Cơ sở hạ tầng cảm xúc trong tổ chức
Một công ty thành công là công ty mà tại đó bạn sẽ tìm thấy
những nhân viên có chuyên môn cao và những công cụ giúp
họ áp dụng tốt kỹ năng của mình.
Trong một doanh nghiệp thực sự
thành công, ngoài hai yếu tố kể
trên, bạn còn phải tìm thấy ở đó
những lãnh đạo tài năng và đội
ngũ nhân viên làm việc tận tuỵ
để cả hai bên cùng chia sẻ trách nhiệm ràng buộc với nơi mình
làm việc. Đó chính là cái được gọi là cơ sở hạ tầng cảm xúc cơ
sở hạ tầng thứ ba ngoài cơ sở hạ tầng vật chất và trí tuệ.
Để đảm bảo doanh nghiệp của bạn đạt được những thành công
thực sự, với vai trò là người lãnh đạo, bạn nên tuân theo 8
nguyên tắc sau:
1. Gần gũi
Lãnh đạo là những người xuất hiện khi cần. Những lãnh đạo
thông minh nên hiện hữu để giúp đội ngũ nhân viên cập nhật
thông tin thường xuyên và tạo ra những cơ hội để trò chuyện với
nhân viên. Người lãnh đạo gần gũi là người luôn nhận thấy đúng
lúc đâu là những ưu thế của người lãnh đạo tại bất kỳ nơi nào.
2.Giao tiếp tốt
Lãnh đạo là những người cởi mở, chân thật, và biết cách giao
tiếp với mọi người xung quanh. Họ sử dụng vô số kênh giao tiếp
khiến đối tác phải tham gia, cộng tác trong cuộc trò chuyện ấy, và
biết cách làm thế nào để làm chủ những cuộc nói chuyện kế tiếp.
3. Những nghi thức có một không hai
Những câu chuyện và nghi thức cụ thể không chỉ làm cho một
công ty trở nên độc đáo và duy nhất mà còn tăng cường những
quan niệm và tư tưởng trong công ty. Những yếu tố tưởng tượng
và quan liêu nghi thức được truyền tải bởi những nhà lãnh đạo sẽ
mang lại mục đích và ý nghĩa nào đó đối với nhân viên. Họ dành
cho nhân viên cảm giác rằng họ là một phần của điều đặc biệt
xây dựng lên niềm kiêu hãnh và đam mê.
4. Gắn bó khi hoạn nạn
Rất nhiều tổ chức đã sụp đổ khi khó khăn xảy ra liên tiếp và để lại
hậu quả nặng nề, nhưng một tổ chức gắn bó với nhau bằng tình
cảm thì những thành viên trong đó sẽ cùng chung vai gánh vác,
“vực” công ty dậy và dần trở nên mạnh hơn. Nghịch cảnh hay khó
khăn hoạn nạn mang lại cho người lãnh đạo cơ hội hiếm hoi để
chứng tỏ với nhân viên rằng họ thành thật quan tâm, lo lắng đến
nhân viên.
Ví dụ như hãng hàng không Southwest Airlines trong vụ khủng bố
11/9 tại Mỹ năm 2001. Trong khi các hãng hàng không tên tuổi
khác buộc phải cho không ít nhân viên nghỉ việc thì Southwest
ngược lại, những lãnh đạo điều hành của hãng đã quyết định
không nhận lương của mình để chi trả lương cho nhân viên.
5. Những hệ thống hỗ trợ tình nguyện
Những nhà lãnh đạo nên để những mạng lưới xã hội mang tính
chất khuyến khích phát triển một cách đa dạng, phong phú trong
tổ chức của mình. Lãnh đạo cần tạo cơ hội để bản thân họ cũng
như nhân viên kết nối với thế giới bên ngoài và làm việc một cách
hiệu quả như những người kết nối nhằm “nhập khẩu” những ý
tưởng có giá trị và phổ biến những kỹ năng tốt nhất trong tổ
chức.
6. Một tầm nhìn táo bạo
Công ty có một tầm nhìn tương đối táo bạo và đầy tham vọng, đôi
khi còn quá viển vông. Và tầm nhìn táo bạo này đúng hơn là một
nhận định về nhiệm vụ, nó bao gồm “cộng đồng tầm nhìn” tổng
thể mà người lãnh đạo đưa ra. Bởi vì con người ta rút ra bài học
từ những mục tiêu đầy thử thách rằng: “Cộng đồng tầm nhìn giúp
họ đặt ra các nghi vấn với tầm nhìn đã được vạch ra, duy trì sự
hiện hữu của tầm nhìn đó và đưa nó lên vị trí nổi bật hoặc chìm
vào quên lãng”.
7. Những giá trị sâu sa hơn
Khi tầm quan trọng được đặt trên những giá trị ngoài cấp độ công
ty, nhân viên sẽ cảm thấy có sự ràng buộc, gắn kết hơn với tổ
chức. Lúc này người lãnh đạo cần tuân thủ một số nguyên tắc
sau: đảm bảo những giá trị phải phù hợp với những thời điểm
thay đổi, và họ phải sống dựa trên những giá trị được chọn làm
biểu tượng cho tổ chức và khuyến khích ý kiến phản hồi.
8. Tính độc nhất tối cao
Nếu như gia nhập vào một tổ chức một cách dễ dàng, nhân viên
sẽ không có mối ràng buộc sâu sắc với nó. Như chúng ta vẫn
thường hay nói “dễ đến thì cũng dễ đi”. Ngược lại, nếu trải qua
nhiều khó khăn mới có thể “thâm nhập” vào một tổ chức thì sau
đó người ta sẽ cảm thấy quan tâm đến tổ chức hơn.