Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sơ cứu khi trẻ hóc thạch. doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.9 KB, 3 trang )





Sơ cứu khi trẻ hóc thạch

Cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ vì sẽ khiến dị vật đi vào sâu
hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.
Gần đây có trường hợp trẻ bị tử vong do hóc thạch vì không được sơ cứu kịp thời.
Con tôi rất thích ăn thạch, vậy chuyên gia có thể cho biết cách sơ cứu khi trẻ hóc
thạch hay dị vật khác ?

Duyên Khánh (Nam Định)

Khi bị hóc bất cứ dị vật nào, trẻ đều có thể bị nguy hiểm tới tính mạng. Hóc thạch
khả năng cứu sống càng khó do thạch vào khí quản sẽ bị bít đường thở và rất khó
để chọc, hút dị vật, nhất là khi thạch bị nhai nát thành nhiều miếng nhỏ. Việc sơ
cứu ban đầu là rất quan trọng.

Cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ vì sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn,
trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi thì cha mẹ có thể cho trẻ nằm úp bụng trên hai đùi và vỗ
vào lưng 5 cái. Còn đối với trẻ lớn hơn khi bị hóc thì phụ huynh nên bế, ôm trẻ vào
người, lấy hai bàn tay quấn quanh bụng và ấn tay, sốc phần bụng lên 5 cái để cho
trẻ ho bật. Khi nhìn thấy trẻ ho, bật dị vật ra rồi thì thôi. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y
tế gần nhất để được xử trí.

Tốt nhất, cha mẹ không nên cho trẻ ăn thạch, nhất là với trẻ dưới 2 tuổi bởi phản xạ
đường thở chưa hoàn thiện rất dễ hóc. Nếu cho con ăn, không nên cho bé cầm cả
cái thạch mà nên dùng thìa dằm nhỏ cho vào bát, cốc Nên dạy trẻ có thói quen


tập trung cao độ khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn và luôn để ý tới bé.

×