Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xóm hội họa giữa lòng Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.57 KB, 5 trang )

Xóm hội họa giữa lòng Hà Nội


Làng Bắc Cầu nằm giữa hai dòng sông Hồng, sông Đuống thơ mộng đang trở
thành nơi hội tụ của những tâm hồn đam mê hội họa. Hiện đã có gần 20 họa sỹ tìm về
sinh sống và làm việc tại đây.

Mảnh đất có hình ngòi bút

Mảnh đất mà chúng tôi muốn nói đến ấy chính là làng Bắc Cầu, phường Ngọc
Thụy, quận Long Biên. Chỉ cách cầu Long Biên 3 km nhưng nơi đây như hoàn toàn là
một thế giới khác, một không gian khác.


Bước vào đầu làng là showroom và studio của họa sỹ Trần Phi Trường. Ông
sinh năm 1953, hiện là giảng viên trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội,
chuyên về tranh sơn mài. Ông cũng từng đoạt hàng loạt giải thưởng như: Triển lãm
Mỹ thuật Thủ đô 2003, Triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam 2004…

Cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm của Trần Phi Trường thường là những
con người bình dị trong đời sống thường nhật như cảnh hội làng, một phố cổ Hà Nội
lặng lẽ, những cô gái trong đêm trăng, một làng quê yên bình với những mái nhà, con
đò, dòng sông. Tất cả đều toát lên một cảm giác yên bình, thanh thản.

Họa sĩ bảo: “Tôi đã từng đi rất nhiều nơi tại Hà Nội để tìm một chốn “nương
thân”, để mình có thể yên tĩnh sáng tác nhưng sau bao năm chuyển hết chỗ này đến
chỗ khác, bây giờ mới tìm được một không gian sống mà mình cảm thấy tâm đắc.

Mặc dù chỉ bên kia sông thôi là trung tâm Hà Nội ồn ào, náo nhiệt nhưng bên
này đã là một không gian đối lập hoàn toàn, không gian của những làng quê Bắc Bộ.
Con người cũng giản dị, mộc mạc và chân tình như chính những ngôi nhà, những con


đường nơi đây.

Đối với người họa sỹ nói riêng và những người nghệ sỹ nói chung, không gian
sống là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và cảm hứng sáng
tạo. Đây cũng chính là nơi hợp lưu của hai con sông Hồng và sông Đuống, nó có hình
như ngòi bút nên chúng tôi thường nói vui rằng có lẽ vì vậy mà hợp với những người
cầm cọ chăng?”.

“Đất lành chim đậu”

Trần Phi Trường dẫn chúng tôi đi sâu vào trong xóm. Con đường làng lát bê
tông sạch sẽ, một bên là những căn nhà ngói đơn sơ với mảnh vườn rộng thênh thang,
một bên là ruộng ngô xanh rờn. Quả thật ở Hà Nội rất khó có thể tìm được một nơi
thanh bình như thế này.

Dừng chân trước một ngôi nhà ngói ba gian cũ kỹ với khoảng sân đã lác đác rêu
xanh, một vườn chuối um tùm, nhà của họa sỹ Phạm Hồng Quang, sinh năm 1975, quê
ở Hải Dương, chuyên tranh khắc gỗ, kim loại và sơn dầu. Những bức tranh của Hồng
Quang chỉ thoạt nhìn đã thấy sự kiên trì, tỉ mỉ của một người làm nghệ thuật nghiêm
túc. Mặc dù gia đình ở nội thành nhưng mỗi sáng Quang thích được phóng xe sang
đây, bắt đầu một ngày làm việc mới. Đến chiều lại trở về.

Căn nhà của họa sĩ Hồng Quang rộng 90m2, có sân vườn, mà giá thuê chỉ
300.000/tháng. Nơi đây xa thành phố nên sinh viên và người lao động không thích
thuê. Song với người họa sỹ thì dường như họ đã tìm được một không gian lý tưởng
riêng, giúp mình tách khỏi cuộc sống đời thường, có nhiều thời gian để dành cho nghệ
thuật hơn. Chả thế mà một cô họa sỹ trẻ vừa đến Bắc Cầu đã nằng nặc muốn thuê căn
nhà ở ngoài bãi, chỗ xung quanh chẳng có bóng ngôi nhà nào liền kề.

Cách nhà của họa sỹ Hồng Quang không xa là căn nhà của họa sỹ Lê Huy

Hoàng (SN 1967) và Bùi Trọng Dư (SN 1976). Sắp tới Huy Hoàng sẽ có cuộc triển
lóm tranh cùng một hoạ sĩ Hà Lan, dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng tháng 10/2007.

Huy Hoàng bảo: “Một danh họa nổi tiếng thế giới từng nói rằng, tôi không vẽ
ba ngày cũng không ai biết nhưng nếu tôi không vẽ một ngày thì tôi biết là mình
không vẽ. Do đó người họa sỹ cần phải làm việc liên tục, muốn như thế cần có một
không gian tách biệt.

"Trước đây tôi sống ở một nơi khác nhưng những vướng bận đời thường, sự ồn
ào, náo nhiệt khiến mình không thể tập trung làm việc. Chỉ ở đây mình mới thực sự có
khoảng trời riêng để cầm cọ. Còn lại là niềm đam mê, điều này thì dường như là máu,
là hơi thở. Cách đây không lâu, có một nữ họa sỹ Italia đến nhà tôi chơi và cứ tha thiết
xin được ở lại vì quá thích không gian và phong cảnh nơi đây”.

Chếch về phía bờ sông Đuống, vẫn trên địa phận làng Bắc Cầu là xưởng vẽ của
họa sỹ - nữ Phật tử Ngô Thúy (SN 1974). Ngay sau nhà chị là xưởng vẽ của họa sỹ thư
pháp Lê Quốc Việt (SN 1972).

Bên cạnh đó, tại đây còn có xưởng vẽ của vợ chồng họa sỹ Nguyễn Văn Cường
- Đinh Thắm Poong, Vũ Dân Tân, Lê Hồng Thái… Sống giữa cộng đồng họa sĩ như
vậy, ngoài lúc làm việc, họ còn có điều kiện để nói chuyện về hội họa, nghệ thuật.
“Điều này rất quan trọng, khi những người bạn có không gian để nhận xét, góp ý cho
đứa con tinh thần của mình hoàn thiện hơn”.

Mong rằng, giống như xóm nghệ sỹ Montmatre của Paris, mảnh đất này sẽ giúp
cho các tài năng hội họa có thời gian và không gian để phát huy khả năng sáng tạo của
mình. Và từ đây sẽ có nhiều bức họa nổi tiếng ra đời.

×