Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chương 5 đánh giá lợi ích và chi phí dự án đầu tư công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.79 KB, 17 trang )

Tài chính Công
Chương 5: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG
Giả sử chính phủ đang xem xét dự án đầu tư công và phải xác định nên theo đuổi dự án nào.
Lý thuyết kinh tế học phúc lợi cung cấp khuôn khổ để giải quyết
: đánh giá hàm phúc lợi xã hội
trước và sau khi có dự án và xem xét phúc lợi có gia tăng không. Nếu có, nên thực hiện dự án,
phương pháp này đúng nhưng không hữu ích. Tuy nhiên, khối lượng thông tin cần thiết để nhận
diện và đánh giá một hàm phúc lợi xã hội là khổng lồ. Mặc dù, các hàm phúc lợi xã hội đáng giá
trong việc tư duy thông qua một số vấn đề mang tính ý niệm nhưng nó thường không giúp nhiều
cho những công việc hàng ngày trong việc đánh giá dự án. Kinh tế học phúc lợi tạo ra nền tảng
cho phân tích lợi ích – chi phí nhằm định hướng chi tiêu công.
Cũng như các vấn đề khác về phân bổ nguồn lực, đánh giá dự án đòi hỏi phải tìm được
phương án đầu tư hiệu quả nhất với những nguồn lực khan hiếm.
Trong chương này thì chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các nội dung
sau:
 Khái niệm phương pháp phân tích
 Những vấn đề cơ bản trong phân tích chi phí – lợi ích đầu tư công
 Phân tích lợi ích và chi phí dự án đầu tư công
5.1. Khái niệm phương pháp phân tích:
Quy tắc lựa chọn dự án dựa trên sự so sánh lợi ích mà nó mang lại với chi phí phải bỏ ra để
tìm ra những dự án thực sự có đóng góp ròng cho xã hội đã trở thành một phương pháp bắt buộc
đối với việc lựa chọn các dự án đầu tư. Phương pháp đó còn gọi là phân tích chi phí – lợi ích, là
một hệ thống các nguyên tắc thực tiễn được sử dụng để định hướng cho các quyết định chi tiêu
công cộng.
5.2. Những vấn đề cơ bản trong phân tích chi phí – lợi ích đầu tư công:
5.2.1. Xác định giá trị hiện tại và giá trị tương lai của dự án:
Bất kỳ một dự án đầu tư nào yêu cầu phải xem xét cẩn thận liệu đầu tư đó thuộc khu vực tư hay
Ngô Đức Chiến Trang 1/18
Tài chính Công
khu vực công. Phân tích dự án đầu tư phải chú ý đến thực tế là có một số chi phí sẽ bỏ ra trong


tương lai. Một trăm đôla hôm nay nhận được lớn hơn 100 USD nhận được trong tương lai. Thực
tế, cần thiết phải chiết khấu khoản thu tương lai để so sánh với thu nhập nhận được hôm nay.
Trong một dự án, các khoản chi phí và lợi ích phát sinh ở từng thời gian khác nhau, vì vậy cần
gắn kết các lợi ích (chi phí) tương lai lại với nhau. Lợi ích (chi phí) tương lai sẽ phải được chiết
khấu theo hiện tại. Giả sử, dự án có tuổi thọ là n năm, ước tính giá trị lợi ích tương lai của dự án là
B
1
, B
2
, …, B
n
. Với lãi suất r, thì hiện giá PV của lợi ích là:
PV =
Cũng cần thấy rằng, dòng lợi ích và chi phí của dự án đầu tư xuất hiện ở những thời gian khác
nhau. Chi phí của dự án cần được tách giữa chi phí đầu tư bán đầu (I
0
), tương ứng với khoảng thời
gian và chi phí (C
1
, C
2
, …, C
n
) phát sinh theo tuổi thọ của dự án. Như vậy, lợi ích thuần của dự án
được hiện gái như sau:
NPV = -I
0
+
Dự án đầu tư được xếp hạng tùy thuộc vào hiện giá thuần. Dự án tốt nhất là có giá trị NPV lớn
nhất.

Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu NPV:
NPV là một chỉ tiêu phổ biến nhất,được sử dụng rộng rãi trong phân tích dự án. Ưu điểm lớn
nhất là nó cho biết quy mô lợi nhuận của dự án trong suốt cả đời dự án. Tuy nhiên, việc tính toán
nó lại phụ thuộc rất lớn vào tỷ suất chiết khấu. Có thể với tỷ suất chiết khấu này thì dự án này được
ưu tiên hơn nhưng với tỷ suất chiết khấu khác thì dự án kia lại được lựa chọn.
Một nhược điểm khác nữa là chỉ tiêu này sử dụng được khi các phương án loại bỏ lẫn nhau có
cùng tuổi thọ. Khi các phương án có tuổi thọ khác nhau cần phải giả định rằng các phương án có
tuổi thọ ngắn hơn sẽ được đầu tư thêm cho đến khi nó có tuổi thọ ngang bằng với những phương
án khác. Vì thế, thời kỳ phân tích dự án sẽ là bội số chung nhỏ nhất của các tuổi thọ các phương
án. Ví dụ, nếu phương án X có tuổi thọ 3 năm, còn phương án Y có tuổi thọ 2 năm thì thời gian
Ngô Đức Chiến Trang 2/18
Tài chính Công
phân tích sẽ là 6 năm, trong đó dự án X được giả định sẽ đầu tư bổ sung thêm 1 lần, còn dự án Y sẽ
đầu tư bổ sung 2 lần.
Một sự lựa chọn khác, dự án đầu tư có thể xếp hạng dựa vào tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).
5.2.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ:
Tỷ suất hoán vốn nội bộ của dự án là giá trị của r, làm cho dòng lợi ích được chiết khấu bằng
chi phí vốn ban đầu. Những dự án có NPV cao thì cũng có IRR cao. Tuy nhiên, có nhiều lý do
chọn phương pháp thẩm định này so vơi phương pháp khác. Nhìn chúng, người ta thích phương
pháp thẩm định hiện giá ròng hơn so với tỷ suất hoàn vốn nội bộ, vì các lý do sau:
Thứ nhất: Không có lời giải duy nhất đối với tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Xét một dự án cụ thể,
được minh họa dưới đây, có 2 tỷ suất hoàn vốn nội bộ (10% và 20%).
Thời gian Dòng tiền được chiết khấu
t
0
t
1
t
2
-100

+230
-132
IRR = 10% hoặc 20%
Thứ hai, với những dự án loại trừ lẫn nhau, có thể dẫn đến tình trạng, dự án được chọn bởi tỷ
suất nội hoàn, nhưng không được chọn bởi hiện giá ròng. Trong hình vẽ dưới đây, hiện giá ròng
của hai dự án A và B biểu thị các tỷ lệ chiết khấu khác nhau, tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án B
cao hơn đối với dự án A.
NPV
0 c Tỷ suất r
Ngô Đức Chiến Trang 3/18
Tài chính Công
A B
Tuy nhiên, nếu NPV được tính toán với tỷ suất chiết khấu thấp hơn 0c, thì dự án A có NPV cao
hơn dự án B. Nếu mục tiêu là tối đa hóa NPV, ứng với tỷ suất chiết khấu ở mức thấp hơn điểm c,
thì NPV biểu thị dự án là đúng, nhưng dựa và IRR thì dự án không hợp lý. Kết luận là sử dụng
NPV dẫn đến lựa chọn dự án hợp lý hơn. Trong khi IRR cần được điều chỉnh để khắc phục hạn
chế của nó, thì NPV ròng thường được xem như là phương thức tốt nhất.
Phương thức xác định hiện giá ròng của dự án giúp cho việc trả lời câu hỏi: điểm khác nhau về
phân tích lợi ích và chi phí là gì? Trong khu vực công cũng như khu vực tư
5.2.3. Tỷ suất lợi tức và chi phí trong một dự án đầu tư:
Một chỉ tiêu nữa mà ít nhiều chúng ta đã đề cập đến là tỷ số lợi ích – chi phí. Nếu một dự án có
luồng lợi ích là B
0
, B1, B
2
, …, B
n
và luồng chi phí là C
0
, C

1
, C
2
, …, C
n
thì tỷ số lợi ích và chi phí
(BCR) là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích và giá trị hiện tại của chi phí. Về mặt toán học:
Một dự án có BCR > 1 sẽ được thông qua, còn dự án nào có BCR < 1 sẽ bị loại bỏ. Đó là vì
BCR > 1 cũng đồng nghĩa với việc NPV > 0 và ngược lại.
BCR =
BCR có ưu điểm nổi bật là nó cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Cũng như tiêu chuẩn
NPV, BCR luôn đưa ra một câu trả lời nhất quán về quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, sử dụng BCR cũng có thể dẫn đến sai lầm khi phải lựa chọn giữa các phương án
loại trừ lẫn nhau. Cũng như IRR, chỉ tiêu BCR không phản ánh được quy mô lãi ròng, vì thế nó dễ
dẫn đến bỏ qua những phương án có NPV cao nhưng BCR lại thấp. Hơn thế nữa, do thiếu một
ranh giới rõ ràng giữa chi phí và lợi ích nên chỉ tiêu này dễ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
những người lập dự án. Ví dụ xét một thánh phố đang nghiên cứu lựa chọn giữa 2 phương án xử lý
rác. Cách thứ nhất là chon rác, có B
I
= 250 triệu VND và C
I
= 100 triệu VND, nên BCR
I
= 2,5.
Ngô Đức Chiến Trang 4/18
Tài chính Công
Cách thứ hai là tái chế rác, có B
II
= 200 triệu VND và CI
I

= 100 triệu VND, nên BCRI
I
= 2. Thành
phố sẽ chọn phương án I vì nó có BCR lớn hơn. Tuy nhiên, trong khi tính toán, người thiết kế
phương án I đã quên không tính toán đến những thiệt hại cho mùa màng do việc chôn rác gây ra,
ước tính trị giá 40 triệu VND. Nếu 40 triệu VND này được tính như sự giảm sút về lợi ích thì BCR
I
= 2,1 và phương án này vẫn được ưu tiên hơn phương án II, nhưng nếu 40 triệu VND được coi như
sự tăng lên trong chi phí thì lúc này BCR
II
= 250/140 = 1,70 và phương án II lúc này được ưu tiên.
Sự mơ hồ này xuất phát từ chỗ bất kể khoản lợi ích nào cũng có thể được coi như “chi phí âm” và
ngược lại. Nhược điểm này không có trong chỉ tiêu NPV.
Tóm lại, các chỉ tiêu IRR, BCR tuy có thể là những chỉ tiêu hữu ích về mức độ chấp nhận được
của các dự án chi tiêu, nhưng bản thân chúng cũng có những hạn chế nhất định có thể đưa đến
những chỉ dẫn sai lầm. Vì thế, sử dụng chúng luôn phải kết hợp cùng với chỉ tiêu NPV và các chỉ
tiêu khác nữa.
5.3. Phân tích lợi ích và chi phí dự án đầu tư công:
5.3.1. Tỷ suất chiết khấu của khu vực công:
Việc tính toán chi phí, lợi ích và tỷ suất chiết khấu trong khu vực công không giống như khu
vực tư. Như đã phân tích ở trên, ở khu vực tư việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu phản ánh tỷ suất lợi
nhuận mà từng dự án mang lại. Trong khi việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu của các dự án trong khu
vực công thường ít nhận được sự nhất trí của các nhà hoạch định chính sách. Có thể đưa một vài
cách lựa chọn tỷ suất chiết khấu trong khu vực công.
Dựa vào khuôn khổ tối ưu của Pareto và lý thuyết tốt thứ nhì để xác định tỷ suất chiết khấu
khu vực công (tức là chi phí cơ hội). Nếu tất cả điều kiện để đạt hiệu quả Pareto được đảm bảo, thì
rất dễ để xác định tỷ lệ chiết khấu khu vực công. Chẳng hạn, nếu như thị trường hoàn hảo, không
có thất nghiệp và không có ngoại tác thì tỷ suất chiết khấu hợp lý là lãi suất tín dụng thị trường.
Tuy nhiên, có vấn đề nẩy sinh ở đây, do thị trường không hoàn hảo, nên một tỷ lệ chiết khấu
không thể thực hiện đầy đủ các chức năng được yêu cầu bởi khu vực công.

Ngô Đức Chiến Trang 5/18
Tài chính Công
Một cách tiếp cận khác, tỷ lệ chiết khấu phải phản ánh tỷ lệ sở thích thời gian của xã hội
(STP). Nghĩa là chỉ chấp nhận dự án có tỷ suất sinh lợi bằng với tỷ suất sinh lợi mà xã hội đánh
đổi giữa việc lựa chọn tiêu dùng trong hiện tại và tiêu dùng trong tương lai. Theo định nghĩa, hệ
số STP bằng với tỷ suất thay thế biên giữa tiêu dùng trong khoản thời gian hiện tại C
t
và tiêu dùng
trong thời gian tiếp theo C
t+1
. Sử dụng hệ số chiết khấu này sẽ định hướng khối lượng đầu tư mà
xã hội sẽ lựa chọn để đầu tư theo thời gian.
Giữa khái niệm sở thích thời gian xã hội và chi phí cơ hội có sựliên quan với nhau. Về lý
thuyết, có sự phân biệt rõ ràng đối với khái niệm chi phí cơ hội. Nếu như chi phí cơ hội là giá trị
sử dụng thay thế của nguồn lực được sử dụng trong một dự án đầu tư thì phải được thừa nhận rằng
không phải tất cả nguồn lực được sử dụng trong dự án đầu tư khu vực công đều được khu vực tư
sử dụng cho đầu tư. Ở chừng mực nhất định, các nguồn lực đó được huy động từ đánh thuế, một
phần lớn từ nguồn lực này được sử dụng tiêu dùng. Nếu như có sự khác biệt giữa giá trị của tiêu
dùng bị mất đi trong thời gian hiện tại (STP) và giá trị của việc sử dụng sự đầu tư tư nhân bị mất
đi (SOC) thì số tiền được chiết lấy từ đánh thuế nhất định phải được tách ra phần dành cho tiêu
dùng và phần dành ra cho đầu tư.
Sự tranh luận này dựa vào quan điểm của Marglin và Feldstein với tiêu chí cơ bản để lựa chọn
đầu tư PV
r
(B) > SOC(k) Và chi phí cơ hội xã hội của vốn bằng A.k, trong đó A là chi phí cơ hội
được chiết khấu theo tỷ suất STP của giá trị các yếu tố đầu vào được chuyển từ khu vực tư vào
khu vực công, k là số vốn chi tiêu của dự án bỏ ra trong một thời gian nhất định. Giá trị A được
thiết lập như sau:
A = θ
1

.(p/r)+(1 – θ
1
)
Trong đó:
θ
1
: là phần của k sẽ được đầu tư vào dự án tư nhân
(1 –
θ
1
): phần của k đem tiêu dùng
P: tỷ suất sinh lợi từ đầu tư biên theo thời gian của khu vực tư
Ngô Đức Chiến Trang 6/18
Tài chính Công
r: tỷ suất chiết khấu của STP
Xác định chi phí cơ hội của vốn đầu tư phải theo nguyên tắc: không phải tất cả các nguồn lực
được sử dụng trong khu vực công sẽ phản ảnh đầu tư bị mất đi trong khu vực tư. Trọng số được sử
dụng để tính toán được dựa vào phần dành cho tiêu dùng và phần dành cho đầu tư. Hiện giá của
nguồn lực dành cho tiêu dùng được xác định theo giá trị danh nghĩa, hiện giá của phần nguồn lực
dành cho đầu tư là giá trị thu nhập p được chiết khấu theo tỷ suất sở thích thời gian xã hội, r. Tuy
nhiên, Mishan phản bác lập luận này, ông ta cho rằng, chi phí cơ hội là cái gì đó có thể được thực
hiện với nguồn lực chứ không phải cái gì sẽ được thực hiện với chúng. Vì thế, tất cả các nguồn
lực có thể kiếm được thu nhập p hàng năm nếu được đầu tư và giá trị được chiết khấu theo tỷ lệ
p/r.
Trên thực tế, rất khó xác định tỷ lệ tiêu dùng và đầu tư được hy sinh trong các dự án của chính
phủ. Số tiền thu được từ các loại thuế khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến tiêu dùng và đầu
tư. Ngay cả trường hợp có đầy đủ các thông tin về ảnh hưởng của mỗi loại thuế đến hành vi tiêu
dùng và đầu tư của khu vực tư, thì cũng rất khó xác định nên dùng loại thuế nào để tài trợ dự án.
Những khó khăn như vậy làm giảm tính khả thi của cách tiếp cận này.
Tuy nhiên, đối với các dự án công, vấn đề thường thấy là tỷ suất chiết khấu xã hội thường thấp

hơn tỷ suất của các dự án khu vực tư. Có thể liệt kê một vài nguyên nhân dưới đây dẫn đến tỷ suất
chiết khấu xã hội thấp hơn:
 Sự quan tâm đến các thế hệ tương lai:
Trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách công là luôn quan tâm đến phúc lợi xã hội
không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn cho cả thế hệ tương lai. Trong khi khu vực tư, các nhà đầu tư
chỉ quan tâm đến phúc lợi của riêng mình. Nghĩa là do tính vị kỷ nên khu vực tư dành ít nguồn lực
cho tiết kiệm, vì thế họ sử dụng tỷ suất chiết khấu rất cao đối với các khoản thu nhập tương lai.
 Thuyết gia trưởng:
Thuyết gia trưởng cho rằng, xuất phát từ quy luật tâm lý cơ bản của con người là tính tư lợi
Ngô Đức Chiến Trang 7/18
Tài chính Công
hẹp hòi, nên khiến mọi người thiếu đi tầm nhìn xa để cân nhắc đầy đủ các lợi ích trong tương lai.
Do đó, họ tính chiết khấu các khoản lợi ích tương lai với tỷ suất rất cao. Pigou gọi đây là “sự
khiếm khuyết về tầm nhìn xa”. Khi tính tỷ suất chiết khấu xã hội chính phủ chỉ nên sử dụng tỷ
suất chiết khấu đối với các cá nhân mà họ đã nhận thức thấu đáo và tiên liệu được lợi ích trong
tương lai. Điều này gây ra sự tranh luận của thuyết gia trưởng, đó là: chính phủ ép người dân tiêu
dùng thu nhập ít ở hiện tại để có được nhiều lợi ích hơn trong tương lai, và như vậy, họ bắt buộc
phải cám ơn chính phủ vì giúp họ nhận thức được tầm nhìn xa như thế. Mọi cuộc tranh luận thuộc
thuyết phụ quyền luôn đặt ra câu hỏi có tính triết lý nền tảng là: khi nào thì những sở thích của
khu vực công trùng khớp sở thích của các cá nhân.
 Tính kém hiệu quả của thị trường:
Hoạt động của thị trường có thể vừa tạo ra ngoại tác tích cực vừa tạo ra ngoại tác tiêu cực.
Ngay cả trong trường hợp tạo ra ngoại tác tích cực, thị trường vẫn có thất bại trong việc cung cấp
không đầy đủ hàng hóa cho xã hội. Vì vậy, thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu thấp hơn tỷ
suất chiết khấu thị trường, chính phủ có thể khắc phục tính kém hiệu quả này của thị trường.
Một trở ngại lớn ở đây là làm thế nào để đo lường quy mô ngoại tác. Tuy nhiên, lý thuyết
ngoại tác gợi lên ý tưởng là càng có sự điều chỉnh và khắc phục khuyết tật thị trường thì càng làm
gia tăng quy mô lợi ích biên của ngoại tác.
5.3.2. Đánh giá lợi ích và chi phí trong các dự án đầu tư công:
Cho đến đây, chúng ta đã bàn đến những nguyên tắc cơ bản nhất để đánh giá một chương trình

hay dự án chi tiêu công. Cốt lõi của việc đánh giá này là so sánh lợi ích mà dự án mang lại và
những chi phí về nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra cho những dự án đó theo những tiêu thức chung
như NPV, IRR,… Tuy nhiên, để làm được điều đó đòi hỏi trước hết phải xác định và lượng hóa
được tất cả các khoản lợi ích và chi phí phát sinh. Phân này sẽ trình bày sơ qua những nội dung
đó.
Ngô Đức Chiến Trang 8/18
Tài chính Công
Nhận biết các loại chi phí và lợi ích:
Lợi ích và chi phí dự án có thể là lợi ích và chi phí thực hoặc chỉ là lợi ích hoặc chi phí chuyển
giao.
- Lợi ích thực là những lợi ích nhận được từ những người tiêu dùng cuối cùng của các dự án
công cộng. Nó phản ánh sự gia tăng trong phúc lợi của cộng đồng. Còn chi phí thực là những chi
phí về nguồn lực bị rút ra khỏi các cách tiêu dùng khác.
- Trái lại, lợi ích và chi phí chuyển giao xuất hiện do sự thay đổi giá tương đối khi nền kinh tế
điều chỉnh theo sự thay đổi các hình thái cầu về nguồn lực của xã hội nhờ sự ra đời của các hàng
hóa công cộng mới.
Tất cả những lợi ích và chi phí đó chỉ là sự được mất của người này và nó sẽ bị triệt tiêu bởi
các khoản mất, được tương ừng của người khác, còn không phản ánh sự tăng thêm hoặc mất đi
phúc lợi của xã hội.
Khi một con đường mới được xây, tiền lương của công nhân làm đường có thể tăng lên do cầu
về lực lượng lao động này tăng.
Đồng thời, chính phủ sẽ phải tăng thuế để tài trợ cho việc xây đường. Thuế tăng sẽ thu hẹp các
dạng dịch vụ nào khác, khiến thu nhập ở một nơi khác trong nền kinh tế sẽ giảm. Tất cả những
thay đổi ấy rõ ràng không phản ánh bất kỳ một sự tăng lên hay giảm đi thực sự trong nguồn lực
của xã hội và sẽ không được đưa vào đánh giá dự án.
Đối với lợi ích và chi phí thực, có thể chia chúng theo các tiêu thức sau:
 Tr ự c ti ế p và gián ti ế p. Lợi ích và chi phí trực tiếp là những khoản có quan hệ chặt chẽ với
mục tiêu chính của dự án, còn lợi ích và chi phí gián tiếp chỉ là các “sản phẩm phụ”. Sự
phân định ranh giới giữa hai loại này nhiều khi không rõ ràng. Vì thế, nhiều khi người ta
phân biệt chúng dựa vào ý đồdự án đã được xác định trong các văn bản pháp lý. Ví dụ,

chương trình phát triển hệ thống sông Hồng có mục tiêu chính là chống lũ, nhưng cũng
mang lại những nguồn lợi khác nhau như thủy điện, tưới tiêu hoặc chống xói lỡ đất. Phát
Ngô Đức Chiến Trang 9/18
Tài chính Công
triển khoa học quân sự với mục đích chính là nâng cao khả nâng phòng thủ quốc gia,
nhưng cũng đóng góp trình độ phát triển khoa học kỹ thuật trong nước. Chương trình giáo
dục tiểu học chủ yếu nhằm nâng cao khả năng kiếm thu nhập cho người lao động, nhưng
nó cũng giúp giảm bớt tỷ lệ tội phạm và coi thường pháp luật… Trong tất cả các trường
hợp này, cả hai loại chi phí và lợi ich đều cần được tính đến.
 H ữ u hình và vô hình. Thuật ngữ “hữu hình” được dùng để chỉ những khoản lợi ích và chi
phí có thể định giá theo giá thị trường. Còn những loại nào không có giá thị trường thì
được coi là “vô hình”. Hàng hóa và dịch vụ công cộng đa phần là “vô hình”. Ví dụ, cảnh
quan của một vùng sinh động hơn nhờ dự án trồng rừng là một lợi ích vô hình. Còn thu
nhập của các lâm hộ được cải thiện là một lợi ích hữu hình. Hơn nữa, tính chất vô hình còn
liên quan đến những loại lợi ích và chi phí nhất định, như sức khỏe hay tính mạng con
người, mà những “hàng hóa cá nhân” này không có thị trường định giá.
 Trung gian và cu ố i cùng. Một cách phân loại quan trọng khác là phân biệt giữa các dự án
tạo ra lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng với những dự án chỉ tham gia vào quá trình sản
xuất ra các hàng hóa khác, và vì thế được coi là lợi ích hay chi phí trung gian. Nói chung,
dự án nào cũng đều có cả 2 lợi ích và chi phí này.
 Bên trong và bên ngoài. Cách phân loại cuối cùng là những lợi ích và chi phí được tích lũy
lại bên trong cùng dự án với các loại lợi ích và chi phí bên ngoài vùng dự án. Vì thế, dự án
trồng rừng ở Lào Cai không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho cư dân trồng rừng mà còn có
lợi ích gián tiếp cho các tỉnh miền xuôi nhờ điều hòa được lũ, chống xói lỡ đất… Cả hai
loại này đều cần được tính toán đến khi đánh giá dự án, nhưng đòi hỏi phải có sự phối hợp
hoạt động giữa tất cả các vùng chịu ảnh hưởng của dự án.
Minh họa lợi ích và chi phí dự án
Lợi ích Chi phí
Dự án thủy lợi
Thực

Trực tiếp
Gián tiếp
Chuyển
Hữu hình
Vô hình
Hữu hình
Tăng sản lượng nông nghiệp
Cảnh quan xung quanh
Giảm xói lở đất
Chi phí đào kênh
Mất các vùng sinh thái cũ
Phải phân chia nguồn nước
Ngô Đức Chiến Trang 10/18
Tài chính Công
giao
Vô hình
Tăng thu nhập cho người sản
xuất nông cụ
Bảo tồn văn hóa làng xã Mất các động vật hoang dã
Dự án thám hiểm vũ trụ
Thực
Trực tiếp
Gián tiếp
Chuyển
giao
Hữu hình
Vô hình
Hữu hình
Vô hình
Khám phá những điều mới

Thú vị khi được thám hiểm
Tiến bộ kỹ thuật
Tăng uy tín quốc gia
Chi phí đầu vào
Ô nhiễm khoảng không
Dự án giáo dục
Thực
Trực tiếp
Gián tiếp
Chuyển
giao
Hữu hình
Vô hình
Hữu hình
Vô hình
Tăng thu nhập tương lai
Cuộc sống thú vị hơn
Giảm chi phí tội phạm
Lương giáo viên tăng
Đào tạo thêm nhân tài
Chi phí đầu vào
Giảm thời gian nghỉ ngơi
Đo lường chi phí và lợi ích:
Định giá các khoản vô hình:
Chúng ta bắt đầu bằng việc định giá các khoản vô hình, một vần đề cần giải quyết trước khi
bước vào phân tích lợi ích – chi phí trong các dự án chi tiêu công cộng.
Lợi ích và chi phí xã hội. Khi có những khoản lợi ích hoặc chi phí vô hình, việc đánh giá
chúng lại xoay quanh vấn đề trung tâm là định giá các hàng hóa công cộng. Vì chúng không có thị
trường nên phải dựa vào các quá trình chính trị để xác định giá trị của chúng. Cử tri có thể bỏ
phiếu xem họ định giá không khí sạch hay mức độ an ninh do quốc phòng tạo ra như thế nào.

Phân tích chi phí, lợi ích không thể làm thay quá trình này được. Cái mà phương pháp này đóng
góp là lựa chọn giữa các phương án sau khi giá trị các khoản lợi ích và chi phí của chúng đã được
xác định.
Lợi ích và chi phí tư nhân vô hình. Ngoài các khoản lợi ích và chi phí xã hội vô hình như trên,
có nhiều khoản lợi ích và chi phí tư nhân, về bản chất cũng không có thị trường. Nếu chính phủ
tiến hành một chương trình nghiên cứu chống bệnh ung thư thì lợi ích do việc giảm số bệnh nhân
tử vong ung thư nên được định giá như thế nào? Ai có thể xác định giá trị tiết kiệm được khi giảm
Ngô Đức Chiến Trang 11/18
Tài chính Công
số tai nạn giao thông trên đường nhờ mở rộng một con đường quốc lộ? Những khoản lợi ích như
vậy thường xuất hiện trong các dự án công cộng, nhưng không dễ gì giải quyết khi đánh giá dự
án.
Trong những trường hợp nhất định, phương pháp đánh giá gián tiếp có thể áp dụng, mặc dù
các nhà kinh tế thường không thống nhất về phương pháp đánh giá gián tiếp nên dùng. Có thể nêu
một số ví dụ điển hình như sau:
Đường xa lộ là một hàng hóa trung gian trong hoạt động dịch vụ của ngành vận tải. Khi xa lộ
được nâng cấp, chi phí vận chuyển giảm và phí vận chuyển do các công ty vận tải ấn định có thể
giảm theo. Việc giảm phí vận chuyển có thể là một cơ sở quan trọng để ước tính giá trị đầu tư vào
con đường.
Tương tự, khi con đường được sửa chữa thì chi phí và thời gian đi lại của cá nhân sẽ tiết kiệm
được. Đây có thể là một cơ sở khác để ước tính giá trị của dự án nâng cấp đường bộ.
Chương trình phát triển học đường nhằm giảm bớt tỷ lệ trốn, bỏ học sẽ giúp giảm bớt tình
trạng thiếu niên hư hỏng, do đó tiết kiệm được chi phí xử lý các vụ mất trật tự do thanh thiếu niên
hư hỏng gây ra. Hoặc lợi ích của chương trình này cũng có thể đo lường gián tiếp thông qua khả
năng kiếm thêm thu nhập của các cá nhân khi trình độ của họ được nâng cao.
Chương trình y tế có thể giảm tỷ lệ tử vong do một căn bệnh nào đó gây ra. Lợi ích này có thể
được xác định thông qua việc trị giá tính mạng con người được cứu nhờ chương trình y tế.
Giá trị của một công viên có thể đo lường bằng chi phí cá nhân sẵn sàng bỏ ra để đến tham quan,
nghỉ ngơi trong công viên này.
Giá trị của một dự án giảm tiếng ồn ào do máy bay gây ra cho vùng dân cư gần sân bay có thể

ước tính gián tiếp thông qua việc tăng giá trị bất động sản tại các vùng đó.
Trong các trường hợp khác, có thể tính toán những mức giá mà cá nhân sẵn sàng chi ra cho
một hàng hóa dịch vụ nào đó, rồi dùng nó để ước tính gân đúng giá trị thị trường của các lợi ích
vô hình của dự án.
Ngô Đức Chiến Trang 12/18
Tài chính Công
Định giá các khoản hữu hình:
Sử dụng giá thị trường: Trong một nền kinh tế cạnh tranh hoạt động trơn tru thì giá thị trường
đồng thời vừa phản ánh chi phí xã hội biên của việc sản xuất hàng hóa, vừa phản ánh giá trị biên
của chúng đối với người tiêu dùng. Vì thế, nếu chính phủ sử dụng những đầu vào hoặc sản xuất ra
những đầu ra được trao đổi tự do trên thị trường tư nhân thì giá cả thị trường của những hàng hóa
đó sẽ là thước đo quy đổi chi phí và lợi ích dự án thành tiền.
Tuy nhiên, với những hàng hóa mà thị trường về chúng vấp phải những dạng thất bại thị
trường nhất định như ảnh hường ngoại tác, độc quyền,… thì giá thị trường của chúng không nhất
thiết sẽ phản ánh đúng chi phí hoặc lợi ích xã hội biên. Khi đó, thay vì sử dụng giá thị trường,
người ta phải cố gắng loại bỏ tất cả những méo mó do thất bại thị trường gây nên để tìm ra một
loại giá phản ánh đúng chi phí xã hội biên của các hàng hóa. Mức giá đó được gọi là giá bóng hay
giá thị trường đã điều chỉnh.
Sử dụng giá thị trường đã điều chỉnh. Là mức giá thực sự phản ánh chi phí xã hội biên của các
hàng hóa và dịch vụ. Việc xác định mức giá này của hàng hóa rất phức tạp và có thể thay đổi tùy
theo những dạng thất bại khác nhau xuất hiện trên thị trường. Vì việc tính toán mức giá này rất
tốn kém và bao hàm nhiều đánh giá chủ quan nên các nhà kinh tế đều nhất trí rằng, nếu sự bóp
méo của những dạng thất bại thị trường đến giá cả hàng hóa không quá lớn thì vẫn nên sử dụng
giá thị trường làm thước đo chi phí và lợi ích.
Sau đây, chúng ta xem xét qua một số trường hợp sử dụng giá thị trường đã điều chỉnh:
 Độc quyền. Khi xuất hiện các dạng thị trường không hoàn hảo như độc quyền thì giá thị
trường không phản ánh đúng chi phí nguồn lực thực và do đó cần điều chỉnh. Vì thế lợi
nhuận siêu ngạch do độc quyền tạo ra không được coi là một phần lợi ích. Ví dụ, nếu chi
phí thị trường đối với một sản phẩm độc quyền là 1 triệu VND, nhưng trên thị trường cạnh
tranh nó chỉ đáng 900.000 VND, bằng chi phí nguồn lực biênđể sản xuất ra nó, thì chi phí

cơ hội xã hội của sản phẩm này chỉ là 900.000 VND, chứ không phải 1 triệu VND, cho dù
Ngô Đức Chiến Trang 13/18
Tài chính Công
chính phủ bỏ ra 1 triệu VND để mua nó. Lợi nhuận 100.000 VND là lợi nhuận tài chính có
được do lợi thế độc quyền nên không được tính vào chi phí dự án.
 Thuế, trợ cấp. Một vấn đề nữa cần điều chỉnh liên quan đến thuế và trợ cấp. Nếu chính
phủ mua các đầu vào cho một dự án xây dựng cơ bản của mình thì giá thị trường của các
đầu vào đó có thể bao gồm cả thuế. Phần thuế trong giá không phản ánh chi phí xã hội (vì
nó chỉ là khoản chuyển giao từ người đóng thuế sang chính phủ) nên không được tính đến
khi tính chi phí dự án. Tương tự, các khoản trợ cấp cũng cần được loại bỏ.
 Thất nghiệp. Việc xác định giá trị của lao động sử dụng trong dự án là một trong những
nội dung phức tạp nhất của đánh giá dự án. Nếu thị trường lao động là cạnh tranh hoàn
hảo và không bị chi phối bởi các chính sách thu nhập của chính phủ (như chính sách tiền
lương tối thiểu) thì mức lương trên thị trường là thước đo chính xác cho giá trị của lao
động. Tuy nhiện, nhiều dự án công cộng có thể tạo ra việc làm cho nhiều người đang thất
nghiệp. Khi đó, việc thuê những người đang thất nghiệp không làm giảm sản lượng ở bất
kỳ nơi nào trong nền kinh tế nên mức lương mà dự án trả cho họ không phản ánh đúng chi
phí cơ hội của họ. Tất cả những gì mà họ từ bỏ để làm việc cho dự án là thời gian nghỉ
ngơi, mà giá trị nghỉ ngơi đối với lao động thất nghiệp là rất nhỏ. Thông thường, người ta
dùng mức thu nhập tối thiểu, mà thấp hơn thế cá nhân sẽ sẵn sàng ngồi nhà mà không đi
làm, làm giá thị trường đã điều chỉnh cho những loại hàng hóa này.
 Thặng dư tiêu dùng. Trên đây, chúng ta đã xét đến những trường hợp thị trường bị bóp
méo, khiến cho giá thị trường không phản ánh đúng chi phí cơ hội của các hàng hóa. Tuy
nhiên, ngay cả trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có sự bóp méo, nhiều khi giá
cả thị trường cũng không phản ánh chính xác được chi phí cơ hội của những nguồn lực mà
xã hội phải bỏ ra cho dự án. Đó là khi quy mô dự án quá lớn làm thay đổi giá cả hàng hóa
trên thị trường. Ví dụ, một dự án thủy nông của chính phủ làm giảm chi phí sản xuất biên
của nông sản, khiến giá nông sản trên thị trường giảm. Vậy nên dùng mức giá nào trên thị
trường để định giá cho lượng nông sản được sản xuất thêm nhờ dự án thủy nông – mức giá
Ngô Đức Chiến Trang 14/18

Tài chính Công
cao trước khi có dự án, mức giá thấp sau khi có dự án hay một mức giá nào đó nằm giữa
chúng?
Hình vẽ dưới đây mô tả tình trạng này. Trước khi có dự án, giá nông sản là P
0
và mức tiêu
dùng trên thị trường là Q
0
. Sauk hi có dự án, đường cung về nông sản dịch chuyển xuống S

với
mức giá cân bằng là P
1
<P
0
và lượng tiêu dùng tăng lên đến Q
1
. Rõ ràng, ở đây người tiêu dùng đã
được lợi thêm nhờ dự án. Phần lợi ích tiêu dùng tăng thêm này được thể hiện bằng chênh lệch
giữa thặng dư tiêu dùng trước dự án và sau dự án hay diện tích hình thang P
0
P
1
fg.
Giá trị của diện tích này cần được tính làm một khoản lợi ích mà dự án tạo ra.
Giá
P
0
g S
P

1
f S’
0 Q
0
Q
1
Q
Nói tóm lại, khi quy mô dự án đủ lớn để làm thay đổi giá cả thị trường về các hàng hóa thì sự
thay đổi thặng dư tiêu dùng có thể được sử dụng làm thước đo tác động của dự án đến người tiêu
dùng.
Các nền kinh tế đang phát triển. Vấn đề xác định giá thị trường đã điều chỉnh càng thêm quan
trọng trong các nền kinh tế đang phát triển, nơi mà đầu tư của chính phủ thường chiếm một tỉ
trọng lớn. Hãy xét trường hợp định giá đối với lao động trong một nền kinh tế đang dư thừa nhân
Ngô Đức Chiến Trang 15/18
Tài chính Công
công. Trong khi lao động còn đang thất nghiệp hoặc thiểu dụng, chi phí về nhân công tại các nước
này thường bị chính sách tiền lương tối thiểu của nhà nước ấn định ở mức cao hơn giá cạnh tranh.
Khi đó, định giá lao động bắt buộc phải sử dụng giá thị trường đã được điều chỉnh thay cho mức
tiền lương do nhà nước quy định. Hơn nữa, các nước đang phát triển thường có sự can thiệp rất
mạnh vào thị trường hối đoái. Khi đồng bản tệ bị đánh giá quá cao, cả xuất khẩu và nhập khẩu
đều bị đánh giá thấp so với các mặt hàng tương ứng trong nước. Nói cách khác, hàng nhập khẩu
rẻ một cách giả tạo so với các đầu vào trong nước khác, nhất là khi lao động bị định giá cao. Vô
hình chung, các nước này sẽ khuyến khích sử dụng các phương thức sản xuất dùng nhiều vốn. Vì
thế, định giá dự án phải tập trung giá thị trường đã điều chỉnh đối với ngoại hối để phản ánh đúng
giá trị của chúng khi không có chính sách kiểm soát tỷ giá của nhà nước.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 5
Câu 1:
Hãy nêu một số nguyên nhân làm cho tỷ suất chiết khấu xã hội thấp hơn?
Câu 2:
Giải thích phản ứng có tính dây chuyền trong dự án đầu tư công?

Câu 3:
Vì sao chúng ta phải quan tâm đến các yếu tố vô hình trong các dự án đầu tư công?
Câu 4:
Cho biết những lợi ích của một dự án đấu tư chăm sóc y tế?
Câu 5:
Lợi ích thuần của dự án đầu tư được tính toán như thế nào? Cho biết ý nghĩa của các thông số?
Câu 6:
Tỷ suất nội hoàn là gì? Cách thức xác định nó?
Ngô Đức Chiến Trang 16/18
Tài chính Công
Câu 7:
Sở Giao thông Công chính đang xem xét hai dự án loại trừ lẫn nhau để xây dựng một bến đỗ xe
buýt tạm thời sử dụng trong 3 năm. Hết thời hạn đó, bến đễ xe buýt này bị phá dỡ. Chi phí để xây
dựng bến đỗ này như sau:
Dự án
Chi phí ban
đầu
Chi phí bảo dưỡng hàng năm Chi phí bỏ dỡ
Năm 1 Năm 2 Năm 3
I 250 50 50 50 100
II 300 30 30 30 90
a. Nếu tỷ suất chiết khấu là 10% thì dự án nào sẽ được chọn? (Giả sử chi phí bỏ dỡ sẽ phát sinh
vào cuối năm thứ 4)
b. Kết quả của bạn nhạy cảm như thế nào với sự thay đổi của tỷ suất chiết khấu?
Câu 8:
Các yếu tố ngoại tác ảnh hưởng đến dự án đường giao thông là gì?
Câu 9:
Giải thích “Sự trùng lắp trong tín toán” của các dự án đầu tư công?
Ngô Đức Chiến Trang 17/18

×