Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Bí ẩn 100 pho tượng đất tuyệt đẹp trong ngôi chùa cổ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.25 KB, 7 trang )

Bí ẩn 100 pho tượng đất tuyệt đẹp
trong ngôi chùa cổ
Bí ẩn về bao quan đỏ "táng" nhiều ngườiBí ẩn những đường hầm ở Đà LạtHé lộ bí
mật khối đá cổ Trường Yên. Điều đáng ngạc nhiên là trải qua nhiều trăm năm, cũng có
thể là hàng ngàn năm, những pho tượng này vẫn còn rất nguyên vẹn, chưa phải tu sửa gì.
Ngay cả lớp sơn ta phủ bên ngoài cũng vẫn là nguyên bản từ xưa.
Một ngày cuối tuần, ông bạn là người tu hành tại gia rủ tôi tham quan tìm hiểu một ngôi
chùa chứa đựng nhiều sự bí ẩn và kỳ lạ. Đặc biệt, ngôi chùa này có tới 100 pho tượng làm
bằng đất tuyệt đẹp, có tuổi hàng trăm năm.
Con đường nhỏ quanh co xuyên qua mấy cánh đồng, mấy ngôi làng mới dẫn đến chùa
Nôm (xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên). Ngôi chùa nằm ngay đầu làng, chìm sau bức
tường đá ong cao vòi vọi và những tán cây cổ thụ rợp bóng.

Ngôi chùa Nôm hoành tráng mới xây dựng.

Bước qua chiếc cổng, không gian rộng lớn của chùa hiện ra. Một ngôi chùa hoành tráng,
mới tinh, với những cột gỗ lim khổng lồ một người ôm không xuể.

Trên chiếc cầu đá mấy trăm năm tuổi, đám học sinh nữ thướt tha thả bóng soi mặt hồ
chụp ảnh. Chiếc cầu đá của ngôi chùa này khá đặc biệt, đã tồn tại mấy trăm năm, vẫn
nguyên vẹn và như mới tinh.

Thú thực, tôi không hào hứng lắm với những ngôi chùa to vật vã, nhìn xa như trong
những bộ phim dã sử Trung Quốc. Tôi chỉ đi được nửa ngôi chùa Bái Đính tráng lệ đang
xây dựng thì quay về, nhưng có thể ngắm nghía ngôi chùa Bái Đính cổ bé xíu cả ngày
không chán.


Vườn mộ tháp bằng đá ong.

Anh bạn bảo, đây là chùa mới xây, chứ ngôi chùa Nôm cổ xưa thì bé lắm. Hóa ra, ngôi


chùa Nôm cổ nằm ngay giữa khuôn viên ngôi chùa khổng lồ, dưới tán mấy cây cổ thụ.

Sư trụ trì Thích Đồng Huệ dừng tụng kinh chắp tay chào khách theo kiểu nhà Phật. Sư
Huệ thân tình, cởi mở, giới thiệu qua về ngôi chùa Nôm để chúng tôi hiểu.

Thực tế, từ sân chùa chính vào chùa cổ chỉ là cổng phụ, lối sau chùa. Cổng chính ngôi
chùa đã được xây kín lại. Toàn bộ khuôn viên chùa cổ đã lọt thỏm trong ngôi chùa chính
được quy hoạch rộng cả chục ha, vô cùng hoành tráng.


Tượng đất dọc hai bên hành lang chùa.

Xuyên qua con đường nhỏ phía hông chùa, tôi thực sự choáng ngợp trước một vườn mộ
tháp bằng đá ong lên màu vàng chóe. Những tháp đá tuyệt đẹp và nguyên vẹn. Dù chùa
đã trải qua mấy lần đổ nát, trùng tu, song những tháp đã vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.

Sư Huệ không mở cửa chính, mà mở cửa phụ nhỏ xíu, chỉ lọt một người, kiểu cửa của
chùa cổ, dẫn chúng tôi đi chiêm ngưỡng những tác phẩm vô cùng độc đáo của ngôi chùa,
đó là những pho tượng đất.


Nước sơn vẫn rất mới dù đã hàng trăm năm.

Dọc hai bên hành lang là mái hiên ngói chạy dài. Tôi sững sờ trước hai dãy tượng sơn đủ
các màu, với các trạng thái mô tả con đường hành Phật.

Các pho tượng đất đều ngồi, đứng trên một giá đỡ bằng đất, có thể là một hòn giả sơn,
hoặc đơn giản chỉ là cái bệ. Đủ các thế tượng đứng, ngồi, gầy, béo, hiền lành, dữ tợn, dân
dã, thần tiên, tướng dữ…


Riêng mỗi hành lang cũng có đến ngót 20 pho tượng lớn nhỏ, với những chủ đề khác
nhau. Tượng đất nằm ở khắp nơi trong ngôi chùa cổ này.

Phía sau hậu cung là một không gian hết sức đẹp mắt, huyền bí. Cả một dãy núi với
những hang động, mái đá được làm bằng đất. Trong các hang động, các vách đá là những
bức tượng đất mô tả các vị thánh đang ngồi tịnh tâm, tu luyện.
Các pho tượng mang khuôn mặt và hình dạng có sức biểu cảm cao, giống với các trạng
thái cảm xúc của con người. Các vị thần cũng được mô tả như con người bình thường,
nhưng rất thoát tục.

Theo sư Thích Đồng Huệ, từ trang phục đến trạng thái của các pho tượng cổ đều mang
nét dân dã, thuần Việt. Điều này chứng tỏ trong con mắt của cha ông ta, Phật giáo rất gần
gũi với đời sống con người, Phật giáo và đời sống như hòa làm một.

Tượng đất trong ngôi chùa cổ này có nhiều kích cỡ khác nhau. Có rất nhiều pho tượng
nhỏ xíu, chỉ bằng nắm tay, trông như búp bê của trẻ con, song có những cặp tượng khổng
lồ. Tổng cộng có 100 pho tượng bằng đất trong chùa Nôm.


Tượng đất khổng lồ cao đến 3m.

Tôi thực sự bất ngờ trước những cặp tượng khổng lồ, cao đến 3m, uy nghi như những
dũng tướng, thần sấm, thần sét đứng gác hai bên điện thờ. Khuôn mặt những vị tướng này
thật gớm ghiếc, sinh động, trông y như người thật.

Phía dưới chân một pho tượng lộ ra một vết vỡ, nhìn vào thì nhận rõ chất liệu bằng đất
sét. Thật không ngờ, những pho tượng khổng lồ làm bằng đất, chịu trọng lực lớn, mà vẫn
tồn tại nguyên vẹn qua nhiều trăm năm.

Theo sư trụ trì Thích Đồng Huệ, hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều làm tượng bằng

chất liệu gỗ hoặc đồng, bởi hai chất liệu này vừa dễ làm, lại đảm bảo độ bền.

Công đoạn làm tượng đất ở chùa Nôm đến nay vẫn chưa ai biết. Không có tài liệu nào để
lại nói về phương pháp làm tượng.


Vết vỡ ở chân pho tượng khổng lồ lộ rõ chất liệu làm tượng bằng đất.

Tuy nhiên, theo sư Huệ, làm tượng đất thường có công thức chung. Nguyên liệu cơ bản
gồm đất sét, vôi, mật, giấy bản. Những thứ này được trộn đều, giã đến khi nhuyễn thành
một hợp chất dẻo quánh, thì mới sử dụng nặn tượng.

Tượng đất nặn xong thì được phủ một hoặc nhiều lớp sơn phết bên ngoài. Lớp sơn vừa có
chức năng bảo vệ tượng vừa nâng cao giá trị thẩm mỹ.

Bí quyết trong các tài liệu lịch sử Phật giáo thì ghi như vậy, nhưng ngày nay không ai
làm được tượng đất nữa. Vậy nên, hơn chục năm trước, ngôi chùa bị trộm khênh mất 2
pho tượng đất, nhà chùa phải làm 2 pho tượng gỗ khác để thay thế vào chỗ khuyết.

Cả ngàn năm trước, các nghệ nhân đã biết sử dụng chất liệu đất để làm tượng, nhưng
tượng đất thường không bền, nên càng về sau, tượng đất càng ít được dùng.

Hiện tại, ở miền Bắc chỉ thấy chùa Dâu (Bắc Ninh) là ngôi chùa rất cổ, có một số pho
tượng bằng đất. Ở miền Nam thì có chùa Đất Sét (Sóc Trăng) được làm toàn bộ bằng chất
liệu đất sét.

Tuy nhiên, chùa Đất Sét ở Sóc Trăng, dù được làm toàn bộ bằng đất sét, nhưng ngôi chùa
này lại có rất ít tượng. Duy nhất chỉ có chùa Nôm còn tồn tại đến 100 pho tượng bằng
đất.


×