Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HỘI HỌA PHÚ HÀ MỘT CẢM XÚC RIÊNG pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.86 KB, 5 trang )







HỘI HỌA PHÚ HÀ MỘT CẢM XÚC RIÊNG



“Người làm sao, chiêm bao làm vậy”. Nhưng không hề dễ khiến cho hội họa của
mình được chính là “chiêm bao” của mình.
Người họa sĩ lao động rất vất vả, ngày lại qua ngày, tháng lại qua tháng, năm lại
qua năm. Tôi biết Phú Hà chỉ làm nghề, không làm gì khác. Anh say nghề và trằn
trọc rất nhiều. Có ngày chợt nhận thấy mình, có ngày bỗng chợt lại không. Lao
động lầm lũi với một tâm tư sáng rõ, rồi từ từ bắt vào mạch cảm xúc riêng, và một
dòng tranh mới ra đời.
Đối với người họa sĩ thì vẽ là hạnh phúc, nhưng niềm hạnh phúc ấy đầy cam go,
bởi vì cảm hứng và mạch sáng tạo không tự nhiên xuất hiện khi người họa sĩ cầm
cây cọ lên, đối diện với tấm toan trắng. Triển lãm lần này là mạch lao động hai
năm liền của Phú Hà. Dường như cảm xúc của anh đã tìm gặp được hình thức biểu
hiện thích hợp, làm cho anh thỏa nguyện nên mạch vẽ thông suốt, thoải mái.
Thoáng nhìn cái cách thành lập mô típ trên tranh anh, cách anh phối sắc tươi tắn,
thì dễ liên tưởng ngay đến thể loại “tranh trang trí”. Nhưng hãy nhìn sâu thêm,
chậm lại một chút thì sẽ cảm nhận được một niềm rung động hội họa rất riêng.
Đô thị và đời sống của đất nước những năm tháng gần đây có luồng sinh khí mới.
Diện mạo tinh thần của người Việt dường như cũng tỏa ra một khí sắc mới. Người
Việt muôn thủa vẫn là người Việt, nhưng người Việt hôm nay không phải là bản
đúc của người Việt thế kỷ trước. Sự phát triển, thay đổi của đời sống và cảnh vật,
đương nhiên có tác động mạnh mẽ đến con người.
Và sự thay đổi ấy hiện lên trong cảm xúc của hội họa như thế nào? các cuộc trình


bày, sắp đặt, hay là sự thể hiện bằng hình thức của các trường phái nước ngoài chỉ
gây được ấn tượng về một nỗi khát khao chứng tỏ mình không thua kém, hay sự
sốt ruột của một bản lĩnh chưa kịp trau dồi cho đầy đặn. Chúng ta trân trọng văn
hóa chung của nhân loại, nhưng phải nên đặc biệt trân trọng nét văn hóa riêng của
người Việt, vì chúng ta là người Việt.
Hội họa của Phú Hà lúc này chưa đại diện cho một bản sắc, nhưng đã là một sắc
thái riêng, gần gũi với những cảm hứng của con người hiện tại. Người Việt Nam
của ngày hôm nay, chính là hiện thân của bốn chữ: dân tộc hiện đại.
Mượn các đề tài dung dị để chuyên chở tâm ý và phô diễn cảm xúc, cách của Phú
Hà làm nghề là như vậy. Nhận thấy rõ con mắt của người đô thị nhìn vào sự vật,
nhìn vào đời sống.
Nhìn bằng cảm hứng động và đa chiều, cái nhìn ấy lan ra ngoài khuôn của tấm toan
tạo nên niềm hân hoan vượt lên trên những trắc ẩn. Niềm hân hoan chắc hẳn không
xuất phát từ sự thỏa mãn cuộc sống riêng, nó được khởi lên từ một tâm tình thẩm
thấu niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống. Có thể nhận ra những trăn trở
thường nhật còn đó, nó luồn ở bên trong cấu trúc nền, ẩn hiện và dường như đẩy
cho các mô típ chính động lên, vui lên.
Là chủ nhiệm “câu lạc bộ sáng tác trẻ” của Hội Mỹ Thuật thành phố Hồ chí Minh
trong nhiều năm, có vẻ như Phú Hà “trẻ mãi không già”. Tranh của anh tỏa ra sự
sảng khoái từ những cảm thức mới mẻ của bố cục, mầu sắc và nhịp điệu.
Hình như trong hội họa, “tìm tòi sáng tạo” là một khoảng không gian độc lập với
cá thể sáng tạo, không phải cứ là họa sĩ thì lập tức bước vào đó được. Vẽ mãi, rồi
chợt nhận thấy rằng mình thực ra chưa đặt chân vào bên trong cái khoảng không
gian đó. Mình vẫn chỉ là loay hoay, phải trút nhiều tâm ý và thời gian khai phá một
lối nhỏ cho riêng mình để thâm nhập vào bên trong. Và, bên trong thì không phải
lúc nào cũng tràn đầy không khí. Không ít lúc nghẹt thở.
Lối nhỏ của Phú Hà đã mở, anh bước vào thử thách mới của “tìm tòi sáng tạo”.
Mong sao cái “lò luyện đan” vừa ngọt ngào vừa khắc nghiệt của cuộc lao động
riêng anh sẽ cho ra nhiều hơn nữa những tác phẩm mang đậm dấu ấn riêng anh, để
cổ vũ cho cuộc sống, để cống hiến cho đời.


×