Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiêu chí phân nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.04 KB, 6 trang )

Nu c hnh trong tệp đnh km ny, hnh ny s không đưc hin th.









MỤC LỤC


A. LỜI MỞ ĐẦU 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Sự thay đổi quan điểm trong cách lựa chọn tiêu chí phân nhóm
các hệ thống pháp luật trên thế giới 2
2. Bình luận về hai cách phân nhóm tiêu biểu 2
a. Cách phân nhóm của René David 2
b. Cách phân nhóm của Konrad Zweigert và Hein Kotz 3
c. LỜI KẾT 5
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 5






A. LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tiêu chí khác nhau để phân nhóm các
hệ thống pháp luật. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của mình mà các học


giả lựa chọn các tiêu chí phù hợp để phân nhóm các hệ thống pháp luật trên
thế giới.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Sự thay đổi quan điểm trong cách lựa chọn tiêu chí phân nhóm
các hệ thống pháp luật trên thế giới.
Trước đây, nhiều tác giả luật học so sánh đã cố tìm ra tiêu chí duy nhất
(như tiêu chí hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị ) để phân loại bởi họ cho
rằng đó mới là biện pháp khoa học nhất VD: trong quá khứ các học giả đã
căn cứ trên tiêu chí hệ thống kinh tế để phân nhóm các hệ thống PL trên thế
giới. Sự bất hợp lý là ở chỗ xét về tiêu chí này thì Pháp và Anh có hệ thống
kinh tế tương đối giống nhau nhưng hệ thông pháp luật của chúng lại không
hề tương đồng, nếu như Anh coi trọng án lệ hơn thì Pháp lại coi trọng pháp
luật thành văn hơn trong việc giải quyết các tranh chấp. Vì vậy thực tế là xu
hướng chọn duy nhất 1 tiêu chí đang dần bị thay thế bới một xu hương quan
điểm tiến bộ hơn. Hiện nay phần lớn các tác giả đều đồng ý rằng để việc
phân chia có ý nghĩa thì cần dựa trên một vài tiêu chí khác nhau. Trên thực
tế, có rất nhiều cách phân loại như: theo Konrad Zweigert và Hein Kotz,
ông dựa vào tiêu chí lịch sử, tầng bậc và cách giải thích các nguồn luật, hệ tư
tưởng pháp luật; Rene David phân loại dựa trên sự phối hợp của hai tiêu chí:
tính chất kỹ thuật và nguyên tắc triết học, chính trị, kinh tế, loại hình xã hội;
Constantinesco đề xuất một loạt “các yếu tố quyết định” như : những quyết
định cơ bản của pháp luật đối với nền kinh tế, hệ tư tưởng chính thức, vai trò
của Nhà nước trong xã hội, quyền dân sự cơ bản, vai trò của thẩm phán…;
Sunberg tìm tòi cách phân loại dựa trên sự ảnh hưởng của từng hệ thống,
mức độ pháp điển hóa, vị trí của cá nhân và lý luận định hướng sự phát triển
của pháp luật…
Mặc dù vậy, không thể khẳng định được rằng sử dụng bao nhiêu tiêu chí và
phân chia các hệ thống pháp luật trên toàn thế giới thành bao nhiêu dòng họ
pháp luật là chính xác. Việc phân loại dựa trên các tiêu chí nào cho phù hợp
hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích của việc nghiên cứu.

2. Bình luận về hai cách phân nhóm tiêu biểu.
a. Cách phân nhóm của René David.
* Réne David, một học giả người Pháp, đã kết hợp hai tiêu chí để phân
nhóm HTPL, đó là kỹ thuật pháp lý và hệ tư tưởng. Dựa trên hai tiêu chí nói
trên, Rene David đã phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành bốn
dòng họ pháp luật:Hệ thống pháp luật La Mã - Đức ( Romano - Germanic ):
thường được gọi là hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa; Hệ thống pháp luật
Anh Mỹ - common law;Hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa; Hệ thống luật
dựa trên tôn giáo và các chính sách truyền thống khác (Luật hồi giáo, Luật
Hindu, Luật của một số nước vùng Đông Á và pháp luật một số nước châu
Phi).
Về tiêu chí kỹ thuật pháp lý: Ông cho rằng giữa các hệ thống pháp luật
khác nhau có sự khác biệt như: cùng một thuật ngữ pháp lý nhưng dẫn đến
những cách hiểu khác nhau; Hệ thống thứ bậc các nguồn luật và các phương
pháp của mỗi hệ thống pháp luật cũng khác nhau.
Do đó theo ông, luật gia được đào tạo trong hệ thống pháp luật này khi
hành nghề trong 1 hệ thống pháp luật khác gặp rất nhiều khó khăn. Theo đó
thì một cách khái quát, dòng họ civil law và common law khác nhau cơ bản
về kĩ thuật phân tích và áp dụng pháp luật (một bên áp dụng và giải thích các
quy định của luật thành văn, bên còn lại thì giải quyết tranh chấp dựa vào
việc lập luận theo các án lệ) . Như vậy tiêu chí này có thể cho phép chúng ta
phân biệt các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law và các hệ thống
pháp luật thuộc dòng họ common law nhưng lại chưa đủ để xác định dòng họ
civil law với dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa.
Về tiêu chí hệ tư tưởng:Theo R.David, hai hệ thống pháp luật cho dù có
những điểm tương đồng về mặt kỹ thuật pháp lý và thuật ngữ nhưng không
thể đựợc xem là thuộc vào cùng một dòng họ nếu chúng được xây dựng dựa
vào nguyên tắc triết học, chính trị và kinh tế trái ngược và theo đuổi mục
đích xây dựng những loại hình xã hội khác nhau. Đây chính là tiêu chí về hệ
tư tưởng của ông được đề cập trong cuốn Major Legal System in the World

Today (trang 20 - 21). Quan điểm của ông là: 2 tiêu chí trên nên được sử
dụng kết hợp, không nên tách biệt để có thể xác định các dòng họ pháp luật
một cách rõ ràng.
* Một sự phát triển khác do David dự đoán là việc hệ thống pháp luật La
Mã - Đức, hệ thống pháp luật Common Law sẽ kết hợp ngày càng gần nhau
hơn và cuối cùng sẽ hợp thành hệ thống Common Law, luật Phương Tây
“droit occidental” ( David,Essays Yntema tr56-64). Tuy nhiên, dự đoán này
hiện nay vẫn chưa thành hiện thực vì mặc dù trên thế giới xu thế hợp tác,
giao lưu trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực pháp luật khiến cho hai
hệ thống pháp luật nói trên xích lại gần nhau nhưng thực chất chưa thể hòa
hợp làm một.
Cách phân chia nêu trên của David tỏ ra phù hợp với quan điểm sư phạm,
với mối quan tâm và nhu cầu của phần đông các luật gia phương Tây. Người
ta chủ yếu quan tâm tới các hệ thống pháp luật ở châu Âu và châu Mỹ. Trong
khi đó các hệ thống pháp luật có nhiều đặc tính khác nhau như đạo Hồi và
luật châu Phi lại bị gộp chung vào một nhóm.Xét theo quan điểm đó, cách
phân chia của David hoàn toàn có thể chấp nhận về mặt phương pháp sư
phạm.
b. Cách phân nhóm của Konrad Zweigert và Hein Kotz.
Zweigert và H. Kotz là hai học giả người Đức đưa ra tiêu chí hình thái
pháp luật để phân nhóm pháp luật, bao gồm nhiều tiêu chí thành phần khác
nhau như: Cơ sở và sự phát triển lịch sử của hệ thống pháp luật; Phương thức
tư duy pháp lí nổi trội và đặc trưng; Các chế định pháp lí đặc thù; thứ bậc
nguồn luật và cách thức giải thích nguồn luật; Hệ tư tưởng của hệ thống pháp
luật. Việc đưa các tiêu chí bộ phận này vào trong một tiêu chí chung là hình
thái pháp luật có thể hiểu đó là sự kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau để phân
nhóm các hệ thống pháp luật chứ không phải sử dụng một tiêu chí đơn lẻ.
Với việc căn cứ vào nhiều tiêu chí cụ thể như trên, hai học giả đã phân nhóm
các dòng họ pháp luật chi tiết hơn với sáu dòng họ: dòng họ pháp luật La Mã;
dòng họ pháp luật Giécmanh; dòng họ pháp luật Bắc Âu; dòng họ Common

Law; một số hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của tôn giáo như luật Hồi
giáo, luật Hindu và pháp luật của một số nước vùng Đông Á. Như vậy, thay
vì phân thành một dòng họ PL thì với hệ tiêu chí này, Zweigert và H. Kotz đã
chi tiết dòng họ Pl các nước thuộc địa châu Âu thành dòng họ PL La Mã,
dòng họ PL Giécmanh, dòng họ PL Bắc Âu, căn cứ về mặt lịch sử phát triển.
Cụ thể là: dòng họ PL La Mã và dòng họ Pl Giécmanh mặc dù bị ảnh hưởng
bởi luật La Mã nhưng sự ảnh hưởng của luật La Mã đối với pháp luật Đức
khác hẳn sự ảnh hưởng đối với PL Pháp và Ý.Ngoài ra, đây cũng là căn cứ để
xác định pháp luật các nước Bắc Âu được xếp vào nhóm riêng biệt khác với
dòng họ pháp luật Giécmanh và dòng họ pháp luật La Mã.
Xét tiêu chí nguồn luật, tiêu chí này có thể được sử dụng để phân biệt
nguồn của dòng họ pháp luật Hồi giáo và pháp luật Hindu với các hệ thống
pháp luật thuộc dòng họ common law, dòng họ civil law và dòng họ pháp
luật XHCN. Nếu phân tích cụ thể về cách thức sử dụng các nguồn luật cũng
như tầm quan trọng của các nguồn luật này, chúng ta sẽ thấy được sự khác
biệt giữa các nước thuộc dòng họ civil law và common law. Các nước thuộc
dòng họ common law như Anh, Mỹ,Australia tuy vẫn tôn trọng truyền thống
sử dụng án lệ nhưng vai trò của luật thành văn cũng đã bắt đầu được đánh giá
một cách đúng đắn hơn. Ngược lại, các nước thuộc dòng họ civil law, tuy
một số các phán quyết của họ đã được sử dụng làm nguồn của pháp luật (vd
như: một số trường hợp cụ thể các thẩm phán ở toà án cấp dưới đã sử dụng
phán quyết của toá án cấp trên để tham khảo để giải quyết các tranh chấp).
Song trong ý thức của các thẩm phán, họ thường không thừa nhận vai trò tạo
ra pháp luật của mình. Vì thế, luật thành văn trong hệ thống pháp luật thuộc
dòng họ civil law vẫn chiếm ưu thế.
Có thể thấy cách phân nhóm của Zweigert và H.Kotz khá hợp lý, cụ thể
và dễ tiếp cận song có lẽ việc sắp xếp các dòng họ pháp luật của R. David
thường được nhắc tới hơn. Tuy nhiên, dù được sắp xếp không giống nhau với
tiêu chí phân loại khác nhau nhưng trong những tác phẩm nổi tiếng của mình
các ông đều đề cập đầy đủ tới các yếu tố quan trọng của hệ thống pháp luật.

C. LỜI KẾT
Mặc dù các học giả trên thế giới đã và đang cố gắng xây dựng những tiêu
chí cho việc phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật
khác nhau, tuy nhiên, kết quả của việc phân nhóm lại có những điểm khá
tương đồng. Vì vậy, mặc dù sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau, các dòng họ
pháp luật được xác định vẫn rất quen thuộc đối với các nhà luật học là dòng
họ common law, dòng họ civil law và dòng họ pháp luật XHCN và một số
nhóm pháp luật khác gắn với các nhóm tôn giáo khác nhau là luật Hồi giáo,
luật Hindu. Trong xu thế hiện nay chúng ta có thể dự đoán rằng HTPL các
nước XHCN sau khi phe XHCN tan rã có xu hướng nghiêng về dòng họ civil
law hơn bởi sự coi trọng pháp điển hóa của các nước này.











D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật so sánh, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội,2008;
2. Michael Bogdan, Luật so sánh (Bản tiếng Việt), Nxb. Kluwer,
Norstedts Juridik, Tano,2002;
3. René David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại,
Nxb. TP Hồ Chí Minh, 2003;
4. Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật học so sánh, Đại học Huế, NXB Công

an
Nhân dân, Hà Nội, 2002.

×