Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng mới chè shan vùng núi cao tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 121 trang )


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 4
4. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Những ñóng góp mới của luận án 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài 6
1.1.1. Cơ sở khoa học 6
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 8
1.2. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nước 9
1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 9
1.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 12
1.3. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới 14
1.4. Tình hình nghiên cứu chè trong nước 17
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về giống chè 17
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về nhân giống vô tính chè 21
1.4.3. Kết quả nghiên cứu ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển của
cây chè 24
1.5. Những kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu tài liệu 29
1.5.1. Về nghiên cứu chọn lọc cây ñầu dòng 29
1.5.2. Về nghiên cứu ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển của cây
chè Shan 29
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 31
2.1. Vật liệu nghiên cứu 31


iv
2.2. Thời gian, ñịa ñiểm nghiên cứu 31
2.3. Nội dung nghiên cứu 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu 32
2.4.1. Phương pháp ñiều tra, thu thập số liệu 32
2.4.2. Phương pháp ñiều tra tuyển chọn cây chè Shan ñầu dòng 32
2.4.3. Nghiên cứu ñánh giá, khả năng nhân giống vô tính bằng
phương pháp giâm cành của các cây chè Shan ñầu dòng 35
2.4.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật giâm cành chè Shan vùng
núi cao tỉnh Bắc Kạn 35
2.4.5. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng mới chè Shan theo
phương thức trồng rừng 37
2.4.6. Thử nghiệm một số kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất
phát triển chè Shan ở Bắc Kạn 39
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
3.1. Điều kiên tự nhiên có ảnh hưởng ñến sản xuất chè ở Bằng Phúc 40
3.1.1. Vị trí ñịa lý 40
3.1.2. Điều kiện ñịa hình, ñất ñai 40
3.1.4. Những kết luận rút ra từ kết quả ñiều tra ñiều kiện tự nhiên có
ảnh hưởng ñến sản xuất chè ở Bằng Phúc 44
3.2. Tình hình sản xuất và chế biến chè ở Bằng Phúc 45
3.2.1. Tình hình diện tích và phân loại chè ở Bằng Phúc 45
3.2.2. Tập quán canh tác và chế biến chè ở Bằng Phúc 46
3.2.3. Những kết luận rút ra từ kết quả ñiều tra tình hình sản xuất, chế
biến chè ở Bằng Phúc 47
3.3. Kết quả tuyển chọn cây chè Shan ñầu dòng ở Bằng Phúc 47
3.3.1. Kết quả tuyển chọn cây chè Shan ñầu dòng ở Bằng Phúc 48

v

3.3.2. Đặc ñiểm hình thái của các cây chè Shan ñầu dòng 49
3.3.3. Đặc ñiểm sinh trưởng của các cây chè Shan ñầu dòng 56
3.3.4. Khả năng cho năng suất của các cây chè Shan ñầu dòng 58
3.3.5. Chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm của những cây
chè Shan ñầu dòng 59
3.3.6. Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống của các cây chè Shan
ñầu dòng 62
3.4. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp nâng cao tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất
vườn cho vườn ươm giâm cành chè Shan ở vùng núi cao 72
3.4.1. Kết quả nghiên cứu xác ñịnh thời vụ giâm cành thích hợp cho
chè Shan ở Bằng Phúc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn 72
3.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón ñến tỷ
lệ sống, tỷ lệ xuất vườn và chất lượng cây xuất vườn của chè
giâm cành 76
3.4.3. Kết quả nghiên cứu liều lượng bón phân và số lần bón phân
thích hợp cho chè Shan giâm cành 80
3.5. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng mới chè Shan
theo phương thức trồng rừng 84
3.5.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chiều cao cây con ñến sinh
trưởng nương chè trồng mới theo phương thức trồng rừng 84
3.5.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của trồng chè trên một số nền
canh tác khác nhau ñến sinh trưởng của cây chè Shan thời kỳ
kiến thiết cơ bản 91
3.6. Thử nghiệm một số kết quả nghiên cứu vào sản xuất, phát triển chè
Shan ở Bắc Kạn 94
3.6.1. Ứng dụng kết quả nghiên cứu và xây dựng mô hình nhân giống
chè Shan bằng hình thức giâm cành 95

vi
3.6.2. Kết quả thử nghiệm trồng chè trên các nền canh tác khác nhau

tại xã Bằng Phúc Huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn 96
3.6.3. Xây dựng vườn cây ñầu dòng phục vụ cho kế hoạch phát triển
chè Shan ở Bắc Kạn 97
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 100
1. Kết luận 100
2. Đề nghị 101
CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 C.BP Cây ñầu dòng tại xã Bằng Phúc
2 C.dài Chiều dài
3 C.cao Chiều cao
4 C
1
Cấp 1
5 CT Công thức
6 D.T Diện tích
7 ĐHNL Đại học Nông lâm
8 SL Sản lượng
9 XHCN Xã hội chủ nghĩa
10 NS Năng suất
11 P. cây Khối lượng cây
12 P.búp Khối lượng búp
13 PH1 Phú Hộ 1
14 PTNT Phát triển nông thôn
15 QT Quy trình

16
TB
Trung bình
17 TL Tỷ lệ
18 TL.x vườn

Tỷ lệ xuất vườn
19 TN Thí nghiệm

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới 50 năm
qua (FAO 2010) 10
Bảng 1.2: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số nước trồng
chè chính trên thế giới năm 2009 11
Bảng 1.3: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng chè ở Việt Nam

trong những năm gần ñây (FAO - 2010) 14
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng ñất ở Bằng Phúc 41
Bảng 3.2: Kết quả phân tích 1 số chỉ tiêu lý hoá tính một số loại ñất ở
Bằng Phúc 42
Bảng 3.4: Hiện trạng giống chè Shan ở Bằng Phúc năm 2003-2004 45
Bảng 3.5: Kết quả tuyển chọn cây chè Shan ñầu dòng ở Bằng Phúc 49
Bảng 3.6. Đặc ñiểm hình thái thân cành của 18 cây chè Shan ñầu dòng 50
Bảng 3.7. Đặc ñiểm, hình dạng màu sắc lá của 18 cây chè Shan ñầu dòng 52
Bảng 3.8: Kích thước lá và số ñôi gân chính của 18 cây chè Shan ñầu dòng 53
Bảng 3.9. Đặc ñiểm búp của 18 cây chè shan ñầu dòng 55
Bảng 3.10. Thời gian sinh trưởng búp và số lứa hái trong năm của các
cây chè Shan ñầu dòng 57
Bảng 3.11: Năng suất của 18 cây chè Shan ñầu dòng ở Bằng Phúc 58

Bảng 3.12: Kết quả phân tích thành phần sinh hoá của 18 cây chè Shan
ñầu dòng 60
Bảng 3.13: Kết quả thử nếm cảm quan sản phẩm chè xanh của 18 cây
chè Shan ñầu dòng 61
Bảng 3.14: Tỉ lệ ra mô sẹo của 18 cây chè Shan ñầu dòng 64
Bảng 3.15: Tỷ lệ ra rễ của 18 cây chè Shan ñầu dòng 66
Bảng 3.16: Tỷ lệ nảy mầm của 18 cây chè Shan ñầu dòng 67

ix
Bảng 3.17: Tổng số hom, tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn của 18 cây ñầu dòng 69
Bảng 3.18: Chất lượng cây xuất vườn của 18 cây chè Shan ñầu dòng 71
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của thời vụ cắm hom ñến tỷ lệ ra mô sẹo và ra rễ 72
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của thời vụ giâm cành ñến quá trình nảy mầm
của hom chè Shan 74
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của thời vụ cắm hom ñến tỷ lệ xuất vườn và chất
lượng cây giống (sau 300 ngày cắm hom) 75
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của các loại phân bón ñến sinh trưởng thân lá của
chè giâm cành 76
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của các loại phân bón ñến sinh trưởng của bộ rễ
chè giâm cành 78
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của các loại phân bón ñến tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất
vườn và chất lượng cây xuất vườn 79
Bảng 3.25: Ảnh hưởng của tăng lượng bón phân và số lần bón phân ñến
các bộ phận trên mặt ñất 80
Bảng 3.26: Ảnh hưởng của tăng lượng bón phân và số lần bón phân ñến
các bộ phận dưới mặt ñất 81
Bảng 3.27: Ảnh hưởng của tăng lượng bón phân và số lần bón phân ñến
tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn và chất lượng cây con. 83
Bảng 3.28: Ảnh hưởng của chiều cao cây con ñến chiều cao cây của
nương chè Shan trồng mới 85

Bảng 3.29: Ảnh hưởng của chiều cao cây con ñến ñường kính gốc của
nương chè Shan trồng mới 86
Bảng 3.30: Ảnh hưởng của chiều cao cây con ñến ñộ rộng tán của nương
chè Shan trồng mới 87
Bảng 3.31: Ảnh hưởng của chiều cao cây con ñến số cành cấp 1 trên cây
của nương chè Shan trồng mới 88

x
Bảng 3.32: Ảnh hưởng của chiều cao cây con ñến số lá trên cây của
nương chè Shan trồng mới 89
Bảng 3.33: Ảnh hưởng của chiều cao cây con ñến tỷ lệ sống của nương
chè Shan trồng mới 90
Bảng 3.34: Ảnh hưởng của chiều cao cây con ñến chi phí giống cho 1 ha
trồng mới 90
Bảng 3.36: Ảnh hưởng của các nền canh tác khác nhau ñến bộ khung tán
của cây chè con 93
Bảng 3.37: Ảnh hưởng của các nền canh tác khác nhau ñến tỷ lệ sống
của nương chè 94
Bảng 3.38: Kết quả xây dựng mô hình nhân giống chè Shan bằng hình
thức giâm cành 95
Bảng 3.39: Ảnh hưởng của trồng chè trên các nền canh tác khác nhau
ñến sinh trưởng của nương chè sau trồng 97
Bảng 3.40: Tình hình sinh trưởng của vườn cây ñầu dòng (vườn giống gốc) 98


xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ ñồ 1.1: Loại bỏ các cá thể qua các chỉ tiêu ño ñếm 19
Sơ ñồ 1.2: Chọn lọc cá thể chè 20

Sơ ñồ: 1.3. Đợt sinh trưởng tự nhiên 25


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Chè (Camellia Sinensis (L) O Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm có
nguồn gốc ở vùng nhiệt ñới nóng ẩm. Cùng với sự phát triển của các ngành
sản xuất khác, ngành chè thế giới có bước phát triển rộng lớn với hơn 60 quốc
gia sản xuất chè, tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á và Châu Phi. Sản
phẩm từ cây chè ñang ñược sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới dưới nhiều
công dụng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là ñồ uống.
Việt Nam có ñiều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát
triển. Sản xuất chè gữi vài trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất Nông nghiệp,
sản phẩm chè là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Sản xuất chè cho thu nhập
chắc chắn, ổn ñịnh góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
ñại hoá Nông nghiệp, nông thôn, ñặc biệt là nông nghiệp nông thôn vùng
Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Do vậy, Việt Nam có chủ trương phát
triển chè trên cả hai hướng: Ổn ñịnh diện tích, thay thế giống chè cũ bằng các
giống chè chọn lọc, trồng các nương chè theo kỹ thuật thâm canh, gắn với
công nghệ và kỹ thuật chế biến mới, tạo sản phẩm chè chất lượng cao, an
toàn, ñáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ.
Tính ñến năm 2010 Việt Nam có 130 nghìn ha chè, tập trung chủ yếu ở
vùng Trung du miền núi phía Bắc và Cao nguyên Lâm Đồng. Ngoài diện tích
chè ñược trồng tập trung, sản xuất theo quy mô công nghiệp, ở các tỉnh miền
núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn … hình
thành vùng chè Shan có lịch sử lâu ñời theo kiểu “chè rừng” phân tán, mật ñộ
cây thưa 2000-2500 cây/ha mọc xen kẽ với cây rừng hoặc mọc thành rừng
chè. Chè Shan núi cao ñược hình thành từ lâu ñời, phù hợp với tập quán canh
tác và ñiều kiện sản xuất của ñồng các dân tộc vùng cao, chè sinh trưởng

trong ñiều kiện tự nhiên không ñốn, cây cao, thân lớn (ñường kính thân 20-

2
30cm, ñặc biệt có cây ñường kính thân trên 1000cm), bộ khung tán to khoẻ,
tán cây có ñộ che phủ lớn, sức sinh trưởng khỏe, năng suất cao. Cũng giống
như các vùng chè Shan khác ở Bắc bộ, ở Bắc Kạn nơi có chè Shan phân bố
rộng rãi ở các huyện: Chợ Đồn, Chợ Mới, … nơi có ñộ cao từ 800-1000 mét,
tính ñến năm 2010 Bắc Kạn phấn ñấu có 2000ha chè Shan núi cao, do ñiều
kiện ñịa hình và khí hậu thuận lợi chè Shan Bắc Kạn sinh trưởng tốt và có
năng suất cao, bước ñầu ñã khẳng ñịnh vùng chè Shan hàng hóa nếu áp dụng
các giải pháp kỹ thuật phù hợp.
Qua nghiên cứu chất lượng sản phẩm chè Shan ở các vùng và của Bắc
Kạn cho thấy sản phẩm có hương thơm tự nhiên, vị dịu, có tuyết trắng tạo cho
sản phẩm có ngoại hình ñẹp. Sản xuất chè Shan núi cao tạo ra sản phẩm chè
an toàn. Từ nguyên liệu chè Shan núi cao có thể chế biến thành chè xanh, chè
ñen, chè vàng, chè Phổ Nhĩ có giá trị kinh tế cao. Lợi thế của nguyên liệu chè
Shan là tạo ra sản phẩm chè Phổ Nhĩ một loại sản phẩm chè ñộc ñáo có giá trị
giải khát và dược thảo. Sản xuất chè Shan núi cao vừa có tác dụng như rừng
phòng hộ, góp phần phát triển bền vững vùng núi cao, tạo công ăn việc làm,
xóa ñói giảm nghèo cho ñồng bào dân tộc.
Năm 1999 Thủ tướng chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ñã
có quyết ñịnh số 43/1999/QĐ-TTG ngày 13/10/1999 trong ñó có nội dung tập
trung phát triển 1vạn ha chè Shan ở vùng cao phía Bắc và giành một phần vốn
trong chương trình trồng 5 triệu ha rừng ñể phát triển chè Shan vùng núi cao.
Tuy nhiên, do chè Shan vùng núi cao ở Bắc Kạn ñược hình thành tự
phát nhờ sự tán hạt tự nhiên, hoặc do ñồng bào ñã trồng từ hạt của những cây
chè Shan mọc tự nhiên (không ñược tuyển chọn), khi quan sát vùng chè Shan
núi cao không có sự ñồng ñều về hình thái và chất lượng búp, trong ñó có cây
là chè Shan có những cây là các dạng thuộc thứ che khác. Sự không ñồng ñều
về hình thái ñó ñã có ảnh hưởng lớn ñến năng suất của cây chè và ñặc biệt là

có ảnh hưởng lớn ñến chất lượng chè thành phẩm của vùng chè Shan núi cao.

3
Hiện trạng phát triển vùng chè Shan núi cao như ñã trình bầy trên cho
thấy có hạn chế là giống chè chưa ñược chọn lọc, cây chè con trồng từ hạt khi
mới mọc có sức sống thấp, khó cạnh tranh ánh sáng với thảm thực vật, với cỏ
dại, do trồng chè theo phương thức trồng rừng không áp dụng kỹ thuật khai
hoang, ñào rạch, do vậy ñể có sự cạnh tranh ñược với cỏ dại và thảm thực bì,
có tỷ lệ sống cao, sớm tạo ra nương chè Shan thì cần phải có cây chè con kích
thước lớn. Để phát triển vùng chè Shan núi cao (theo phương thức trồng rừng)
có hiệu quả, cần thiết phải giải quyết hai nội dung rất quan trọng ñó là:
Thứ nhất chọn lọc những cây chè Shan ñầu dòng có năng suất, chất
lượng tốt làm cây mẹ ñể sản xuất hôm giống ñáp ứng yêu cầu nhân giống mở
rộng diện tích.
Thứ hai nghiên cứu kỹ thuật giâm cành (hom chè ñược lấy từ các cây
chè Shan ñầu dòng ñã chọn lọc) ñể tạo các cây chè con có kích thước lớn, kỹ
thuật trồng thích hợp ñể sớm tạo thành các nương chè (rừng chè Shan)
Theo ñịnh hướng của tỉnh Bắc Kạn ñến năm 2015 sẽ phát triển vùng
chè Shan với quy mô 3500ha, ñể vùng chè Shan Bắc Kạn trở thành vùng sản
xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế xã hội, cần thiết phải nghiên cứu tuyển
chọn các cây chè Shan ñầu dòng, nghiên cứu kỹ thuật giâm cành và trồng mới
thích hợp áp dụng trong sản xuất.
Xuất phát từ những vấn ñề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
"Nghiên cứu tuyển chọn cây ñầu dòng và một số biện pháp kỹ thuật nhân
giống, trồng mới chè Shan vùng núi cao tỉnh Bắc Kạn".
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tuyển chọn ñược cây chè Shan ñầu dòng ñể cung cấp hom giống chè
mở rộng diện tích.
- Nghiên cứu ñược biện pháp kỹ thuật giâm cành chè Shan, tạo ñược
cây chè giống có kích thước phù hợp ñể phục vụ sản xuất.


4
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng mới chè Shan theo phương thức trồng
rừng, nhằm phát triển vùng chè Shan núi cao một cách bền vững.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Chọn ñược các cây chè Shan ñầu dòng làm vườn cây giống gốc có
năng suất cao chất lượng tốt, cung cấp hom chè giống ñể phát triển vùng chè.
- Đề tài góp phần bảo tồn cây chè Shan ñầu dòng quý của vùng núi cao
Bắc Kạn.
- Nghiên cứu kĩ thuật giâm cành chè Shan, tạo cây chè con có kích
thước thích hợp ñể trồng chè Shan theo phương thức trồng rừng.
- Nghiên cứu kĩ thuật trồng chè Shan theo phương thức trồng rừng nâng
cao hiệu quả trồng mới
- Góp phần phát triển rừng ñầu nguồn bằng cây chè Shan một cách bền
vững, vừa tạo ra rừng có ñộ che phủ cao vừa tạo ra rừng cho thu hoạch
thường xuyên, quanh năm, từng bước xóa ñói, giảm nghèo cho ñồng bào dân
tộc thiểu số vùng núi cao.
- Kết quả của ñề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ khoa học
kỹ thuật, cho người sản xuất kinh doanh chè, cho giáo viên, sinh viên, học
viên cao học trong học tập, nghiên cứu về cây chè.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài ñiều tra về hình thái, năng suất, chất lượng, tuyển chọn cây chè
Shan ñầu dòng; Nghiên cứu kĩ thuật giâm cành, kĩ thuật trồng mới nương chè
theo phương thức trồng rừng.
Đề tài nghiên cứu ñược giới hạn trong tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là xã Bằng
Phúc huyện chợ Mới; và tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
5. Những ñóng góp mới của luận án
- Trên cơ sở ñiều tra ñánh giá tình hình sản xuất ñã khẳng ñịnh ñược
Bằng Phúc có ñiều kiện tự nhiên phù hợp cho phát triển chè Shan núi cao,


5
trong xã hiện có khoảng 9ha chè Shan (quy ñông ñặc). Trong ñó số cây có
dạng hình thuộc thứ chè Shan chiếm 28,0 - 35,7%, ngoài ra là các cây có dạng
hình của các thứ chè khác.
- Đã tuyển chọn ñược 18 cây chè Shan ñầu dòng có ñường kính gốc từ
15,7-50,6cm, chiều cao từ 5,5-10,0m, năng suất 11,3-18,8 kg búp/cây/năm.
- Xác ñịnh một số biện pháp kỹ thuật thích hợp như:
+ Thời vụ giâm cành từ 15/11-15/12 hàng năm. Tăng lượng bón phân
NPK cho cây con trong vườn ươm có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt,
tỷ lệ xuất vườn cao; tỷ lệ sống ñạt 82,0-93,3% và tỷ lệ xuất vườn từ 67,7 -
88,7%.
+ Trồng xen chè Shan với ngô, sắn, rừng tái sinh, tỷ lệ sống cao hơn
so với trồng trên ñất trống.
- Xây dựng thành công mô hình nhân giống chè Shan bằng hình thức
giâm cành tại các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới, Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
- Chuyển giao thành công kỹ thuật nhân giống, trồng mới chè Shan
cho ñịa phương, làm thay ñổi tập quán canh tác trồng chè của người dân
vùng cao Bắc Kạn.

6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học
Cây chè thuộc ngành hạt kín (Angiospermac) lớp hai lá mầm
(Dicotyledonae) bộ chè (Theales), họ chè (Thease), chi chè (Camellia), loài
(Sinensis), tên khoa học là Camillia Sinensis (L) O. Kuntze, ñược phân làm 4
thứ chè khác nhau (Colen Stuart - 1919). Đó là thứ chè Trung Quốc lá nhỏ
(Camellia Sinensis var bohea), thứ chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis
var macrophylla); thứ chè Ấn Độ (Camellia Sinensis var. Assamica) và chè

Shan (Camellia Sinensis var. Shan). Mỗi thứ chè có ñặc ñiểm hình thái: Thân,
cành, lá, búp khác nhau, có khả năng cho năng suất, chất lượng khác nhau, có
yêu cầu sinh thái khác nhau và phạm vi phân bố khác nhau. Trong ñó chè
Shan thường ñược phân bố ở vùng núi cao so với mực nước biển.
Chè là cây lâu năm, nở hoa hàng năm. Cây chè sau trồng từ 2 - 3 năm
ñã có khả năng ra hoa. Cây chè có từ 2000 - 4000 nụ hoa/năm, nhưng tỷ lệ
ñậu quả rất thấp, thường chỉ ñạt từ 2 - 4%. Hoa chè là hoa lưỡng tính, mỗi hoa
khi kết quả có từ 1 - 4 hạt [7]. Mặc dù là hoa lưỡng tính nhưng khả năng tự
thụ của hoa chè rất thấp, hầu hết các quả chè là kết quả của sự thụ phấn khác
hoa, ñây là nguyên nhân quan trọng làm cho cây chè mọc từ hạt có sự phân li
lớn về hình thái, về khả năng cho năng suất, chất lượng. Nói chung những cây
chè con mọc từ hạt có sự phân li lớn so với cây mẹ.
Chè Shan núi cao ñược trồng từ hạt cũng tuân theo quy luật trên, giữa
các cá thể có sự phân li lớn, có rất nhiều cá thể không còn giữ ñược những
ñặc tính quý là khả năng cho năng suất và chất lượng cao của giống chè Shan.
Đây là cơ sở khoa học ñể nghiên cứu chọn cây ñầu dòng phục vụ cho công tác
nhân giống vô tính, phát triển diện tích chè Shan.

7
Mặt khác chè là cây thân gỗ, ngoài khả nhân giống bằng hạt thì người
ta có thể nhân giống chè bằng phương pháp nhân giống vô tính như phương
pháp nuôi cấy mô tế bào, ghép cành, giâm cành Ưu ñiểm của phương pháp
nhân giống vô tính là hệ số nhân giống cao, cây con giữ ñược những ñặc tính
tốt của cây mẹ, vườn chè có ñộ ñồng ñều cao, có khả năng cho năng suất cao
hơn so với trồng hạt, nguyên liệu có ñộ ñồng ñều cao, dễ canh tác, thu hái và
chế biến. Dựa trên cơ sở khoa học này, ngày nay ở hầu hết các cơ sở sản xuất
chè trên thế giới cũng như Việt Nam, các giống chè thường ñược nhân giống
bằng phương pháp giâm cành.
Giâm cành có ưu ñiểm hơn so với các hình thức nhân giống vô tính
khác (nuôi cấy mô, chiết, ghép ) là không yêu cầu kỹ thuật quá cao, có hệ số

nhân giống lớn, mà vẫn giữ ñược tất cả các ñặc tính ưu việt của cây mẹ.
Từ một ñoạn cành chè (hom chè) dài từ 3 - 4cm có một lá nguyên và
một mầm nách trong ñiều kiện môi trường (ñất, khí hậu) phù hợp có thể hình
thành một cây chè con mới mang ñầy ñủ ñặc tính di truyền của cây mẹ. Sau
20 - 30 ngày cắm hom, từ vết cắt phía dưới của hom chè hình thành lớp mô
sẹo và từ ñó hình thành các mầm rễ sau phát triển thành bộ rễ của cây chè
con. Từ mầm nách sẽ mọc hình thành nên thân, cành chè của cây chè con.
Khả năng giâm cành của chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trong ñó
có 3 yếu tố quan trọng ñó là yếu tố hom giống, Thời vụ giâm cành (ñiều kiện
môi trường ngoại cảnh) và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc trong vườn ươm.
Trồng chè shan theo phương thức trồng rừng là kỹ thuật rất phù hợp
với ñiều kiện ñất ñai, lao ñộng và tập quán canh tác của ñồng bào các dân tộc
vùng cao, kỹ thuật ñó ñược hình thành và phát triển lâu dài, hiện nay ñể vùng
chè Shan núi cao trở thành vùng sản xuất hàng hoá, ngoài giống tốt và kỹ
thuật nhân giống thích hợp cần có kỹ thuật trồng ñể tạo nương chè Shan cần

8
quan tâm hai giai ñoạn giai ñoạn: Cây non cần có sự chú ý ñến ñất trồng và sự
cạnh tranh với cỏ và thảm thực bì ñể cây sống và lớn vượt lên cao trên tán các
cây bụi (trên 80cm) chú ý ñến ñất trồng và dinh dưỡng, giai ñoạn cây chè
Shan sinh trưởng và phân cành, tạo tán khi ñó cây chè có ñộ cao trên 1,2m,
cần chú ý ñến biện pháp chăm sóc. Trong giới hạn ñề tài này chúng tôi quan
tâm nhiều ñến trồng chè Shan trên ñất trồng các loại cây ngô, sắn, cây rừng…
Đây là cơ sở khoa học quan trọng ñể nghiên cứu phát triển chè Shan
núi cao, ñặc biệt là vùng chè Shan núi cao tỉnh Bắc Kạn.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Vùng chè Shan Bằng Phúc tỉnh Bắc Kạn cũng như những vùng chè
Shan núi cao khác trong cả nước, ñược hình thành qua quá trình phát triển tự
nhiên, hầu hết cây chè ñược mọc từ hạt của những cây chè khác do vậy có ñộ
phân li rất lớn về hình thái. Ngay cả những vườn chè ñược trồng gần nhà cũng

ñược trồng từ cây con mọc từ hạt hoặc bằng hạt lấy ở trong rừng, do vậy cũng
có các ñặc ñiểm là có ñộ phân li lớn. Trong rừng chè, vườn chè chỉ có từ 30-
35% cá thể chè Shan, phần còn lại là các dạng trung gian khác. Nguyên liệu
ñược thu hái từ những cây chè Shan khi chế biến cho chất lượng cao hơn so
với nguyên liệu thu hái từ các dạng chè trung gian khác.
Mặt khác, hầu hết các nương chè Shan ñược ñồng bào trồng ñều ở xa
so với nơi sinh sống và phân tán, nằm ở nơi có ñộ dốc lớn, ñi lại vận chuyển
chủ yếu bằng thủ công, khó khăn, cây chè Shan ñược trồng theo phương
pháp trồng rừng: Phát băng, ñào hố, có sự cạnh tranh lớn giữa cây chè và
cây tự nhiên. Do vậy cây chè con cần có kích thước lớn hơn ñể có khả năng
chống chịu tốt hơn, bầu chè (cây chè con) có khối lượng nhẹ hơn ñể thuận
lợi cho quá trình vận chuyển ñi trồng ở những nơi có ñịa hình dốc, phức tạp,
giao thông khó khăn.

9
Những vấn ñề trên là cơ sở thực tiễn quan trọng của ñề tài. Nghiên cứu
chọn lọc cây ñầu dòng phục vụ công tác nhân giống cho vùng, nghiên cứu kỹ
thuật nhân giống, tạo cây con thích hợp, phục vụ cho kỹ thuật trồng chè Shan
vùng núi cao của Bằng Phúc - Bắc Kạn và những vùng tương tự.
1.2. Tình hình sản xuất chè trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Theo PGS Đỗ Ngọc Quỹ [60], Quốc gia ñầu tiên trên thế giới phát triển
sản xuất chè là Trung Quốc, sau ñó ñược truyền bá sang Nhật Bản vào những
năm 805 sau Công nguyên, vào Indonexia năm 1654, vào Ấn Độ năm 1780,
vào Nga năm 1833, Malaixia năm 1914, vào những năm 1920 vào Châu Phi:
Kenia, Malavi, Ghine ñến nay chè ñã ñược trồng ở 58 quốc gia với quy mô
khác nhau, phân bố ở khắp 5 Châu như sau:
- Châu Á: Châu Á có 20 nước trồng chè bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ,
Srilanca, Indonexia, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Bănglañet, Iran, Myanma, Việt
Nam, Thái Lan, Lào, Mailaixia, Campuchia, Nêpan, Philipin, Triều Tiên,

Apganistan, Pakistan
- Châu Phi có 21 nước gồm: Kênia, Malavi, Uganda, Tanzania,
Mozambich, Ruanda, Mali, Ghinê, Môrixơ, Nam Phi, Ai Cập, Công Gô,
Camơrun, Đảo Rêugniông, Tchat, Rôdêzia, Abitxini, Buraudi, Marốc, Angiêri
và Zimbabue.
- Châu Mĩ có 12 nước bao gồm: Argentina, Braxin, Peru, Colombia,
Ecuañor, Guatemala, Paraguay, Jamaica, Mexico, Bolivia, Guyana và Mĩ.
- Châu Đại Dương có 3 nước sản xuất chè ñó là các nước: Papua
Tanghinê, Fiji và Australia.
- Châu Âu chỉ có ở Liên Xô cũ (Grudia) và Bồ Đào Nha.

10
Bảng 1.1: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới
50 năm qua (FAO 2010)
Diện tích Năng suất Sản lượng
Năm

Vạn
ha
Tốc ñộ tăng
so v
ới 10 năm
trước (%)
Tạ
khô/ha

Tốc ñộ tăng
so với 10
năm
trước (%)

Vạn
tấn
Tốc ñộ tăng
so với 10 năm
trước (%)
1959

83,20

- 8,97

- 74,63

-
1969

101,60

22,1 10,00

1,1 101,60

36,1
1979

189,71

86,7 7,73

-22,7 146,61


44,3
1989

240,32

26,7 9,13

18,1 219,41

49,7
1999

243,00

1,0 10,23

12,1 248,70

13,4
2009

246,10

1,0 12,99

27,0 319,69

28,5
Số liệu thống kê diện tích, sản lượng, năng suất chè thế giới 50 năm

qua cho thấy:
- Diện tích chè thế giới 50 năm qua tăng mạnh trong 30 năm từ 1954 -
1984. Sau mười năm diện tích chè thế giới tăng từ 22,1% ñến 86,7% tăng
mạnh nhất là 10 năm từ 1969-1979, và ổn ñịnh trong 20 năm gần ñây, chỉ
tăng khoảng 1,0% sau 10 năm.
- Năng suất chè thế giới năm 1979 giảm 22,7% so với 10 năm trước ñó,
các thập kỷ sau tăng từ 12,1% ñến 27,0% năng suất cao nhất vào năm 2009,
ñạt 12,99 tạ/ha.
- Sản lượng chè thế giới tăng mạnh trong 5 thập kỷ qua và ñạt 319,69
vạn tấn/năm. Với nhịp ñộ tăng sau mỗi thập kỷ từ 13,4% ñến 49,7%, tăng
mạnh nhất vào giai ñoạn 1969 - 1989.

11
Bảng 1.2: Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng một số nước
trồng chè chính trên thế giới năm 2009
STT

Nước
Diện tích
(vạn/ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lượng
(vạn/tấn)
1 Trung Quốc 94,31 8,70 82,10
2 Ấn Độ 44,50 18,98 84,50
3 Srilanca 21,07 14,38 30,30
4 Kênia 14,00 20,71 29,00
5 Nhật Bản 4,70 20,21 9,50
6 Việt Nam 10,20 9,51 9,70

Toàn thế giới 246,10 12,99 319,69
(Nguồn: Theo FAO Strt Citation 2010)
Mặc dù có tới trên 60 quốc gia trồng chè trên thế giới, tuy nhiên sản
xuất chè của thế giới chỉ tập trung ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ,
Srilanca, Kênia, Nhật Bản Số liệu thống kê tình hình diện tích, năng suất,
sản lượng một số nước trồng chè trên thế giới năm 2009 ở bảng 1.2 cho thấy:
- Trung Quốc là quốc gia ñứng ñầu thế giới về diện tích ñạt 94,31 vạn
ha, chiếm 37,96% diện tích chè thế giới, tuy nhiên năng suất chè của Trung
Quốc không cao, chỉ ñạt 8,70 tạ khô/ha, cho nên sản lượng của Trung Quốc
chỉ ñứng thứ 2 trên thế giới (sau Ấn Độ) ñạt 82,10 vạn tấn, chiếm 25,68% sản
lượng chè thế giới.
- Ấn Độ mặc dù chỉ ñứng thứ 2 (sau Trung Quốc) về diện tích nhưng
do có năng suất chè khá cao, ñạt 18,98 tạ khô/ha cho nên có sản lượng chè ñạt
cao nhất thế giới, ñạt 84,5 vạn tấn, chiếm 26,43% sản lượng chè toàn thế giới.
- Kênia là quốc gia ñứng thứ tư trên thế giới về diện tích chè, ñạt 14,0
vạn ha, nhưng lại là nước có năng suất chè cao nhất, ñạt 20,71 tạ khô/ha, ñạt
sản lượng là 29,00 vạn tấn, chiếm 9,07% sản lượng chè toàn thế giới.

12
1.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
- Thời kỳ trước Pháp thuộc:
Theo các tài liệu Hán Nôm về nông nghiệp Việt Nam và Vân Đài loại
ngữ của Lê Quý Đôn thì từ thời các Vua Hùng dựng nước, các dân tộc Việt
Nam ñã ñể lại cho ngày nay 2 vùng chè lớn là:
+ Vùng chè tươi ở châu thổ sông Hồng và các vùng ñồi núi thấp
(dạng chè vườn) cung cấp chè tươi, chè Nụ, chè Bạng, chè Huế cho nhu
cầu tiêu dùng.
+ Vùng chè rừng của ñồng bào các dân tộc Dao, Tày, Nùng, H'Mông ở
miền núi cao phía Bắc dùng làm thuốc, cung cấp chè Mạn, chè Chi theo
hướng tự cung tự cấp.

- Thời kỳ Pháp thuộc (1882 - 1945):
Ngay sau khi chiếm Đông Dương người Pháp ñã phát triển sản xuất
chè, nhằm khai thác tiềm năng phát triển cây trồng nhiệt ñới ở Việt Nam.
- Năm 1890, Đồn ñiền sản xuất chè ñầu tiên ñược thành lập tại Tĩnh
Cương - Phú Thọ với diện tích là 60ha, sản xuất chè xuất khẩu sang Châu Âu.
- Năm 1918 trạm nghiên cứu Nông nghiệp ñầu tiên ñược thành lập tại
Phú Hộ - Phú Thọ, chuyên nghiên cứu về phát triển chè, các kỹ thuật nông
nghiệp và công nghệ chế biến chè của Indonexia, Srilanca ñã ñược nghiên cứu
áp dụng với nhiều thiết bị chế biến nhập từ Anh. Sau ñó là có 2 trạm nghiên
cứu khác về chè ñược thành lập tại Plây Cu (1927) và Bảo Lộc (1931).
- Đến 8-1945 Việt Nam ñã có 13.505ha chè, hàng năm sản xuất ra 6000
tấn chè khô, chè ñen xuất khẩu sang thị trường Bắc Phi (Angiêria, Tuynizi,
Marốc ). Chất lượng chè của Việt Nam ñược ñánh giá tốt, tương ñương với
chè Ấn Độ, Srilanca và Trung Quốc [60].
- Thời kỳ 1945 - 1954:
Đây là thời kỳ có thể coi là suy thoái của ngành sản xuất chè Việt Nam.
Do ảnh hưởng của chiến tranh, các vườn chè bị bỏ hoang, sản xuất chè ñình
trệ, làm cho diện tích chè, sản lượng chè ñều giảm sút.

13
- Thời kỳ 1954 - 1990:
Sau hoà bình lập lại ở Miền Bắc cây chè ñược ñánh giá là cây có giá trị
kinh tế cao, có tầm quan trọng chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội ở
miền Bắc Việt Nam. Nhiều nông trường Quốc doanh ñược thành lập với sự
tham gia của các ñơn vị bộ ñội như: Nông trường Vân Lĩnh, nông trường Phú
Sơn, Đoan Hùng , Sông Lô (Phú Thọ), Nghĩa Lộ (Yên Bái), nông trường
Tân Trào (Tuyên Quang), Sông Cầu, Quân Chu (Thái Nguyên), nhiều nhà
máy chè ñen, chè xanh cũng ñược thành lập với các thiết bị tiên tiến ñồng bộ
nhập từ Liên Xô, Trung Quốc. Cùng với nông trường quốc doanh thì các hợp
tác xã chuyên canh cây chè cũng ñược thành lập, các cơ sở nghiên cứu chè ở

Phú Hộ, Lâm Đồng cũng ñược khôi phục phát triển, tập trung nghiên cứu các
vấn ñề về giống như xây dựng vườn tập ñoàn, chọn giống và các biện pháp kỹ
thuật canh tác như mật ñộ trồng, kỹ thuật bón phân, ñốn, hái Nhiều tiến bộ
kỹ thuật ñã ñược ứng dụng vào sản xuất góp phần làm cho diện tích, năng
suất, sản lượng chè ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh. Từ năm 1980 - 1990
diện tích chè tăng 28%, sản lượng tăng 53,3%.
Sản phẩm chế biến chè chủ yếu là chè xanh và chè ñen xuất khẩu sang
các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu.
- Thời kỳ 1990 ñến nay:
Sau năm 1990 do biến ñộng tại thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu sản
xuất chè ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thị trường truyền thống (Liên Xô và
Đông Âu) giảm sút, thị trường mới chưa ñược mở ra hoặc công nghệ chưa kịp
ñổi mới nên chưa ñáp ứng ñược yêu cầu của thị trường mới (Tây Âu).
Từ năm 1995 trở lại cùng với sự ñổi mới về quản lý ngành chè, nhiều
hình thức liên doanh, liên kết ñược hình thành (với các nhà sản xuất Nhật
Bản, Đài Loan, Bỉ ) cơ chế quản lý ñược ñổi mới, nhiều công nghệ tiên tiến
ñược ñầu tư, ñã khắc phục và phát triển ngành chè trở lại, diện tích, năng suất,

14
sản lượng và giá trị xuất khẩu chè ngày càng tăng. Đến nay, cây chè ñã thực
sự là cây trồng mũi nhọn, là cây trồng chiến lược của vùng Trung du miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên.
Bảng 1.3: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng chè ở Việt Nam
trong những năm gần ñây (FAO - 2010)
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(Tạ khô/ha)
Sản lượng

(1000 tấn)
Xuất khẩu
(1000 tấn)
2005 70,30 9,90 69,90 55,60
2006 80,00 9,46 75,70 67,90
2007 98,00 9,61 94,20 74,80
2008 99,00 9,54 94,50 62,00
2009 102,00 9,51 97,00 95,00
(Nguồn: FAO Strt Citation 2010)[102]
Hiện nay Việt Nam là một trong 10 quốc gia ñứng ñầu thế giới về diện
tích và sản lượng chè, ñứng thứ 8 về xuất khẩu. Cả nước có 34 tỉnh thành phố
sản xuất chè với tổng diện tích là 120.000ha, tổng sản phẩm chế biến hàng
năm trên 120 nghìn tấn. Trong ñó khoảng 70% là chè ñen, còn lại 30% là chè
xanh, và các loại chè khác.
1.3. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới
Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò rất quan trọng trong việc
nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm. Giống ñược coi là tiền
ñề của sản xuất, là tư liệu không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp.
Ấn Độ là quốc gia chỉ ñứng hàng thứ hai trên thế giới về diện tích chè
nhưng lại ñứng ñầu thế giới về sản lượng chè. Đạt ñược thành tích trên là do
Ấn Độ rất quan tâm nghiên cứu triển khai các giống tốt vào sản xuất.

15
Theo PGS Đỗ Ngọc Quỹ [60], thì từ những năm 50 của thế kỷ 20 Ấn
Độ ñã thành công trong việc chọn ra 110 giống chè tốt, trong ñó có 102 giống
chè ñược nhân bằng phương pháp vô tính. Đến năm 2009 Ấn Độ ñã có trên
80% diện tích chè ñược trồng bằng giống tốt. Trong ñó có trên 20% giống
ñược trồng bằng cây con ñược nhân giống bằng phương pháp giâm cành.
Eden (1958) [92], cho rằng: Những giống chè ở Trung Quốc, Ấn Độ có
nhiều dạng hình khác nhau, có khả năng sinh trưởng và cho năng suất khác

nhau, quan sát 200 cây chè trên nương chè, có những cây chè cho sản lượng
cao gấp 3 lần so với năng suất trung bình và gấp tới 20 lần so với cây cho sản
lượng thấp nhất. Do vậy chọn dòng từ những cây chè tốt có ý nghĩa quan
trọng trong việc nâng cao năng suất vườn chè.
Theo PGS Đỗ Ngọc Quỹ (2000) [60] thì Ấn Độ, Nhật Bản, Srilanca,
Trung Quốc, Liên Xô cũ ñã sử dụng công nghệ sinh học trong chọn giống
chè tốt, dùng phôi non, phôi hom bồi dưỡng thành cây chè hoàn chỉnh. Sử
dụng phương pháp lai, sử dụng ưu thế lai ñể tạo ra giống chất lượng cao phục
vụ cho sản xuất.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất chè hàng ñầu thế giới. Nghiên cứu sử
dụng giống chè tốt trong sản xuất ñược các nhà khoa học Trung Quốc quan
tâm từ rất sớm.
Ngay từ ñời nhà Tống, Trung Quốc ñã có 7 giống chè tốt ở Vũ Di Sơn.
Các giống chè Thuỷ Tiên (1821 - 1850), Đại Bạch Trà (1850), Thiết Quan
Âm ñã có từ hơn 200 năm về trước ñều là những giống chè chiết cành [73]
Năm 1956 Trần Khôi Dũ ñưa ra phương pháp chọn giống 100 ñiểm,
ñối với cây ăn quả và phương pháp này ñã ñược phát triển theo chiều sâu.
Giống chè ñược chọn lọc, khảo nghiệm ñánh giá bằng cách xác ñịnh mối
tương quan giữa các yếu tố hình thái, sinh trưởng của cây chè với sản lượng
hoặc dựa trên mối tương quan giữa các yếu tố ñó với nhau.

16
Ngoài những giống nổi tiếng từ lâu ñời, hiện nay Trung Quốc có nhiều
giống chè cho năng suất cao, chất lượng rất tốt cho cả chế biến chè xanh và
chè ñen như: Phúc Vân Tiên (1957 - 1971), Hoa Nhật Kim, Hùng Đỉnh Bạch
(Phúc Kiến), Phú Thọ 10 (Vân Nam), Long Vân 2000 (Triết Giang)
Srilanca rất chú ý ñến công tác chọn dòng, kết hợp chọn dòng có sản
lượng cao, có khả năng chống hạn và chống bệnh. Trong những năm 1940 ñã
chọn ra các dòng chè TRI
2020

, trong ñó có các giống nổi tiếng như TRI
777
,
TRI
2043
. Trong những năm 1950, 1960 Srilanca ñã chọn ra các dòng chè triển
vọng như TRI
14
, DT, DN, DP và DV [60].
Hiện nay diện tích trồng chè bằng các giống chè ñược nhân giống vô
tính ñạt trên 40% diện tích trồng chè trong cả nước.
Theo Satoshi Yamagushi, Jitanaka (1995) [104], giống chè chủ yếu ở
Nhật Bản là giống chè lá nhỏ, phù hợp cho chế biến chè xanh.
Công tác chọn dòng cũng ñược ñặc biệt chú ý ở Nhật Bản, nhiều giống
chè mới ñã ñược ñưa vào sản xuất, trong ñó giống Yabukita ñược trồng phổ
biến nhất chiếm tới 70% diện tích chè ở Nhật Bản [31].
Kenia mới chỉ bắt ñầu sản xuất chè vào những năm 1925 - 1927 tuy
nhiên do có ñiều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh trưởng phát triển, do
chú trọng ñầu tư, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho nên Kênia là
một trong những quốc gia có năng suất chè cao nhất thế giới, ñạt trên 1500kg
chè khô/ha.
Theo PGS Đỗ Ngọc Quỹ (2000) [60] Kênia lần ñầu tiên nhập giống chè
vào năm 1903 và trồng thành công ở Limuri với diện tích ban ñầu là 0,81ha,
cho ñến nay công tác giống ñược quan tâm rất nhiều ở Kênia. Các giống chè
chọn lọc, giâm cành cho năng suất cao hơn giống chè ñại trà tới 20%. Diện
tích chè ñược trồng bằng các giống chọn lọc, giâm cành chiếm tới 67% ở khu
vực tiểu nông và chiếm tới 33% diện tích chè ở các ñồn ñiền lớn. Ngoài nhân
giống bằng hình thức giâm cành, Kênia còn nhân giống bằng hình thức ghép.

×