Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đi tìm chân dung nhà lãnh đạo hiện đại docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.03 KB, 3 trang )

Đi tìm chân dung nhà lãnh đạo hiện đại

Những ngày này, các thuật ngữ "thế giới phẳng", "toàn cầu hóa", "hội nhập", "WTO"
xuất hiện với mật độ chưa từng có trên báo chí và trong cả những cuộc thường đàm. Điều
ấy cho thấy rằng trong tình hình hiện nay, những vấn đề trên đang là mối quan hàng đầu,
thương trực của giới kinh doanh trong nước.

Một lần nữa, buổi hội thảo " CEO trong thế giới phẳng" (do Viện Nghiên cứu kinh tế
phát triển - Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh và Báo Người Lao Động tổ chức mới đây) lại
thổi bùng lên mối quan tâm này. Ở đây, vấn đề được khu biệt trong vai trò lãnh đạo
doanh nghiệp.

Từ trực giác đến hành động
Kết quả một điều tra mới đây của Bộ Kế hoạch - Đầu tư trên 63.000 doanh nghiệp ở 36
tỉnh thành cho thấy: Số chủ doanh nghiệp Việt Nam có trình độ Thạc sĩ trở lên chiếm
2,99%, Đại học 37,82%, Cao Đẳng 3,56%, Trung học chuyên nghiệp 12,33% và 43,3%
chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ THPT trở xuống. Còn theo một nghiên cứu của
Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh trên 2.000 doanh nghiệp ở thành
phố này, có 65% chủ doanh nghiệp xuất thân từ cán bộ lãnh đạo, công chức trong doanh
nghiệp nhà nước, 15% thừa kế từ gia đình, 20% còn lại xuất thân từ nhiều nguồn khác.
Tất nhiên rất ít người trong số đó được đào tạo bài bản kiến thức và kỹ năng điều hành
doanh nghiệp. Những con số trên một lần nữa cảnh báo về tính nghiệp dư và đang thách
thức ở vị trí đầu tàu trong các doanh nghiệp Việt Nam trước "cơn bão toàn cầu hóa” đang
tràn về.

Chính các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng ý thức khá rõ sự thiếu hụt của mình và những
thách thức đang chờ đợi phía trước. Họ luôn quan tâm đặc biệt trước tình hình "thế giới
phẳng” và WTO. Tiến sĩ Hồ Đức Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triền kinh tế
TP. Hồ Chí Minh cho biết: "Có thể nói, doanh nhân Việt Nam có sự nhạy cảm khá cao
với tình hình mới. Điều này cũng được chính các nhà quan sát nước ngoài công nhận".
Tuy nhiên, dù nhạy cảm đề biết rằng tình hình mời sẽ có rất nhiều đổi thay và thách thức,


nhận thức rõ được sự khiếm khuyết, nhược điểm của mình, song đa phần doanh nhân
Việt Nam chưa biến ý thức thành hành động chuẩn bị đối phó cụ thể. "Dù trực giác rất
tốt, nhưng để biến trực giác, ý thức thành tư tưởng, hành động thực sự thì hơi yếu” - Tiến
sĩ Hồ Đức Hùng đánh giá. Và đã đến lúc lo nghĩ không chỉ để lo nghĩ, mà phải lên kế
hoạch hành động với định hướng rõ ràng.

CEO - Những phẩm chất của người lái tàu vượt sóng
Trong nỗ lực lên "kế hoạch hành động" cụ thể, việc làm trước nhất là định vị được vai trò
hiện tại để biết mình cần gì và nên làm theo thứ tự ưu tiên. Đối với vai trò của giám đốc
điều hành (Chief Ex- ecutive Officer - thường được gọi là Giám đốc điều hành), bà Bùi
Ngọc Hằng, CEO của Công ty trang trí nội thất Châu Âu, tóm tắt trong "tam giác" hoạch
định - điều hành - đánh giá. Dù gần đây nhiều chủ doanh nghiệp Việt Nam đã có khuynh
hướng thuê CEO chuyên nghiệp để điều hành doanh nghiệp thay mình, song do quy mô
doanh nghiệp còn nhỏ và do nguồn CEO chuyên nghiệp làm thuê còn quá ít ỏi, nên hiện
nay, đa số doanh nhân Việt Nam đang ở tình trạng "tất cả trong một”: Chủ doanh nghiệp
- nhà quản lý điều hành - quản lý nhân sự, tài chính, đối ngoại và rất nhiều công việc linh
tinh khác.

Chính vì phải làm quả nhiều việc như thế, thêm xuất phát điểm không được đào tạo
chuyên nghiệp, nên hầu hết các nghiên cứu, phân tích đều chỉ rõ đại đa số doanh nghiệp
Việt Nam nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không chỉ yếu về vốn, công nghệ, quy
mô sản xuất, năng lực cạnh tranh , mà còn yếu cả về trình độ quản lý, nhận thức, tầm
nhìn. Việc không tách bạch giữa vai trò chủ doanh nghiệp và CEO, giữa nhà kinh doanh
và nhà điều hành đã gây ra rất nhiều hạn chế, bất cập. Vì thế, đề tăng sức cạnh tranh và
nội lực doanh nghiệp trước nhu cầu hội nhập, yêu cầu cấp thiết là phải có CEO đủ khả
năng, phẩm chất thích hợp để cầm lái con thuyền. Sự thay đổi ấy phải như thế nào?

“Người trong cuộc nói”
"Các doanh nghiệp thành đạt đều có CEO giỏi, uy tín cá nhân cao, có khả năng xây dựng
văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng biệt. Khi tham gia WTO và kinh doanh trong "thế

giới phẳng", các CEO Việt Nam phải vượt qua chính mình, phải hiểu biết và thành thạo
"luật chơi" mới, biết liên kết với đối tác đáng tin cậy trên toàn cầu - Tiến sĩ Tạ Thị Mỹ
Linh, Tổng Giám đốc Công ty SGN Logisucs Việt Nam nói:

"Các CEO nhất thiết phải có phong cách lãnh đạo riêng để tạo ảnh hưởng đến cấp dưới
trong qúa trình quản lý. Phong cách lãnh đạo phải thực sự chuyên nghiệp, đối phó được
với môi trường kinh doanh bên ngoài và phù hợp với môi trường nội bộ" - Ông Lê Hữu
Tịnh, Công ty TNHH Tín Nghĩa.

"Phải đột phá, tránh lối mòn tư duy!" - ông Vương Võ Khoa, Giám đốc kinh doanh, Công
ty TNHH Thành Nhơn.
"Chúng ta phải có năng lực và nỗ lực rất lớn mới có thể tận dụng được các cơ hội khi hội
nhập và giải mã được nhũng thách thức trước thềm WTO" - Bà Nguyễn Thị Thanh Tĩnh,
Công ty TNHH Tín Nghĩa.

Nguồn: giamdocdieuhanh.org

×