Tải bản đầy đủ (.doc) (296 trang)

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10 2012-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 296 trang )

Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
Ngày soạn: 2/8/2012
Tiết 1- Văn học sử
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của VHVN (văn học dân
gian và văn học viết).
- Nắm được quá trình phát triển của văn học viết VN : văn học trung đại và văn học hiện đại.
2. Kĩ năng
- Nhân diện nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì
phát triển của văn học dân tộc.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học đã được học.
II - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu tham khảo khác.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ ( Không kiểm tra)
3. Bài mới
LSVH bất kì dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn. Để hiểu được những nét khái quát nhất về nền
văn học nước nhà, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Tổng quan VHVN.
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
Thời
gian
GV: Văn bản gồm mấy phần, nội
dung của từng phần là gì?
HS trả lời:


- Gồm 3 phần ( nêu cụ thể )
GV: VHVN được hợp thành bởi
mấy bộ phận văn học?
HS trả lời.
GV: Em hãy nhắc lại khái niệm về
VHDG?
VHDG bao gồm những thể loại
nào?
HS trả lời.
GV: Kể tên một số tp VH DG đã học
hoặc đọc thêm?
HS trả lời.
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN
1. Văn học dân gian
- Khái niệm: VHDG là những sáng tác tập thể và
truyền miệng của nhân dân lao động.
- Thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích,
truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, ca dao- dân
ca, vè, truyện thơ, chèo.
- VD: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh, Lợn
cưới áo mới, Đẽo cày giữa đường , tục ngữ, ca
dao
2. Văn học viết
25’
1
Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 10 – N¨m häc 2012-2013
GV: Kể tên những tác phẩm, tác giả
đã được học và biết của VH viết?
HS trả lời.
GV: Văn học viết là gì? Em hãy cho

biết giữa VH viết và VHDG khác
nhau ở điểm nào?
HS so sánh, GV rút ra nhận xét và
KL.
GV: VH viết VN được viết bằng
những thứ chữ nào?
HS trả lời.
GV: Em hãy kể tên các thể loại của
văn học viết VN?
GV: chia lớp thành 2 nhóm tìm hiểu
về thể loại của 2 giai đoạn
HS trả lời -> GV tổng kết.
GV: VHVN phát triển qua mấy thời
kì?
HS trả lời.
( GV giải thích rõ cho HS về cách
phân chia 2 thời kì VHTĐ và VHHĐ)
GV: Văn học viết VN chính thức
hình thành từ bao giờ?
- Được viết bằng loại chữ nào?
- VD: Hịch tướng sĩ( Trần Quốc Tuấn)
Bình Ngô đại cáo( Nguyễn Trãi)
Truyện Kiều ( Nguyễn Du)
Lão Hạc ( Nam Cao)…
- Khái niệm: VH viết là sáng tác của trí thức, được
ghi lại bằng chữ viết. Là sáng tạo của cá nhân, tác
phẩm VH viết mang dấu ấn của tác giả.
a. Chữ viết của văn học Việt Nam.
- Chữ Hán: là văn tự của người Hán, được dùng từ
thế kỷ X.

- Chữ Nôm: là chữ viết cổ của người Việt, dựa vào
chữ Hán mà đặt ra, được dùng để sáng tác từ thế
kỷ XIII.
- Chữ quốc ngữ: là thứ chữ sử dụng chữ cái La tinh
để ghi âm tiếng Việt, được dùng để sáng tác từ thể
kỷ XX.
b. Hệ thống thể loại của VH viết
- Từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX:
+ VH chữ Hán: văn xuôi ( truyện, kí, tiểu thuyết
chương hồi ); thơ ( thơ cổ phong, thơ Đường luật,
từ khúc ); văn biền ngẫu( phú, cáo, văn tế ).
+ VH chữ Nôm: thơ ( thơ Nôm Đường luật, truyện
thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.
- Từ đầu thế kỷ XX đến nay:
+ Tự sự : tiểu thuyết, truyện ngắn, kí( bút kí, tùy
bút, phóng sự ).
+ Trữ tình: thơ trữ tình, trường ca.
+ Kịch: kịch nói, kịch thơ.
II. Quá trình phát triển của VH viết VN.
- 3 thời kì lớn:
+ VHVN từ thế kỉ X-> thế kỉ XIX.
+ VHVN từ thế kỉ XX-> năm 1945.
+ VHVN từ 1945-> thế kỉ XX.
1. Văn học trung đại
( VH từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX).
- VH viết VN hình thành từ thế kỉ X.
- VH được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
- Văn học trung đại hình thành và phát triển trong
bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Á, Đông Nam
Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hoá khu

vực, đặc biệt là VHTQ.
15’
2
Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
- VHTĐVN được hình thành và phát
triển trong bối cảnh như thế nào?
HS trả lời.
4. Luyện tập, củng cố: 2’
- Chia nhóm HS để nhắc lại nội dung cơ bản của bài.
5. Hướng dẫn học bài: 2’
- Nắm chắc các bộ phận hợp thành của VHVN
- Học bài và soạn tiết 2 của bài .
V. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………… ………………………………
Ngày soạn:2/8/2012
Tiết 2 -Văn học sử
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Nắm được quá trình phát triển của văn học viết VN : văn học trung đại và văn học hiện đại.
- Nắm vững hệ thống vấn đề về thể loại của VHVN, con người trong VHVN.
2. Kĩ năng
- Nhân diện nền văn học dân tộc, nêu được các thời kì lớn và các giai đoạn cụ thể trong các thời kì
phát triển của văn học dân tộc.

3. Thái độ
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học đã được học.
II - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, các tài liệu tham khảo khác.
- Các tài liệu tham khảo.
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
IV - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
Câu hỏi: Nêu các bộ phận hợp thành của VHVN? Nêu khái quát những hiểu biết của em về
các bộ phận đó?
Trả lời: Gồm 2 bộ phận: VHDG và VHV
* VHDG là các sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động
3
Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 10 – N¨m häc 2012-2013
- VHDG có các thể loại: thần thoại, sử thi…
- VHDG có các đặc trưng: tính truyền miệng, tính tập thể và gắn bó với các sinh hoạt khác nhau
trong đời sống cộng đồng.
* VHV là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tác của cá nhân.
- Viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
- Thể loại: + Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: văn xuôi, thơ, văn biền ngẫu.
+ Từ thế kỉ XX đến nay: tự sự, trữ tình, kịch.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Thời
gian


GV: VHHĐ hình thành và phát
triển trong hoàn cảnh như thế

nào?
HS trả lời .
GV: Trong bối cảnh lịch sử ấy,
VHHĐ có gì khác so với VHTĐ?
HS trả lời ->
GV: Hiện thực xã hội và chân
dung con người VN được thể hiện
như thế nào qua các thời kì?
HS trả lời.
GV: Thành tựu nổi bật là gì?
HS trả lời ->
GV đưa ra nhận định -> chia
nhóm cho HS làm sáng tỏ nhân
định.
GV: Mối quan hệ giữa co người
và thiên nhiên được thể hiện như
thế nào trong văn học Việt Nam?
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
1. Văn học trung đại
2. Văn học hiện đại ( VH từ đầu TK XX đến hết TK
XX)
- VHHĐ hình thành trong bối cảnh giao lưu văn hoá,
văn học ngày càng mở rộng, (có sự tiếp xúc với văn
học Châu Âu).
- Đặc điểm:
+ VHVNHĐ chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.
+ Xuất hiện lực lượng sáng tác mới, một số thể loại
mới, hệ thống thi pháp dần thay đổi, đời sống văn
học ngày càng sôi động.

- VH phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con
người VN qua các thời kì:
+ Trước CM: ghi lại ko khí ngột ngạt của XH thực
dân nửa PK, dự báo cuộc CMXH sắp nổ ra. VD:
Lão Hạc( Nam Cao).
+ Sau CM: phản ánh sự nghiệp đấu tranh CM và XD
cuộc sống mới…Những ngôi sao xa xôi, Đoàn
thuyền đánh cá…
+ Sau 1975: phản ánh công cuộc XDXHCN, sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Thành tựu nổi bật: văn học yêu nước gắn liền với
công cuộc giải phóng dân tộc với nhiều thể loại
được hiện đại hoá.
III. Con người Việt Nam qua văn học
1. Con người VN trong quan hệ với thế giới tự
nhiên
- Thiên nhiên là người bạn gần gũi, thân thiết với
con người. Tình yêu thiên nhiên đã trở thành một
nội dung quan trọng của VHVN.
VD:
15’
4
Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
HS trả lời ->
GV: Em hãy tìm những câu thơ,
những tác phẩm văn học có hình
ảnh thiên nhiên thể hiện những
nội dung trên??
HS trả lời:
GV: Con người trong quan hệ

quốc gia được thể hiện như thế
nào qua VHDG, văn học trung đại,
văn học hiện đại? Lấy VD?
HS trả lời ->
- Ca dao
- Thơ Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến,
Tú Xương, Tản Đà…
+ VHDG: kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải
tạo chinh phục thế giới TN, tích luỹ hiểu biết phong
phú sâu sắc về tự nhiên: Thần trụ trời, Sơn Tinh
Thuỷ Tinh, Đẻ đất đẻ nước…
+ VHTĐ: hình tượng TN gắn liền với lí tưởng đạo
đức, thẩm mĩ.( tùng, cúc, trúc mai tượng trưng cho
nhân cách cao thượng…):
VD: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng
Một mình lạt thủa ba dông
Lâm tuyền ai rặng già làm khách
Tài đống lương ca ắt cả dùng…
( Tùng – Nguyễn Trãi )
Bài Cúc, Trúc, Mai của Nguyễn Trãi
+ VHHĐ: hình tượng TN thể hiện tình yêu quê
hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình
yêu lứa đôi
VD: Sóng – Xuân Quỳnh
Biển – Xuân Diệu
Hương Thầm- Phan Thị Thanh Nhàn
2. Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân tộc
- Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một
giá trị quan trọng của văn học VN.
+ Chủ nghĩa yêu nước trong VHDG: thể hiện nổi

bật qua ty làng xóm, quê cha đất tổ, nơi chôn rau
cắt rốn…
VD: - Đường vô xứ Nghệ quanh quanh…
- Làng ta phong cảnh hữu tình…
- Anh đi anh nhớ quê nhà…
+ Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại thể
hiện chủ yếu qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân
tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
VD:- Nam quốc sơn hà
- Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi
- Việt Bắc - Tố Hữu
+ Chủ nghĩa yêu nước trong văn học cách mạng
gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp và lí tưởng
XHCN.
VD: Tuyên ngôn đôc lập - Hồ Chí Minh
Đất nước - Nguyễn Đình Thi
3. Con người VN trong quan hệ xã hội
Xây dưng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời
của dân tộc VN.
20’
5
Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 10 – N¨m häc 2012-2013
GV: Con người trong mối quan hệ
với XH được thể hiện như thế
nào? Lấy VD:
HS trả lời ->
GV: Con người với ý thức về bản
thân được thể hiện như thế nào
trong văn học? Lấy VD?
HS trả lời ->

VD: Truyện Kiều, Cung oán ngâm,
thơ Hồ Xuân Hương, Thơ mới…
HS đọc Ghi nhớ trong SGK, củng
cố kiến thức.
GV: Em có thêm kinh nghiệm gì
khi bắt đầu một công việc?
- VHDG: tố cáo, đả kích, chế giễu giai cấp thống trị
ức hiếp nhân dân.
VD: Cây tre trăm đốt, Nhưng nó phải bằng hai
mày…
- VHTĐ: phơi bày cảnh đời đau khổ của nhân dân,
đòi giai cấp thống trị quan tâm đến đời sống của
nhân dân, tôn trọng quyền sống của con người, ước
mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.
VD: Truyện Kiều, Cung oán ngâm, Bánh trôi
nước…
- VHHĐ: quá trình nhân dân bắt tay xây dựng XHCN
với lí tưởng nhân đạo cao đẹp, nhiều niềm tin và sự
hứng khởi.
VD: Mùa lạc…
4. Con người VN và ý thức về bản thân
- Cùng với ý thức cộng đồng, ý thức cá nhân được
văn học đề cao
+ Quá trình đấu tranh, lựa chon để khẳng định
mmọt đạo lí làm người.
+ Có ý thức về quyền sống, quyền được hưởng
hạnh phúc và tình yêu.
* TỔNG KẾT:
- Kiến thức: SGK.
- Kĩ năng: Nhìn tổng thể, lập kế hoạch.

4. Luyện tập, củng cố : 3’
- Hãy vẽ sơ đồ nền VHV
- Nêu lên những khác biệt của VHTĐ với VHHĐ
- Con người VN qua VH?
5. Hướng dẫn học bài : 2’
- Làm các bài tập trong sách bài tập.
- Chuẩn bị bài Các hoạt động bằng giao tiếp ngôn ngữ
V. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………

6
Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….
Ngàysoạn: 4/8/2012
Tiết 3 : Tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao
tiếp (NTGT) ( như nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao
tiếp ), về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.
2. Kĩ năng
- Biết xác định các NTGT trong một HĐGT , nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực
phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
3. Thái độ
- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.

II. NHỮNG KNS CƠ BẢN
- Giao tiếp: tìm hiểu và trình bày nội dung về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhận biết vai trò và
đặc điểm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các tình huống giao tiếp.
III - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGV, SGK, giáo án., hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng.
IV – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu vấn đề, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
V- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
Câu hỏi: Em hãy cho biết ngôn ngữ có vai trò như thế nào trong hoạt động giao tiếp, em hãy
tưởng tượng không có ngôn ngữ thì sẽ thế nào?
Trả lời: Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động giao tiếp vì đó là phương tiện
chủ yếu để thực hiện hoạt động giao tiếp. Nếu không có ngôn ngữ hoạt động giao tiếp sẽ gặp rất
nhiều khó khăn và hiệu quả giao tiếp sẽ không cao.
3. Bài mới
Trong cuộc sống hàng ngày con người giao tiếp với nhau bằng một phương tiện vô cùng quan
trọng, đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ không đạt hiệu quả cao trong giao tiếp Vậy hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Thời
gian
GV gọi 1 HS đọc văn bản trích Hội
nghị Diên Hồng trang 14 SGK.
GV yêu cầu học sinh lần lượt trả lời
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ.
1. Ví dụ1
a. Đọc - tìm hiểu văn bản trích Hội nghị Diên

15’
7
Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 10 – N¨m häc 2012-2013
các câu hỏi:
GV: Có những nhân vật nào tham
gia vào hoạt động giao tiếp trong
văn bản vừa đọc. Hai bên có cương
vị và quan hệ với nhau như thế
nào?
HS trả lời ->
GV: Quan hệ giữa các nhân vật
giao tiếp được thể hiện như nào
trong cách xưng hô?
HS trả lời ->
GV: Các nhân vật lần lượt đổi vai (
vai người nói và vai người nghe )
cho nhau như thế nào?
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
GV: Hoạt động trên diễn ra trong
hoàn cảnh nào? ( Ở đâu ? Vào lúc
nào? khi đó ở nước ta có sự kiện
lịch sử gì?
HS trả lời ->
GV: Nội dung của cuộc trao đổi
giữa các nhân vật giao tiếp là gì?
HS trả lời ->
GV: Mục đích của cuộc giao tiếp là
gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục
đích đó không?
HS trả lời ->

GV tổ chức cho HS khái quát nội
dung bài học bằng các câu hỏi củng
cố
GV: Qua VD trên ta thấy HĐGT là
gì? Có những nhân tố nào tham gia
Hồng .
b. Nhận xét:
- Nhân vật giao tiếp: Vua Trần Nhân Tông và
các bô lão
+ Quan hệ giữa vua (người đứng đầu cai quản
một nước, chăm lo cho trăm họ) với các bô lão
(những người có tuổi từng giữ những trọng trách
quan trọng đã về nghỉ nay được vua mời đến tham
dự hội nghị) đại diện cho nhân dân.
+ Ngôn ngữ giao tiếp: từ xưng hô thể hiện
đúng mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp.
- Vai giao tiếp

người nói Người nghe
+Vua trịnh trọng hỏi
+Mọi người ….nói.
+Nhà vua hỏi lại
+ Các bô lão hô:
Đánh
+Các bô lão
+ Vua nhà Trần
+Các bô lão
+ Vua nhà Trần
- Hoàn cảnh giao tiếp: HĐGT diến ra ở điện Diên
Hồng vào năm 1285. Khi đó nước ta đang bị đe

dọa bởi 50 vạn quân giặc Nguyên - Mông xâm
lược. Quân và dân nhà Trần phải cùng nhau bàn
bạc để tìm ra sách lược đối phó .
- Nội dung giao tiếp: Bàn về sách lược đánh giặc
+ Nhà vua thông báo tình hình đất nước và hỏi ý
kiến các bô lão về cách đối phó giặc .
+ Các bô lão thể hiện quyết tâm đánh giặc, đồng
thanh nhất trí rằng đánh là sách lược duy nhất.
- Mục đích giao tiếp: Bàn bạc để tìm ra và thống
nhất sách lược đối phó với quân giặc.Cuộc giao
tiếp đã đi đến sự thống nhất hành động , như vậy
là đạt mục đích .
=> Các nhân tố: Nhân vật gt, hoàn cảnh gt, mục
đích gt, nội dung gt, phương tiện và cách thức gt.
2. Ví dụ 2
8
Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
vào HĐGT?
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung và
chốt lại.
GV yêu cầu học sinh thực hành câu
2 nhằm kiểm tra kiến thức bài “Tổng
quan văn học Việt Nam” và kỹ năng
phân tích văn bản trong HĐGT.
GV: Nhân vật giao tiếp là ai? Có
đặc điểm gì?
HS trả lời ->
GV:HĐGT diễn ra trong hoàn cảnh
nào?
HS trả lời ->

GV: Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh
vực nào? Về đề tài gì? Gồm những
vấn đề cơ bản nào?
HS trả lời ->
GV: Mục đích của HĐGT thông qua
văn bản đó là gì?
HS trả lời ->
GV: Đặc điểm về phương tiện ngôn
ngữ ?
HS trả lời ->
GV tổng kết các câu trả lời của HS
và kết luận.
- Nhân vật giao tiếp: là tác giả SGK( người viết) và
GV, HS toàn quốc (người đọc).
- Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trường.

- Nội dung giao tiếp : thuộc lĩnh vực văn học, về đề
tài Tổng quan văn học Việt Nam, bao gồm:
+ Các bộ phận hợp thành của văn học VN.
+ Quá trình phát triển của văn học viết VN.
+ Con người Việt Nam qua văn học.
- Mục đích giao tiếp thông qua văn bản:
+ Xét từ phía người viết: nêu khái quát một số
vấn đề cơ bản về văn học cho HS lớp 10 .
+ Xét về phía người đọc : Nắm những kiến thức
cơ bản về văn học trong tiến trình lịch sử , rèn
luyện và nâng cao các kỹ năng nhận thức, đánh
giá các hiện tượng văn học, kĩ năng xây dựng và
tạo lập văn bản.
- Phương tiện và cách thức giao tiếp :

+ Dùng các thuật ngữ văn học.
+ Câu văn mang đặc điểm của văn bản KH
+ Kết cấu văn bản rõ ràng .
3. Kết luận
Phần ghi nhớ SGK
- HĐGT bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi
thông tin của con người trong xã hội , có thể ở
dạng nói hoặc dạng viết như nói chuyện hàng
ngày, gọi điện thoại, hội họp, thảo luận,viết thư, ….
- Các nhân tố giao tiếp: Nhân vật gia tiếp, hoàn
cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp…
- Kĩ năng sống: Trong giao tiếp hằng ngày, cần
hiểu được ý nghĩa và tác động của các nhân tố
giao tiếp để đạt được mục đích cao nhất.
15’
5’
9
Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 10 – N¨m häc 2012-2013
- Chúng ta cần có thái độ như thế
nào trong giao tiếp hằng ngày?
4. Luyện tập, củng cố : 3’
- Yêu cầu 1 (H) nhắc lại nội dung phần ghi nhớ ( có thể không nhìn sách)
- Bài tập: phân tích các NTGT trong HĐGT mua bán giữa người mua và người bán ở chợ.
5. Hướng dẫn học bài : 2’
- Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
- Trả lời phần luyện tập SGK (trang 20-21)
- Soạn bài khái quát VHDGVN
VI. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Ngày soạn: 7/8/2012
Tiết 4: Văn học sử KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu và nhớ được khái niệm, đặc trưng cơ bản, những thể loại chính của VHDG.
- Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian
2. Kĩ năng
- Nhận thức kháI quát về VHDG
- Có cái nhìn tổng quát về VHDGVN
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn
phần văn học dân gian trong chương trình.
II - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV, giáo án, một số tranh ảnh về lễ hội truyền thống, về ca hát dân gian hoặc một vài
bài ca.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thuyết trình, nêu vấn đề, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi
IV - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
10
Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ : 4’
Câu hỏi : Em hãy nêu quá trình phát triển của VH viết VN?
Trả lời: VH viết VN gồm VH trung đại và VH hiện đại, phát triển qua ba thời kì, thể hiện chân

thực sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam.
HS nêu cụ thể đặc điểm của VH trung đại và VH hiện đại
3. Bài mới
VHDG là kho tàng VH vô cùng quý báu của ông cha ta. Từ những câu ca dao tỏ tình rất tình tứ
ý nhị : “ Đêm trăng thanh… chăng” đến câu ca dao ca ngợi tình nghĩa vợ chồng: “Râu tôm nấu với
ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” đã đi vào lòng người một cách tự nhiên. Điều gì đã
làm cho văn học dân gian có sức hấp dẫn như vậy , chúng ta đi vào tìm hiểu bài KQVHDG.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Thời
gian
GV: Nêu những đặc trưng cơ
bản của VHDG?
HS trả lời ->
GV: Tại sao nói VHDG là tác
phẩm ngôn từ?
VD: “Đêm trăng thanh…chàng”
GV: Em hiểu như thế nào về
tính truyền miệng của VHDG?
GV: Em hiểu như thế nào về
đặc trưng tính tập thể của
VHDG?
HS trả lời ->

GV: VHDG gồm những thể loại
nào? Lấy VD minh họa
HS nêu khái niệm về các thể
loại, lấy ví dụ, GV nhận xét và
chốt lại.
I. Đặc trưng cơ bản của VHDG
1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
truyền miệng (tính truyền miệng)

- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: ngôn từ
có hình ảnh, cảm xúc.
- VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng:
+ Truyền miệng là ghi nhớ và phổ biến bằng lời nói hoặc
bằng trình diễn cho người khác nghe, xem.
+ VHDG được truyền miệng theo không gian và thời gian.
2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể
( tính tập thể )
- Tác phẩm VHDG lúc đầu do 1 người khởi xướng, tập
thể tiếp nhận cùng tham giá sửa chữa, bổ sung làm cho
tác phẩm biến đổi dần, phong phú, hoàn thiện hơn.
* Ngoài ra VHDG còn có các đặc trưng khác như: tính dị
bản, tính biểu diễn, tính địa phương nhưng tính tập thể và
tính truyền miệng là quan trọng nhất.
II. Hệ thống thể loại của VHDG
Gồm 12 thể loại:
1. Thần thoại
- Khái niệm: SGK
- Ví dụ: Thần Trụ Trời, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Cóc kiện trời.
2. Sử thi
- Khái niệm: SGK
- Ví dụ: + Sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước (Mường),
Cây nêu thần ( Mnông)
+ Sử thi anh hùng Đăm Săn, Xinh Nhã, Khinh
Dú (Ê Đê), Đăm Noi (Ba Na)
20’
11
Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 10 – N¨m häc 2012-2013
3. Truyền thuyết
- Khái niệm: SGK

- Ví dụ: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ,
Truyền thuyết Hồ Gươm, Thánh Gióng…
15’
4. Luyện tập, củng cố : 3’
- Cần nắm được các đặc trưng cơ bản của VHDG và khái niệm
về các thể loại của VHDG.
5. Hướng dẫn học bài : 2’
- Học bài và làm bài tập 3, 4 trong sách bài tập
- Soạn tiết 2
V. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Ngày soạn: 7/8/2012
Tiết 5: Văn học sử
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Hiểu và nhớ được khái niệm, đặc trưng cơ bản, những thể loại chính của VHDG.
- Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian
2. Kĩ năng
- Nhận thức kháI quát về VHDG
- Có cái nhìn tổng quát về VHDGVN
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn
phần văn học dân gian trong chương trình.

II - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV, giáo án, một số tranh ảnh về lễ hội truyền thống, về ca hát dân gian hoặc một vài
bài ca.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
III - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thuyết trình, nêu vấn đề, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi
IV - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : 1’
12
Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
2. Kiểm tra bài cũ : 4’
Câu hỏi : Em hãy phân tích các đặc trưng cơ bản của VHDG?
Trả lời:
- Tính truyền miệng
- Tính tập thể
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Thời
gian
GV: Nêu đặc trưng của từng
thể loại văn học dân gian?
Nêu ví dụ cho từng thể loại?
I. Đặc trưng cơ bản của VHDG
II. Hệ thống thể loại của VHDG
Gồm 12 thể loại:
1. Thần thoại
2. Sử thi
3. Truyền thuyết
4. Truyện cổ tích
- Khái niệm: SGK
- Ví dụ: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh, Cây khế

5. Truyện ngụ ngôn
- Khái niệm: SGK
- Ví dụ: Kiến giết voi, thầy bói xem voi, đeo nhạc cho mèo…
6. Truyện cười
- Khái niệm: SGK
- Ví dụ: Nhưng nó phải bằng hai mày, Tam đại con gà, Lợn
cưới áo mới…
7. Tục ngữ
- Khái niệm: SGK
- Ví dụ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Gần mực thì đen gần đèn thì rạng
8. Câu đố
- Khái niệm SGK
- Ví dụ: Da cóc mà bọc bột lọc
Bột lọc mà bọc hòn than
9. Ca dao
- Khái niệm SGK
- Ví dụ: Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
10. Vè
- Khái niệm: SGK
20’
13
Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 10 – N¨m häc 2012-2013
GV: Em hãy nêu ngắn gọn
những giá trị cơ bản của văn
học dân gian? Lấy một vài ví
dụ chứng minh?
HS trả lời, giáo viên nhận
xét và chốt lại.

VD: Thần trụ trời, Sơn Tinh
Thuỷ Tinh, Tục ngữ về lao
động sản xuất, về xã hội, về
tình cảm con người…
VD: Mười cái trứng, Tấm
Cám, Thạch Sanh…
GV yêu cầu HS đọc phần
ghi nhớ, củng cố kiến thức,
kĩ năng.
- Ví dụ: Vè con dao, vè hoa quả…
11. Truyện thơ
- Khái niệm:SGK
- Ví dụ: Tiễn dặn người yêu, vượt biển…
12. Chèo
- Khái niệm: SGK
- Ví dụ: Lưu Bình Dương Lễ, Quan âm Thị Kính…
III. Những giá trị cơ bản của VHDGVN
1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống
các dân tộc
- Tri thức thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã
hội và con người.
- Tri thức phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân
dân đúc rút từ thực tiễn.
- Tri thức dân gian thể hiện trình độ và quan điểm nhận
thức của nhân dân.
2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
- Giáo dục con người tinh thần nhân đạo và niềm lạc quan,
tinh thần đấu tranh và niềm tin vào sự tất thắng của chính
nghĩa.
- Góp phần hình thành phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê

hương, đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung, lòng
vị tha, tính cần kiệm óc sáng tạo
3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn góp phần quan trọng
tạo nên bản sắc riêng cho nền VH dân tộc ( nghệ thuật)
- Nhiều tác phẩm VHDG trở thành mẫu mực về nghệ thuật.
- Giữa VHDG và văn học viết có mối quan hệ tác động qua
lại.
* TỔNG KẾT:
- Kiến thức: Ghi nhớ trong SGK.
- Kĩ năng: cách hệ thống hóa vấn đề trong thực tiễn.
15’
4. Luyện tập, củng cố: 3’
- Cần nắm được khái niệm các thể loại của VHDG.
- Các giá trị cơ bản của VHDG và mối quan hệ của VHDG với văn học viết.
5. Hướng dẫn học bài : 2’
- Học bài và làm bài tập 3, 4 trong sách bài tập
- Đọc trước bài Hoạt động gia tiếp bằng ngôn ngữ tiết 2.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
14
Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
…………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Ngày soạn: 9/8/2012
Tiết 6: Tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

(Tiếp theo)
I – MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
- Củng cố và nắm vững khái niệm , mục đích của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân tố
của HĐGT, quá trình của HĐGT.
2. Kĩ năng
- Luyện tập phân tích các nhân tố giao tiếp, thực hành tạo lập văn bản ghi lại HĐGT bằng ngôn ngữ.
- Những kĩ năng trong các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, hiểu.
3. Thái độ
- Có ý thức trong việc việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
II. NHỮNG KNS CƠ BẢN
- Giao tiếp: tìm hiểu và trình bày nội dung về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nhận biết vai
trò và đặc điểm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Ra quyết định: lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các tình huống giao tiếp.
III – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV, giáo án, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng 10
IV – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
V – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
Câu hỏi: Hoạt động giao tiếp là gì? Gồm mấy quá trình? Các nhân tố chi phối?
Trả lời:
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong XH, được tiến hành
chủ yếu bằng hoạt động ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm , về
hành động.
- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm 2 quá trình: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
- Trong họat động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao
tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
15

Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 10 – N¨m häc 2012-2013
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Thời
gian
GV: Nhân vật giao tiếp ở
đây được thể hiện qua từ
nào, có đặc điểm gì về lứa
tuổi, giới tính?
HS trả lời ->
GV : HĐGT diễn ra vào thời
điểm nào ? Thời điểm đó
thường thích hợp với những
cuộc trò chuyện như thế
nào?
HS trả lời ->
GV : Nhân vật “ anh” nói về
điều gì (nội dung) ? Nhằm
mục đích gì?
HS trả lời ->
GV: Cách nói của “anh” có
phù hợp với nội dung và
mục đích giao tiếp không,
qua đó cho ta hiểu thêm
những gì về đời sống tâm
hồn của người xưa?
HS trả lời ->
GV yêu cầu HS đọc bài tập
2 và trả lời câu hỏi trong bài
tập.
I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

II. Luyện tập
1. Bài 1(20)
* Phân tích nhân tố giao tiếp thể hiện trong câu ca dao:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng :
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Nhân vật giao tiếp: nam, nữ thanh niên ( anh, nàng.)
- Hoàn cảnh giao tiếp: vào một đêm trăng thanh ( đêm
trăng sáng và thanh vắng)- thời gian thích hợp cho những
câu chuyện tâm tình của nam nữ thanh niên ; bộc bạch tình
yêu.
- Nội dung và mục đích giao tiếp:
+ Nội dung: nhân vật “anh” nói về việc “tre non đủ lá” và
đặt vấn đề “ đan sàng nên chăng?”
+ Mục đích giao tiếp bày tỏ tình yêu và ước muốn được
nên duyên vợ chồng.
- Phương tiện và cách thức giao tiếp: ngôn ngữ nói, mượn
hình ảnh “tre non đủ lá” và mượn chuyện “ đan sàng” phù
hợp với nội dung và mục đích giao tiếp. Cách nói bóng bảy,
tế nhị , kín đáo, mang màu sắc văn chương, dễ đi vào lòng
người.
2. Bài 2( 20)
- Nhân vật giao tiếp:
A Cổ Ông già
+ Cháu chào ông ạ ! + A Cổ hả?
( chào) ( hỏi )
+ Lớn tướng rồi nhỉ?
( Khen)
+ Bố cháu có gửi pin
đài lên cho ông không? + Thưa
ông có ạ ( Hỏi)

( Đáp lời )
- Quan hệ - tình cảm giữa hai nhân vật
-> Thái độ kính mến -> Thái độ yêu quý, trìu
Của A Cổ đối với ông mến của ông đối với cháu
( ạ, thưa ) ( hả, nhỉ, vui vẻ )
=> Mục đích giao tiếp có thể khác với hình thức giao tiếp.
3. Bài 3
- Thông qua hình tượng chiếc bánh trôi, tác giả muốn bộc
bạch với mọi người về vẻ đẹp, về thân phận chìm nổi của
người phụ nữ nói chung và của tác giả nói riêng, đồng thời
10’
5’
16
Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
GV yêu cầu HS đọc bài tập
3 và làm bài theo yêu cầu
của bài tập.
GV chia 4 nhóm và tổ chức
cho HS thảo luận để thực
hành bài 4(21)
GV cung cấp 1 VD để HS
tham khảo.
GV yêu cầu HS tự hoàn thành
văn bản.
GV yêu cầu HS tiếp tục thực
hành phân tích các NTGT
thể hiện trong bức thư Bác
Hồ gửi HS cả nước nhân
ngày khai giảng năm học
đầu tiên của nước Việt Nam

khẳng định phẩm chất trong sáng của người phụ nữ và của
bản thân mình.
- Người đọc căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ như các
từ trắng, tròn ( nói về vẻ đẹp ), thành ngữ bảy nổi ba chìm
( nói về số phận bấp bênh ), tấm lòng son ( nói về phẩm
chất cao đẹp bên trong) đồng thời liên hệ với cuộc đời của
tác giả- một người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận về đường
tình duyên – để hiểu và cảm nhận bài thơ.
4. Bài 4
Yêu cầu :
- Dạng văn bản: một thông báo ngắn, do đó cần chú ý hình
thức trình bày: mở bài, thân bài, kết bài.
- Đối tượng giao tiếp: các bạn HS trong trường .
- Nội dung giao tiếp là hoạt động làm sạch môi trường .
- Hoàn cảnh giao tiếp: trong nhà trường và nhân Ngày Môi
trường thế giới.
GV gọi mỗi nhóm 1 em lên trình bày văn bản thông báo.
GV nhận xét những mặt ưu, nhược điểm trong bài viết của
HS .
THÔNG BÁO
Hưởng ứng( nhân ) ngày Môi trường thế giới, nhà trường
tổ chức buổi tổng vệ sinh toàn trường để làm cho trường ta
xanh, sạch, đẹp hơn.
- Thời gian làmviệc :
- Nội dung công việc: quét sân trường, thu dọn rác, phát
quang cỏ dại, trồng thêm cây xanh…
- Lực lượng tham gia: toàn thể HS.
- Dụng cụ: mang theo cuốc, xẻng, dao…
- Kế hoạch cụ thể : nhận tại văn phòng.
Nhà trường kêu gọi toàn thể HS trong trường hãy hưởng

ứng tích cực tham gia buổi tổng vệ sinh này.
Ngày…tháng…năm…
Ban lao động
5. Bài 5
- Nhân vật giao tiếp : Bác Hồ ( chủ tịch nước) viết thư cho
HS toàn quốc – thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước .
- Hoàn cảnh giao tiếp : Đất nước vừa giành độc lập
- Nội dung : Thư nói tới niềm vui sướng vì HS được hưởng
nền độc lập của đất nước , nói tới nhiệm vụ và trách nhiệm
của HS đối với đất nước. Cuối thư là lời chúc của bác đối
với HS.
- Mục đích: Chúc mừng HS nhân ngày khai trường đầu tiên
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để xác định nhiệm
vụ nặng nề nhưng cũng đầy vẻ vang của HS.
- Phương tiện : lời lẽ vừa chân tình, gần gũi, vừa nghiêm
túc xác định trách nhiệm của HS.
5’
10’
5’
17
Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 10 – N¨m häc 2012-2013
dân chủ cộng hòa tháng 9
năm 1945 , bằng cách trả lời
các câu hỏi SGK(21)
HS lần lượt trả lời.( ghi lên
bảng)
GV nhận xét và chốt lại
4. Củng cố : 3’
- Qua việc phân tích các nhân tố giao tiếp, em hãy khái quát vai trò của các NTGT trong HĐGT,
sự chi phối của các NTGT trong HĐGT.

- Kĩ năng sống: lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các tình huống giao tiếp.
5. Hướng dẫn học bài : 2’
- Học lại để nắm vững kiến thức về HĐGT.
- Chuẩn bị bài Văn bản
V. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Ngày soạn 11/8/2012
Tiết 7: Tiếng Việt

1. VĂN BẢN
2. RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 1 (HS làm ở nhà)
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Khái niệm và đặc điểm của văn bản
- Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
2. Kĩ năng
- Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loịa văn bản
- Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề
cho trước hoặc tự xác định.
- Vận dụng vào việc đọc- hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần Văn học.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong tạo lập văn bản
II - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV, giáo án, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng 10

III – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu vấn đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi
IV - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp : 1’
18
Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
Câu hỏi: Phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:
“ Trâu ơi ta bảo trâu này…
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
Trả lời:
- Người nói là người nông dân
- Vai nghe: là con trâu ( được nhân hoá )
- Hoàn cảnh giao tiếp: trong điều kiện sản xuất nông nghiệp, cày ruộng bằng trâu. Trâu gắn bó
với nghề nông, với người nông dân.
- Mục đích giao tiếp: khuyên nhủ con trâu cùng là việc với người nông dân, cùng chia sẻ nỗi
vất vả và cùng hưởng thành quả lao động.
- Nội dung giao tiếp: nhắn nhủ con trâu và hứa hẹn không phụ công làm việc của nó.
- Cách thức giao tiếp: nói chuyện thân tình, khuyên nhủ nhẹ nhàng, hứa hẹn chân thành.
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Thời
gian
GV gọi 1 HS đọc văn bản 1,2
1 HS đọc văn bản 3.
GV: Mỗi VB trên được người
nói(viết) tạo ra trong loại hoạt
động nào? Để đáp ứng nhu
cầu gì?
HS trả lời, GV nêu nhận xét,
ghi bảng ->

GV: Em có nhận xét gì về
dung lượng và về thể loại
của các VB trên?
HS trả lời- >
GV: Nội dung được thể hiện
trong mỗi VB là gì? (tìm chủ
đề của từng VB )?
HS trả lời ->
I. Khái niệm, đặc điểm
1. Ví dụ:
a. Đọc- hiểu các VB (1),(2),(3) và trả lời các câu hỏi.
b. Nhận xét
- VB 1,2,3 đều được tạo ra trong HĐGTLà sản phẩm
của HĐGT bằng ngôn ngữ.
- Dung lượng và thể loại:
+ VB (1): có 1 câu, thể loại thơ.(Tục ngữ)
+VB (2): có 2 câu, thể loại thơ.(Ca dao)
+ VB (3): có nhiều câu, thể loại văn xuôi. ( Lời kêu gọi)
 VB có thể gồm một hoặc nhiều câu, có thể bằng
thơ hoặc văn xuôi.
- Nội dung
+ VB1: đề cập đến một kinh nghiệm sống .
+ VB2: bài ca dao nói đến số phận bấp bênh của người
phụ nữ trong chế độ cũ.
+ VB 3: lời kêu gọi toàn dân Việt Nam đứng lên kháng
chiến chống thực dân Pháp.
VB bao giờ cũng mang một chủ đề nhất định. ( CĐ
là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên,
đặt ra qua nội dung cụ thể cảu tác phẩm văn học).
15’

19
Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 10 – N¨m häc 2012-2013
GV: Các câu trong cùng VB
2,3 có quan hệ, liên kết với
nhau như thế nào?
HS trả lời ->
VB 3 có 3 phần cụ thể
GV: Mỗi VB trên được tạo ra
nhằm mục đích gì?
HS trả lời ->
GV: Từ việc phân tích 3 VB
nói trên, em hãy cho biết VB
là gì và có những đặc điểm
như thế nào?
HS trả lời, GV chốt lại bằng
phần ghi nhớ.
GV yêu cầu HS lần lượt trả
lời những câu hỏi ở mục II,
sau đó GV nhận xét và chốt
lại vấn đề.
GV: Vấn đề được đề cập
trong VB 1,2,3 là vấn đề gì?
Thuộc lĩnh vực nào trong
cuộc sống?
HS trả lời.
GV : Nhận xét về các từ ngữ
được dùng trong 3 VB trên?
HS trả lời ->
- Quan hệ giữa những câu trong VB 2,3.
+ VB 2: Câu 1,3 khái quát số phận người phụ nữ = hình

ảnh hạt mưa rào, hạt mưa sa. Câu 2,4 cụ thể hóa thân
phận ấy = hình ảnh hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn
hoa….
+ VB 3: Có 3 phần cụ thể và triển khai ý của chủ đề
bằng những câu văn có sự nhất quán về nội dung, tác giả
đặt vấn đề chúng ta muốn hòa bình nhưng thực dân Pháp
muốn cướp nước ta  chúng ta phải đấu tranh kêu gọi
mọi người đứng lên, quyết tâm đánh giặc , cuối cùng nêu
cao khẩu hiệu độc lập.
 VB 2 và 3 đều có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện 1
chủ đề. Các câu trong VB có quan hệ ý nghĩa rõ ràng và
được liên kết với nhau một cách chặt chẽ.
- Mục đích của việc tạo lập các văn bản 1,2,3.
+ VB1 mang đến cho người đọc một kinh nghiệm
sống( ảnh hưởng của môi trường đối với cá nhân)
+ VB 2 nói lên số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
họ không tự quyết định được số phận của chính mình.
+ VB 3 kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
2. Ghi nhớ :SGK
II. Các loại văn bản
1. Ví dụ : Văn bản 1,2,3
a. So sánh VB 1,2 với 3
* Nhận xét:
- Nội dung VB : (như trên đã phân tích)
+ Từ ngữ: VB 1,2 dùng những từ ngữ thông thường .
VB 3: dùng nhiều từ ngữ chính trị - xã hội như
kháng chiến, hòa bình, hi sinh, nhân nhượng, Tổ quốc, độc
lập
- Cách thức trình bày nội dung:
+ VB 1,2 dùng hình ảnh và lối ví von  mang tính hình

tượng.
+ VB 3 dùng lí lẽ và lập luận để khẳng định rằng cần phải
kháng chiến chống Pháp ( như đã pt ở phần trên ).
20
Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
GV: Các VB trên trình bày
nội dung bằng những cách
thức nào?
HS trả lời ->
GV: Như vậy các VB vừa
phân tích trên thuộc những
phong cách nào?
HS trả lời.
GV yêu cầu HS so sánh VB
2, 3 với một đơn xin nghỉ học
HS trả lời.
GV: Mỗi loại văn bản nêu
trên được sử dụng trong
những lĩnh vực giao tiếp
nào?
HS trả lời.
GV: Mục đích giao tiếp của
các loại văn bản trên là gì?
GV: Lớp từ ngữ được dùng
trong mỗi loại văn bản có đặc
điểm gì?
HS trả lời.
GV: Nhận xét về cách kết
cấu và trình bày ở mỗi loại
văn bản?

HS trả lời->
GV: Qua phần nhận xét trên
ta có thể rút ra kết luận gì về
các loại văn bản?
HS trả lời, GV nhận xét và rút
ra ghi nhớ.
Kết luận : VB 1,2 thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật, tuy có thể dùng trong sinh hoạt hàng ngày, VB 3
thuộc phong cách chính luận.
b. So sánh văn bản 2, 3 với 1 đơn xin nghỉ học
* Nhận xét
- Phạm vi sử dụng :
+ Văn bản 2 dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ
thuật .
+ Văn bản 3 dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.
+ Đơn xin nghỉ học dùng trong lĩnh vực giao tiếp hành
chính.
- Mục đích giao tiếp : VB 2 nhằm bộc lộ cảm xúc ; VB 3
nhằm kêu gọi toàn dân kháng chiến; Đơn xin nghỉ học
dùng để trình bày nguyện vọng của cá nhân với một tổ
chức, cá nhân khác có quan hệ.
- Từ ngữ: + VB 2 dùng nhiều từ ngữ giàu hình ảnh, văn
chương.
+ VB 3 dùng nhiều từ ngữ chính trị . +
Đơn xin nghỉ học dùng những từ ngữ hành chính
- Kết cấu :+ VB(2) có kết cấu của ca dao, thể thơ lục bát .
+ VB(3) có kết cấu ba phần rõ ràng.
+ Đơn xin có thể theo mẫu có sẵn hoặc trình
bày theo quy định nhất định : tiêu ngữ, nội dung đơn, kết .
 Kết luận : Mỗi loại văn bản đều thuộc về một loại phong

cách nhất định, có cách trình bày riêng theo từng loại
phong cách .
2. Ghi nhớ SGK ( 25 ).
15’
4. Luyện tập, củng cố : 3’
- Phân tích các đặc điểm của văn bản và tạo lập một số loại hình văn bản quen thuộc: Viết
đơn xin học lớp tiếng Anh tại trường.
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.
- Kĩ năng sống: Có ý thức trong tạo lập văn bản.
5. Hướng dẫn học bài : 2’
- Học bài, làm bài tập phần luyện tập ( 37 – 38 )
21
Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 10 – N¨m häc 2012-2013
- Chuẩn bị viết bài số 1 tại lớp.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 1( 5’)
( Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống hoặc một tác phẩm văn học )
I - MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
- Nắm được kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (những nhân tố chi phối hoạt động
giao tiếp bằng ngôn ngữ)
- Viết một bài văn nhằm bộc lộ những cảm nghĩ chân thực của bản thân về một đề tài gần gũi, quen
thuộc trong đời sống ( hoặc về một tác phẩm văn học).
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA

- Tự luận
III. MA TRẬN ĐỀ

Cấp độ

Bài viết
số 1( Nghị luận xh)
Nhận
biết
Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ
thấp Cấp độ cao
Văn học
Số câu
Số điểm- Tỉ lệ %
Tiếng Việt
Phân tích
được các
nhân tố giao
tiếp trong bài
ca dao.
Số câu 1 1
Số điểm- Tỉ lệ % 2 2đ=20%
Làm văn
Viết được bài văn bộc
lộ những cảm nghĩ
chân thực của bản thân
về một bài thơ yêu
thích( có thể là một
khía cạnh của tp).

Số câu 1 1
Số điểm- Tỉ lệ % 8 8đ=80%
Tổng số câu 1 1 2
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
20%
8
80%
10
IV. Đề bài
22
Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
Câu 1 ( 2 điểm) : Phân tích các nhân tố giao tiếp trong bài ca dao sau:
“ Trâu ơi ta bảo trâu này…
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”
Câu 2 ( 8 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ mà anh chị yêu thích.
V. Hướng dẫn chấm, biểu điêm
Câu Ý Nội dung Điểm
1
- Nhân vật giao tiếp: người nông dân và con trâu ( được nhân hoá )
- Hoàn cảnh giao tiếp: trong điều kiện sản xuất nông nghiệp, cày ruộng bằng
trâu. Trâu gắn bó với nghề nông, với người nông dân. - Mục đích giao tiếp:
khuyên nhủ con trâu cùng là việc với người nông dân, cùng chia sẻ nỗi vất vả
và cùng hưởng thành quả lao động.
- Nội dung giao tiếp: nhắn nhủ con trâu và hứa hẹn không phụ công làm việc
của nó.
- Cách thức giao tiếp: nói chuyện thân tình, khuyên nhủ nhẹ nhàng, hứa hẹn chân
thành.
2

2
1 - Giới thiệu được bài thơ mà mình yêu thích.
- Nêu khái quát cảm nghĩ của mình.
0,5
2 - Triển khai cảm nghĩ của mình theo một trình tự hợp lí: theo lô gích cảm
xúc hoặc theo bố cục văn bản.
- Có thể là cảm xúc, suy nghĩ về một mặt, một khía cạnh của tác phẩm
( hoặc đoạn trích).
7
3 - Thâu tóm nội dung cơ bản của bài làm.
- Lưu lại cảm xúc, suy nghĩ nơi người đọc.
0,5
VI. TIẾN TRÌNH RA ĐỀ.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
GV ghi đề lên bảng.
GV hướng dẫn một số điều cơ bản
để làm tốt bài văn này.
GV: Viết một văn bản ta thường
gặp những khó khăn nào? PhảI
chuẩn bị thế nào để giảI quyết khó
khăn đó?
I. Đề ra:
II. Yêu cầu:
1. Về nội dung:
3.Hình thức
- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.
- Dùng từ viết câu chính xác.
III. Hướng dẫn chung:
- Để làm tốt bài văn các em cần:
+ Ôn lại những kiến thức và kĩ năng tập làm văn đã học trong

chương trình ngữ văn THCS, đặc biệt là văn biểu cảm.
+ Ôn luyện những kiến thức và kĩ năng Tiếng việt (đặc biệt là
về câu và các biện pháp tu từ)
+ Quan sát, tìm hiểu và tìm cách diễn đạt những cảm xúc.
Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị bài mới: Chiến thắng Mtao Mxây.
D.RÚT KINH NGHIỆM


23
Gi¸o ¸n Ng÷ v¨n 10 – N¨m häc 2012-2013



Ngày soạn: 13/8/2012
Tiết 8 – Đọc văn
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
( Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên )

I - MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn : trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết ta
với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng
kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng: ngôn ngữ đối thoại của nhân vật,
ngôn ngữ trần thuật của người kể sử thi, các biện pháp so sánh, phóng đại nhằm mục đích làm sáng
tỏ tính lí tưởng và âm điệu hùng tráng của thi pháp thể loại sử thi anh hùng.
2. Kĩ năng
- Đọc(kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ

- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc
yên vui của cả cộng đồng.
II. NHỮNG KNS CƠ BẢN
- Tự nhận thức về mục đích chiến đấu của ĐS và vị trí, sức cảm hoá của cá nhân đối với cộng đồng.
- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của cá nhân về vẻ đẹp của người anh hùng chiến
trận theo đặc trưng của sử thi anh hùng.
- Tư duy sáng tạo: trình bày cảm nhận của cá nhân về mục đích chiến đấu cao cả của người anh
hùng.
III - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGV, SGK, giáo án, giảng văn VHVN, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng.
IV – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu vấn đề, trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi
V - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Sử thi là gì? Có mấy loại sử thi? Em hãy kể tên một số tác phẩm sử thi mà anh chị
biết?
Trả lời : - Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp,
xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn
diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.
- Có 2 loại sử thi: + Sử thi anh hùng: Đăm Săn, Đăm Di, Sinh Nhã…
+ Sử thi thần thoại: Đẻ đất đẻ nước, Cây nêu thần…
24
Hå V¨n T×nh – Trêng THPT B¾c Quúnh Lu
3. Bài mới
Nếu người Thái ở tây Bắc tự hào về truyện thơ Tiễn dặn người yêu của họ bao nhiêu thì đồng
bào Ê-đê Tây nguyên cũng tự hào về sử thi Đăm Săn của họ bấy nhiêu. người Ê-đê cho rằng mỗi
khi được nghe kể Đăm Săn thì từ lúc mặt trời lặn cho đến lúc mặt trời lên vẫn thấy người nghe ngồi
nguyên một chỗ chăm chú yên lặng. Để thấy rõ điều đó, chúng ta tìm hiểu sử thi Đăm Săn với đoạn
trích Chiến thắng Mtao Mxây.

Hoạt động GV và HS Nội dung cần đạt
GV: Phần tiểu dẫn trình bày những nội
dung gì? Nêu cụ thể?
HS trả lời, GV chốt lại.
GV: Đăm Săn thuộc loại sử thi nào?
Giới thiệu phần tóm tắt SGK
GV cho HS đọc phân vai, giọng đọc hào
hùng, rắn rỏi đúng với đặc điểm của nhân
vật sử thi.
GV: Trong đoạn trích có nhiều tình tiết, hãy
tóm tắt mỗi tình tiết bằng một câu và sắp
xếp theo trật tự trước sau của truyện kể?
HS tóm tắt, GV nhận xét.
GV: Thái độ của ĐS và MM được miêu tả
ntn ở đầu đoạn trích?
HS trả lời.
I. Tiểu dẫn.
1.Thể loại sử thi DG
Gồm 2 loại:
- Sử thi thần thoại: sự hình thành vũ trụ, sự ra đời
của muôn loài, nguồn gốc của dân tộc, sự sáng tạo
văn hoá…
- Sử thi anh hùng: miêu tả sự nghiệp và chiến công
của người anh hùng trong khung cảnh những sự kiện
lớn có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.
2. Sử thi Đăm Săn
- Là thiên sử thi anh hùng tiêu biểu của dân tộc Ê-đê
nói riêng và kho tàng sử thi dân gian nước ta nói
chung.
- Tóm tắt: SGK

3. Đoạn trích Chiến thắng Mtao-Mxây
* Vị trí đoạn trích: Nằm ở giữa tác phẩm, kể về cuộc
giao chiến giữa đăm Săn và Mtao Mxây. Đăm Săn
chiến thắng, cức được vợ và thu phục được dân làng
của tù trưởng Mtao Mxây.
II. Văn bản.
1. Đọc – hiểu khái quát.
2. Đọc – hiểu chi tiết.
3. a. Cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
- Thái độ của Đăm Săn và Mtao Mxây:
+ Đăm Săn: khiêu chiến, thách thức và kiên quyết
trước kẻ thù.
* Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi
đọ dao với ta đấy!
* Ngươi ko xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên…cho mà
xem.
+ Mtao Mxây lúc đầu còn ngạo nghễ: Ta ko xuống
đâu… Ta đang còn bận ôm vợ hai chúng ta… nhưng
sau run sợ và buộc phải xuống giao đấu với Đăm
Săn: Khoan, diếng, khoan để ta xuống…ta sợ ngươi
đâm ta.
25

×