Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đề tài : Nghiên cứu tuyển chọn cây trội loài xoan ta ( melia azedarach linn) trong rừng trồng và cây mọc rải rác tại huyện thiệu hoá, tỉnh thanh hoá và huyện ba bể, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 80 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
*****************








BẠCH TUẤN ĐỊNH






NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY TRỘI LOÀI XOAN TA’
(Melia azedarach Linn) TRONG RỪNG TRỒNG VÀ CÂY MỌC
RẢI RÁC Ở TẠI HUYỆN THIỆU HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
VÀ HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP









THÁI NGUYÊN – 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
*****************





BẠCH TUẤN ĐỊNH




NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY TRỘI LOÀI XOAN TA
(Melia azedarach Linn) TRONG RỪNG TRỒNG VÀ CÂY MỌC
RẢI RÁC TẠI HUYỆN THIỆU HOÁ, TỈNH THANH HOÁ VÀ
HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN


Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thu Hà


THÁI NGUYÊN-2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này hoàn
toàn trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài
liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc./.

Tác giả


Bạch Tuấn Định













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, ảnh

ĐẶT VẤN ĐỀ
2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4

1.1 Vai trò của giống trong sản xuất lâm nghiệp
4
1.2 Cơ sở khoa học của chọn giống cây rừng
5
1.2.1 Cơ sở khoa học khảo nghiệm loài và xuất xứ
6
1.2.2 Chọn lọc cây trội và khảo nghiệm hậu thế
8
1.3 Nghiên cứu về chọn lọc cây trội
12
1.4 Một số đặc điểm cây Xoan ta
20
Chƣơng 2. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
24
A. Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
24
2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Ba Bể tỉnh Bắc Cạn
24
2.1.1 Vị trí địa lý
24
2.1.2 Địa hình địa thế
24
2.1.3 Điều kiện khí hậu
25
2.1.4 Chế độ thủy văn
25
2.2 Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng huyện Ba bể, tỉnh Bắc cạn
26
2.2.1 Hiện trạng các loại đất đai
26

2.2.2 Tài nguyên và chất lượng rừng
26
2.2.2.1 Đất có rừng
26
2.2.2.2 Đất chưa có rừng
28
2.2.3 Diện tích đất có khả năng trồng rừng
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
B. Huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá
29
2.3 Điều kiện tự nhiên huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá
29
2.3.1 Vị trí địa lý
29
2.3.2 Địa hình
29
2.3.2 Khí hậu
30
2.4 Tài nguyên đất huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá
30
Chƣơng 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
32
3.1 Mục tiêu
32
3.2 Nội dung nghiên cứu
32

3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
32
3.3.1 Ngoại nghiệp
32
3.3.2 Nội nghiệp
36
Chƣơng 4 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
38
4.1 Đánh giá lâm phần Xoan ta chọn cây trội, chọn cây trội dự tuyển
38
4.1.1 Xác định các lâm phần tuyển chọn cây trội Xoan ta
38
4.1.2 Đánh giá các lâm phần tuyển chọn cây trội
39
4.1.3 Chọn cây trội dự tuyển
41
4.2 Xác định độ vƣợt của cây trội dự tuyển
41
4.2.1 Theo phương pháp điều tra thống kê
41
4.2.2 Theo phương pháp 5 cây so sánh
43
4.3 Đánh giá các cây trội dự tuyển theo chỉ tiêu tổng hợp
45
4.4 Biện pháp kỹ thuật lâm sinh và quản lý cây trội để thu hái quả
51
4.4.1 Biện pháp kỹ thuật lâm sinh
51
4.4.2 Biện pháp quản lý cây trội
51

4.5 Đánh giá kết quả gieo ƣơm cây giống của các cây trội đã lựa chọn
52
Chƣơng 5 . KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
56
5.1 Kết luận
56
5.2 Kiến nghị
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
58
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

OTC
Ô tiêu chuẩn
Bộ NN&PTNT
Phát triển nông thôn
KG
Kiểu gen
MTS
Môi trường sống
TCN
Tiêu chuẩn ngành
H
dc


Chiều cao dưới cành
H
vn

Chiều cao vút ngọn
TB
Trung bình
D
1.3m
Đường kính ở vị trí 1.3m
Lp
Lâm phần
Dt
Đường kính tán
[1]
Số hiệu tài liệu trích dẫn trong danh sách tài liệu tham khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
DANH MỤC CÁC BẢNG

TT
bảng
Nội dung
Trang
4.1
Thông tin về các lâm phần tuyển chọn cây trội Xoan ta
rừng Xoan khu vực nghiên cứu
38

4.2
Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng các lâm phần
Xoan ta tuyển chọn cây trội
39
4.3
Kết quả điều tra độ vượt của các cây trội Xoan ta
dự tuyển
42
4.4
Kết quả tính độ vượt của cây trội dự tuyển
44
4.5
Kết quả xếp loại cây trội dự tuyển tại Thị trấn Vạn Hà,
huyện Thiệu Hoá
46
4.6
Kết quả xếp loại cây trội dự tuyển tại xã Mỹ Phương,
huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
49
4.7
Tỉ lệ hình thành cây Xoan ta sau khi gieo hạt

52





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8


DANH MỤC CÁC HÌNH

TT
hình
Nội dung
Trang
4.1
Biểu đồ sinh trưởng về chiều cao vút ngọn
53
4.2
Biểu đồ sinh trưởng về đường kính gốc
53
4.3
Biểu đồ về chất lượng cây con tại vườn ươm
53
4.4
Ảnh cây giống Xoan ta được gieo từ hạt thu hái từ các cây trội đã chọn
54


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
lêi c¶m ¬n

Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, theo chương trình cao học, chuyên ngành lâm nghiệp, khoá XVII

(2009 – 2011).
Số liệu để viết luận văn được thu thập trên hiện trường tại rừng trồng
Xoan ta tại Thị Trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá và tại xã Mỹ
Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Trong quá trình thực hiện Luận văn Thạc sĩ này, tác giả đã nhận được sự
quan tâm và giúp đỡ về nhiều mặt của các cá nhân và đơn vị, đặc biệt là sự
giúp đỡ của Lãnh đạo Chi cục Lâm nghiệp Thái Nguyên, Khoa sau đại học
và các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Lãnh đạo, cán
bộ của Trung tâm giống cây Lâm nghiệp Thanh Hoá, Trung tâm giống cây
trồng tỉnh Bắc Kạn, các bạn bè đồng nghiệp và địa phương nơi tác giả thực
hiện nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành
nhiệm vụ, cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy tác giả
trong 2 năm theo học cao học tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Để có được kết quả này, trước hết tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc
nhất tới TS. Trần Thị Thu Hà, là người hướng dẫn khoa học đã tận tình, tận
tâm hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và giành nhiều thời
gian quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp gần xa và
những người thân trong gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả
trong quá trình nghiên cứu, học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn này.
Tác giả

Bạch Tuấn Định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cải thiện giống cây rừng được xem là một lĩnh vực khoa học đóng vai

trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.
Một chương trình cải thiện giống muốn đạt được kết quả tốt không chỉ dừng
lại ở chỗ có những nguồn giống được cải thiện mà điều quan trọng tiếp theo là
cần phải sản xuất được những giống đó trên quy mô lớn để phục vụ lâu dài
cho các chương trình trồng rừng nhằm đáp ứng được các giá trị xã hội, cho
năng suất và giá trị kinh tế cao. Vì vậy các nhà chọn tạo giống cây trồng một
mặt vừa áp dụng các biện pháp chọn lọc, một mặt vừa nghiên cứu gây tạo
giống mới, nhất là đối với các giống cây được trồng rộng rãi hiện nay có giá
trị kinh tế cao. Áp dụng các phương pháp chọn lọc đã có được nhiều giống
cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng với những
vùng sinh thái có điều kiện hoàn cảnh khắc nghiệt và nhiều đặc tính mới khác.
Việc xây dựng rừng giống và vườn giống vẫn là một biện pháp quan trọng
trong các chương trình cải thiện giống cây rừng và vẫn được áp dụng phổ biến
ngay cả khi đã sản xuất được giống này bằng con đường sinh dưỡng.
Trong chương trình cải thiện giống cây rừng, việc thu hái hạt giống cây
trội để thiết lập làm rừng giống từ hạt được coi là hướng đi chủ yếu trong giai
đoạn đầu của quá trình cải thiện giống. Các rừng giống sau khi được tỉa thưa di
truyền sẽ là nơi cung cấp hạt giống được cải thiện cho sản xuất và tạo lập được
quần thể chọn giống có mức độ di truyền cao phục vụ cho công tác cải thiện
giống ở các mức độ cao hơn. Đồng thời tiến hành xây dựng các khảo nghiệm
tăng thu di truyền sử dụng nguồn hạt giống dùng trong sản xuất đại trà và chọn
được những giống có giá trị cao phục vụ cho công tác trồng rừng trong giai
đoạn trước mắt cũng như lâu dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Trong các phương pháp chọn lọc tạo ra giống mới hiện nay thì phương
pháp chọn lọc cây trội được áp dụng rộng rãi. Nguồn giống thu nhận được từ
phương pháp chọn lọc cây trội đã khẳng định được chất lượng giống và đã

được thực nghiệm trong các chương trình trồng rừng hiện nay. Phương pháp
chọn lọc cây trội là phương pháp chọn ra những cây có sức sống cao, sinh
trưởng tốt và các giống này đòi hỏi phải là những giống có độ vượt hơn hẳn
so với giống đại trà. Công tác chọn giống là rất quan trọng trong đó chọn lọc
cây trội là một trong những bước có thể tạo ra những dòng tốt nhất và tạo ra
cá thể ở thế hệ sau là tốt nhất.
Xoan ta (Melia azedarach Linn) là cây bản địa, phát triển tương đối tốt
trên nhiều điều kiện lập địa khác nhau trong phạm vi cả nước. Bên cạnh đó
Xoan ta là cây cho sản lượng gỗ cao với chu kì kinh doanh cho gỗ tương đối
ngắn. Đặc biệt, gỗ Xoan ta có giá trị kinh tế cao và sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau. Vì vậy, Xoan ta là cây đã và đang được các nhà trồng rừng
quan tâm với mục tiêu hiệu quả kinh tế cao bao gồm sản lượng gỗ và chất
lượng gỗ cao. Để đáp ứng được nguồn giống tốt phục vụ cho công tác trồng
rừng lấy sản lượng gỗ thì trước tiên chúng ta cần tiến hành chọn lọc được
những cây trội để nhân giống. Đặc biệt hiện nay chương trình giống lâm
nghiệp quốc gia đang đặt ra nhiệm vụ xây dựng những rừng giống có chất
lượng tốt để cung cấp nguồn giống tốt phục vụ cho trồng rừng sản xuất đang
được xem là một vấn đề cấp bách. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của địa
phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn cây trội
loài Xoan ta ( Melia azedarach Linn) trong rừng trồng và cây mọc rải rác
tại huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá và huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”.




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1 Vai trò của giống trong sản xuất lâm nghiệp
Giống cây rừng là khái niệm chung về nguồn giống phục vụ cho công
tác trồng rừng. Cây rừng có đời sống lâu năm, diện tích gieo trồng thường rất
lớn, việc tác động vào điều kiện hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện tốt đối với cây
con ở giai đoạn vườn ươm và một hai năm đầu sau khi gieo trồng mà không
thể chăm sóc cho đến khi khai thác như cây nông nghiệp ngắn ngày. Do đó
giống là một trong những khâu quan trọng nhất trong sản xuất lâm nghiệp,
không có giống tốt thì không thể đưa năng suất rừng lên cao. Davidson
(1996), nghiên cứu so sánh vai trò của giống được cải thiện và các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh như ruột bầu, làm đất, bón phân, làm cỏ từ giai đoạn vườn
ươm đến năm thứ 6 sau khi trồng cho các loài cây mọc nhanh như Keo, Bạch
đàn trên một số lập địa ở một số nước nhiệt đới đã đi đến nhận xét rằng, trong
giai đoạn vườn ươm và một năm đầu sau khi trồng cải thiện giống chỉ chiếm
15% năng suất, đến năm thứ ba cải thiện giống đã tăng lên 50% và đến năm
thứ sáu cải thiện giống chiếm đến 60% năng suất [20].
Thực tế cho thấy ở nước ta trong những năm trước đây năng suất rừng
tự nhiên chỉ đạt từ 2-3 m
3
/ha/năm, năng suất rừng trồng cũng chỉ đạt 5-
10m
3
/ha/năm. Gần đây do những thành quả của cải thiện giống, năng suất
rừng trồng một số loài cây ở một số nơi đã tăng lên rõ rệt. Tuy vậy, vẫn chưa
thoả mãn được nhu cầu ngày một gia tăng về gỗ, củi và các lâm sản khác của
xã hội đòi hỏi ngành lâm nghiệp phải đáp ứng. Điều đó chỉ có thể giải quyết
khi công tác tuyển chọn giống được đẩy mạnh kết hợp với các biện pháp lâm
sinh thâm canh theo chiều sâu. Tuyển chọn giống có nghĩa là chọn loài cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
trồng cho năng suất cao có hình dáng đẹp và có khả năng thích ứng được với
các điều kiện sống bất lợi, đáp ứng yêu cầu của mục tiêu đề ra.
Trong những năm trước đây, nhiệm vụ chủ yếu của trồng rừng ở nước
ta là phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, ít chú ý đến năng suất và
chất lượng của rừng do đó công tác cải thiện giống cây rừng không được quan
tâm đúng mức. Việc cung cấp giống mới chỉ chú ý đến số lượng mà chưa
quan tâm đầy đủ đến chất lượng, đặc biệt là chất lượng di truyền cũng như
tính thích ứng của giống với lập địa gây trồng nên tỷ lệ thành rừng thấp, năng
suất và chất lượng rừng trồng kém.
Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu về gỗ, củi và các
sản phẩm khác từ rừng trồng ngày một tăng. Việc trồng rừng ngày càng đi
theo hướng thâm canh tăng năng suất với mục tiêu kinh tế rõ ràng thì yêu cầu
về giống có chất lượng cao ngày càng trở lên quan trọng. Do đó công tác chọn
giống cây lâm nghiệp càng cần được quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu về
giống có sinh trưởng nhanh, chất lượng gỗ tốt, khả năng thích ứng cao và chất
lượng di truyền được cải thiện. Đây là nhiệm vụ đặt ra đối với tất cả những
người làm công tác nghiên cứu và sản xuất giống cây rừng ở nước ta.
1.2 Cơ sở khoa học của chọn giống cây rừng
Cây rừng cũng như bất cứ một sinh vật bậc cao nào khác đều phải chịu
sự chi phối của các quy luật chung về sinh trưởng, phát triển cũng như di
truyền và biến dị. Vì vậy cải thiện giống cây rừng là áp dụng những nguyên lý
di truyền học và các phương pháp chọn giống để tạo ra giống cho năng suất
rừng cao, chất lượng rừng tốt và ổn định. Do đó mục tiêu của cải thiện giống
cây rừng là thu nhận được một lượng đáng kể tăng thu các tính trạng mong
muốn càng nhanh càng tốt, đồng thời phải duy trì ổn định trong tương lai.
Nhưng phần lớn cây rừng đều có nguồn gốc hoang dại, chưa qua chọn lọc
nhân tạo nên quy mô biến dị về các tính trạng ở cây rừng thường lớn gấp hai


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
lần so với các cây trồng khác (Hamrick và cộng sự, 1979) [23]. Vì vậy các
bước đi cơ bản được áp dụng trong các chương trình cải thiện giống cây rừng
là từng bước chọn lọc loài, xuất xứ và chọn lọc cá thể nhằm lợi dụng một
cách triệt để những biến dị sẵn có trong tự nhiên để tạo ra các giống được cải
thiện đưa vào sản xuất. Mặt khác, do cây rừng sống lâu năm, khó áp dụng
phương pháp chọn lọc nhiều lần như cây nông nghiệp ngắn ngày để loại bỏ
kiểu hình không có kiểu gen tương ứng. Vì thế, bên cạnh việc kiểm tra và
đánh giá kiểu gen của cây mẹ bằng con đường hữu tính thông qua các khảo
nghiệm hậu thế thì các khảo nghiệm dòng vô tính bằng cây ghép, cây hom
hoặc cây mô là rất cần thiết. Trong lâm nghiệp để có giống tốt đưa ra sản
xuất, không thể thực hiện trong một thời gian ngắn mà phải cần nhiều thời
gian vì cây rừng có tuổi sinh học cao và biến dị các tính trạng rất phức tạp.
Nhưng do tính cấp thiết hiện nay của xã hội, đòi hỏi giống có năng xuất cao
để phục vụ công tác trồng rừng, vì vậy cải thiện giống cây rừng phải kết hợp
giữa mục tiêu lâu dài là chọn, tạo được những giống cây di truyền ổn định các
tính trạng mong muốn cho các thế hệ sau và mục tiêu trước mắt vẫn đảm bảo
có giống tốt phục vụ sản xuất. Từ đó có thể thấy cải thiện giống phải là một
việc làm thường xuyên liên tục trong nhiều thế hệ và qua mỗi thế hệ đưa năng
suất rừng từng bước tăng lên.
1.2.1 Cơ sở khoa học khảo nghiệm loài và xuất xứ
Khảo nghiệm loài và xuất xứ là những bước đầu tiên của các chương
trình cải thiện giống cây rừng nhằm xác định được các loài và xuất xứ phù
hợp với mục tiêu kinh tế hoặc phòng hộ, đồng thời lại phải có khả năng thích
ứng tốt với lập địa gây trồng.
Trong quá trình chọn lọc tự nhiên cây rừng đã có tính thích ứng với
những điều kiện địa lý – sinh thái nhất định và hình thành nên các biến dị di
truyền hết sức phong phú cả về hình thái, tập tính sinh trưởng và khả năng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
chống chịu với điều kiện không thuận lợi của môi trường. Những loài có
phạm vi phân bố rộng thường có biến dị di truyền lớn và bao gồm nhiều xuất
xứ. Ngược lại, loài có phạm vi phân bố hẹp thường có quy mô biến dị nhỏ
hơn và bao gồm ít xuất xứ. Như vậy chọn lọc loài và xuất xứ thông qua các
khảo nghiệm gây trồng trong những điều kiện mới là một phương pháp chọn
giống nhanh nhất và rẻ nhất để tìm ra những biến dị di truyền có lợi tiềm tàng
sẵn có một cách khoa học (Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng, 1998) [7].
Theo Willan (1988) [26] tăng thu di truyền đạt được thông qua việc
chọn lọc xuất xứ ở các loài có biến dị lớn giữa các xuất xứ có thể đạt được 15-
30%, ở các loài có biến dị trung bình là 5-15% và ở những loài có qui mô
biến dị nhỏ là 1-5%. Khảo nghiệm loài và khảo nghiệm xuất xứ là hai giai
đoạn nối tiếp nhau. Theo Pederson và cộng sự, 1993 [24] bao gồm các bước
chính như sau.
* Khảo nghiệm loài:
Khảo nghiệm loài gồm 3 giai đoan:
- Giai đoạn loại trừ loài: Xác định khả năng sống của các loài trên một
hay một số lập địa .
- Giai đoạn đánh giá loài: Xác định tính thích ứng, khả năng sinh
trưởng của một số loài có triển vọng nhất đã được xác định ở giai đoạn trước.
- Giai đoạn chứng minh loài: Xác định năng suất và chất lượng sản
phẩm cho một số ít loài có triển vọng nhất được lựa chọn ở giai đoạn hai
trong điều kiện sản xuất bình thường.
*Khảo nghiệm xuất xứ:
Khảo nghiệm xuất xứ có thể tiến hành ngay sau giai đoạn loại trừ loài
và gồm các giai đoạn chính sau:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
- Khảo nghiệm nhiều xuất xứ: Xác định quy mô và kiểu biến dị giữa
các xuất xứ của những loài có triển vọng để chọn ra một số ít xuất xứ có triển
vọng nhất.
- Khảo nghiệm ít xuất xứ: Xác định được những xuất xứ có triển vọng
nhất phù hợp với từng lập địa ở các nơi khảo nghiệm.
- Khảo nghiệm chứng minh xuất xứ: Xác định chính xác một hoặc hai
xuất xứ tốt nhất đưa vào trồng rừng ở mỗi lập địa hay theo mục tiêu sử dụng
cuối cùng.
Như vậy, khảo nghiệm xuất xứ là bước tiếp sau của khảo nghiệm loài
và chỉ tiến hành đối với các loài đã được khẳng định. Tuy nhiên trong thực tế
khi người làm công tác chọn giống nắm vững các thông tin cần thiết về đặc
tính sinh học, phân bố và đặc điểm sinh thái cũng như khả năng cung cấp sản
phẩm theo mục tiêu kinh tế hoặc phòng hộ của loài cây định lựa chọn thì việc
chọn lọc loài được kết hợp với chọn lọc xuất xứ trong cùng một khảo nghiệm
và được gọi là khảo nghiệm loài xuất xứ. Đây là một phương thức khảo
nghiệm giống được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng nhằm rút ngắn thời
gian nghiên cứu để chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật về cải thiện giống
vào thực tế sản xuất.
1.2.2 Chọn lọc cây trội và khảo nghiệm hậu thế
Sau khi đã xác định được loài và xuất xứ tốt đáp ứng với mục tiêu chọn
giống và phù hợp với mỗi vùng sinh thái thì chọn lọc cây trội là bước đi quan
trọng nhất của bất kỳ một chương trình nào về cải thiện giống cây rừng [7].
Theo Eldridge (1977) cây trội là nền tảng của một chương trình chọn giống.
Khi các cây trội được chọn lọc cẩn thận và được đánh giá thông qua các khảo
nghiệm hậu thế để từ đó xây dựng vườn giống cung cấp giống cho sản xuất
thì năng suất rừng sẽ từng bước được nâng cao. Ngoài ra cây trội cũng là vật


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
liệu khởi đầu quan trọng cho các chương trình tạo giống mới bằng các
phương pháp lai giống, gây đột biến, biến nạp gen .v.v. [21].
Cây trội (plus tree) là những cây có kiểu hình ưu trội về các chỉ tiêu
như sinh trưởng, chất lượng gỗ, hình dạng thân .v.v. cũng như năng suất và
chất lượng của sản phẩm theo mục tiêu sử dụng được chọn trong các rừng
trồng, hay rừng tự nhiên thuần loại hoặc hỗn loại. Về thực chất, chọn lọc cây
trội cũng là việc lợi dụng các biến dị tự nhiên được hình thành một cách tự
phát trong nhiều năm và được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Chính vì vậy cây trội
có khả năng thích ứng tốt với các điều kiện ngoại cảnh và là những cá thể có
sức sống cao nhất.
Như vậy, tuỳ từng đối tượng cụ thể và mục tiêu sử dụng của sản phẩm
cuối cùng mà phương pháp chọn lọc cây trội đối với các loài cây khác nhau
cũng khác nhau. Nhìn chung, việc chọn lọc cây trội phải tuân theo một số
nguyên tắc chính sau đây:
- Cây trội phải được chọn lọc trong những lâm phần có sinh trưởng từ
trung bình trở lên hoặc rừng trồng của xuất xứ đã được khẳng định ở tuổi
thành thục hay gần thành thục công nghệ và rừng chưa bị khai thác chọn.
- Phải lấy mục tiêu sử dụng của sản phẩm cuối cùng làm chỉ tiêu chọn
lọc chính. Mục tiêu khác nhau thì chỉ tiêu chọn lọc cũng phải khác nhau.
- Các cây trội được chọn phải có độ vượt về các chỉ tiêu chọn lọc so với
trị số bình quân của đám rừng có cây trội từ 1,5 – 3 lần độ lệch chuẩn.
- Dạng lập địa của các lâm phần chọn cây trội phải tương đồng với lập
địa gây trồng rừng sau này.
- Diện tích tối thiểu của lâm phần chọn cây trội là không quan trọng
nhưng nói chung chỉ nên chọn một hay một vài cây trội trong các lâm phần có
diện tích nhỏ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
- Phải điều tra tỉ mỉ và có hệ thống trên toàn bộ diện tích lâm phần được
chọn làm quần thể để chọn lọc cây trội nhằm không bỏ qua các kiểu hình
xuất sắc.
- Việc so sánh và đánh giá cây trội phải được thực hiện một cách khách
quan, thống nhất do tập thể cán bộ có kinh nghiệm thực hiện.
Các cây trội đã chọn và đánh giá theo những nguyên tắc nêu trên về
thực chất chỉ là chọn lọc được kiểu hình theo mục tiêu đề ra, vì vậy chưa hẳn
đã phản ánh đúng bản chất di truyền của chúng. Kiểu hình (phenotype - P) là
sự biểu hiện của kiểu gen (genotype - G) trong những điều kiện môi trường
(environment - E) xác định và là sự tương tác giữa kiểu gen và điều kiện
môi trường :
P = G + E
Như vậy một kiểu hình tốt có thể phản ánh một kiểu gen tốt song cũng
có thể do hoàn cảnh thuận lợi tạo nên. Do đó không phải cây trội nào cũng di
truyền kiểu hình tốt cho các thế hệ sau, vì lẽ đó để đánh giá khả năng di
truyền các tính trạng trội của chúng nhất thiết phải tiến hành xây dựng các
khảo nghiệm hậu thế hoặc khảo nghiệm dòng vô tính.
Trong thực tế các cây trội chọn lọc theo kiểu hình thường được sử dụng
trực tiếp như các cây mẹ để lấy giống phục vụ sản xuất. Nếu hạt của những
cây mẹ đã chọn được thu hái hỗn hợp thì đó là chọn lọc hàng loạt (mass
selection) và tăng thu di truyền (G) đạt được bằng phương pháp chọn lọc
này phụ thuộc vào quy mô biến dị của kiểu hình (ú
p
), cường độ chọn lọc cây
trội (i) và khả năng di truyền các tính trạng cần cải thiện (h
2
).

G = i. ú
p
. h
2

Nếu các tính trạng có quy mô biến dị lớn, khả năng di truyền cao và các
cây trội được chọn lọc có độ vượt lớn thì tăng thu di truyền ở thế hệ kế tiếp sẽ
càng lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng di truyền của nguồn giống và tạo
lập vật liệu khởi đầu cho các chương trình chọn giống kế tiếp sau như chọn
lọc gia đình (family selection), chọn lọc trong gia đình (within family
selection) và phương pháp chọn lọc cá thể (individual selection) được áp dụng
phổ biến nhất trong các chương trình cải thiện giống cây rừng hiện nay. Nếu
trong phương pháp chọn lọc hàng loạt, hạt của các cây trội chọn lọc theo kiểu
hình được thu hái hỗn hợp và đưa vào sản xuất thì phương pháp chọn lọc cá
thể, mỗi cây trội là một đơn vị chọn lọc và hạt của chúng được thu hái riêng
và kiểm tra so sánh với giống đại trà nhằm xác định cây trội nào có khả năng
di truyền các tính trạng tốt cho đời sau thì giữ lại, cây trội nào cho đời sau
kém hơn giống đại trà thì phải loại bỏ. Các cá thể qua chọn lọc và qua khảo
nghiệm có thể được sử dụng để xây dựng vườn giống hoặc nhân giống sinh
dưỡng (mô, hom…) để đưa vào sản xuất đại trà. Nhân giống sinh dưỡng qua
con đường mô, hom là con đường kinh tế để rút ngắn giai đoạn đưa các giống
tốt ra sản xuất. Thông qua nhân giống sinh dưỡng, các kiểu gen tốt được bảo
toàn, không bị phân ly như nhân giống bằng hạt do quá trình giảm phân và tái
tổ hợp gen. Haines và Griffin (1992) đã cho thấy chiến lược nhân giống vô
tính các giống Keo đã được cải thiện có thể tăng năng suất rừng trồng lên

40% so với rừng trồng bằng hạt chưa được cải thiện. Các tác giả này đã chỉ ra
lợi nhuận kinh doanh rừng trồng, ngoài các biện pháp thâm canh còn chịu ảnh
hưởng sâu sắc của hai yếu tố là chất lượng di truyền của cây hom và giá cả
của việc chọn lọc và nhân giống. Tuy vậy chiến lược nhân giống sinh dưỡng
chỉ có thể đạt hiệu quả khi có các cá thể tốt đã qua chọn lọc và khảo nghiệm
có số lượng đủ lớn các dòng trội đảm bảo nền tảng di truyền cần thiết trong
rừng trồng. Tuy vậy nhân giống sinh dưỡng phải được kết hợp với chương
trình chọn giống cụ thể để cung cấp thường xuyên các dòng mới có sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
trưởng tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh cho sản xuất (Turnbull và
cộng sự, 1997) [25].















Sơ đồ chung của cải thiện giống cây rừng

(Nguồn: Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng, 1998) [7]
1.3 Nghiên cứu về chọn lọc cây trội
Sản xuất nông lâm nghiệp xét cho cùng là quá trình giải quyết mâu
thuẫn giữa cây trồng với điều kiện hoàn cảnh. Kiểu hình của sinh vật là kết
quả của sự tương tác qua lại giữa kiểu gen với môi trường sống .
Kiểu gen và môi trường sống là hai nhân tố đi liền gắn kết, bổ trợ cho
nhau nên chúng rất có ý nghĩa trong chọn giống. Các nhà chọn giống luôn
quan tâm đến phẩm chất di truyền của cá thể sinh vật. Những cá thể có phẩm
Khảo nghiệm và chọn
loài
Khảo nghiệm xuất xứ
(chọn xuất xứ)
Chọn lọc cây trội
Rừng tự nhiên và
rừng trồng
Lai giống
Khảo nghiệm giống
Rừng giống chuyển hoá

Rừng giống
Vườn giống
Vật liệu giống
(hạt, hom …
Rừng trồng mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
chất di truyền sống trong môi trường thuận lợi sẽ sinh trưởng phát triển tốt và
phát huy được tối đa cá phẩm chất di truyền đã thừa hưởng ở thế hệ trước và

ngược lại.
Để chọn lọc và tạo ra được các giống có sinh trưởng, phẩm chất tốt đạt
mục tiêu đề ra đòi hỏi các nhà chọn giống luôn luôn cần tìm tòi nghiên cứu và
phát hiện ra tính chất mới của loài, cá thể dựa trên mục tiêu đặt ra. Nhưng
điều đó thật khó khi công tác trồng rừng cần lượng giống lớn và có chất
lượng tốt đạt được mục đích trồng rừng. Các nhà chọn giống không thể mang
từng cá thể đi nghiên cứu và phân tích tính di truyền của từng tính trạng. Đây
là công việc tốn thời gian mà lượng giống thu lại nhỏ không đáp ứng nhu cầu
của công tác trồng rừng. Vì vậy để chọn lọc được cây có phẩm chất, chất
lượng tốt để làm giống. Các nhà chọn giống đã quan tâm đến mối quan hệ
giữa phẩm chất di truyền (tức kiểu gen) với môi trường để chọn lọc ra những
cá thể đạt chọn làm giống với mục tiêu thu nhận được một lượng đáng kể
tăng thu di truyền càng nhanh và càng rẻ càng tốt nhưng đồng thời duy trì
đựơc một vốn di truyền phong phú đảm bảo tăng thu trong tương lai. Để nhận
được những tăng thu đó cần phải dựa trên các phương pháp chọn lọc nhằm
tạo ra những cá thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nhà chọn lọc giống để dùng
như những cây bố mẹ trong các chương trình chọn giống và sản xuất hạt. Cây
trội là những cây biểu hiện ra kiểu hình có phẩm chất, chất lượng tốt có độ
vượt so với trị số bình quân trong lâm phần.
Với mục tiêu đề ra là chọn được loài và xuất xứ phù hợp với vùng, thì
chọn lọc là then chốt của bất kỳ một chương trình nào về cải thiện giống cây
rừng. Cây trội là cây dự tuyển đã được đánh giá (là cây có kiểu hình đáp ứng
các yêu cầu sơ bộ của nhà chọn giống, song những cây này còn chưa được
đánh giá và phân cấp hoặc thoả thuận) và được kiến nghị để sản xuất giống
và xây dựng thành rừng giống và vườn giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Đây là những cây có kiểu hình ưu trội về sinh trưởng, về hình dạng

thân, chất lượng gỗ và các đặc tính mong muốn khác đồng thời có tính thích
ứng tốt với hoàn cảnh không bị sâu bệnh. Những cây này chưa được khảo
nghiệm để đánh giá về mặt di truyền, mặc dầu có nhiều khả năng là kiểu gen
(gendtype) tốt và có hệ số di truyền tương đối cao. Các nhà chọn giống luôn
coi cây trội là nguồn gen quý trong công tác cải thiện giống cây rừng vì mỗi
cây trội được tuyển chọn có độ vượt lớn sẽ là đối tượng cung cấp nguồn
giống lớn và tốt cho công tác trồng rừng.
Căn cứ chọn lọc được một số cây trội theo mục đích sản lượng gỗ đáp
ứng được tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 – 2006 của Bộ Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn về công nhận giống cây trồng lâm nghiệp thì cây trội được
chọn ở rừng trồng phải đồng tuổi, ở giai đoạn thành thục công nghệ hoặc gần
thành thục công nghệ có sinh trưởng từ trung bình trở lên :
* Có độ vượt so với trị số bình quân của đám rừng (30 – 40 cây chung
quanh) ít nhất 2 Sx (độ lệch tiêu chuẩn) về đường kính và chiều cao, hoặc
25% về đường kính và 10% về chiều cao.
Đạt các chỉ tiêu chất lượng về phẩm chất thân cây (đoạn thân dưới
cành ít nhất dài bằng 1/3 chiều cao cả cây) thân thẳng và tròn đều, cành nhỏ,
góc phân cành lớn, tán lá tròn đều.
* Không bị sâu hại
Do vậy sau khi tiến hành chọn lọc cây trội, người ta thường phải tiến
hành kiểm tra hậu thế có thể kiểm tra dòng vô tính, để đánh giá phẩm chất di
truyền của các cây trội được chọn lọc song khảo nghiệm hậu thế là khâu
thường mất nhiều thời gian đầu tư lớn trong khi nhu cầu giống hiện nay là rất
cấp bách. Chính vì vậy phương pháp chọn lọc bằng mục trắc trực tiếp hoặc
gián tiếp chọn lọc sớm sẽ phần nào giúp các nhà chọn giống khắc phục được
khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

Sau khi đã chọn được loài và xuất xứ đáp ứng mục tiêu kinh tế và phù
hợp với mỗi vùng thì chọn lọc cây trội là phần then chốt của bất kì một
chương trình nào về cải thiện giống cây rừng. Chọn lọc là phương pháp tạo
giống, ở đó người ta chọn ra từ quần thể những cỏ thể tốt theo mục đích yêu
cầu chọn giống (chọn dương), hoặc loại ra quần thể những cá thể xấu (khử
âm). Những cá thể được chọn ra hoặc giữ lại trong quần thể là nền tảng hình
thành quần thể mới. Chọn lọc là một trong những phương pháp chọn giống
cơ bản, nó được con người biết đến và sử dụng thường xuyên từ lâu đời và nó
có vai trò rất to lớn trong quá trình chọn tạo ra các giống cây trồng mới, duy
trì và phát triển các đặc tính tốt cũng như trong cải tạo các đặc tính xấu của
giống cây trồng đó có. Hiệu quả chọn lọc cao hay thấp, nhanh hay chậm là
tuỳ thuộc vào những phương thức sinh sản của từng loại cây, mức độ biến dị,
di truyền của tính trạng định chọn và phụ thuộc vào phương pháp chọn lọc.
Khi chọn lọc cây trội phải căn cứ vào mục tiêu chọn lọc để xác định
tiêu chuẩn, phương pháp chọn lọc cho từng trường hợp cụ thể. Mục tiêu khác
nhau thì tiêu chuẩn chọn lọc cũng phải khác nhau, như mục tiêu chọn cây trội
lấy gỗ, chọn cây trội lấy quả, chọn cây trội lấy lá, lấy nhựa.
Với mục tiêu chọn cây trội để lấy gỗ, Lê Đình Khả, Hoàng Thanh Lộc
và Phạm Văn Tuấn (1986) đã triển khai đề tài: “Chọn lọc cây Mỡ mọc nhanh
có hình dáng tốt cho vùng trung tâm” và có một số kết luận như sau: trong số
các rừng Mỡ ở Cầu Hai bên cạnh Mỡ trứng là dạng vỏ nhẵn, chiếm tỉ lệ gần
như tuyệt đối, sinh trưởng tương đối nhanh đó tồn tại dạng nứt vỏ sâu sinh
trưởng chậm và dạng nứt vỏ trung gian sinh trưởng nhanh hơn hai dạng trên.
Các cây trội đó được chọn lọc ở Cầu Hai, Thanh Sơn, xí nghiệp giống 97 và ở
Hương Sơn đều có độ vượt lớn hơn so với chỉ số trung bình của những cây so
sánh và tương ứng với tiêu chuẩn về độ vượt trội được áp dụng ở Liên Xô và
một số nước. Các cây trội đều có khả năng di truyền, đặc điểm sinh trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
nhanh cho đời sau thể hiện trong giai đoạn đầu ở vườn ươm. Một số cây trội
ổn định về sinh trưởng nhanh khá lâu cho các năm sau, một số ít cây không
giữ được khả năng này. Phương pháp ghép cành và ghép mắt đều cho kết quả
tốt trong ghép Mỡ. Về mùa thu phương pháp ghép cành cho biết tỉ lệ sống
cao hơn rõ rệt so với ghép mắt. Về mùa xuân ghép mắt cho tỉ lệ cao hơn ghép
cành, ghép mắt trong mùa xuân cho tỉ lệ sống cao hơn rõ rệt so với mùa thu.
Ghép cành và ghép mắt lấy từ cây trưởng thành khoảng 15 tuổi cho tỉ lệ sống
cao hơn so với khi lấy từ cây ghép cành non hoặc từ cây quá già [10].
Với mục tiêu chọn cây trội để lấy quả, đã có một số đề tài được tiến
hành như Nguyễn Hoàng Nghĩa và Đoàn Thị Bích (1996) đã thực hiện đề tài
“Tuyển chọn giống Sở có năng suất cao cho vùng Lạng Sơn” có một số nhận
xét như sau: Thông qua biến dị về hình thái quả, đã xác định được 4 dạng Sở
điển hình tại các khu rừng trồng ở vùng Cao Lộc - Lạng Sơn. Tỷ lệ % cũng
như năng suất quả và hạt của các dạng Sở khác nhau. Thường gặp nhất là Sở
quýt sau đến Sở cam, Sở chè và ít nhất là Sở lê. Sở cam có trọng lượng quả
tươi cao nhất, tiếp đến là Sở lê, Sở quýt và cuối cùng là Sở chố. Về tỷ lệ hạt
quả, Sở lê đứng đầu bảng, sau đến là Sở quýt, cùng Sở cam và Sở chố có tỷ lệ
thấp như nhau. Dạng Sở chè có số quả bình quân trên cây cao nhất, song do
quả bé, trọng lượng quả tươi nhỏ nên Sở chè có năng suất (kg quả /cây) và
năng suất hạt (kg hạt /cây) thấp hơn Sở lê. Do số quả ít, cùi dày, tỷ lệ hạt /
quả thấp nên mặc dù quả to nhưng Sở cam vẫn có năng suất quả và hạt thấp
nhất. Có thể nhận thấy bên cạnh số lượng quả thị trọng lượng quả tươi thực tế
của từng dạng Sở là một chỉ tiêu có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định năng
suất quả của từng cây và của từng dạng Sở. Biến động về các chỉ tiêu chọn
lọc giữa các cây cá thể trong quần thể là rất lớn cho nên việc chọn giống phải
bắt đầu bằng tuyển chọn dạng Sở nào. 21 cây có năng suất cao đó được tuyển
chọn trong năm 1989 có số quả nhiều gấp 2 - 6 lần cây trung bình, trong đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
có 14 cây có hàm lượng dầu vượt cây trung bình 2 - 8 lần. Hàm lượng dầu
của 21 cây dự tuyển cũng nhiều gấp 3 lần hàm lượng dầu ước tính trung bình
[14].
Trần Vinh và Dương Mộng Hùng (2004) thực hiện đề tài “ Nghiên
cứu tuyển chọn đào lộn hột có năng suất hạt cao chất lưọng tốt cho vùng Tây
Nguyên”. Qua tuyển chọn và bình tuyển cây đào lộn hột trộn tại Đắk Lắc và
Gia Lai đó có cơ sở tuyển được 171 cây đào lộn hột. Qua phân tích chất
lượng thương phẩm bình chọn được 106 cây trội có năng suất cao, phần trăm
vượt trội về năng suất lớn, số cây có cỡ hạt lớn (<180hạt / kg) là tiêu chuẩn
xuất khẩu chiếm tỷ lệ 82,8%, và độ vượt về năng suất đạt 500% . Tỷ lệ nhân
trung bình của cây trội bình tuyển tai Đăk Lăc 27% và Krông Pa – Gia Lai là
27,3% (tiêu chuẩn xuất khẩu tỉ lệ nhân lớn 25%) [18].
Dương Mộng Hùng (2004) tiến hành “Tuyển chọn cây Dẻ Trùng
Khánh trội về sản lượng quả và nhân giống bằng phương pháp ghép”. Kết
quả đã tuyển chọn được 34 cây Dẻ trội với giá trị trung bình của 5 cây so
sánh trên là trên 200 %. Những cây trội được chọn đều có tuổi cao nên sản
lượng khá ổn định và là những cây có có chỉ tiêu sinh trưởng sinh khối lớn.
Phương pháp ghép nêm và phương pháp ghép bình thường cho tỷ lệ cao. Đặc
biệt phương pháp phép nêm đạt tỷ lệ sống 89,5 % sau 42 ngày ghép, phương
pháp ghép bên thân tuy có tỉ lệ sống ít hơn song cùng đạt 78,1%, phương
pháp ghép mắt tỷ lệ thành cây thấp chỉ đạt khoảng 1/16 so với ghép nêm [6].
Với mục tiêu chọn cây trội phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng,
Nguyễn Việt Cường và Nguyễn Minh Chí (2005, 2006, 2007) đã thực hiện đề
tài : “Nghiên cứu tuyển chọn và nhân nhanh dòng ưu trội về sinh trưởng và
chất lượng gỗ Keo tai tượng tại Tuyên Quang để phục vụ trồng rừng cung cấp
gỗ gia dụng”. Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được 116 cây trội Keo tai
tượng tại 5 lâm trường thuộc tỉnh Tuyên Quang. Khối lượng thể tích của 9

×