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp ngư
dân làm nghề khai thác thủy sản bằng bảng câu hỏi.
2.2.4 Khảo sát dịch vụ liên quan đến hoạt động thủy sản vùng
ven biển
2.2.4.1 Cung cấp giống thủy sản
- Chọn khảo sát các mô hình sản xuất, ương, thu gom giống tôm
sú, cua biển và cá kèo.
- Thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, số liệu thống kê
của cơ quan địa phương, trang web và các tài liệu có liên quan; và
thông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp ngư dân nuôi
thủy sản bằng bảng câu hỏi.
2.2.4.2 Tiêu thụ sản phẩm thủy sản
- Đối tượng khảo sát khảo sát của khai thác thủy sản là cơ sở thu
mua sản phẩm khai thác và các tàu KTTS; và nuôi trồng thủy sản là
các cơ sở thu mua tôm sú, cua biển và cá kèo và các mô hình nuôi
tôm sú, cua biển và cá kèo.
- Thông tin thứ cấp của ngành khai thác thủy sản và nuôi trồng
thủy sản được thu thập qua các báo cáo, số liệu thống kê của cơ quan
địa phương, trang web và các tài liệu có liên quan.
- Thông tin sơ cấp thu thập qua phỏng vấn trực tiếp người nuôi
trồng thủy sản; khai thác thủy sản và người thu mua thủy sản.
2.2.5 Kiểm nghiệm (ghi chép) mô hình nuôi tôm sú và khai thác
thủy sản
- Kiểm nghiệm mô hình nuôi tôm sú thâm canh gồm nuôi TC và
BTC ở 3 huyện có diện tích tích nuôi lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng là
Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ Xuyên; mỗi mô hình nuôi được chọn
6
ngẫu nhiên 15 hộ theo dõi và ghi nhận bằng sổ nhật ký với những
thông tin về kỹ thuật, tài chính, hình thức phân phối sản phẩm và
thuận lợi và khó khăn.
- Kiểm nghiệm nghề khai thác thủy sản được gồm lưới rê, lưới
vây và lưới kéo ven bờ; mỗi nghề ghi nhận 30 mẫu/tháng và theo dõi
trong thời gian 12 tháng để ghi số liệu kỹ thuật (như ngư trường khai
thác, thời gian khai thác, loài khai thác, sản lượng khai thác…) và
hiệu quả tài chính (doanh thu, chi phí,…).
2.2.6 Đề xuất giải pháp quản lý phát triển các hoạt động nuôi
trồng và khai thác thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng
Căn cứ kết quả có được phân tích dự báo và đề xuất các giải pháp
mang tính chiến lược đối với việc quản lý và phát triển các hoạt động
NTTS, KTTS và các hoạt động dịch vụ liên quan thủy sản. Phân tích
có lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu đến sự phát triển của nghề khai
thác và nuôi, đặc biệt là nuôi tôm.
2.3 Số mẫu phỏng vấn và phương pháp phân tích số liệu
2.3.1 Số mẫu chọn phỏng vấn
Căn cứ vào tỉ lệ diện tích nuôi của của các mô hình nuôi thủy sản,
số lượng tàu khai thác và các cơ sở thu mua sản phẩm thủy sản để
xác định số lượng mẫu khảo sát (Bảng 2.1).
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu được thể hiện thống kê mô tả, tần suất xuất hiện, giá
trị trung bình và độ lệch chuẩn. Các số liệu được sử dụng thống kê
bằng t-test để so sánh sự khác biệt giữa các mô hình.
7
Bảng 2.1: Số mẫu phỏng vấn
Hoạt động Mô hình Cỡ mẫu (mẫu)
Nuôi trồng
thủy sản
Nuôi tôm sú TC 89
Nuôi tôm sú BTC 79
Nuôi tôm sú QCCT 31
Nuôi tôm - lúa 31
Nuôi cá kèo 33
Nuôi cua biển 20
Khai thác
thủy sản
Nghề lưới rê 61
Nghề lưới kéo 60
Nghề lưới vây 30
Các dịch vụ
liên quan
đến hoạt
động thủy
sản
Cơ sở kinh doanh tôm sú giống 35
Trại sản xuất tôm sú giống 8
Cơ sở mua bán giống cá kèo 22
Cơ sở mua bán giống cua biển 15
Cơ sở thu mua tôm sú nuôi 32
Cơ sở thu mua sản phẩm khai thác thủy sản 18
Nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản 9
8
Chương 3:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản nước lợ tỉnh Sóc Trăng
3.1.1 Cơ chế tổ chức và chính sách quản lý ngành NTTS
3.1.1.1 Chính sách tổ chức quản lý ngành
Trước ngày 31/07/2007 ngành thủy sản Việt Nam được quản lý
bởi Bộ Thủy sản (Nghị định 43/2003/NĐ-CP). Nhằm phát triển
ngành nông nghiệp và nông thôn một cách bền vững, bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên đất - nước - rừng - thủy sản, gắn chặt
hơn nữa sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thủy lợi,
Quốc hội khoá XII đã thông qua việc hợp nhất Bộ Thủy sản vào Bộ
NN và PTNT thành Bộ NN và PTNT ngày 31/7/2007.
Hiện nay ngành thủy sản được quản lý trực tiếp bởi Tổng cục
Thủy sản thuộc Bộ NN&PTNT. Tổng cục Thủy sản có 6 tổ chức
quản lý nhà nước và 3 tổ chức sự nghiệp (Quyết định số
05/2010/QĐ-TTg); với hình thức tổ chức quản lý này thì việc chỉ
đạo, giám sát hoạt động ngành thủy sản được sát sao hơn.
3.1.1.2 Chính sách phát triển ngành thủy sản
Ở mỗi giai đoạn thì ngành thủy sản luôn được Chính phủ phê
duyệt chiến lược phát triển như Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg,
ngày 11/1/2006 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 đã định hướng cho ngành thủy sản phát triển ổn định.
Để định hướng phát triển thủy sản của Việt Nam trong thời gian
tới thì ngày 16/09/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
9
định số 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy
sản Việt Nam đến năm 2020.
3.1.1.3 Chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản
Ngành NTTS Việt phát triển mạnh trong thời gian qua nhờ Chính
phủ quan tâm và ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho NTTS
phát triển, trong đó có những chính sách mang tính chiến lược như
Quyết định 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999 về phê duyệt chương
trình phát triển NTTS thời kỳ 1999–2010; Nghị định số 85/1999/NĐ-
CP ngày 28/08/1999 của Chính phủcho phép chuyển đổi ruộng
nhiễm mặn, ruộng trũng, đất làm muối, đất ngập úng sản xuất lúa bấp
bênh, kém hiệu quả sang NTTS; Chương trình phát triển giống thủy
sản đến năm 2010 (112/2004/QĐ-TTg),… Các chính sách này đã
làm diện tích NTTS, giống thủy sản,… tăng nhanh và sản lượng
NTTS ngày càng tăng trong thời gian qua.
Ngày 3/3/2011, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số
332/QĐ-TTg về phê duyệt đề án phát triển NTTS đến năm 2020. Đề
án này sẽ định hướng NTTS phát triển trong thời gian tới.
3.1.1.4 Cơ chế tổ chức và chính sách quản lý ngành thủy sản tỉnh
Sóc Trăng
Ngành thủy sản tỉnh Sóc Trăng được quản lý bởi Sở NN&PTNT
theo Quyết định số 179/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 09/7/2008.
Tổ chức Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng gồm có 21 đơn vị phòng,
ban, chi cục và trung tâm; trong đó có 15 đơn vị giúp giám đốc thực
hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 đơn vị sự nghiệp trực thuộc
sở. Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư có các trạm trực thuộc tại
các huyện. Tổ chức sản xuất NTTS ven biển của tỉnh Sóc Trăng có
10
các hình thức sản suất như hộ NTTS đơn lẻ, trang trại nuôi thủy sản,
hợp tác xã và công ty (Hình 3.1).
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lý hoạt động thủy sản ở tỉnh Sóc Trăng
11
Sự sáp nhập Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng vào Sở NN và PTNT
tỉnh Sóc Trăng đã tạo điện kiện thuận lợi cho việc quản lý bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, bước đầu sáp nhập thì hoạt
động này còn gặp nhiều khó khăn vì lĩnh vực hoạt động quá rộng.
Trong thời gian tới cần tăng cường đào tạo lực lượng cán bộ thủy sản
và có kế hoạch theo dõi chỉ đạo sâu sát lĩnh vực thủy sản mới đáp
ứng được nhu cầu phát triển thủy sản ổn định trong điều kiện biến
đổi khí hậu đang gây nhiều trở ngại cho ngành thủy sản.
Để phát triển thủy sản tỉnh Sóc Trăng bền vững trong thời gian tới
cần quan tâm 2 chính sách lớn là dự án rà soát, điều chỉnh và bổ sung
quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Sóc trăng đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 của Sở NN và PTNT tỉnh Sóc trăng
(2008b) và Quyết định số 215/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch thực
hiện nghị quyết số 27/2007/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số
03-NQ/TU của Tỉnh ủy Sóc Trăng về phát triển kinh tế biển, vùng
ven biển tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020.
3.1.2 Tình hình phát triển NTTS nước lợ ở tỉnh Sóc Trăng giai
đoạn 2000-2010
Tỉnh Sóc Trăng có các mô hình nuôi thủy sản nước lợ phổ biến
như nuôi tôm sú TC, tôm sú BTC, tôm sú QCCT, tôm - lúa, cua biển
(Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2009). Năm 2010 tổng diện tích
NTTS của tỉnh là 70.728 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là 47.926
ha, chiếm 67,8% tổng diện tích NTTS của tỉnh. Sản lượng tôm sú
nuôi luôn chiếm tỉ lệ cao trong tổng sản lượng NTTS, nhưng tỉ lệ này
có xu hướng suy giảm từ năm 2008 đến nay do dịch bệnh tôm xảy ra
thường xuyên.
12
3.1.3 Kết quả khảo sát các mô hình NTTS nước lợ tỉnh Sóc Trăng
3.1.3.1 Mô hình nuôi tôm
- Đặc điểm kỹ thuật: Diện tích ao nuôi trung bình của các mô
hình dao động từ 0,4 đến 0,5 ha. Tất cả các mô hình nuôi đều có sử
dụng ao lắng để trữ nước, lắng phù sa và xử lý nước trước khi đưa
vào ao nuôi. Tôm giống được thả nuôi tập trung từ tháng 1 đến 3 dl.
Thời gian nuôi tôm sú TC, BTC, QCCT và tôm–lúa lần lượt là 4,73;
5,14; 5,13 và 4,13 tháng/vụ (Bảng 3.1).
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của mô hình nuôi tôm sú TC, BTC,
QCCT và tôm-lúa lần lượt là 1,60; 1,61; 1,69 và 1,82 khác nhau
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Năng suất trung bình của các
mô hình nuôi tôm sú TC, BTC, QCCT và tôm – lúa lần lượt là 4.665
kg/ha/vụ; 2.739 kg/ha/vụ; 1.204 kg/ha/vụ và 919 kg/ha/vụ.
Bảng 3.1: Các thông số kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm sú
Nội dung TC BTC QCCT Tôm - lúa
Diện tích một ao nuôi (ha/ao)
0,48
a
±0,14 0,46
a
±0,22 0,40
a
±0,13 0,42
a
±0,15
Thời điểm thả giống (T:
tháng)
T3
(T12-T4)
(*)
T3
(T1-T5)
T2
(T12-T4)
T1
(T11-T4)
Thời điểm thu hoạch
T7-T8
(T4-T11)
T7-T8
(T4-T10)
T7
(T5-T9)
T5
(T2-T8)
Thời gian nuôi (tháng/vụ) 4,73±0.86 5,14±0,90 5,13±0,56 4,13±1,23
Thời gian giữa 2 lần thay/bổ
sung nước (ngày)
37±21 36± 23 41±17 34±37
Lượng nước thay (%) 11±14 14±12 20±5 17±11
Cỡ con giống thả (ngày) PL
12
-
15
PL
12
-
15
PL
12
-
15
PL
12
-
15
Mật độ thả (con/m
2
) 26,3±6,01 15,0±2,69 8,56±1,13 7,74±2,63
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 1,60
a
±0,37 1,61
a
±0,30 1,69
a
±0,41 1,82±1,60
Cỡ tôm thu hoạch (g/con) 30,6
a
±7,2 31,1
a
±7,9 30,7
a
±5,2 26,0±30,6
Tỉ lệ sống (%) 58,9±20,6 59,7±25,6 66,4±19,9 48,3±58,9
Năng suất (kg/ha/vụ) 4.665±2093 2.739±1.395 1.204±476 919±4.665
- Các giá trị cùng hàng có cùng chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
-
(*)
Ký hiệu T3 (T12-T4) là thả giống từ tháng 12 đến 4 năm sau và tập trung vào tháng 3
- Hiệu quả tài chính: Mô hình nuôi tôm sú TC, BTC, QCCT và
tôm - lúa có lợi nhuận lần lượt là 183; 102; 50,4 và 28,6 triệu
13
đồng/ha/vụ. Tỉ suất lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú TC là cao
nhất (0,69 lần) và mô hình tôm - lúa là thấp nhất (0,38 lần) nhưng tỉ
suất lợi nhuận của các mô hình nuôi tôm sú khác nhau không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Hiệu quả tài chính của các mô hình nuôi tôm sú ở tỉnh Sóc
Trăng (triệu đồng/ha/vụ)
Nội dung
TC
(n=89)
BTC
(n=79)
QCCT
(n=31)
Tôm - lúa
(n=31)
Chi phí khấu hao 12,3±8,1 17,1±67,7 6,2±1,9 4,4±4,3
Chi phí biến đổi 238±104 139±75,3 80,2±30,2 52,5±36,6
Tổng chi phí 250±107 156±102 86,4±30,8 56,9±39,7
Tổng thu nhập 433±243 258±166 137±55,2 85,5±67,9
Lợi nhuận 183a±162 102a±131 50,4a±43,9 28,6 a±33,4
Tỉ suất lợi nhuận 0,69a±0,55 0,66a±0,63 0,63a±0,51 0,38a±0,59
Tỉ lệ hộ bị thua lỗ (%) 8,99 17,7 9,68 22,6
- Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
3.1.3.2 Mô hình nuôi cua biển
- Đặc điểm kỹ thuật:
Bảng 3.3: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi cua biển và cá kèo
Nội dung Cua biển Cá kèo
Diện tích một ao nuôi (ha/ao)
0,46
a
±0,2 0,70
a
±1,15
Thời điểm thả giống (T3-T12)
T6 và T12
(T1-T12)
Thời điểm thu hoạch T8(T7-T3) (*) (T2-T12)
Thời gian nuôi (tháng) 4,50±0,76 4,82±0,85
Thời gian giữa 2 lần thay/bổ sung nước (ngày) 2±5 16±10
Lượng nước thay (%) 7±17 39±20
Kích cỡ con giống (g/con) 52,5±33,2 0,04±0,01
Mật độ thả (con/m
2
) 0,83±0,58 94,0±33,5
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 2,78±1,05 1,58±0,48
Kích cỡ thu hoạch (g/con) 323±103 24,3±3,0
Tỉ lệ sống (%) 62,9±19,10 51,0±65,1
Năng suất (kg/ha/vụ) 1.619±957 11.303±19.372
- Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
-
(*)
T8(T7-T3) là thả giống từ tháng 7 đến 3 năm sau và tập trung vào tháng 8.
14
Diện tích ao nuôi biển trung bình là 0,46 m
2
/ao. Cua giống được
thả nuôi từ tháng 3 đến tháng 12, chủ yếu là giống tự nhiên. Tỉ lệ
sống của cua khá cao, trung bình là 62,9%. Năng suất trung bình là
1.619 kg/ha/vụ. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của những
năm trước đây (Bảng 3.3).
Bảng 3.4: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cua biển và cá kèo (triệu
đồng/ha/vụ)
Nội dung Cua biển (n=20) Cá kèo (n=32)
Chi phí cố định 4,0±4,2 24,6±44,2
Chi phí biến đổi 58,9±23,6 229±164
Tổng chi phí 62,9±25,5 254±172
Tổng thu nhập 146±106 461±426
Lợi nhuận 82,8
a
±90,3 208
a
±285
Tỉ suất lợi nhuận 1,27
a
±1,17 0,45
a
±0,69
Tỉ lệ hộ bị thua lỗ (%) 10,0 3,03
- Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
- Hiệu quả tài chính: Mô hình nuôi cua biển có tổng chi phí, tổng
thu nhập và lợi nhuận lần lượt là 62,9; 146 và 82,8 (triệu
đồng/ha/vụ). Tỉ suất lợi nhuận của mô hình nuôi cua biển đạt 1,27
lần (Bảng 3.4), cao hơn tỉ suất lợi nhuận các mô hình nuôi tôm sú.
3.1.3.3 Mô hình nuôi cá kèo
- Đặc điểm kỹ thuật: Các ao nuôi cá kèo có diện tích trung bình là
0,70 ha/ao. Giống thả nuôi được thu tự nhiên và thả nuôi từ tháng 6
và tháng 12. Sau thời gian nuôi trung bình 4,48 tháng cá đạt khối
lượng 24,3 g/con. Cá kèo có thể nuôi ở mật độ cao (94,0 con/m
2
) và
năng suất trung bình 11.303 kg/ha/vụ. Mô hình nuôi cá kèo sử dụng
thức ăn viên công nghiệp dạng hạt mịn nổi nên FCR thấp (1,58). Tỉ
lệ sống đạt 51,0% (Bảng 3.3).
- Hiệu quả tài chính: Mô hình nuôi các kèo có năng suất và lợi
nhuận cao (trung bình 208 triệu đồng/ha/vụ). Số hộ thất bại ít
15
(3,03%). Mô hình này phù hợp có triển vọng phát triển ở vùng ven
biển tỉnh Sóc Trăng nói riêng và vùng ven biển ở ĐBSCL nói chung.
3.1.3.4 Những ưu điểm và hạn chế của các mô hình NTTS ven
biển tỉnh Sóc Trăng
- Ưu điểm và hạn chế của mô hình nuôi tôm sú: Các mô hình nuôi
tôm sú thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên cũng còn
những hạn chế chính như (i) quy hoạch cụ thể cho sự phát triển nuôi
tôm cho từng tiểu vùng chưa được thiết lập nên khó trong quản lý mô
hình nuôi và dịch bệnh; (ii) trại sản xuất giống tôm sú trong toàn tỉnh
còn ít, công tác kiểm tra chất lượng con giống còn yếu; và (iii) chính
sách hỗ trợ vốn cho người dân chưa thích hợp.
- Ưu điểm và hạn chế của mô hình nuôi cua biển và cá kèo: Cá
kèo và cua biển là hai đối tượng nuôi thích hợp ở vùng ven biển
nhưng các mô hình này còn gặp những khó khăn như nguồn giống
cua biển và cá kèo chủ yếu là giống tự nhiên nên không đồng đều,
lẫn nhiều cá tạp nên tỉ lệ hao hụt cao. Giá giống biến động và phụ
thuộc vào mùa vụ.
3.1.4 Kết quả theo dõi (ghi chép) của mô hình nuôi tôm sú BTC
và TC (gọi là nuôi kiểm nghiệm)
Các thông số kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm
sú TC và BTC kiểm nghiệm được trình bày trong Bảng 3.5 và 3.6.
16
Bảng 3.5: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi kiểm nghiệm
Nội dung
Mô hình
TC (n=15) BTC (n=15)
Diện tích ao nuôi (m
2
/ao) 5.030
a
±1.886 4.086
a
±1.623
Thời gian thả giống T3(T2-T5)
(*)
T3(T1-T5)
Thời gian thu hoạch T8(T6-T10) T8(T6-T10)
Thời gian nuôi (ngày/vụ) 150
a
±10,5 144
a
±21,1
Chế độ thay nước (ngày/lần) 39±7 36±7
Lượng nước thay (%) 14±4 17±4
Kích cỡ con giống (PL) (ngày tuổi) 12-15 12-15
Mật độ thả giống (con/m
2
) 25,5
a
±4,1 15,7
b
±3,7
Lượng thức ăn (kg/ha/vụ) 10.233
a
± 2.967 4.084
b
± 2.011
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) 1,47
a
±0,20 1,46
a
±0,32
Kích cỡ thu hoạch (g/con) 33,6
a
±4,9 28,5
b
±8,1
Số lượng tôm thu hoạch (con/ao) 106.339±56.459 40.554±25.847
Tỉ lệ sống (%) 80,1
a
±15,4 64,9
b
±23,8
Năng suất (kg/ha/vụ) 7.068
a
±1.947 2.927
b
±1.409
- Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
- (*)T3(T2-T5) là thời gian thả giống từ tháng 2 đến 5, tập trung thả nhiều vào tháng 3
Bảng 3.6: Hiệu quả tài chính của hai mô hình nuôi kiểm nghiệm
Chỉ tiêu
Mô hình
TC (n=15) BTC (n=15)
Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ) 382
a
±95,3 151
b
±71,1
- Chi phí khấu hao 9,22
a
± 9,25 1,29
b
±3,60
- Chi phí biến đổi 373
a
± 90,6 149
b
±69,4
Tổng thu nhập (triệu đồng/ha/vụ) 614
a
±186 226
b
±127
Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ) 231
a
±105 75,1
b
±78,1
Tỉ lệ hộ thua lỗ (%) 6,67 20,00
Hiệu quả chi phí 1,58
a
±0,26 1,44
a
± 0,54
Tỉ suất lợi nhuận 0,58
a
± 0,26 0,44
a
± 0,54
- Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
3.1.4.3 So sánh mô hình nuôi tôm sú BTC và TC điều tra và nuôi
kiểm nghiệm
So sánh các chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình khảo sát và kiểm
nghiệm cho thấy cả mô hình nuôi tôm sú TC và BTC khác biệt
không có ý nghĩa thống kê về diện tích ao nuôi, tỉ lệ diện tích ao
lắng, mật độ thả, cỡ tôm thu hoạch và FCR (p>0,05) (Bảng 3.7).
17
Kết quả theo dõi kiểm nghiệm cho thấy số liệu khảo sát của hai
mô hình nuôi tôm sú TC và BTC về các chỉ tiêu kỹ thuật có độ tin
cậy cao. Tuy nhiên, kết quả kiểm nghiệm có tỉ lệ sống và năng suất
của mô hình nuôi tôm sú TC cao hơn kết quả khảo sát và khác nhau
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 3.7).
Bảng 3.7: So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình nuôi điều tra và
kiểm nghiệm
Mô hình
nuôi
Chỉ tiêu Điều tra Kiểm nghiệm
Mô hình
nuôi tôm
sú BCT
Diện tích ao nuôi (m
2
)
4.562
a
±2.175 4.087
a
±1.624
Mật độ thả (con/m
2
)
15,0
a
±2,7 15,7
a
±3,7
Thời gian nuôi (ngày/vụ)
154
a
±27 144
a
±21
Kích cỡ tôm thu hoạch (g/con)
31,1
a
±7,9 28,5
a
±8,1
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
1,61
a
±0,30 1,46
a
±0,32
Tỉ lệ sống (%)
58,5
a
±22,8 64,8
a
±23,8
Năng suất (kg/ha/vụ)
2.739
a
±1.395 2.927
a
±1.409
Mô hình
nuôi tôm
sú CT
Diện tích ao nuôi (m
2
)
4.763
a
±1.439 5.030
a
±1.887
Mật độ thả (con/m
2
)
26,3
a
±6,0 25,5
a
±4,1
Thời gian nuôi (ngày/vụ)
142
a
±26 150
a
±11
Kích cỡ tôm thu hoạch (g/con)
30,6
a
±7,2 33,6
a
±4,9
Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR)
1,60
a
±0,37 1,47
a
±0,20
Tỉ lệ sống (%)
58,9
a
±20,6 80,1
b
±15,4
Năng suất (kg/ha/vụ)
4.665
a
±2.093 7.068
b
±1.947
- Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
Kết quả kiểm nghiệm về hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm
sú BTC thì các chỉ tiêu về tổng chi phí, tổng thu nhập, lợi nhuận và
hiệu quả chi phí so với kết quả khảo sát khác nhau không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) (Bảng 3.8). Nhìn chung, phân tích kết quả kết quả
kiểm nghiệm cho thấy kết quả khảo sát có thể tin cậy sử dụng trong
tính toán quản lý phát triển nghề nuôi tôm sú BTC và TC ở tỉnh Sóc
Trăng. Tuy nhiên, trong thực tế mô hình nuôi tôm sú TC có năng
suất cao hơn kết quả khảo sát.
18
Bảng 3.8: So sánh các chỉ tiêu tài chính của của mô hình nuôi điều tra
và kiểm nghiệm
Chỉ tiêu Điều tra Kiểm nghiệm
Mô hình nuôi tôm sú BCT
Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ) 156
a
±102 154
a
±70
Chi phí khấu hao (triệu đồng/ha) 17,1
a
± 67,6 1,3
a
±3,6
Chi phí biến đổi (triệu đồng/ha) 139
a
±75 153
a
±68
Tổng thu nhập (triệu đồng/ha) 258
a
±166 226
a
±127
Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 102
a
±131 72
a
±81
Hiệu quả chi phí (lần) 1,66
a
± 0,63 1,41
a
±0,56
Tỉ lệ hộ thua lỗ (%) 17,72 20,00
Mô hình nuôi tôm sú TC
Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ)
250
a
±107 382
b
±95
Chi phí khấu hao (triệu đồng/ha)
12,3
a
±8,1 9,2
a
±9,3
Chi phí biến đổi (triệu đồng/ha)
238
a
±104 373
b
±91
Tổng thu nhập (triệu đồng/ha)
433
a
±243 613
b
±186
Lợi nhuận (triệu đồng/ha)
183
a
±162 231
a
±105
Hiệu quả chi phí (lần)
1,69
a
± 0,55 1,58
a
±0,26
Tỉ lệ hộ thua lỗ (%)
8,99 6,67
- Các giá trị cùng một hàng có cùng chữ cái thì khác nhau không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05)
3.1.5 Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ NTTS ven biển tỉnh Sóc Trăng
3.1.5.1 Tình hình sản xuất và cung cấp giống thủy sản nước lợ
- Giống tôm sú: Năm 2008 toàn tỉnh thả 5,5 tỉ con trong khi tỉnh
có 16 trại sản xuất tôm sú giống chỉ cung cấp khoảng 1 tỉ tôm sú
giống, số còn lại phải nhập ngoài tỉnh, nhất là từ các tỉnh miền
Trung. Chu kỳ một đợt sản xuất tôm sú giống là khoảng 31 ngày và
trung bình mỗi năm sản xuất được 3,9 đợt tập trung vào thời gian thả
giống. Tỉnh Sóc Trăng không gần nguồn tôm sú bố mẹ nên phải mua
từ nhiều nơi như mua tôm sú bố mẹ từ Rạch Gốc tỉnh Cà Mau và
Gành Hào tỉnh Bạc Liêu (62,5%), các tỉnh miền Trung (25,0%) và
nhập từ Hawwai (khoảng 12,5%).
19
Nhà máy chế biến
thủy sản
Tiêu thụ trong
nước
10,0%
Người thu
gom
3,2%
0,2%
Cơ sở thu mua
Người
bán lẻ
Người nuôi tôm sú
57,5%
32,3%
2,9%
6,3%
24,1%78,7%
5,0%
Xuất
khẩu
88,2%
5,5%
- Cá kèo và cua biển: Nguồn giống cá kèo chủ yếu là giống tự
nhiên do kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá kèo đang ở giai đoạn nghiên
cứu. Kỹ thuật sản xuất giống cua biển đã thành công nhưng nguồn
giống cua biển ở tỉnh Sóc Trăng vẫn dựa vào nguồn giống tự nhiên là
chủ yếu.
3.1.5.2 Tình hình cung cấp giống thủy sản nước lợ ở tỉnh Sóc
Trăng
Hằng năm tỉnh Sóc Trăng cần nhập hơn 4,5 tỉ tôm sú giống nên
dịch vụ cung cấp giống phát triển mạnh; tỉnh có 187 cơ sở dịch vụ
kinh doanh tôm sú giống nhưng với hệ thống cung cấp giống hiện có
chỉ đáp ứng khoảng 51% giống tôm sú giống cho người nuôi; và
người nuôi phải chủ động mua tôm sú giống ở các tỉnh khác ở
ĐBSCL là 27% và các tỉnh ở miền Trung là 20% và nơi khác là 2%.
Chất lượng giống tôm sú thả nuôi được đánh giá là trung bình (41%),
khá tốt (28%) và còn lại là chưa tốt.
3.1.5.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản
Sản phẩm tôm sú nuôi được bán chủ yếu cho các cơ sở thu mua
(57,5%), cho người thu gom (32,3%) và bán trực tiếp cho NMCBTS
(10%). Sản phẩm tôm sú nuôi là một sản phẩm rất quan trọng đối với
nghề nuôi ven biển vì có sản lượng và giá trị kinh tế cao; đặc biệt là
cho xuất khẩu. Hiện 88,2% sản lượng tôm sú dùng để xuất khẩu và
lượng còn lại 11,8% sản lượng được tiêu thụ trong nước (Hình 3.2).
20
Hình 3.2: Kênh phân phối sản phẩm tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng
Cá kèo và cua biển sau khi thu gom được bán lại cho cơ sở thu
mua (46,4%); người bán lẻ (20,4%) nhưng người nuôi cũng bán cá
kèo và cua biển trực tiếp cho cơ sở thu mua (30,0%) khi thu hoạch có
sản lượng lớn. Người nuôi cũng bán một lượng nhỏ trực tiếp cho
người tiêu thụ (3,2%). Sản phẩm cá kèo và cua biển nuôi chủ yếu
tiêu thụ trong nước (100%) (Hình 3.3).
Hình 3.3: Kênh phân phối cá kèo và cua ở tỉnh Sóc Trăng
3.2 Hiện trạng khai thác thủy sản ven biển tỉnh Sóc Trăng
3.2.1 Cơ chế tổ chức và chính sách quản lý ngành KTTS
21
Người bán lẻ
Cơ sở
thu mua
Người
thu gom
Tiêu thụ trong nước
30,0%
66,8 %
3,2%
20,4%
46,4%
76,4%
100%
Người nuôi
3.2.1.1 Chính sách quản lý hoạt động khai thác thủy sản
Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho ngư dân ngư dân có điều kiện
bám biển và nâng cao khả năng khai thác xa bờ thì Chính phủ đã ban
hành nhiều quyết định để đẩy mạnh công tác này như (i) Quyết định
393-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/6/1997 đã tạo
điều kiện cho ngư dân vay vốn cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu
KTTS và dịch vụ KTTS xa bờ; (ii) Quyết định số 428-TTg, ngày
17/08/1995 về chủ trương đầu tư dự án khôi phục và hoàn thiện cơ
sở hạ tầng nghề cá như khôi phục, nâng cấp và xây dựng cảng cá và
nơi trú đậu cho tàu thuyền; (iii) Quyết định 288/2005/QÐ-TTg phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến
năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; và (iv) gần đây Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/03/2008
tiếp tục hỗ trợ ngư dân mua và đóng mới tàu KTTS, hỗ trợ ngư dân
để thay mới máy tàu loại ít tiêu hao nhiên liệu hơn, hỗ trợ kinh phí
bảo hiểm thân tàu, hỗ trợ mua bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên được
áp dụng từ năm 2008 đến năm 2010… Các chính sách này đã tạo
điều kiện cho ngành KTTS phát triển ổn định trong thời gian qua.
3.2.1.2 Cơ chế tổ chức quản lý ngành khai thác thủy sản ở tỉnh
Sóc Trăng
Ngành khai thác thủy sản, hình thức sản xuất được tổ chức dưới
hai hình thức là hộ KTTS đơn lẻ và đội sản xuất (Hình 3.2). Hiện
nay, cả hai hình thức này được quản lý hành chính bởi Đội biên
phòng và UBND xã. Chuyên môn thì được quản lý trực tiếp bởi Chi
cục Khai thác và Bảo vệ NLTS như cấp giấy phép hành nghề khai
thác, đăng kiểm,… cũng nhưng tuyên truyền về ngư trường khai thác
và bảo vệ NLTS,….
22
3.2.2 Tình hình phát triển khai thác thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc
Trăng giai đoạn 2000-2010
Từ năm 2000 đến 2010 thì tổng số lượng tàu KTTS ở tỉnh Sóc
Trăng tăng từ 507 lên 829 chiếc, nhưng số lượng tàu KTTS xa bờ
còn thấp chỉ chiếm 20-30% tổng số lượng tàu KTTS. Sản lượng
KTTS cá biển của tỉnh tăng không đáng kể, năm 2000 đạt 23.000 tấn
và năm 2010 đạt 24.700 tấn. Các nghề KTTS chủ yếu ở Sóc Trăng là
nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây.
3.2.3 Kết quả khảo sát các nghề KTTS ven biển tỉnh Sóc Trăng
3.2.3.1 Nghề lưới rê
- Đặc điểm kỹ thuật: Lưới rê có thể khai thác quanh năm ở cả
vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, những tháng cho sản
lượng cao tập trung từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tàu lưới rê ven
biển có kích thước không lớn, trung bình mỗi tàu có tải trọng 7,10
tấn/tàu và công suất máy tàu trung bình 38,1 CV/tàu. Số lao động
trên tàu lưới rê không cao, trung bình mỗi tàu có 5,57 thủy thủ. Sản
lượng khai thác của tàu lưới rê trung bình 15.071 kg/tàu/năm, cường
lực khai thác đạt 458 kg/CV/tàu/năm, tỉ lệ cá tạp chiếm 22,8% ít hơn
tỉ lệ cá tạp ở nghề lưới kéo (Bảng 3.9).
Bảng 3.9: Sản lượng KTTS của nghề lưới rê, lưới kéo và lưới vây
Loại nghề khai thác Lưới rê Lưới kéo Lưới vây
Sản lượng (kg/tàu/chuyến) 353±161 6.552±8.833 10.372±1.291
Sản lượng (kg/tàu/năm) 15.071±10.273 127.969±153.554 124.460±15.491
Sản lượng (kg/CV/tàu/năm) 458±347 1.022±924 410±70
Loài có giá trị kinh tế (%) 77,2±15,50 65,4±16,53 91,3±3,39
Loài cá tạp (%) 22,8±15,5 34,7±16,5 8,66±3,39
- Hiệu quả tài chính: Kết quả khảo sát cho thấy chi phí đầu tư cho
một nghề lưới rê ven bờ trung bình 99,1 triệu đồng/tàu, trong đó chi
23