Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Vì sao trẻ vị thành niên hay lo lắng? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.63 KB, 4 trang )



Vì sao trẻ vị thành niên
hay lo lắng?

Trẻ vị thành niên thường rối loạn lo lắng vì sự thay đổi
tính mềm dẻo ở vỏ não trước trán, theo Science Daily.
Một nhóm các nhà khoa học tại Viện Tâm lý học phát triển
Sackler (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm giúp lý giải tại sao tình
trạng rối loạn lo lắng lại phổ biến ở trẻ vị thành niên.

Trẻ vị thành niên thường khó vượt qua được nỗi sợ hãi –
Ảnh: Shutterstock
Đối tượng nghiên cứu là trẻ em, trẻ vị thành niên và người
trưởng thành. Những người tham gia được đeo tai nghe và
thiết bị đo mức độ tiết mồ hôi.
Họ được yêu cầu nhìn vào màn hình vi tính có hình ảnh của
các hình vuông màu xanh hoặc vàng. Một trong những hình
này có kèm theo âm thanh rất khó chịu. Chẳng hạn, trong
50% thời gian, hình vuông màu xanh kèm theo âm thanh khó
chịu. Nếu ai đó sợ âm thanh đó, họ sẽ tiết mồ hôi nhiều hơn.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Ngày hôm sau, những người tham gia lại được mời đến xem
các hình vuông màu xanh và vàng, nhưng không kèm theo
các âm thanh khó chịu nữa. Trẻ em, người trưởng thành
nhanh chóng nhận ra không có các âm thanh khó chịu nào và
không còn lo sợ nữa. Trong khi đó, trẻ vị thành niên vẫn
không dập tắt được sự sợ hãi.
Một nghiên cứu trên chuột cũng cho kết quả tương tự. Những
chú chuột vị thành niên (29 ngày tuổi) không mất đi nỗi sợ


hãi trong khi chuột nhỏ và lớn tuổi hơn thì hết lo sợ khi mối
đe dọa không còn nữa.
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân có thể là do sự thay
đổi tính mềm dẻo (khả năng thích ứng) ở khu vực vỏ não
trước trán trong lứa tuổi tuổi vị thành niên. Điều này khiến
trẻ vị thành niên không thể vượt qua được nỗi sợ hãi.
Theo Siobhan S. Pattwell, nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Viện
Tâm lý học phát triển Sackler (Mỹ), người đứng đầu nghiên
cứu nói: “Kết quả nghiên cứu giúp giải thích tại sao tình
trạng rối loạn lo lắng lại đạt đỉnh điểm ở lứa tuổi vị thành
niên hoặc ngay trước lứa tuổi vị thành niên. Điều này có thể
giúp tìm ra cách điều trị tình trạng rối loạn lo lắng ở trẻ vị
thành niên”.
Nghiên cứu đăng tải trên Proceedings of the National
Academy of Sciences (PNAS).

×