Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Long nhãn chữa thiếu máu. ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.31 KB, 3 trang )




Long nhãn chữa thiếu máu


Long nhãn là vị thuốc quý được chế biến từ cùi (thịt) của trái nhãn, chứa
0,85% nước, 19,39% chất không tan trong nước, 79,77% chất tan trong nước
gồm: Glucose, saccharose, axit tartric, saponin, chất béo, tanin và các chất
khác.
Theo đông y, long nhãn vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết, dưỡng tâm, an thần,
ích trí. Chủ trị các chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, hay
quên, tim hồi hộp, loạn nhịp, lo nghĩ quá nhiều, ăn uống, tiêu hoá kém Dưới đây
là một số cách chế biến món ăn từ long nhãn để chữa thiếu máu:

Long nhãn vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết, dưỡng tâm, an thần, ích trí.
Cháo long nhãn dùng cho người huyết hư để bổ huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần:
Long nhãn 16g, đại táo 15g, gạo tẻ 100g nấu cháo ăn thường xuyên mỗi ngày một
thang, ăn liên tục vài ba tuần; Hoặc long nhãn 10g, hạt sen 10g, gạo tẻ 50g nấu
cháo ăn hàng ngày, liên tục trong 10 ngày (một liệu trình), nghỉ 3 - 5 hôm rồi ăn
tiếp.
Canh long nhãn ích khí huyết, bổ can, thận: long nhãn 16g, hoài sơn 16g, giáp ngư
500g. Giáp ngư mổ bỏ ruột, cắt thành miếng rồi đem hầm với 2 vị thuốc trên, khi
chín nhừ nêm gia vị vào, ăn thịt và uống nước; Hoặc long nhãn 12g, câu kỷ tử 12g,
hoàng tinh 12g, đường kính 50g, trứng chim bồ câu 4 quả. Lấy ba vị thuốc đem rửa
sạch, thái nhỏ, bỏ vào nồi thêm 3 bát nước đun sôi, sau 30 phút đập trứng chim câu
vào, chia đều uống làm hai ngày, mỗi ngày một lần, trong vài tuần.

×