Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

MỘT BIỂU TƯỢNG ĐẠO GIÁO TRONG NGÔI CHÙA TÂY PHƯƠNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.75 KB, 6 trang )






MỘT BIỂU TƯỢNG ĐẠO GIÁO TRONG NGÔI
CHÙA TÂY PHƯƠNG



Đồ án này xuất hiện trên bức tường hai bên hồi nhà được xây bằng gạch mộc.
Chính khoảng rỗng trong đồ án này đã đưa ánh sáng bên ngoài vào cho ba nếp nhà
bái đường, chính điện và hậu cung.
Đồ án này, cho tới nay, xuất hiện trên các công trình kiến trúc ở Trung Quốc sớm
nhất là vào năm 1748 tại danh thắng Ngọc Hoàng Các huyện Nguy Sơn tỉnh Vân
Nam. Đồ án có tên gọi Thủy Hỏa khuông khuếch đồ, là một biểu tượng của Đạo
giáo có nguồn gốc từ Kinh dịch. Đồ án được hợp thành từ hai quẻ Ly và Khảm.
Khác với cách thể hiện đồ án ở chùa Tây Phương theo lối đặc rỗng, cách thể hiện
hào quẻ Ly - Khảm của Ngọc Hoàng Các là bằng hai màu đen trắng. Cách vẽ này
không có gì mới hơn hình đồ trong sách “ Thái cực đồ thuyết di nghĩa” của nhà
Nho học đời Thanh Mao Kỳ Linh (1623-1716). Cuốn sách này lại dựa vào hình đồ
của một đạo sỹ đời Hậu Hán (947- 950) là Nguy Bá Dương viết trong cuốn “ Chu
Dịch tu đồng khiết”- một cuốn sách kinh điển của Đạo gia. Về sau, theo ý kiến của
các nhà nghiên cứu Trung Hoa, Mật tông đã thu nhận Thủy hỏa khuông khuếch đồ
vào trong hệ thống học thuyết của mình. Tuy vậy cách gọi đồ án này là Sắc không
đồ chỉ là cách gọi ở không chính thống ở Việt Nam (Không có mục từ này trong
cuốn Từ điển Phật giáo Hán Việt/ NXB Khoa học kỹ thuật 1998).
Phải nói rằng khi đồ án này được biến thành thể đặc rỗng thì cái ảo diệu do ánh
sáng tạo ra thật chí lý cái ý sắc không của nhà Phật. Nhìn từ bên ngoài vào, hào âm
ở giữa của quẻ Ly và hai hào âm ở ngoài của quẻ Khảm tối đục nhưng nhìn từ
trong ra, thì lại sáng trong. Sáng và Tối, Trong và Đục cách nhau trong gang tấc. ở


Việt Nam ngoại trừ chùa Tây Phương và chùa Kim Liên, các ngôi chùa ở Bắc Bộ
không có đồ án Thủy hỏa khuông trạch đồ xuất hiện dưới bất cứ hình thức nào. Đồ
án Thủy Hỏa khuông khuếch đồ được in chính thức trong sách “ Tứ khố toàn thư”
đời nhà Thanh. Sự xuất hiện trên công trình kiến trúc của đồ án Thủy hỏa khuông
khuếch đồ vào năm 1748 ở Ngọc Hoàng Các, huyện Nguy Sơn, tỉnh Vân Nam -
phía Tây Nam Trung Hoa (Vân Nam) và khoảng năm 1794 đến năm 1798 ở chùa
Tây Phương, Bắc Việt Nam cho chúng ta tin rằng chúng thật sự có mối liên hệ.
Chùa Tây Phương được xác định là một ngôi chùa cổ đã qua nhiều lần trùng tu
(Sách Việt sử thông giám cương mục cho biết chúa Trịnh Giang (1729 - 1740) đã
cho tu sửa quy mô nhiều chùa, trong đó có chùa Tây Phương được bắt đầu từ 1735,
kéo dài đến 1740)
Diện mạo hiện nay của ngôi chùa là do lần trùng tu thời Tây Sơn. Có nhiều ý kiến
cho rằng ngôi chùa ít chất Bắc Bộ là do ảnh hưởng của phong cách lan truyền từ
miền Nam ra. Nói cụ thể hơn là phong cách Minh hương - những người Hoa lưu
vong sau khi nhà Mãn Thanh thống trị Trung Hoa (1644). Người Minh Hương tới
Đàng trong vào sau năm 1644. Ngoài ra còn có một làn sóng di cư từ của người
Hán từ Vân Nam xuống Việt Nam sau khi Vân Nam Vương là Ngô Tam Quế bị
nhà Thanh tiêu diệt năm 1678. Tư chất bác học trong kiến trúc và nghệ thuật điêu
khắc chùa Tây Phương ở vào thời điểm mà các giá trị vương quyền Việt Nam bị
lung lay hơn bao giờ hết đã khiến cho các nhà nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam thực
sự ngờ vực vào tính chất thuần Việt của ngôi chùa cũng như những vấn đề về niên
đại. Và hơn thế, là việc xem lại những tác động từ hiện tượng Minh Hương khi
khảo cứu nghệ thuật thế kỷ 17-18 ở Việt Nam.


×