BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: TÀI CHÍNH CÔNG
2. Số tín chỉ: 2
3. Trình độ: Dành cho sinh viên năm thứ tư
4. Phân bổ thời gian:
-Giảng, thảo luận và seminar trên lớp: 30 tiết.
+ Sinh viên nghe giảng và trao đổi trên lớp: 22 tiết
+ Sinh viên trình bày chủ đề và seminar trên lớp: 8 tiết
-Sinh viên tự học, tự nghiên cứu: 60 h.
5. Điều kiện tiên quyết:
Được bố trí học sau học phần: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Lý thuyết
tài chính – tiền tệ
6. Mục tiêu của học phần:
Sau khi học xong học phần này, sinh viên:
- Nhận thức có hệ thống các vấn đề cơ bản về tài chính công trong nền kinh
tế thị trường làm nền tảng để nghiên cứu các môn học thuộc chuyên ngành tài
chính nhà nước: lý thuyết về tài chính công trong nền kinh tế thị trường, các
bộ phận cấu thành nền tài chính công của một quốc gia.
- Có phương pháp luận cơ bản để nghiên cứu, đánh giá tài chính công – một
bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia.
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần trình bày những vấn đề lý luận về tài chính công, như: Khu
vực công và lý thuyết về hiệu quả và công bằng; bản chất, chức năng và vai
trò tài chính công; hang hóa công và lý thuyết về quản lý chi tiêu công hiện
đại; lập ngân sách theo đầu ra; khuôn khổ quản lý ngân sách trung hạn, lý
thuyết thuế và khuôn khổ phân tích thuế hiện đại; nợ khu vực công.
8. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Đọc trước bài giảng, tham khảo tài liệu, chuẩn bị chủ đề trình bày
trên lớp;
- Nghe giảng và trao đổi trên lớp;
- Dự kiểm tra và thi kết thúc học phần.
9. Tài liệu học tập:
-Tài liệu chính:
Lý thuyết tài chính công – Chủ biên: PGS.TS. Sử Đình Thành, NXB
Đại học Quốc gia Tp.HCM năm 2006
1
Tài chính công và phân tích thuế- Sử Đình Thành- NXB Lao động xã
hội 2009
Public Finace- Laurence Seidman- McGraw Hill 2009
-Tài liệu tham khảo :
Tài chính công – Đại học Quốc gia Tp.HCM năm 2005
Public finance, Harvey S. Rosen, 2004
Public finance and public policy, Gruber, 2005
-Tài liệu khác: Tạp chí chuyên ngành: Tài chính, Ngân hàng.
-Các Website liên quan:
+ www.goolge.com.vn
+www.mof.gov.vn
+www.vneconomy.com.vn
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
-Kiểm tra thường xuyên: 15%
-Nhận thức, thái độ học tập: 15%
-Thi kết thúc học phần: 70%
( Hình thức thi kết thúc học phần: tự luận)
11. Thang điểm:
Theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó
chuyển sang thang điểm chữ A,B,C,D,F.
12. Nội dung chi tiết học phần:
Phân bổ nội dung các chương:
TT Tên chương
Số
tiết
Giảng
lý
thuyết
Thảo
luận
trên lớp
1 Khu vực công vài chính công 5 3 2
2
Hiệu quả và công bằng trong phân
phối
5 3 2
3 Ngoại tác 5 4 1
4 Hàng hóa công và chi tiêu công 5 3 2
5
Phân tích lợi ích – chi phí dự án đầu
tư công
5 4 1
6
Khuôn khổ phân tích chính sách
thuế
5 4 1
Tổng cộng 30 21 9
Phân bổ chi tiết chương trình:
CHƯƠNG 1: KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG
A. Mục đích, yêu cầu:
Cho đến thời điểm hiện tại, khu vực công nói chung và chính phủ
nói riêng có vai trò
như
thế nào trong nền kinh tế vẫn là một trong những
chủ đề gây ra nhiều tranh luận nhất trong
các
học thuyết kinh tế cổ điển và
hiện đại. Chương này cung cấp một đánh giá tổng quan về lĩnh
vực
công, tài
2
chính công và giải thích tại sao nó là lĩnh vực nghiên cứu quan trọng. Cụ
thể:
-Khu vực công là gì ? khái niệm, đặc điểm và lý do để khu vực công
tồn
tại.
-Tài chính công và vai trò của chính
phủ.
-Sự phát triển của tài chính
công.
-Bản chất và chức năng tài chính
công.
.
B. Phân phối chương trình chi tiết:
1.1. Khu vực công
1.1.1. Khái niệm khu vực công
1.1.2. Khu vực công và những vấn đề kinh tế cơ bản
1.1.3. Khu vực công và vai trò của chính phủ
1.2.Khái niệm và đặc điểm Tài chính Công
1.2.1.Khái niệm
1.2.2. Đặc điểm
1.3. Sự phát triển Tài chính Công
1.3.1. TCC cổ điển
1.3.2. TCC hiện đại
1.4. Bản chất và chức năng Tài chính Công
1.4.1. Bản chất
1.4.2. Chức năng
1.5. Vai trò của TCC trong hệ thống tài chính quốc gia
1.6. Thực hành ( 1 tiết )
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG TRONG PHÂN PHỐI
A. Mục đích, yêu cầu:
Theo quy luật khan hiếm, nguồn lực của quốc gia là hữu hạn, vì vậy
để phân phối có
hiệu
quả yêu cầu nền kinh tế phải chấp nhận thị trường cạnh
tranh. Khi các điều kiện cần thiết
không
được thị trường đảm bảo thì đó
chính là căn cứ để chính phủ can thiệp vào thị trường.
Chương
này trước
hết đi vào nghiên cứu tối đa hoá thoả dụng trong điều kiện giới hạn nguồn lực
làm
nền
tảng cho việc phân bổ nguồn lực và lựa chọn chính sách chi tiêu
công; tiếp đến đi vào thảo
luận
các định lý phúc lợi xã hội làm căn cứ cơ
bản cho sự hoạch định chính sách công của chính
phủ.
Cụ
thể:
-Lựa chọn tối ưu trong điều kiện giới hạn nguồn
lực
-Các định lý về hiệu quả xã hội của kinh tế học phúc
lợi
-Thất bại thị trường trong phân bổ nguồn
lực
B. Phân phối chương trình chi tiết:
2.1. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc
2.2. Hiệu quả Pareto
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Các điều kiện đạt hiệu quả Pareto
2.3. Các định lý về hiệu quả trong kinh tế học phúc lợi
2.3.1. Định lý thứ nhất
2.3.2.Định lý thứ hai
2.3.3. Thất bại của thị trường trong phân bổ nguồn lực
3
2.4. Mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng
2.5. Thực hành (1 tiết)
CHƯƠNG 3: NGOẠI TÁC
A. Yêu cầu, mục đích:
Ngoại tác là một trong những lĩnh vực nghiên cứu rất quan torng5
trong lĩnh vực về Tài chính Công, nhằm mục đích đóng góp trong việc duy trì
vai trò của Chính phủ khi tham gia quản lý nền kinh tế cũng như thể chế
chính trị. Chương này cung cấp một kiến thức tổng quan về ngoại tác, cụ thể
như sau:
-Lý thuyết về ngoại tác
-Khu vực Công giải quyết ngoại tác như thế nào?
B. Phân phối chương trình chi tiết:
3.1. Khái niệm
3.2. Lý thuết ngoại tác
3.2.1. Ngoại tác tiêu cực
3.2.2. Ngoại tác tích cực
3.3. Những giải pháp của khu vực tư về vấn đề ngoại tác
3.3.1. Giải pháp và định lý Coase
3.3.2. Những hạn chế của giải pháp Coase
3.4. Khu vực công giải quyết vấn đề ngoại tác
3.4.1. Đánh thuế điều chỉnh
3.4.2. Trợ cấp
3.4.3.Điều tiết lượng sản xuất
3.5.Sự khác nhau giữa cách tiếp cận giá cả và số lượng để giải quyết vấn
đề ngoại tác
3.5.1. Mô hình cơ bản
3.5.2. Đánh thuế và điều tiết lượng sản xuất
CHƯƠNG 4: HÀNG HÓA VÀ CHI TIÊU CÔNG
A. Yêu cầu, mục đích:
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đồng thời phải tiêu dùng 2
loại hàng hoá: hàng
hoá
công: pháo hoa, an ninh quốc phòng, đường xá, cầu
cống, và hàng hoá tư: xe máy, điện
thoại,
sách, … Vậy câu hỏi đặt ra là:
hàng hoá công là gì ? khu vực nào cung cấp hàng hoá công sẽ
hiệu
quả nhất
?
Trong chương này thì chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các nội dung
sau:
-Định nghĩa hàng hoá
công
-Xác định mức cung cấp hàng hoá công tối
ưu
-Bàn luận vấn đề: là liệu chính phủ có nên tham gia cung cấp hàng hoá
công hay không?
Và
khi mà chính phủ tham gia cung cấp hàng hoá công thì
quản lý theo phương thức
nào?
B. Phân phối chương trình chi tiết:
4.1. Hàng hóa công
4.1.1. Khái niệm
4
4.1.2. Phân loại
4.1.3. Cung cấp hàng hóa công
4.2. Khái niệm và vai trò chi tiêu công
4.2.1. Khái niệm chi tiêu công
4.2.2. Phân loại chi tiêu công
4.2.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu công
4.2.4. Vai trò chi tiêu công
4.3. Đánh giá chi tiêu công
4.3.1. Mục đích đánh giá
4.3.2. Nội dung đánh giá
4.4. Quản lý chi tiêu công
4.4.1. Khái niệm quản lý chi tiêu công
4.4.2. Các phương thức quản lý
4.4.3. Chiếu lược quản lý
4.5. Thực hành (1 tiết)
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CÔNG
A. Mục đích, yêu cầu:
Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách quốc gia. Ngân
sách có thể huy
động
nguồn thu bằng nhiều cách khác nhau như đi vay,
bán tài nguyên hay tài sản quốc doanh,
nhận
viện trợ, in tiền,…nhưng
không có một nguồn thu nào mang tính chất bền vững như thuế. Với
ý
nghĩa
như vậy, trong ba chương tiếp theo của môn học này sẽ giới thiệu và đi
sâu phân tích
về
thuế “nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách quốc gia”.
Trước hết, trong phạm vi chương
này
chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề
sau:
-Thuế trong luồng lưu chuyển thu nhập và chi tiêu xã hội nhằm làm
rõ cơ sở kinh tế của
hệ
thống
thuế.
-Phạm vi ảnh hưởng của thuế: ảnh hưởng pháp lý và ảnh hưởng kinh
tế. (đây chính là
nền
tảng để nghiên cứu về thuế và phân phối thu nhập xã
hội ở chương
6).
-Lý thuyết thuế chuẩn tắc làm cơ sở để xây dựng hệ thống thuế
tốt.
B. Phân phối chương trình chi tiết:
5.1. Khái niệm phương pháp phân tích
5.2. Những vấn đề cơ bản trong phân tích lợi ích- chi phí đầu tư công
5.2.1. Xác định giá trị hiện tại và giá trị tương lai của dự án
5.2.2. Tỷ suất oàn vốn nội bộ
5.2.3. Tỷ suất lợi tức và ch phí trong 1 dự án đầu tư
5.3. Phân tích lợi ích và chi phí dự án công
5.3.1. Tỷ suất chiết khấu của khu vực công
5.3.2. Đánh giá lợi ích và chi phí trong các DA của khu vực công
5.4. Thực hành (1 tiết)
5
CHƯƠNG 6: KHUÔN KHỔ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
A. Mục đích, yêu cầu:
Thuế là một nguồn thu quan trọng của Chính phủ, nhằm mục đích
đóng góp trong việc duy trì vai trò của Chính phủ khi tham gia quản lý nền
kinh tế cũng như thể chế chính trị. Tuy nhiên, từ trước đến nay, rất ít người
biết đến những hiệu quả mà thuế mang lại, cũng như vai trò tạo nên tính công
bằng cho xã hội. Chương này cung cấp một kiến thức tổng quan tính hiệu quả
và công bằng của Thuế, cụ thể như sau:
-Thuế và hiệu quả kinh tế đối với tiêu dùng và nguồn cung lao động
-Công bằng theo nguyên tắc lợi ích thuế mang lại
-Thuế và sự phân phối lại qua tiêu dùng
B. Phân phối chương trình chi tiết:
6.1. Thuế và sự phân phối thu nhập
6.1.1. Mô hình cân bằng cục bộ
6.1.2. Mô hình cân bằng tổng quát
6.2. Thuế và hiệu quả kinh tế
6.2.1. Định nghĩa gánh nặng phụ trội
6.2.2. Đo lường gánh nặng phụ trội
6.2.3. Gánh nặng phụ trội của thuế đánh vào thu nhập
6.3. Phân tích thuế tối ưu
6.3.1. Thuế hàng hóa tối ưu
6.3.2. Thuế thu nhập tối ưu
6.4. Thực hành (1 tiết)
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Trưởng khoa Trưởng Bộ môn Giảng viên
Th.S GVC Nguyễn Thị Đà Th.S GVC Nguyễn Thị Đà
6