Măng tre và y học cổ truyền phương Đông
Ở đất nước ta, có thể khẳng định là không có loại cây nào thân thuộc, gắn bó với
người Việt Nam bằng cây tre.
Luỹ tre xa mờ gợi cho ta tình cảm quê hương mặn nồng. ở đó có gia đình, có họ
hàng, làng xóm. ở đó có giếng nước, mái đình, cây đa, những cô thôn nữ dịu dàng.
ở đó tiếng chuông chùa ngân nga khi hoàng hôn buông xuống, có tiếng sáo diều vi
vu lơ lửng từng không ở đó để lại cho ta một kỷ niệm tuổi thơ theo ta đi suốt
cuộc đời.
Mái tranh nghèo, cái rổ cái rá, cái dần, cái sàng, cái nong, cái nia, đôi đũa, cái rế
đến cái tăm nhỏ xíu đều từ tre mà ra cả.Còn biết bao là thứ làm ra từ tre, kể sao cho
hết.
Từ ngàn xưa, tre đã là vũ khí của chàng trai làng Gióng phi ngựa sắt phun ra lửa
đuổi giặc ngoại xâm. Ngày nay, kế tục truyền thống đánh giặc giữ nước của cha
ông, cùng với chông tre, cung tên tre, con cháu ta chống lại xe tăng đại bác, đạn rú
bom gầm của bọn cướp nước, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi, đất nước sạch bóng quân
thù, non nước ấy ngàn thu
Tre cũng là thực phẩm. ăn Măng (mầm tre) rất ngon . Bát bún măng sáo vịt, ai mà
chẳng thích ăn. Món măng lưỡi lợn hầm ngày Tết thật hấp dẫn. Hay đơn giản chỉ là
măng luộc chấm mắm tôm chanh ớt.
Măng lại chữa được nhiều bệnh. Theo y học cổ truyền phương Đông, măng có vị
ngọt, mát, hơi đắng. Tác dụng giải nhiệt, mát gan, tiêu đờm, chống táo bón.
Nếu bị sốt cao? Hãy ra bờ tre kiếm mấy cái măng. Đem về rửa sạch, thái nhỏ, cho
vào cối giã nát. ép lấy nước rồi hoà với nước gừng rồi cho uống ngày hai lần là hạ
sốt ngay. (Nước măng tươi, nước gừng, mỗi thứ một chén uống với nước).
Bị mụn nhọt, đầu đinh. Tìm măng mới nhú khỏi mặt đất rồi hái khoảng 20g trộn
với 10g Bồ công anh, 5g Gừng. Cho cả vào nồi, đổ hai bát nước sắc lấy 1 bát, cho
uống ngày 2 lần (mỗi lần nửa bát).
Thuốc chữa ho: Lấy 20g măng tre, 20g Chua me đất, 10g Rễ dâu (cạo vỏ, tẩm mật,
sao vàng), 8g gừng. Tất cả cho vào cối giã nát, thêm thìa đường hoặc mật ong, hấp
cơm rồi cho uống.
Chữa hen: Măng tre 40g, ốc sên 2 con (ốc sên loại có vỏ to, màu vàng nâu, miệng
không có vảy). Đem đập vỏ, bỏ ruột, bỏ dạ dày, thực quản, chỉ lấy phần thịt, sát
với nước phèn chua, rửa sạch cho hết nhớt, nướng vàng, thái nhỏ rồi cho vào nồi
canh đun lấy nước đặc. Còn Măng tre thì giã nát, ép lấy nước. Hoà nước Măng vào
nước ốc sên cho uống. Dùng cho đến khi bệnh khỏi.
Người có máu hàn hoặc đang ốm thì phải kiêng măng. Người có bệnh sốt rét cũng
vậy.
Còn tre?
Tre thì không ăn được, nhưng lại chữa được bệnh. Bị cảm lạnh, sốt cao, không ra
được mồ hôi, đầu nhức chỉ cần ra bờ tre hái nắm Lá tre, nắm Lá cúc tần, Lá bưởi,
Lá sả rồi cho vào nồi nước đang sôi sùng sục chờ cho sôi lại thì đem ra xông. Xông
ra mồ hôi xong, hãy lấy khăn khô lau ráo mồ hôi, nằm nghỉ nơi kín gió. Tiếp đó, ăn
cháo hành nóng để giải cảm, cho người đỡ mệt.
Ngược lại, khi bị cảm nóng như làm việc lâu ngoài trời nắng to bị đổ nhiều mồ hôi,
khát nước thì cũng hái nắm Lá tre, Hương nhu tía, Rau má tươi, Cỏ nhọ nồi tươi,
Lá sắn dây tươi Cho vào nồi, đổ 2 bát nước, sắc uống.
Họng bị đau thì lấy nắm Lá tre non, Lá dưa chuột đem giã nát, đổ bát nước sôi để
nguội vào rồi hoà và gạn lấy nước để ngậm. Ngậm một lúc rồi nhổ đi, lại ngậm tiếp
cho đến khi khỏi.
Ốm dậy, người mệt mỏi, lấy Lá tre non bánh tẻ sắc uống ngày 3 lần sáng, trưa,
chiều.
Chảy máu chân răng thì hái nắm Lá tre sắc đặc, ngậm lâu trong miệng. Sau đó
uống nước sắc Lá tre, Cỏ nhọ nồi, Bạc hà (mỗi thứ một nắm).
Phụ nữ bị sa tử cung: hãy lấy Rễ tre (rửa sạch) chặt khúc cho vào nồi sắc đặc, gạn
lấy nước ngâm khi còn nóng ấm.
Trẻ bị sốt về đêm, nói mê: lấy nước măng tre non hoà thêm ít nước gừng, cho uống
2 lần về đêm, mỗi lần nửa chén.