Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục thai kỳ ở các thai phụ thừa cân, béo phì tại bệnh viện phụ sản thành phố cần thơ năm 2020 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN XUÂN MỸ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT CỤC THAI KỲ Ở
CÁC THAI PHỤ THỪA CÂN, BÉO PHÌ
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2020-2022

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

CẦN THƠ – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

NGUYỄN XUÂN MỸ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT CỤC THAI KỲ Ở CÁC THAI PHỤ THỪA CÂN, BÉO PHÌ
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2020 – 2022



Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 8720105.NT

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

Người hướng dẫn khoa học:
BS CK II. NGUYỄN HỮU DỰ
BS CKII. NGŨ QUỐC VĨ

Cần Thơ - 2022


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn BS CK II Nguyễn Hữu Dự và BS CK II Ngũ Quốc Vĩ
đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tơi trưởng thành trên con đường học tập, nghiên
cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các bác sĩ, nữ hộ sinh Bệnh viện Phụ Sản TP.
Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới tồn thể các thầy cơ, các anh chị, bạn bè đã nhiệt
tình giúp đỡ động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn


Nguyễn Xuân Mỹ


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 01
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về thai phụ thừa cân, béo phì ..................................................... 03
1.2. Nguy cơ của thai phụ thừa cân, béo phì ...................................................... 06
1.3. Hậu quả của thừa cân, béo phì .................................................................... 09
1.4. Các cơng trình nghiên cứu .......................................................................... 16
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng ..................................................................................................... 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 19
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................... 30
2.4. Sơ đồ nghiên cứu ......................................................................................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm của nhóm thai phụ thừa cân, béo phì ........................................... 32
3.2. Kết cục thai kỳ của thai phụ thừa cân, béo phì ............................................ 42
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của thai phụ thừa cân, béo phì ............... 48
4.2. Kết cục thai kỳ của thai phụ thừa cân, béo phì ............................................ 58



KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADA: American Diabetes

Tiếng Việt
Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ

Association
BMI: Body Mass Index
BV PSCT
cm
ĐTĐ
Gr
KTC

Chỉ số khối cơ thể
Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ
Centimet
Đái tháo đường
Gram
Khoảng tin cậy

Kg


Kilogam

ml

Mililit

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

TKĐM

Trở kháng động mạch

TSM
ĐTĐTK

Tầng sinh mơn
Đái tháo đường thai kỳ


DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT
Viết tắt

Tiếng Việt

ACOG

Hiệp hội Thai phụ khoa Hoa Kỳ


Tiếng Anh
American College of
Obstetricians and
Gynecologists

ADA

Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ

American Diabetes
Association

AFI

Chỉ số ối

Amniotic Fluid Index

BMI

Chỉ số khối cơ thể

Body Mass Index

CI

Khoảng tin cậy

Confidence Interval


Hb

Nồng độ huyết sắc tố

Hemoglobin

IOM

Viện Y học Hoa Kỳ

International Organization for
Migration

OR

Tỉ số chênh

Odds ratio

RR

Nguy cơ tương đối

Relative risk

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

World Health Organization



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân loại nhóm béo phì ...................................................................... 33
Bảng 3.2. Độ tuổi thai phụ thừa cân, béo phì...................................................... 33
Bảng 3.3. Tuổi thai ở thời điểm chọn vào mẫu nghiên cứu ................................ 34
Bảng 3.4. Cân nặng của thai phụ thời điểm chọn vào mẫu nghiên cứu.............. 35
Bảng 3.5. Chiều cao của thai phụ thời điểm chọn vào mẫu nghiên cứu ............. 35
Bảng 3.6. Tiền căn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
nhóm thai phụ thừa cân, béo phì ........................................................................ 36
Bảng 3.7. Số lần đã khám thai nhóm thừa cân, béo phì ...................................... 36
Bảng 3.8. Tăng cân trong thai kỳ của thai phụ thừa cân béo phì ........................ 38
Bảng 3.9. Tầm soát đái tháo đường ở 3 tháng đầu thai kỳ.................................. 38
Bảng 3.10. Chẩn đoán đái tháo đường ở 3 tháng đầu của nhóm
thai phụ thừa cân, béo phì ................................................................................... 39
Bảng 3.11. Tầm soát đái tháo đường ở ba tháng giữa thai kỳ
của thai phụ thừa cân, béo phì ............................................................................. 39
Bảng 3.12. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp đường
ở nhóm thai phụ thừa cân, béo phì ...................................................................... 40
Bảng 3.13. Trọng lượng thai nhi trên siêu âm của nhóm thừa cân, béo phì ....... 40
Bảng 3.14. Đặc điểm chỉ số (AFI) của thai phụ thừa cân, béo phì ..................... 41
Bảng 3.15. Đặc điểm về Hb của thai phụ thừa cân, béo phì ............................... 41
Bảng 3.16. Đặc điểm monitoring sản khoa ........................................................ 42
Bảng 3.17. Phương pháp chấm dứt thai kỳ ........................................................ 45
Bảng 3.18. Trọng lượng của trẻ sơ sinh nhóm thừa cân, béo phì ...................... 45


Bảng 3.19. Tình trạng trẻ sơ sinh nhóm thừa cân, béo phì ................................ 46
Bảng 3.20. Chăm sóc bé tại khoa sơ sinh của
nhóm thai phụ thừa cân, béo phì ........................................................................ 46

Bảng 3.21. Biến chứng sau sinh ở nhóm thừa cân, béo phì ............................... 47


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ..............................................................32
Biểu đồ 3.2. Nơi cư trú nhóm thừa cân, béo phì .............................................34
Biểu đồ 3.3. Những bất thường trong thai kỳ ở thai phụ thừa cân, béo phì ......37
Biểu đồ 3.4. Tuổi thai của nhóm thừa cân, béo phì khi chấm dứt thai kỳ .........42
Biểu đồ 3.5. Phương pháp chấm dứt thai kỳ giữa nhóm thừa cân và béo phì ...43
Biểu đồ 3.6. Phương pháp chấm dứt thai kỳ nhóm thừa cân, béo phì (loại tiền căn
mổ lấy thai) ......................................................................................................... 44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội hiện đại, tình trạng thừa cân, béo phì ở người trưởng thành
đang có xu hướng ngày càng phổ biến và trở thành một trong những thách thức
lớn đối với chương trình chăm sóc sức khỏe ở mọi quốc gia. Ước tính năm 2014,
tồn thế giới có khoảng 1,9 tỷ người trưởng thành bị thừa cân (tương đương với
39% dân số), trong đó có 600 triệu người bị béo phì [8]. Như vậy số người thừa
cân, béo phì hiện nay đã tăng gấp hơn hai lần so với năm 1980 [8]. Theo tạp chí
Lancet (2014), Việt Nam là nước có tỷ suất thừa cân và béo phì trong nhóm thấp
nhất thế giới, nhưng tốc độ gia tăng nhanh chóng. [53] Trong giai đoạn từ năm
1980-2013, tỷ suất thừa cân và béo phì ở người trưởng thành tại Việt Nam tăng từ
5% lên 13%[20] So sánh theo giới, thì tỷ suất này khác biệt khơng nhiều ở Việt
Nam với 14% nam giới và 12% nữ giới trong tình trạng thừa cân hoặc béo
phì[53].Tỷ lệ người phụ nữ thừa cân, béo phì tăng cao sẽ kéo theo làm tỷ lệ thai
phụ thừa cân, béo phì tăng cao. Gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì trong thai kỳ sẽ
làm gia tăng các bất thường trong thai kỳ như: sẩy thai, dị tật bẩm sinh, tắc mạch

do huyết khối, đái tháo đường thai kỳ[13], tiền sản giật, thai chết lưu, băng huyết
sau sinh, tăng tỷ lệ mổ lấy thai và nhiễm trùng vết mổ và tử vong sơ sinh[33].Tỷ
lệ mổ lấy thai ở nhóm thai phụ béo phì cao hơn so với những thai phụ có chỉ số
khối (BMI) bình thường[42]. Cũng có bằng chứng cho thấy rằng béo phì có thể là
một yếu tố nguy cơ gây tử vong cho bà mẹ[42]. Theo báo cáo của Hiệp hội Dự
đoán sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Confidential Enquiry into Maternal and Child
Health) về tử vong của mẹ trong năm 2003-2005 cho thấy 28% bà mẹ tử vong đều
béo phì [33]
Thời gian trước có những nghiên cứu về ảnh hưởng của thừa cân, béo phì
lên thai kỳ như nghiên cứu của Nguyễn Thị Màu (2017) [23] tại Bệnh viên Phụ
sản Thành phố Cần Thơ nghiên cứu này bước đầu đã cung cấp những thông tin cơ


2

bản về nhóm thai phụ thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, do nghiên cứu của Nguyễn
Thị Màu chỉ theo dõi những thai phụ có tuổi thai từ ≥ 22 0/7 tuần nên chưa ghi
nhận được những bất thường ở 3 tháng đầu thai kỳ cũng như khảo sát sàng lọc và
chẩn đoán đái tháo đường 3 tháng đầu của thai phụ thừa cân, béo phì. (Theo
khuyến cáo của Bộ Y Tế những trường hợp thừa cân, béo phì cần được tầm soát
và chẩn đoán đái tháo đường ở 3 tháng đầu [13]). Mặc khác, tỷ lệ thai phụ thừa
cân béo phì có xu hướng tăng cao, vì vậy chúng tơi nhận thấy rằng cần có thêm
nhiều nghiên cứu về chủ đề này để có những đánh giá cụ thể hơn cũng như theo
dõi thai phụ thừa cân, béo phì ngay từ 3 tháng đầu, qua đó có thể đưa ra những
khuyến cáo trong vấn đề sàng lọc đái tháo đường thai kỳ, theo dõi và chăm sóc
trong thai kỳ để làm giảm các biến chứng trong thai kỳ cũng như nâng cao sức
khỏe cho thai phụ. Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ là bệnh viện đầu
nghành của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong thời gian mặc dù ảnh hưởng
của đại dịch Covid nhưng cũng đã tiếp nhận rất nhiều thai phụ thừa cân, béo phì.
Chính vì thế chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,

cận lâm sàng và kết cục thai kỳ ở các thai phụ thừa cân, béo phì tại Bệnh viện
Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2020-2022” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thai phụ thừa cân, béo phì tại
Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2020 - 2022.
2. Đánh giá kết cục thai kỳ ở các thai phụ thừa cân, béo phì tại Bệnh viện Phụ
sản Thành phố Cần Thơ năm 2020 - 2022.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về thai phụ thừa cân, béo phì
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa cân, béo phì được
gọi là tình trạng tích lũy mỡ q mức hoặc khơng bình thường tại một bộ phận cơ
thể hoặc tồn thân, tình trạng tích lũy mỡ quá mức này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
của người phụ nữ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên dùng BMI (Body Mass
Index - chỉ số khối cơ thể), để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng
thành. Theo khuyến cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới, một người trưởng thành
khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, BMI của họ dao động trong khoảng 18,5 - 24,9
kg/m2. Nếu BMI ≥ 25 kg/m2 thì được coi là thừa cân, nếu BMI ≥ 30 kg/m2 thì được
coi là béo phì.
Do đặc thù của chủng tộc Châu Á, nên từ năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới
phối hợp với Viện nghiên cứu bệnh đái tháo đường quốc tế (IDI), Trung tâm hợp
tác dịch tễ học đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm của WHO để đưa ra
khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại thừa cân, béo phì cho cộng đồng các nước Châu
Á (IDI & WPRO, 2000). Theo khuyến nghị này thì người được coi là thừa cân nếu
BMI ≥ 23 kg/m2 và người được coi là béo phì khi BMI ≥ 25 kg/m2 [44].
Thai phụ thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố thuận lợi dẫn đến đến
đái tháo đường thai kỳ. Nếu thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ có nhiều biến

chứng trong thai kỳ có ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc / và tính mạng của thai phụ
cũng như của thai nhi. Chính vì thế ở những trường hợp thai phụ thừa cân béo phì
thì nên được tầm soát sớm đái tháo đường.


4

Bảng 1. 1 Phân loại thừa cân và béo phì cho các nước Châu Á ( 2000)
Phân loại

WHO, 1998

IDI & WPRO, 2000

BMI (kg/m2)

BMI (kg/m2)

Nhẹ cân

< 18,5

<18,5

TTDD bình thường

18,5-24,9

18,5-22,9


Thừa cân

≥ 25,0

≥ 23,0

Tiền béo phì

25,0-29,9

23,0-24,9

Béo phì độ I

30,0-34,9

25,0-29,9

Béo phì độ II

35,0-39,9

≥ 30,0

Béo phì độ III

≥ 40,0

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức
độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai, thuật ngữ

này được áp dụng cho cả những thai phụ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn mà không
cần dùng insulin [11].
Đái tháo đường thai kỳ cũng ngày càng tăng do tuổi sinh đẻ tăng, phụ nữ
ngày càng thừa cân, béo phì và ít vận động. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ thay đổi
tùy thuộc vào dân số nghiên cứu, tiêu chí chọn mẫu, tiêu chuẩn chẩn đoán. Nghiên
cứu ở một số cơ sở của Việt Nam cho thấy tỷ lệ thai phụ được chẩn đốn đái tháo
đường thai kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tăng dần trong những năm
qua, từ 2,1% năm 1997 lên 4% năm 2007, 11% năm 2008 và khoảng 20% trong
năm 2017. Theo khảo sát của các bệnh viện chun khoa sản trên tồn quốc thì
trong giai đoạn từ năm 2001-2004, tỷ lệ chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ vào
khoảng 3%-4%, tuy nhiên đến năm 2017, tỷ lệ này đã tăng lên 20% [13].
Mặc dù còn một vài vấn đề chưa được thống nhất, nhưng hầu như các tổ
chức chuyên môn trên thế giới khuyến cáo nên tầm soát đại trà đái tháo đường thai


5

kỳ [13]. Theo phác đồ khuyến cáo tầm soát đái tháo đường thai kỳ thì đối với
người có nguy cơ cao (tiền căn được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, tiền căn
sinh con to, thai phụ béo phì) nên được tầm soát sớm ở trong 3 tháng đầu bằng xét
nghiệm đường huyết, HbA1C và làm nghiệm pháp tăng đường huyết. Xét nghiệm
lại lần 2 khi thai 24 tuần (hoặc 3 tháng giữa) và lần 3 vào 3 tháng cuối của thai kỳ
[2], [8], [11], [13].
Để làm giảm tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ, thai phụ thừa cân, béo phì cần
điều chỉnh chế độ ăn và chế độ sinh hoạt, hoạt động thể chất. Thai phụ thừa cân,
béo phì cần có chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và hoạt động thể chất để làm
giảm nguy cơ bị đái tháo đường. Thai phụ thừa cân, béo phì cần biết cách lựa chọn
thực phẩm lành mạnh, để hạn chế sự tăng cân quá mức và phòng đái tháo đường
thai kỳ. Hạn chế năng lượng ăn vào là một giải pháp để kiểm soát sự tăng cân,
glucose huyết tương và thai to [13].

Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi, tăng cân
của người mẹ lúc mang thai phụ thuộc vào giai đoạn thai kỳ và tình trạng dinh
dưỡng trước khi mang thai. Tuy nhiên việc tăng cân quá mức trong thai kỳ đặc
biệt là đối với những thai phụ thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo
đường thai kỳ cùng với các biến chứng nguy hiểm. Tùy theo tình trạng dinh dưỡng
(chỉ số khối cơ thể - BMI) trước khi mang thai của người mẹ, Viện Y học đã
khuyến nghị mức tăng cân như sau: Thai phụ thừa cân tăng cân trong thai kỳ không
quá 12 kg (7 - 11,5 kg), thai phụ béo phì tăng cân trong thai kỳ khơng q 9 kg (5
-9 kg) [12], [13].
Ngồi ra để giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, khuyến cáo cần giảm cân
cho đối tượng bị thừa cân, béo phì trước khi mang thai.


6

Thai phụ thừa cân, béo phì cần chú ý điều chỉnh ăn uống, khơng ăn những
thức ăn có lượng chất béo cao và đường, ăn nhiều rau và trái cây. Tuy nhiên, thai
phụ cũng không nên ăn kiêng trong thời gian mang thai. Việc ăn kiêng có thể làm
giảm lượng dưỡng chất mà thai nhi cần cho sự phát triển và thể chất.
Người thầy thuốc cần tư vấn cho thai phụ về cách lựa chọn thực phẩm lành
mạnh. Có thể sử dụng tháp dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú để
tư vấn cho thai phụ. Giáo dục dinh dưỡng nên nhấn mạnh các phương pháp nấu
ăn lành mạnh và giảm tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường, nhiều chất béo, muối
và thực phẩm ít chất xơ [13]. Tuy nhiên, trong hầu hết các các thử nghiệm lâm
sàng, các can thiệp về dinh dưỡng và lối sống không làm giảm tỷ lệ đái tháo đường
và thai to [42].
Tập luyện mỗi ngày. Đi bộ, bơi, đạp xe hay tham gia các lớp thể dục nhịp
điệu hoặc yoga dành cho thai phụ đều là các bài tập an toàn đối với thai phụ.
Vấn đề thai phụ thừa cân, béo phì tuân thủ chế độ ăn hoặc sinh hoạt sẽ rất khó
khăn. Đơi khi do tính chất cơng việc nên đa số thai phụ thừa cân, béo phì có lối

sống tương đối tĩnh tại, phần lớn thời gian làm việc, sinh hoạt, ăn uống ở văn
phòng thai phụ khơng có thời gian vận động hoặc tập thể dục. Ngồi ra, tính chất
cơng việc cũng ảnh hưởng đến chế độ ăn uống, phần lớn bữa trưa là những bữa ăn
nhẹ ngay tại nơi làm việc hoặc ăn ở bên ngồi, ít có điều kiện tự chuẩn bị bữa ăn
theo hướng dẫn. Điều này dễ dẫn đến mất cân đối trong chế độ dinh dưỡng và hạn
chế việc tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng mà thai phụ được tư vấn, đây là yếu tố
nguy cơ dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.
1.2. Nguy cơ của thai phụ thừa cân, béo phì
Ngày nay do điều kiện dinh dưỡng tốt và có xu hướng ít vận động nên tỷ lệ
người dân thừa cân béo phì ngày càng tăng. Theo một nghiên cứu tại Tây Ban Nha


7

tỷ lệ thừa cân béo phì có xu hướng tăng, đối với người phụ nữ trong độ tuổi sinh
sản nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ thừa cân béo phì là 66,2% trong đó 36,4% là
thừa cân và 29,6% là béo phì ở các mức độ khác nhau [41]. Tại Hoa Kỳ, hơn một
phần ba phụ nữ bị béo phì, hơn một nửa số phụ nữ mang thai thừa cân hoặc béo
phì, và 8% hoặc hơn (tùy thuộc vào phân bố địa lý) là cực kỳ béo phì [43].
Tỷ lệ người phụ nữ béo phì ngày càng tăng, Theo WHO, trong Năm 2016,
trên toàn châu Âu, 24,5% phụ nữ 18 tuổi bị béo phì. Trong cùng năm, ở Bồ Đào
Nha, tỷ lệ là 21,2% và tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975 (6,8%).
Những thai phụ thừa cân béo phì biến chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời
điểm nào trong thai kỳ, BMI của thai phụ càng lớn thì càng tăng nguy cơ xuất hiện
các biến chứng và tăng nguy cơ trầm trọng của bệnh. Trong 3 tháng đầu thai kỳ
thai phụ sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, tăng nguy cơ tiền sản giật. Ở 3 tháng giữa thai
kỳ tăng nguy cơ sinh non, đái tháo đường thai kỳ. Trong quá trình chuyển dạ tăng
nguy cơ mổ lấy thai. Trong giai đoạn hậu sản tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Theo nghiên cứu của Grieger, J. A. thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn
đến các rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý trong thai kỳ như tiền sản giật, đái tháo

đường thai kỳ, bệnh lý tim mạch [38]. Nghiên cứu của Lê Lam Hương [21] nếu
thai phụ có BMI ≥ 23 (từ thừa cân trở lên) tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ lên
3,4 lần 95%CI (1,1-10,3).
Khám thai đều đặn sẽ giúp cho nhân viên y tế phát hiện sớm những bất
thường ở những thai phụ thừa cân béo phì, từ đó sẽ đưa ra những khuyến cáo phù
hợp như: chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, cũng như thời điểm tầm soát đái tháo đường
thai kỳ (3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ) và những biến chứng của thừa cân
béo phì như tiền sản giật, sẩy thai, thai lưu.


8

Những trường hợp có nguy cơ cao đái tháo đường thai kỳ (tiền căn chẩn
đoán đái tháo đường thai kỳ, thừa cân béo phì, > 35 tuổi), cần được tầm soát đái
tháo đường thai kỳ thường qui ở 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng giữa thai kỳ (tuần
thứ 24-28 của thai kỳ).
Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân gây dị dạng cho thai nhi
một số nghiên cứu đã cho thấy rằng những bất thường về hình thái của thai nhi
thường gặp ở nhóm thai phụ thừa cân béo phì là: khiếm khuyết chi, hở ống thần
kinh, sứt mơi [43]. Mẹ béo phì có liên quan đến tình trạng tăng tỷ lệ thai dị dạng
và nguy cơ này tăng khi trọng lượng mẹ tăng. Mối liên quan chưa rõ ràng nhưng
có thể do rối loạn dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai (cường insulin
trong máu) [28]. Một tổng quan hệ thống (39 nghiên cứu) thực hiện năm 2009 và
phân tích gộp (bao gồm 18 nghiên cứu) [11]. Các nghiên cứu này so sánh trọng
lượng và BMI của người mẹ trước khi mang thai và ba tháng đầu thai kỳ với dữ
kiện liên quan đến thai dị dạng. So sánh với nhóm thai phụ có BMI bình thường
thì thai nhi ở những thai phụ thừa cân, béo phì tăng nguy cơ bị khiếm khuyết ống
thần kinh (OR= 1,78; 95% CI: 1,62-2,15), cột sống chẻ đôi (OR= 2,24; 95% CI:
1,86-2,69), bất thường về tim (OR=1,30; 95% CI: 1,12-1,51), sứt môi (OR=1,23;
95% CI: 1,03-1,40), não úng thủy (OR=1,68 ; 95% CI: 1,19-2,36. Tuy nhiên, nguy

cơ thoát vị thành bụng của trẻ sơ sinh ở những thai phụ béo phì lại giảm hơn những
trường hợp thai phụ có trọng lượng bình thường (OR= 0,17; 95% CI: 0,10-0,30).
Siêu âm hình thái trong những trường hợp thai phụ thừa cân béo phì cần nên
cẩn thận để tránh bỏ sót những dị dạng của thai nhi. Tuy nhiên, siêu âm trong
những trường hợp thừa cân béo phì rất khó khăn do mơ mỡ đã hấp thụ hết các
sóng siêu âm dẫn đến tình trạng ảnh sẽ khơng quan sát rõ được hình ảnh thai nhi
từ đó sẽ giảm độ nhạy và độ đặc hiệu khi khảo sát hình thái thai nhi [33]. Thai phụ


9

thừa cân, béo phì nên được tư vấn về những hạn chế của siêu âm trong việc xác
định cấu trúc bất thường [43]. Siêu âm hình thái thai nhi thường thực hiện vào tuần
thứ 18 - 22 của thai kỳ [3], [16], [25] trong những trường hợp thừa cân béo phì thì
có thể thực hiện siêu âm hình thái thêm một lần nữa (sau 2-4 tuần) [43].
1.3. Hậu quả của thừa cân, béo phì
1.3.1. Hậu quả đối với mẹ
Tất cả thai phụ đều có thể gặp các biến chứng trong thai kỳ (giai đoạn mang
thai, giai đoạn chuyển dạ sinh, giai đoạn hậu sản / hậu phẫu) nhưng thai phụ thừa
cân, béo phì sẽ gặp nhiều biến chứng hơn. Thừa cân, béo phì làm tăng bệnh xuất
và tử xuất cho mẹ và thai nhi [42]. Trong giai đoạn mang thai thai phụ thừa cân,
béo phì cảm thấy nặng nề và mệt mỏi do sự phát triển của thai và sự tăng cân quá
mức của cơ thể, do xuất hiện các bệnh lý (tiền sản giật, đái tháo đường trong thai
kỳ) và hệ thống cơ xương của thai phụ thừa cân, béo phì phải chịu 9một lúc cả
trọng lượng thai và trọng lượng dư thừa của cơ thể mẹ. Thai phụ thừa cân, béo phì
có thể mắc bệnh lý như: đái tháo đường thai kỳ [11], [13] tiền sản giật [42], sinh
non (tự nhiên hay do chỉ định y khoa). Trong giai đoạn chuyển dạ có thể tăng tỷ
lệ mổ lấy thai [41], [42] cũng như các biến chứng của phẫu thuật. Trong giai đoạn
hậu phẫu thai phụ thừa cân, béo phì tăng nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng
hậu sản / hậu phẫu, thuyên tắc tĩnh mạch. Về lâu dài, các thai phụ mắc đái tháo

đường thai kỳ tăng nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 và có thể xuất
hiện các biến chứng, đặc biệt là biến chứng ở các mạch máu nhỏ có thể ảnh hưởng
đến tim, thận, mắt [13].
Thai phụ thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố thuận lợi dẫn đến đến
đái tháo đường thai kỳ. Nếu thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ có nhiều biến
chứng trong thai kỳ có ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc / và tính mạng của thai phụ


10

cũng như của thai nhi. Chính vì thế ở những trường hợp thai phụ thừa cân béo phì
thì nên được tầm sốt sớm đái tháo đường.
Thống kê của Iđigo Melchor từ Trung tâm dữ liệu của Tây Ban Nha (Cruces
Perinatal Database (CPD)) và đối tượng là những người phụ nữ bị thừa cân béo
phì trước khi mang thai cho thấy rằng so với thai phụ có cân nặng bình thường
thai phụ béo phì có nguy cơ tiền sản giật cao hơn (aOR 2.199, KTC 95%: 1.46–
3.29), nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở âm đạo (aOR 1.299, KTC 95% : 1,14–
1,47), tăng tỷ lệ mổ lấy thai (aOR 2,755, KTC 95%: 2,46–3,08), tăng tỷ lệ mổ lấy
thai ở thai phụ có tiền căn sinh mổ (aOR 1,409 , KTC 95%: 1,03–1,92), tăng tỷ lệ
thai nhi có cân nặng ≥4000 g (aOR 2,090, KTC 95%: 1,803–2,422) và nhập viện
chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU) (aOR 1,341, KTC 95%: 1,12–1,59). Tuy
nhiên trong thống kê này khơng tìm thấy mối liên quan nào với sinh non (aOR
0,936, KTC 95%: 0,77–1,13), thai chết lưu (aOR 0,921, KTC 95%: 0,41–2,02)
hoặc tử vong sơ sinh (aOR 2,205, KTC 95%: 0,86–5,62) [41].
Một phân tích tổng hợp của sáu nghiên cứu so sánh béo phì (n = 3800) với
phụ nữ cân nặng bình thường (n = 17 146) nhận thấy tỷ lệ sẩy thai tăng lên sau khi
tự phát thụ thai (13,6% so với 10,7%, OR: 1,31 [1,18; 1.46]). Tương tự , sẩy thai
liên tiếp nhiều hơn thường gặp ở phụ nữ béo phì (0,4% so với 0,1%, OR: 3,51
[1,03; 12.01]). Tỷ lệ sẩy thai tăng theo BMI, thai phụ có BMI ≥ 40 tỷ lệ sẩy thai
(thai ≤ 20 tuần) cao hơn thai phụ có BMI 18,5–24,9 (14,3 % so với 7,8%) [42].

Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là tình trạng bất dung nạp glucose
khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ [6]. Đái tháo đường thai
kỳ ước tính ảnh hưởng đến 14% số trường hợp mang thai tùy theo tiêu chuẩn
sàng lọc và dân số được sàng lọc [33].


11

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ trong
các nghiên cứu có sự khác biệt. Tuy nhiên, có sự khác nhau có thể là do đặc điểm
dân số, độ lớn của quần thể nghiên cứu, phương pháp tầm soát, tiêu chuẩn chẩn
đoán khác nhau nhưng cũng cho thấy thực trạng về nguy cơ gia tăng tỷ lệ này
trong thời gian gần đây và yêu cầu cần thiết của việc nghiên cứu tầm sốt đái tháo
đường thai kỳ như một cơng tác thường quy trong chăm sóc sức khỏe sinh sản ở
các cơ sở y tế [13].
Cùng với bệnh đái tháo đường, đái tháo đường thai kỳ cũng ngày càng tăng
do tuổi sinh đẻ tăng, phụ nữ ngày càng thừa cân, béo phì và ít vận động [13]. Đái
tháo đường thai kỳ có xu hướng hay gặp ở những thai phụ sinh con khi lớn tuổi,
sinh nhiều con, thừa cân, tiền căn gia đình có đái tháo đường, tiền căn sản khoa:
thai lưu, sinh con to [13].
Trong những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đái tháo đường thai kỳ thì tình
trạng thừa cân béo phì là yếu tố có thể can thiệp và điều chỉnh được bằng việc
khám kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai, khi đó thầy thuốc sẽ tư vấn cho cho
người phụ nữ giảm cân để đạt được BMI phù hợp với điều kiện mang thai (BMI
< 23). Tỷ lệ thai phụ béo phì ngày càng tăng có thể là do ngày nay điều kiện dinh
dưỡng tốt và có thể người phụ nữ ít vận động (do tính chất cơng việc ít vận động
hoặc người phụ nữ khơng có thời gian tập thể dục) nên tỷ lệ người phụ nữ bị béo
phì tăng cao dẫn đến tỷ lệ thai phụ béo phì tăng. Một ngun nhân khác có thể là
người phụ nữ không đi khám kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai nên không
được tư vấn những nguy cơ khi có thai nếu bị béo phì cũng như những khuyến cáo

về chế độ ăn để có trọng lượng phù hợp khi mang thai.
Đái tháo đường thai kỳ đang gia tăng trên toàn thế giới sau khi gia tăng tỷ
lệ mắc bệnh béo phì ở phụ nữ có thai [14], [38]. Trong một phân tích tổng hợp,


12

Chu Chi Lim và cộng sự [33] báo cáo OR không hiệu chỉnh là 2,1 đối với đái tháo
đường thai kỳ thừa cân, 3,6 ở người béo phì và 8,6 ở những phụ nữ béo phì nặng
(BMI ≥ 35 hoặc BMI ≥ 40) [33].
Tiền sản giật, sản giật là bệnh lý thường gặp trong thai kỳ và được xem là 1
trong 5 tai biến sản khoa [9]. Tiền sản giật là tình trạng cao huyết áp (huyết áp ≥
140/90 mmHg) xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tiền sản giật gây nhiều biến
chứng nặng nề cho mẹ và thai nhi như sản giật, xuất huyết não, nhau bong non,
thai chết trong tử cung. Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa BMI
của thai phụ và nguy cơ bị tiền sản giật và BMI càng cao thì nguy cơ tiền sản giật,
sản giật càng tăng.
Một nghiên cứu của Johannes Stubert và cộng sự cho thấy rằng khi BMI
tăng hơn 10% so với BMI chuẩn trước khi mang thai sẽ làm tăng tỷ lệ bị tiền sản
giật lên 10% [42]. Nghiên cứu còn cho thấy rằng những thai phụ có BMI ≥ 40 có
tỷ lệ bị tiền sản giật cao hơn nhóm thai phụ có BMI 18,5-24,9 (10,691% so với
3,095%). Nhóm thai phụ có BMI ≥ 40 có tỷ lệ bị sản giật cao hơn nhóm thai phụ
có BMI 18,5-24,9 (0,070% so với 0,037%) [42]. Một đánh giá có hệ thống về các
yếu tố nguy cơ tiền sản giật do Duckitt và cộng sự cho thấy, so với BMI bình
thường, BMI cao có liên quan đến tăng 50% nguy cơ tiền sản giật, trong khi BMI
> 35 sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ tiền sản giật [33].
Không phụ thuộc vào thai kỳ, rối loạn tăng huyết áp phổ biến hơn ở phụ nữ
béo phì hơn so với những người bình thường. Tăng BMI trước khi mang thai là
một yếu tố nguy cơ độc lập cho sự phát triển của tiền sản giật. Một nghiên cứu
thuần tập ở Úc cho thấy rằng, trong đó tỷ lệ tiền sản giật tăng từ 2,4% ở thai phụ

có BMI (19,8-26) lên 14,5% ở thai phụ có BMI > 40 kg (OR 4,87, KTC 95%
CI:3,27 -7,24) [33].


13

Tại Việt Nam thai to được định nghĩa là trọng lượng thai ≥ 3500g [11], [29].
Thai to có thể bình thường hoặc bất thường do bệnh lý của người mẹ (béo phì, đái
tháo đường thai kỳ) [25]. Thai to được đánh giá chủ yếu qua siêu âm bằng cách
ước lượng trọng lượng thai, gọi là thai to khi trọng lượng thai trên bách phân vị
thứ 95 so với tuổi thai [25].
Trọng lượng và sự tăng cân của mẹ trong thời kỳ mang thai ảnh hưởng quan
trọng đến trọng lượng của trẻ sơ sinh [23]. Việc tăng BMI của mẹ là một yếu tố
nguy cơ cao để một trẻ sơ sinh nặng hơn, mẹ tăng cân nhiều hơn 11 kg có liên
quan mật thiết đến trẻ sơ sinh có cân nặng lớn hơn tuổi thai [14].Chỉ số BMI cao
có liên quan đến tỷ lệ thai có trọng lượng ≥ 4000g (thai phụ béo phì aOR 2,090)
và ≥ 4500g (phụ nữ béo phì aOR 3,087) [41].
Nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng những phụ nữ béo phì có tỷ lệ bị biến
chứng chuyển dạ cao hơn so với những phụ nữ có cân nặng bình thường bao gồm
tăng nguy cơ chuyển dạ ngưng tiến triển, kẹt vai và mổ lấy thai cấp cứu [33], [40].
Ngoài ra, tỷ lệ phải khởi phát chuyển dạ cũng tăng khi BMI của thai phụ
tăng, nghiên cứu của Johannes Stubert và cộng sự cho thấy rằng tỷ lệ khởi phát
chuyển dạ khi thai phụ có BMI 18,5-24,9 là 38,9% tăng lên 48,6% ở thai phụ có
BMI ≥ 40 [42].
Một số nghiên cứu cho thấy rằng béo phì trước khi mang thai là yếu tố nguy
cơ độc lập làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai cho cả 2 phương pháp là mổ lấy thai chủ
động và mổ lấy thai cấp cứu [45].
Tình trạng mổ lấy thai tăng ở thai phụ thừa cân béo phì có thể là do các bệnh
lý đi kèm như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, suy thai, bất xứng đầu chậu và
chuyển dạ ngưng tiến triển. Tỷ lệ mổ lấy thai tăng khi BMI của thai phụ tăng.

Trong nghiên cứu của Johannes Stubert và cộng sự [42] cho thấy rằng tỷ lệ mổ lấy


14

thai chung tăng theo BMI của thai phụ thừa cân, béo phì ở nhóm mổ lấy thai lần
đầu (tỷ lệ mổ lấy thai ở nhóm thai phụ có BMI 18,5-24,9 là 22,4% tăng lên 46,9%
ở nhóm thai phụ có BMI ≥ 40) tỷ lệ mổ lấy thai chủ động ở nhóm thai phụ có BMI
≥ 40 gấp 2 nhóm thai phụ có BMI 18,5-24,9 (19,3% so với 8%), tỷ lệ mổ lấy thai
cấp cứu cũng tương tự như vậy nhóm thai phụ có BMI ≥ 40 cao gần gấp 2 lần
nhóm thai phụ có BMI 18,5-24,9 (17,2% so với 9,9%) [42].
Một nghiên cứu cho thấy rằng BMI trước khi mang thai tăng 1 đơn vị thì
nguy cơ mổ lấy thai tăng 7% [11]. Dietz và cộng sự đã phân tích 24.423 thai phụ
sinh con so. Tỷ lệ mổ lấy thai ở người có BMI < 19,8 là 14,3% và tăng đến 42,6%
đối với những người có BMI ≥ 35 kg [33]. Tình trạng tăng tỷ lệ mổ lấy thai ở
những thai phụ thừa cân, béo phì thường do giai đoạn một của chuyển dạ tiến triển
chậm. Mặt khác trong giai đoạn sổ thai, khi phần thai xuống chậm thì các bác sĩ
có khuynh hướng mổ lấy thai hơn là giúp sinh qua đường âm đạo bằng dụng cụ
do lo ngại nguy cơ kẹt vai khi sinh thai to [28].
Nhiễm trùng hậu sản là các nhiễm trùng xuất phát từ bộ phận sinh dục trong
thời kỳ hậu sản [7]. Có nhiều hình thái nhiễm trùng hậu sản như nhiễm trùng vết
cắt may tầng sinh môn, nhiềm trùng nội mạc tử cung, nhiễm trùng cơ tử cung, đến
những hình thái lâm sàng nặng nề là nhiễm trùng huyết. Nếu thai phụ thừa cân,
béo phì được mổ lấy thai thì có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, ngun nhân có thể
do tình trạng giảm lượng máu tới nuôi vết mổ kết hợp với sự tụ dịch và máu ở vết
mổ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
Băng huyết sau sinh có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, là
khi lượng máu chảy từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ sau sinh là: ≥ 500 ml
máu qua đường âm đạo hoặc mất ≥ 1000 ml máu sau mổ lấy thai; hoặc Hct giảm



×