Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tác dụng chữa bệnh của nhục quế pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.29 KB, 4 trang )

Tác dụng chữa bệnh của nhục quế
Theo Đông y, vỏ quế có tác dụng ấm dạ dày, trừ lạnh, bổ trung ích khí, hoạt huyết
thư cân, giải biểu thông mạch, sát khuẩn giảm đau.

Nhục quế, có tên khoa học là Cinnamomum cassia Presl, thuộc họ long não (Lauraceae).
Trong dân gian còn gọi là vỏ quế, quế bì, ngọc quế. Nhục quế có vị cay, ngọt, mùi thơm,
tính nóng, đi vào kinh tỳ, thận và bàng quang. Có công hiệu bổ nguyên dương, ấm tỳ vị,
trừ lạnh, thông huyết mạch…
Theo Đông y, vỏ quế có tác dụng ấm dạ dày, trừ lạnh, bổ trung ích khí, hoạt huyết thư
cân, giải biểu thông mạch, sát khuẩn giảm đau. Vỏ quế do có chứa tinh dầu nên có mùi
thơm nồng, nó không chỉ làm cho các món thịt, cá mất mùi tanh, mà còn có tác dụng sát
khuẩn mạnh thức ăn.
Vỏ quế chứa hoạt chất phenylpropionic, có tác dụng hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt,
hơn nữa còn giúp tăng lưu lượng máu của các tổ chức tuyến tiền liệt, thúc đẩy cải thiện
tuần hoàn máu tại chỗ.
Vỏ quế có khả năng tái kích hoạt phản ứng của các tế bào chất béo với insulin, tăng
nhanh chuyển hóa đường glucose.
Nếu hàng ngày trong thức uống hay thức ăn dẫn lưu thêm vào 1/4 muỗng canh bột quế,
sẽ có tác dụng dự phòng bệnh tiểu đường týp 2.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo mọi người chỉ nên dùng từ 1 – 6 g bột
quế/ngày, vì liều cao sẽ gây hại cho cơ thể.

Ảnh minh họa
Chế biến món ăn tăng thêm sức khỏe từ quế
* Rượu quế: Nhục quế 6 g, rượu vừa đủ. Nhục quế giã nát, ngâm rượu trong 3 ngày, uống
ấm. Thích hợp dùng khi bị đau nhức mình mẩy do cảm lạnh.
* Gan gà tần nhục quế: Nhục quế 5 g, gan gà mái 1 bộ. Vật liệu nêm vừa đủ. Gan gà rửa
sạch xắt ra 4 lát, nhục quế rửa sạch giã nát. Cho vào chén, thêm hành, gừng, muối, rượu,
nước vừa đủ. Sau khi chưng cách thủy cho chín, thêm bột nêm. Công năng: Ôn thận tán
hàn. Dùng chữa các chứng thận suy lạnh đau, tiểu đêm nhiều, trẻ em đái dầm…
* Canh thịt dê gừng quế: Nhục quế, gừng tươi, tiểu hồi với mỗi thứ vừa đủ, thịt dê 250 g.


Thịt dê xắt lát, cùng các vị thuốc nấu canh để ăn. Công năng: ôn bổ tỳ thận. Thích hợp
dùng trong các chứng tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh), tức ngực, nôn
ói, vùng bụng lạnh đau…
* Cháo quế: Nhục quế 2g, gạo 100g, đường đen vừa đủ. Nhục quế sắc lấy nước đặc, bỏ
bã; dùng gạo và thêm nước nấu cháo loãng, rồi nêm đường. Mỗi sáng và chiều ăn ấm, 5 –
7 ngày là 1 liệu trình. Thích hợp dùng cho các chứng thận dương hư, tay chân phát lạnh,
tiểu tiện nhiều lần, ngực bụng lạnh đau, ăn ít, đại tiện lỏng, rối loạn tiêu hóa và đau nhức
khớp do phong hàn thấp.
* Canh bàng quang heo nấu nhục quế: Nhục quế nhuyễn 3 g, ích trí nhân 30 g, bàng
quang heo 1 cái. Nhục quế và ích trí nhân giã nát, cùng chưng cách thủy với bàng quang
heo cho chín. Dùng canh, ăn bàng quang heo. Công năng: Bổ dương tán hàn, hãm tiểu.
Thích hợp dùng cho người tiểu nhiều, nước tiểu trong… do thận dương suy hay vùng
dưới cơ thể chịu lạnh.
* Cảm lạnh, đau dạ dày, tiêu chảy, đau khớp, đau lưng, thống kinh, bế kinh: Nhục quế 3 g
cho vào ly hãm với nước sôi. Đậy kín trong giây lát rồi uống. Hoặc tán bột, mỗi lần dùng
2 g, uống với nước ấm.
* Kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng: Nhục quế 4 g, tán bột, ngâm rượu uống.
* Chữa tiêu chảy: Nhục quế 8 g, sắc uống với 4 g hạt cau già, 2 lát gừng nướng và một ít
gạo nếp rang vàng.

×