Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

THỂ HIỆN VÀ THƯỞNG NGOẠN MỸ THUẬT TRANH BIẾM HOẠ KHÔNG HỀ ĐƠN GIẢN pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.22 KB, 12 trang )

THỂ HIỆN VÀ THƯỞNG NGOẠN MỸ THUẬT TRANH BIẾM HOẠ
KHÔNG HỀ ĐƠN GIẢN


Hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có tranh cười giải trí. Tranh cười trên báo trào
phúng thoạt đầu chỉ nhằm chê bai, giễu cợt những thói hư tật xấu trong sinh hoạt
đời thường, và dù cái cười có điêu ngoa, cay độc thì dư luận cũng dễ bỏ qua bởi
giới thượng lưu thường tỏ ra cao thượng, “không thèm chấp” các bài viết, các tranh
vẽ của những tờ báo “lá cải”, loại báo chỉ dành cho tầng lớp bình dân...


Tuy nhiên ở châu Âu, từ khi nhiều nhà nước pháp quyền được thiết lập, những
quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do hoạt động các đảng phái được bảo đảm (ở
những mức độ khác nhau và còn nhiều điều nặng tính hình thức) thì phần lớn tranh
cười trên báo chí đã nâng cấp, thể hiện rõ rệt, sâu sắc tính phản biện chính trị, xã
hội ở tầm quốc gia, quốc tế, và cũng từ đó loại tranh này được mang danh biếm
họa.
Tất nhiên trong mơi trường chính trị xã hội có tính cạnh tranh khốc liệt như ở
phương Tây thì biếm họa cũng được các nhóm lợi ích khác nhau mà tiêu biểu là
những tập đoàn kinh tế, những đảng phái chính trị... khai thác triệt để để xăm soi,
chế giễu, đả kích và thậm chí là vu cáo, bơi nhọ đối thủ. Tuy nhiên có những họa sĩ
biếm giầu trí tuệ, coi trọng danh dự, có trách nhiệm cao đối với sự phát triển lành
mạnh của xã hội và toàn thế giới đã vượt qua mọi sự ràng buộc lợi ích cá nhân, cục
bộ, dùng biếm họa làm vũ khí đấu tranh chống lại các thế lực cường bạo, tham
nhũng, cực đoan hiếu chiến... Cũng chính bởi có khả năng và dũng khí phát hiện,
phê phán, lên án, cảnh báo những mặt trái trong quá trình phát triển xã hội mà nhân
dân đã tôn vinh những họa sĩ biếm đó là trí thức (intelligentsia), và có lẽ chính mơi
trường cạnh tranh, đấu tranh quyết liệt ở châu Âu là một trong những động lực cơ
bản để tạo nên đặc tính say mê, hăng hái phê phán xã hội của tầng lớp trí thức
phương Tây cũng như tạo nên linh hồn của tư tưởng phương Tây.



Với truyền thống đấu tranh cho tự do, bình đẳng trong xã hội, lại được luật pháp
bảo vệ, bởi thế họa sĩ biếm phương Tây không hề kiêng dè, phân biệt đối tượng để
đưa vào biếm họa, dù đó là tổng thống hay chúa trời... Tuy nhiên trong thực tế,
việc giễu cợt, phê phán đả kích đối tượng, sự việc, khơng đúng mức và các thủ
thuật hư ảo, bóp méo, thổi phồng... khơng hợp lý, khơng đúng tầm thì cũng dễ
phạm luật và họa sĩ biếm sẽ bị khép tội bơi nhọ, vu khống hoặc kích động gây rối
trật tự xã hội.
Hiện tại có những quan điểm khác nhau trong việc đánh giá giá trị của tranh biếm
họa, riêng cá nhân tơi thì cho rằng tranh biếm họa phải đạt được hai yêu cầu sau:
- Đưa ra được thông tin tiêu biểu có khả năng thu hút, lơi cuốn người xem và có
khả năng góp phần định hướng tích cực cho nhận thức và thái độ của người xem
(xã hội) đối với vấn đề (thông tin) nêu ra.
Vấn đề nêu ra có thể đang diễn ra hoặc đã diễn ra (nhưng vì lý do nào đó bị chìm
lấp) hoặc có thể sẽ diễn ra và gây hậu quả lớn (theo dự đốn, dự báo của họa sĩ).
Thơng tin và định hướng cho nhận thức, thái độ của người xem được họa sĩ thể
hiện bằng sự tổng hợp do phối kết hợp giữa các yếu tố của bức tranh, đó là câu chữ
(lời), là hình vẽ, màu sắc, mảng khối và cần cả một bố cục đặc sắc.


Về câu chữ (phần lời), do trước đây cho rằng trình độ dân trí thấp, cần có sự hỗ trợ
giảng giải ý nghĩa cho người xem nên tranh biếm thường nhiều lời và như vậy vơ
hình chung đã làm giảm kịch tính của bức tranh hoặc biến tranh biếm họa thành
tranh minh họa hay tranh truyện. Tuy nhiên nói như vậy, khơng có nghĩa là chỉ có
biếm họa khơng lời là hay nhất, là đỉnh cao. Vấn đề là sử dụng phần lời đúng mức,
đúng chỗ, đắt nghĩa, tạo thành “ngịi nổ” gây cười lại có hiệu quả cao hơn.
Về hình nét, mầu, mảng... hiện có nhiều xu hướng, phong cách khác nhau, có xu
hướng coi trọng hình họa, coi trọng cái đẹp mỹ thuật, và với thẩm mỹ này thì biếm
họa quá gần tranh mỹ thuật và họa sĩ lại phải dựa nhiều vào phần lời để tạo ra kịch
tính; một hướng khác là đơn giản tối đa đường, nét, hình khối, mầu sắc, rất gần với

phác thảo, ký họa... Đôi khi từ đơn giản đi tới cẩu thả đã làm giảm sự thu hút người
xem.
Theo tôi, họa sĩ biếm phải nắm vững hình họa, luật xa gần nhưng cần mạnh dạn
khai thác mọi thủ thuật khoa trương, bóp méo hình thể, xóa bỏ ranh giới khơng
gian, thời gian, tạo sự hư ảo cho cảnh sắc... họa sĩ có thể biến hóa con người thành
con vật, đồ vật hoặc ngược lại, cũng có thể cho người cổ xưa hoặc ở thế giới khác
giao tiếp với người đương đại của thế giới thực; với họa sĩ có tri thức cao, giầu vốn
sống cịn có thể khai thác các yếu tố lịch sử, truyền thuyết, truyện cổ tích, dân gian
hoặc cho “nhái lại” hoặc đối chứng giữa nội dung bức tranh với các sự kiện và các


nhân vật nổi tiếng trong thế giới thông tin... Làm được như vậy sẽ gia tăng sự cuốn
hút người xem đồng thời tạo được “đất diễn” để thể hiện bản sắc dân tộc, thể hiện
tính hiện đại cũng như thể hiện tình cảm hội nhập quốc tế.
- Yêu cầu thứ hai cần có đối với biếm họa là phải gây được tiếng cười đặc biệt cho
người xem. Nói đặc biệt so với thơng thường là tiếng cười ấy đã có suy nghĩ của
người xem, đã thể hiện thái độ văn hóa, thái độ chính trị của người xem, và tiếng
cười của người xem cũng thể hiện sự đồng cảm, đồng thuận với họa sĩ trong việc
xem xét, đánh giá vấn đề đã được đưa ra.
Thông tin, thông điệp của họa sĩ thơng qua tiếng cười có sức mạnh đặc biệt, nó đưa
những đối tượng bị phê phán, lên án vào thế lúng túng, cơ lập, rất khó lựa chọn các
hình thức phản kháng; nếu đối tượng phản ứng theo cách thơng thường thì dễ rơi
vào tình huống “lạy ơng tơi ở bụi này” hoặc bị đánh giá là kém hiểu biết, là cố
chấp... Như vậy việc gây được tiếng cười có văn hóa, có chính trị cho người xem là
đặc trưng nổi bật nhất của tranh biếm họa, và nếu khơng làm được điều này thì
biếm họa dễ trở thành loại tranh cổ động (AFIC).
Để tạo được tiếng cười cho người xem, người họa sĩ cũng phải khai thác những
yếu tố của bức tranh như đã nêu ở trên, tuy nhiên điều quan trọng ở đây là sự sắp
xếp, bố trí khéo léo để tạo được các cặp đối kháng, xung đột giữa thực và hư, giữa
hợp lý với bất hợp lý.



Nhằm làm rõ hơn những phần trình bày ở trên, xin đưa ra ba bức biếm họa để trao
đổi cùng bạn đọc.
+ Bức thứ nhất, phê phán những cán bộ, đảng viên có chức quyền, ngộ nhận vị thế
của mình, coi thường một trong những biện pháp quan trọng trong việc tu dưỡng
bản thân cũng như xây dựng củng cố tổ chức đảng, là thực hiện “phê bình và tự
phê bình”.
Nếu chỉ thể hiện một ơng cán bộ to lớn, nói lời hunh hoang thì rất bình thường,
nhạt nhẽo, khơng cuốn hút người xem. ở đây họa sĩ đã khai thác một khía cạnh tơn
giáo phương Đơng, coi ơng Giời là cao nhất về vị thế, có quyền quyết định mọi
việc trong trời đất; tác giả lại khai thác thêm truyện dân gian “Cóc kiện Trời” để có
Cậu Cóc là bậc bề trên của ông Giời! Và vị cán bộ huyênh hoang coi thường tổ
chức, kỷ luật tới mức như vậy thì chỉ có thể là “Cậu Cóc”.
+ Bức thứ hai, lên án việc làm hàng giả. Tác giả chọn thứ hàng rất nổi tiếng và rất
khó làm giả là chai rượu Napoleon (ấy thế ở ta vẫn làm giả được!) và điều kỳ thú là
chính danh tướng – hồng đế nước Pháp “Napoleon Bonaparte (1769-1821) đã
sang nước Việt, ngồi tại quán rượu bên bờ hồ Hoàn Kiếm để thưởng thức và phát
hiện ra chai rượu giả! Ông ta lại còn khen cái tài làm rượu giả ở Hà Nội!!!


Rõ ràng bức tranh có những điều phi lý như rượu mang nhãn Napoleon chỉ ra đời
sau khi vị hoàng đế đã chết. Vậy tại sao ở đây hoàng đế lại được uống thứ rượu
mang tên mình! Một điều nữa là ơng vua này chưa bao giờ biết có vùng đất mang
những tên Đàng Trong, Đàng Ngoài lúc sinh thời, càng không thể sống tới ngày
nay để tới uống rượu ở nước Việt Nam đã đổi mới.
Nhưng những phi lý như thế cộng với việc sử dụng tên tuổi, hình ảnh của
Napoleon đã làm gia tăng sự thu hút và gây ấn tượng mạnh cho người xem.
+ Bức tranh thứ ba, tố cáo, lên án quan chức địa phương bị khống chế bởi đại gia,
đã quá hăng hái thu hồi bừa bãi ruộng đất của nông dân. Trong tranh thể hiện nữ

đại gia mập mạp, xinh đẹp với túi sách căng phồng tiền, cưỡi lên vai, lên cổ ông
quan tỉnh giống như nữ tướng thúc voi ra trận. Bức tranh tạo sự đối ngịch giữa bộ
mặt thanh thản, mãn nguyện của nữ đại gia (bà chủ) với hành động căng thẳng thực
thi của ơng quan đã đóng vai kẻ đầy tớ; một đối nghịch khác được nêu ra là cái tên
của dự án “khu nghỉ dưỡng Thiên đường” với cảnh “chạy loạn” của những người
nơng dân bị cướp đất... Chính những đối nghịch này đã tạo nên cái cười mỉa mai,
giễu cợt và sự phẫn nộ ở người xem.
Xem biếm họa của những danh họa nước ngoài, đặc biệt là ở phương Tây, ta thấy
họ thể hiện vượt trội sự thơng minh, hóm hỉnh, tranh của họ ln tạo ra sự kỳ ảo,
mới lạ, bất ngờ.Tuy nhiên ở một số họa sĩ biếm phương Tây, có lẽ do ngộ nhận về


sự tự do, dân chủ “Trong thế giới phẳng” đã không chú ý tới sự khác biệt giữa các
nền văn hóa, bởi vậy đã có những bức biếm họa gây phiền toái tới quan hệ giữa các
quốc gia và giữa các dân tộc. Điển hình năm 2007, báo Jyllands Posten của Đan
Mạch có tranh biếm họa về nhà tiên tri Muhammad dẫn tới những cuộc mít tinh
biểu tình phản đối gay gắt của một số quốc gia Hồi giáo; gần đây nhất, ngày 2-112011, tịa soạn của Tạp chí Pháp, Charlie Hebdo đã bị đánh bom xăng của người
Hồi giáo khi bìa Tạp chí là bức biếm họa về nhà tiên tri Muhammad.
Việt Nam đã thực hiện đổi mới và hội nhập quốc tế từ nhiều năm nay. Đảng và
Nhà nước đã khẳng định đường lối phát triển đất nước với mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng và văn minh; chính quyền đã thực hiện những
bước tiến mạnh mẽ trong việc công khai, minh bạch và xử lý nghiêm túc những tệ
nạn tham nhũng, lạm dụng chức quyền xâm phạm quyền tự do, dân chủ của người
dân, đua theo lối sống sa đọa, đua theo cách kiếm tiền bất chấp việc gây tổn hại tài
nguyên mơi trường, tổn hại tới đạo đức, văn hóa... của những quan chức biến chất.
Trong những thành tựu bước đầu đó có sự đóng góp của ngành thơng tin, văn hóa
nghệ thuật cũng như một số loại hình có tiếng cười phản biện gần gũi với biếm họa
như hài kịch, thơ văn châm biếm, đả kích... Rất tiếc là biếm họa với nhiều ưu thế
vượt trội trong phản biện, đấu tranh phòng chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, lại chưa
thực sự đứng vào đội ngũ tiên phong.



Về vấn đề người xem tranh biếm họa. Hiện nay, ở nước ta, qua thực tế cho thấy,
lượng người ham thích và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của biếm họa khơng nhiều
và có chiều hướng giảm sút. Về mặt lý thuyết ta hiểu rằng, không phải ai cũng ham
và hiểu được tranh biếm họa, muốn có điều đó thì người xem phải có khiếu hài
hước, phải có tri thức khoa học và vốn sống nhất định cũng như phải có sự quan
tâm tới thời cuộc với ý thức trách nhiệm công dân. Để làm rõ hơn vấn đề này xin
nêu ra mấy trường hợp sau đây:
- Hơn mười năm trước, thông tin, truyền thông nước ta chưa hội nhập thế giới sâu
rộng như hiện nay, tôi nhận được một tạp chí trào phúng từ Ba Lan gửi tặng. Bìa
tạp chí có biếm họa vẽ về sự ghen tng của vợ một thủy thủ. Để “đón tiếp” ơng
chồng đang lả lơi ôm eo một nàng tiên cá từ dưới bến về nhà, bà vợ với vẻ mặt cáu
giận đã đặt chảo mỡ rất lớn lên lò than chờ họ. Khi xem bức tranh này, một đồng
nghiệp là phó giáo sư, tiến sĩ tỏ vẻ ngạc nhiên đã hỏi tôi: “Thế này mang ý nghĩa
gì! Em chẳng hiểu gì cả”! Tơi chẳng vui gì khi phải giải thích cho đồng nghiệp về
bức tranh đó và qua trao đổi, mới hiểu rằng, anh ta chưa có khái niệm về “nàng
tiên cá”, bởi anh chưa từng đọc truyện của An-Đéc-Sen (Andersen 1805-1875),
chưa biết tới những truyền thuyết, những truyện cổ của Hy Lạp, La Mã...
- Một buổi sáng tại thành phố Hồ Chí Minh, trong qn cà phê nhạc Trịnh, tơi thấy
những bác xe ôm rôm rả trao đổi tin tức thời sự, nhiều bình luận khá sắc sảo và dí


dỏm; một số bác già và mấy người còn trẻ còn trao đổi cho nhau những tờ báo cười
và tỏ ra thích thú trước những bức biếm họa. Hỏi chuyện thì được biết, các bác đã
“mê tranh biếm họa” từ trước ngày thống nhất; thời ấy nhiều báo trong nước có
đăng biếm họa đồng thời cũng có mấy tờ biếm họa nước ngồi được nhập vào Sài
Gịn. Họ cho biết thêm, khi cịn nhỏ ít hiểu biết biếm họa, nhưng được gia đình
giảng giải, lại sớm được xem hài kịch, xem phim hoạt hình... nên dần dà “nghiền
biếm họa”. Qua cuộc gặp gỡ này tôi càng thông cảm hơn đối với những người

khơng có ham thích biếm họa (kể cả những vị quan chức và những người có bằng
cấp...). Nhiều thập kỷ chiến tranh, đói kém, quản lý ấu trĩ kéo dài, thông tin bị cô
lập, sự kiêu hãnh về sự ưu việt bị nhầm lẫn giữa mục tiêu, lý tưởng với hiện thực
đang phấn đấu đã tạo ra “vỏ bọc bê tông cốt thép” bao quanh “cái ta và chúng ta”
để rồi việc phê bình và tự phê bình chỉ cịn là hình thức. Cũng nhân bàn về biếm
họa, những kỷ niệm vẽ biếm họa trong những năm chiến đấu ở chiến trường Tây
Nguyên lại trở về với tôi. Hai lần đang dưỡng thương (cuối 1966 tại trung đoàn 88
và cuối năm 1968 tại trung đồn 95), Ban Chính trị của trung đồn đều kéo tơi lên,
biên chế vào tổ chức để soạn thảo tài liệu dân vận, địch vận, trong đó có cả việc vẽ
tranh cổ động tuyên truyền và vẽ biếm họa (dùng thuốc sát trùng xanh, đỏ, thuốc
ký ninh màu vàng và nhọ nồi mầu đen để thể hiện). Những biếm họa của tôi không
chỉ lên án, đả kích Mỹ, ngụy mà cịn chế giễu, phê bình lính ta trộm rau, bắt gà của
đồng bào... Biếm họa thời chiến như vậy mà vẫn được các thủ trưởng cho gửi tới


các đơn vị chiến đấu và tôi thực sự vui sướng được thấy đồng đội của mình hồ hởi,
thích thú đón nhận những bức biếm họa ấy.



×