Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Con gái dậy thì – Cha mẹ cần làm gì? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.37 KB, 7 trang )



Con gái dậy thì – Cha mẹ
cần làm gì?

Khi con gái có những dấu hiệu của dậy thì sớm, cha mẹ
cần làm gì.
Khi nào con gái bạn được coi là dậy thì sớm?
Dậy thì là giai đoạn phát triển quá độ về sinh lý từ thời kỳ
thiếu niên sang thời kỳ thành niên. Ở trẻ gái, nếu trước 8 tuổi
xuất hiện các các dấu hiệu như sau thì được gọi là dậy thì
sớm:
Tăng chiều cao nhanh chóng.
Mặt nổi mụn.
Bên vú bắt đầu nhô lên, đầu vú to dần.
Nách và cơ quan sinh dục ngoài bắt đầu xuất hiện lông.
Môi lớn, môi bé cũng thẫm lại và lớn lên, âm hộ bắt đầu xuất
hiện những chất dịch màu trắng. Cơ quan sinh dục trong cũng
phát triển, chẳng hạn như âm đạo trở nên rộng hơn, niêm
mạc. Dày và có nhiều nếp nhăn, ống dẫn trứng dày lên.
Xuất hiện kinh nguyệt lần đầu.
Cùng với sự tăng mạnh về chiều cao, lượng mỡ tích lại dưới
da dày lên, ngực và mông đã rõ nét, xương chậu và xương
hông cũng nở ra, hình thành nên những đường cong mềm
mại, nữ tính. Những thay đổi về hình dáng bên ngoài này
chứng tỏ một bé gái đang dần trở thành một thiếu nữ.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.

Dậy thì sớm dễ làm trẻ mất cân bằng
Theo các chuyên gia tâm lý, sự phát triển quá nhanh và quá


sớm về thể chất so với độ tuổi có thể khiến trẻ gặp những khó
khăn về mặt tinh thần xã hội.
Về mặt tinh thần, nhiều bé gái dậy thì sớm có thể quá lo lắng
và ngại ngùng trước những biến đổi cơ thể mà chúng không
thể kiểm soát hoặc che giấu được. Trong khi đó một số trẻ
khác lại quá vô tư, hồn nhiên vì chưa ý thức được nhiều về sự
lớn lên của cơ thể cũng như cách giữ gìn và chăm sóc cơ thể
khi đến tuổi dậy thì.
Về mặt xã hội trẻ có thể bị trêu chọc ở trường lớp. Điều này
khiến bé gái có xu hướng thu mình lại, ngại giao tiếp, ít nói,
còn bé trai dễ nổi cáu hay gây gổ.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
Cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ
Rất nhiều trẻ khi thấy kinh lần đầu đã lo sợ, hoảng loạn,
nhiều trẻ còn tưởng mình sắp chết vì trước đó chưa được
trang bị kiến thức về chuyện này. Trước khi có kinh nguyệt,
trẻ sẽ có những dấu hiệu tiền dậy thì như phát triển cơ quan
sinh dục, phát triển ngực. Lúc này, các bà mẹ cần chuẩn bị
tâm lý, kiến thức cho trẻ.
Một việc cũng rất quan trọng là hướng dẫn trẻ cách giữ vệ
sinh hằng ngày trong kỳ kinh. Theo các bác sĩ khá nhiều bé
gái mới 10 – 12 tuổi đã bị viêm nhiễm âm hộ do vệ sinh
không đúng cách. Một số trường hợp còn bị sưng tấy vùng
âm hộ, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm dính
âm hộ, âm đạo, nhiễm trùng vùng tử cung, buồng trứng, gây
vô sinh, có thai ngoài tử cung.
Khi mới có kinh, chu kỳ kinh thường không đều, có thể 3 – 4
tháng sau mới lặp lại nên cũng cần đề cập để trẻ bớt lo lắng.

Với những trường hợp ra huyết nhiều, các bà mẹ cần đưa trẻ
đến bệnh viện để được điều trị vì tình trạng này sẽ làm trẻ
mệt mỏi, thiếu máu.
Cha mẹ hãy trò chuyện với con
Các bậc phụ huynh nên trò chuyện với con để chuẩn bị tâm
lý và những kiến thức về sức khoẻ sinh sản, giới tínhcần thiết
cho trẻ. Nhờ đó trẻ có thể sẵn sàng và an tâm đón nhận sự
phát triển của cơ thể.
Nếu cha mẹ e ngại về cách thức hay phương pháp trò chuyện
với con có thể nhờ sự giúp đỡ của những nhà tâm lý, hoặc
gửi con đến các lớp giáo dục sức khỏe sinh sản cho tuổi vị
thành niên. Họ sẽ lắng nghe và chia sẻ với trẻ về những khúc
mắc mà trẻ gặp phải để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Ngoài ra, các bà mẹ cần giáo dục giới tính để trẻ biết cách
tránh bị lạm dụng tình dục và mang thai ngoài ý muốn.
Trang bị kiến thức về sức khoẻ sinh sản là rất cần thiết cho
trẻ trong giai đoạn tiền dậy thì, vì đây chính là vũ khí giúp trẻ
tránh được những nguy cơ bị lạm dụng tình dục hoặc có
những xu hướng bị lệch lạc giới tính sau này.

×